TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6852-5:2010 (ISO 8178-5:2008) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PITTÔNG – ĐO CHẤT THẢI – PHẦN 5: NHIÊN LIỆU THỬ
TCVN 6852-5:2010
ISO 8178-5:2008
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PITTÔNG – ĐO CHẤT THẢI – PHẦN 5: NHIÊN LIỆU THỬ
Reciprocating internal combustion engines – Exhaust emission measurement – Part 5: Test fuels
Lời nói đầu
TCVN 6852-5:2010 thay thế TCVN 6852-5:2001.
TCVN 6852-5:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 8178-5:2008.
TCVN 6852-5:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 70 Động cơ đốt trong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 6852 (ISO 8178), Động cơ đốt trong kiểu pit tông – Đo chất thải, gồm các phần sau:
– Phần 1: Đo trên băng thử các chất thải khí và hạt.
– Phần 2: Đo các chất thải khí và hạt ở điều kiện hiện trường.
– Phần 3: Định nghĩa và phương pháp đo khói khí thải ở chế độ ổn định.
– Phần 4: Chu trình thử ở trạng thái ổn định cho các ứng dụng khác nhau của động cơ.
– Phần 5: Nhiên liệu thử.
– Phần 6: Báo cáo kết quả đo và thử.
– Phần 7: Xác định họ động cơ.
– Phần 8: Xác định nhóm động cơ.
– Phần 9: Chu trình thử và quy trình thử để đo trên băng thử khói, khí thải từ động cơ cháy do nén hoạt động ở chế độ chuyển tiếp.
– Phần 10: Chu trình thử và quy trình thử để đo ở hiện trường khói, khi thải từ động cơ cháy do nén hoạt động ở chế độ chuyển tiếp.
– Phần 11: Đo trên băng thử các chất thải khí và hạt từ động cơ lắp trên máy di động không chạy trên đường bộ ở chế độ thử chuyển tiếp
Lời giới thiệu
So với các động cơ dùng cho các phương tiện chạy trên đường bộ, các động cơ dùng cho các phương tiện không chạy trên đường bộ được chế tạo với phạm vi công suất và kích cỡ lớn hơn và được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau.
Vì các tính chất của nhiên liệu thay đổi rất nhiều từ quốc gia này sang quốc gia khác cho nên tiêu chuẩn này giới thiệu một phạm vi rộng các nhiên liệu khác nhau, bao gồm cả nhiên liệu chuẩn và nhiên liệu thương mại.
Các nhiên liệu chuẩn thường đại diện cho các nhiên liệu thương mại riêng nhưng có các thông số kỹ thuật tương đối chặt chẽ hơn. Các nhiên liệu này được chủ yếu sử dụng cho các phép do trên băng thử được mô tả trong TCVN 6852-1:2008 (ISO 8178-1) và TCVN 6852-11:2009 (ISO 8178-11).
Đối với các phép đo có tính chất đặc trưng ở hiện trường tại đó các chất thải được xác định với các nhiên liệu thương mại được liệt kê hoặc không được liệt kê trong tiêu chuẩn này, nên sử dụng các bản dữ liệu phân tích giống nhau (xem Điều 5) để xác định các tính chất của nhiên liệu được công bố cùng với các kết quả phát thải.
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PITTÔNG – ĐO CHẤT THẢI – PHẦN 5: NHIÊN LIỆU THỬ
Reciprocating internal combustion engines – Exhaust emission measurement – Part 5: Test fuels
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các nhiên liệu cần được sử dụng để thực hiện các chu trình thử phát thải được nêu trong TCVN 6852-4:2010 (ISO 8178) và TCVN 6852-11:2009 (ISO 8178-11).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các động cơ đốt trong kiểu pittông dùng cho các thiết bị di động, vận chuyển được và tĩnh tại trừ các động cơ dùng cho các phương tiện cơ giới đường bộ được thiết kế chủ yếu cho sử dụng trên đường bộ. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các động cơ được lắp trên, ví dụ, các máy san ủi đất và các tổ máy phát điện và các ứng dụng khác.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi(nếu có).
TCVN 6852-1:2008 (ISO 8178-1:2006), Động cơ đốt trong kiểu pittông – Đo chất thải – Phần 1: Đo trên băng thử các chất thải khí và hạt.
ISO 2160:1998, Petroleum prducts – Corrosiveness to copper – Copper strip test (Sản phẩm dầu mỏ – Sự ăn mòn đối với đồng – Thử nghiệm băng đồng).
ISO 2719:2002, Determination of flash point – Pensky-Martens closed cup method (Xác định điểm bốc cháy – Phương pháp chén kín Pensky – Martens).
ISO 3007:1999, Petroleum products and crude petroleum – Determination of vapour pressure – Reid method ( Sản phẩm dầu mỏ và dầu mỏ thô – Xác định áp suất hơi – Phương pháp Reid).
ISO 3015:1992, Petroleum products – Determination of Cloud point ( Sản phẩm dầu mỏ – Xác định điểm vẩn đục).
ISO 3016:1994, Petroleum products – Determination of pour point (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định điểm rót).
ISO 3104:1994, Petroleum products – Transparent and opaque liquids – Determination of kinematic viscosity and calculation of dynamic viscosity (Sản phẩm dầu mỏ – Chất lỏng trong suốt và mờ đục – Xác định độ nhớt động học và tính toán độ nhớt động lực).
ISO 3105:1994, Glass capillary kinematic viscometers – Specifications and operating instructions (Nhớt kế động học mao dẫn thủy tinh – Đặc tính kỹ thuật và hướng dẫn vận hành).
ISO 3405:2000, Petroleum products – Determination of distillation characteristics at atmospheric pressure (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định đặc tính chưng cất ở áp suất khí quyển).
ISO 3675:1998, Crude petroleum and liquid petroleum products – Laboratory determination of density or relative density – Hydrometer method (Sản phẩm dầu mỏ thô và sản phẩm dầu mỏ lỏng – Xác định tỷ trọng hoặc tỷ trọng tương đối trong phòng thí nghiệm – Phương pháp phù kế).
ISO 3733:1999, Petroleum products and bituminous materials – Determination of water – Distillation method (Sản phẩm dầu mỏ và vật liệu bitum – Xác định nước – Phương pháp chưng cất).
ISO 3735:1999, Crude petroleum and fuel oils – Determination of sediment – Extraction method (Dầu mỏ thô và dầu mazut – Xác định chất kết tủa – Phương pháp chiết).
ISO 3830:1993, Petroleum products – Determination of lead content of gasoline – lodine monochloride method (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định hàm lượng chì của xăng – Phương pháp iốt monoclorua).
ISO 3837:1993, Liquid petroleum products – Determination of hydrocarbon types – Fluorescent indicator absorption method (Sản phẩm dầu mỏ lỏng – Xác định các loại hydrocacbon – Phương pháp hấp thụ chất chỉ thị huỳnh quang).
ISO 3993:1984, Liquefied petroleum gas and light hydrocarbons – Determination of density or relative density – Pressure hydrometer method (Khí dầu mỏ hóa lỏng và hydro cacbon nhẹ – Xác định tỷ trọng hoặc tỷ trọng tương đối – phương pháp phù kế áp suất).
ISO 4256:1996, Liquefied petroleum gases – Determination of gauge vapour pressure – LPG method (Khí dầu mỏ hóa lỏng – Xác định áp suất hơi – Phương pháp LPG).
ISO 4260:1987, Petroleum products and hydrocarbons – Determination of sulfur content – Wickbold combustion method (Sản phẩm dầu mỏ và hydro cacbon – Xác định hàm lượng lưu huỳnh – Phương pháp đốt cháy Wickbold).
ISO 4262:1993, Petroleum products – Determination of carbon residue – Ramsbottom method (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định chất cacbon – Phương pháp Ramsbotton).
ISO 4264:2007, Petroleum products – Calculation of cetane index of middle – distillate fuels by the four-variable equation (Sản phẩm dầu mỏ – Tính toán chỉ số xêtan của các nhiên liệu chưng cất ở điểm giữa bằng phương trình có bốn biển số).
ISO 5163:2005, Petroleum products – Determination of knock characteristics of motor and aviation fuels – Motor method (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định các đặc tính kích nổ của nhiên liệu cho động cơ và nhiên liệu cho hàng không – Phương pháp động cơ).
ISO 5164:2005 Petroleum products – Determination of knock characteristics of motor fuels – Research method (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định đặc tính kích nổ của nhiên liệu cho động cơ và – Phương pháp nghiên cứu).
ISO 5165:1998 Petroleum products – Determination of the ignition quality of diesel fuels – Cetane engine method (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định chất đánh lửa của nhiên liệu điêzen – Phương pháp động cơ xêtan).
ISO 6245:2001, Petroleum products – Determination of ash (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định lượng tro).
ISO 6246:1995, Petroleum products – Gum content of light and middle distillate fuels – Jet evaporation method (Sản phẩm dầu mỏ – Hàm lượng chất keo của nhiên liệu chưng cất nhẹ và trung bình – Phương pháp bốc hơi kiểu vòi phun).
ISO 6326-5:1989, Natural gas – Determination of sulfur compounds – Part 15: Lingener combustion method (Khí thiên nhiên – Xác định hợp chất lưu huỳnh – Phần 5: Phương pháp đốt cháy Lingener).
ISO 6615:1993, Petroleum products – Determination of carbon residue – Conradson method (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định chất cặn cacbon – Phương pháp Conradson method).
ISO 6974 (all parts), Natural gas – Determination of composition with defined uncertainty by gas chromatography (Khí thiên nhiên – Xác định thành phần có tính không ổn định xác định bằng phương pháp sắc ký khí).
ISO 7536:1994, Petroleum products – Determination of oxidation stability of gasoline – Induction period method (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định tính ổn định oxy hóa của xăng – Phương pháp thời gian cảm ứng).
ISO 7941:1988, Commercial proprane and butane – Analysis by gas chromatography (Propan và butan thương mại – Phân tích bằng sắc ký khí).
ISO 8216-1:2005, Petroleum products – Fuels (class F) – Classification – Part 1: Categories of marine fuels (Sản phẩm dầu mỏ – Nhiên liệu (cấp D) – Phân loại – Phần 1: Loại nhiên liệu cho hàng hải).
ISO 8217:2005, Petroleum products – Fuels (class F) – Specifications of marine fuels (Sản phẩm dầu mỏ – Nhiên liệu (cấp F) – Đặc tính kỹ thuật của nhiên liệu cho hàng hải).
ISO 8691:1994, Petroleum products – Low levels of vanadium in liquid fuels – Determination by flameless atomic absorption spectrometry after ashing (Sản phẩm dầu mỏ – Mức thấp của vanađi trong các nhiên liệu lỏng – Xác định bằng phương pháp phổ học nguyên tử hấp thụ không có ngọn lửa sau khi đốt thành tro).
ISO 8754:2003, Petroleum products – Determination of sulfur content – Energy-dispersive X-ray flourescence spectrometry (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định hàm lượng lưu huỳnh – Phương pháp trắc phổ huỳnh quang tán xạ năng lượng tia X).
ISO 8973:1997, Liquefied petroleum gases – Calculation for density and vapour pressure (Khí dầu mỏ hóa lỏng – Tính toán tỷ trọng và áp suất hơi).
ISO 10307-1, Petroleum products – Total sediment in residual fuel oils – Part 1: Determination by hot filtration (Sản phẩm dầu mỏ – Tổng lượng cặn lắng trong dầu mazut có cặn – Phần 1: Xác định bằng phương pháp lọc nóng).
ISO 10307-2, Petroleum products – Total sediment in residual fuel oils – Part 2: Determination using standard procedures for ageing(Sản phẩm dầu mỏ – Tổng lượng cặn lắng trong dầu mazut có cặn – Phần 2: Xác định bằng phương pháp tiêu chuẩn để lão hóa).
ISO 10370, Petroleum products – Determination of carbon residue – Micro method (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định chất cặn cacbon – Phương pháp micro).
ISO 10478:1994, Petroleum products – Determination of aluminium and silicon in fuel oils – Inductively coupled plasma emission and atomic absorption spectroscopy methods (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định nhôm và silic trong các dầu mazut – Phương pháp phát xạ plasma cảm ứng ngẫu cực và phổ học nguyên tử hấp thụ).
ISO 13757:1996, Liquefied petroleum gases – Determination of oily residues – High-temperature method (Sản phẩm dầu mỏ hóa lỏng – Xác định chất cặn dầu – Phương pháp nhiệt độ cao).
ISO 14597:1997, Petroleum products – Determination of vanadium and nickel content – Wavelength-dispersive X-ray fluorescence spectrometry (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định hàm lượng vanađi và niken – Phương pháp trắc phổ huỳnh quang tán xạ bước sóng tia X).
EN 116:1997, Diesel and domestic heating fuels – Determination of the benzen content by infrared spectrometry (Sản phẩm dầu mỏ lỏng – Xác định hàm lượng benzen bằng phương pháp trắc phổ hồng ngoại).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
CHÚ THÍCH: Nên xem các định nghĩa áp dụng được nêu trong các tiêu chuẩn được liệt kê trong các Bảng của Phụ lục B.
3.1. Cặn cacbon (cacbon residue)
Cặn còn lại sau sự phân hủy do nhiệt có kiểm soát của một sản phẩm trong điều kiện cung cấp oxy (không khí) bị hạn chế.
CHÚ THÍCH: Các phương pháp Conradson và Ramsbottan đã được thay thế phần lớn bằng phương pháp (micro) cặn cacbon.
[ISO 1998-2:1998,2.50.001]
3.2. Chỉ số xêtan (cetane index)
Số được tính để biểu thị cho số xêtan gần đúng của một sản phẩm theo tỷ trọng và đặc tính chưng cất của nó.
CHÚ THÍCH: Công thức dùng cho tính toán được thiết lập từ sự phân tích thống kê của một mẫu thử đại diện rất lớn cho các nhiên liệu trên toàn thế giới có số xêtan và dữ liệu về chưng cất đã biết và vì vậy nó được thay đổi trong khoảng thời gian từ 5 năm đến 10 năm. Công thức hiện hành được cho trong ISO 4264. Không áp dụng công thức này cho các nhiên liệu có chứa một chất phụ gia nâng cao tính đánh lửa.
[ISO 1998-2:1998,2.30.111]
3.3. Số xêtan (cetane number)
Số trên một thang đo quy ước chỉ chất lượng bốc cháy của nhiên liệu điêzen trong các điều kiện tiêu chuẩn.
CHÚ THÍCH: Số xêtan được biểu thị bằng phần trăm theo thể tích cua đecan sáu lần (xêtan) trong một hỗn hợp chuẩn có cùng một thời gian chậm bốc cháy như thời gian chậm bốc cháy của nhiên liệu để phân tích. Số xêtan càng cao thì thời gian chậm bốc cháy càng ngắn.
[ISO 1998-2:1998, 2.30.110]
3.4. Dầu thô (crude oil)
Dạng dầu mỏ có trong tự nhiên, xuất hiện chủ yếu trong một tầng xốp dưới lòng đất như sa thạch.
CHÚ THÍCH: Hỗn hợp hydrocacbon, thường ở trạng thái lỏng, cũng có thể bao gồm các hợp chất của lưu huỳnh, nitơ, oxy, các kim loại và các thành phần khác.
[ISO 1998-1:1998, 1.05.005]
3.5. Nhiên liệu điêzen (diesel fuel)
Gas-oil (dầu khí) đã được chế tạo chuyên dùng cho sử dụng làm nhiên liệu trong các động cơ điêzen có tốc độ trung bình và cao tốc được sử dụng phần lớn trên thị trường vận tải.
CHÚ THÍCH: Nhiên liệu điêzen thường có tên gọi “nhiên liệu điêzen cho ô tô.
[ISO 1998-1:1998. 1.20.131]
3.6. Chỉ số điêzen (diesel index)
Số đặc trưng cho đặc tính bốc cháy của nhiên liệu điêzen và các dầu cặn, được tính toán từ tỷ trọng và điểm anilin.
CHÚ THÍCH: Không được sử dụng rộng rãi hơn nữa đối với các nhiên liệu chưng cất do sự không chính xác của phương pháp này, nhưng có thể áp dụng được cho một vài loại dầu mazut cặn chưng cất có pha trộn. Có thể xem 3.2, chỉ số xêtan).
3.7. Khí dầu mỏ hóa lỏng, LPG [(liquefied petroleum gas), LPG]
Hỗn hợp của các khí hydrocacbon bao gồm phần lớn là propan, propen, butan và buten có thể được tàng trữ và xử lý ở pha lỏng trong các điều kiện áp suất và môi trường vừa phải.
[ISO 1998-1:1998, 1.15.080]
3.8. Số ốctan (octane number)
Số trên thang đo quy ước biểu thị tính chống kích nổ của một nhiên liệu dùng cho các động cơ đánh lửa.
CHÚ THÍCH: Số ốc tan được xác định trong các động cơ thử nghiệm bằng cách so sánh với các nhiên liệu chuẩn. Có nhiều phương pháp thử; do đó số ốctan nên có phương pháp sử dụng kèm theo.
[ISO 1998-2:1998, 2.30.100]
3.9. Bão hòa oxy (oxygenate)
Oxy chứa hợp chất hữu cơ được sử dụng như nhiên liệu hoặc chất phụ thêm của nhiên liệu như các loại cồn và ete khác nhau.
4. Ký hiệu và chữ viết tắt
Ký hiệu và chữ viết tắt được dùng trong tiêu chuẩn này tương tự như ký hiệu và chữ viết tắt được giới thiệu trong Điều 4 và Phụ lục A, TCVN 6852-1:2008 (ISO 8178-1:2006). Ký hiệu và chữ viết tắt cần thiết cho tiêu chuẩn này được nhắc lại dưới đây để làm cho tiêu chuẩn dễ hiểu hơn.
Ký hiệu SI |
Tên gọi |
Đơn vị |
l kf kCB qmaw qmew qmf wALF wBET wGAM wDEL wEPS z |
Hệ số không khí dư (tính bằng kilôgam không khí khô trên kilôgam nhiên liệu)
Hệ số nhiên liệu riêng trong tính toán lưu lượng khí thải ở trạng thái ướt Hệ số nhiên liệu riêng cho tính toán sự cân bằng cacbon Lưu lượng khối lượng không khí nạp ở trạng thái ướt a) Lưu lượng khối lượng khí thải ở trạng thái ướt a) Lưu lượng khối lượng của nhiên liệu Tỉ lệ khối lượng của hydro trong nhiên liệu Tỉ lệ khối lượng của cacbon trong nhiên liệu Tỉ lệ khối lượng của lưu huỳnh trong nhiên liệu Tỉ lệ khối lượng của nitơ trong nhiên liệu Tỉ lệ khối lượng của oxy trong nhiên liệu Hệ số nhiên liệu cho tính toán wALF |
kg/kg – – kg/h kg/h kg/h % % % % % – |
a) Ở điều kiện chuẩn (T = 273,15 K và p = 101,3 kPa) |
5. Lựa chọn nhiên liệu
5.1. Yêu cầu chung
Trong điều kiện có thể, nên dùng các nhiên liệu chuẩn cho chứng nhận động cơ.
Các nhiên liệu chuẩn phản ánh các đặc tính của các nhiên liệu sẵn có trên thị trường các quốc gia khác nhau và do đó chúng có các tính chất khác nhau. Vì thành phần của nhiên liệu ảnh hưởng đến các chất thải cho nên thường không so sánh được các kết quả chất thải với các nhiên liệu chuẩn khác nhau. Để có thể so sánh được các chất thải trong phòng thí nghiệm thì ngay cả các tính chất của nhiên liệu chuẩn được quy định cũng được xem như là gần giống nhau. Về lý thuyết, phương pháp thử tốt nhất là dùng nhiên liệu trong cùng một mẻ.
Đối với tất cả các nhiên liệu (nhiên liệu chuẩn và các nhiên liệu khác) các dữ liệu phân tích phải được xác định và báo cáo cùng với các kết quả đo khí thải.
Đối với các nhiên liệu không chuẩn, các dữ liệu đã xác định được liệt kê trong các bảng sau:
– Bảng 4 (Bản dữ liệu phân tích chung – Khí thiên nhiên);
– Bảng 8 (Bản dữ liệu phân tích chung – Khí dầu mỏ hóa lỏng);
– Bảng 12 (Bản dữ liệu phân tích chung – Xăng động cơ);
– Bảng 17 (Bản dữ liệu phân tích chung – Các nhiên liệu điêzen);
– Bảng 19 (Bản dữ liệu phân tích chung – Dầu mazut chưng cất);
– Bảng 21 (Bản dữ liệu phân tích chung – Dầu mazut cặn);
– Bảng 22 (Bản dữ liệu phân tích chung – Dầu thô).
Phải thực hiện sự phân tích nguyên tố của nhiên liệu khi không có khả năng đo lưu lượng khối lượng của khí thải hoặc đo lưu lượng không khí cháy cùng với tiêu hao nhiên liệu. Trong những trường hợp này, có thể tính toán lưu lượng khối lượng của khí thải khi sử dụng các kết quả đo nồng độ của chất thải và sử dụng các phương pháp tính toán được cho trong TCVN 6852-1:2008 (ISO 8178-1:2006), Phụ lục A). Trong trường hợp không có sẵn kết quả phân tích nhiên liệu thì có thể thu được các tỷ lệ khối lượng của hydro và cacbon bằng tính toán. Nên sử dụng các phương pháp được cho trong A.2.1, A.2.2 và A.2.3.
Các tính toán về lưu lượng các chất thải và lưu lượng khí thải phụ thuộc vào thành phần của nhiên liệu. Việc tính toán các hệ số nhiên liệu riêng, nếu thích hợp, phải được thực hiện phù hợp với Phụ lục A, TCVN 6852-1:2008 (ISO 8178-1:2006).
CHÚ THÍCH: Đối với các phương pháp thử không phải của ISO nhưng tương đương với các phương pháp thử của các tiêu chuẩn này, xem Phụ lục B.
5.2. Ảnh hưởng của các tính chất của nhiên liệu đến các chất thải từ động cơ cháy cưỡng bức
Chất lượng của nhiên liệu có ảnh hưởng đáng kể đến các chất thải của động cơ. Một số thông số của nhiên liệu có ảnh hưởng rõ rệt hoặc ít rõ rệt đến mức độ phát thải. Mô tả ngắn gọn về các thông số có ảnh hưởng nhất được cho trong 5.2.1 đến 5.2.3.
5.2.1. Lưu huỳnh có trong nhiên liệu
Lưu huỳnh tồn tại một cách tự nhiên trong dầu thô. Lưu huỳnh còn có trong nhiên liệu sau quá trình tinh chế bị oxy hóa trong quá trình cháy trong động cơ để tạo thành SO2, đây là nguồn đầu tiên của chất thải lưu huỳnh từ động cơ. Một phần của SO2 bị oxy hóa thêm để tạo thành sunfat (SO4) trong hệ thống xả của động cơ, ống pha loãng hoặc bởi một hệ thống xử lý tiếp đối với khí thải. Sunfat sẽ phản ứng với nước có trong khí thải để tạo thành axit sunfuaric có nước kết hợp sẽ ngưng tụ lại và cuối cùng được đo như một phần của chất thải hạt (PM). Do đó lưu huỳnh của nhiên liệu có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát thải hạt.
Khối lượng của các sunfat phát ra từ một động cơ phụ thuộc vào các thông số sau:
– Tiêu hao nhiên liệu của động cơ (BSFC);
– Hàm lượng lưu huỳnh của nhiên liệu (FSC);
– Tốc độ chuyển hóa (CR) S => SO4;
– Sự gia tăng khối lượng bởi sự hấp thụ nước được chuẩn hóa thành H2SO4. 7H2O.
Tiêu hao nhiên liệu và hàm lượng lưu huỳnh của nhiên liệu là các thông số có thể đo được, trong khi tốc độ chuyển đổi chỉ có thể được dự đoán bởi vì tốc độ chuyển đổi này thay đổi từ động cơ này sang động cơ khác. Điển hình là, tốc độ chuyển đổi xấp xỉ 2 % đối với các động cơ không có các hệ thống xử lý tiếp sau. Công thức sau đã được áp dụng đánh giá tác động lưu huỳnh đối với khối lượng hạt (PM):
Trong đó:
BSFC là tiêu hao nhiên liệu có ích, tính bằng gam trên kilôwat giờ (g/kwh);
FSC là hàm lượng lưu huỳnh của nhiên liệu, tính bằng miligam trên kilôgam (mg/kg);
CR là tốc độ chuyển đổi S=> SO4, tính bằng phần trăm (%);
6,937 5 là hệ số chuyển đổi S => H2SO4. 7H2O.
Quan hệ giữa hàm lượng lưu huỳnh của nhiên liệu và chất thải sunfat được giới thiệu trong Hình 1 đối với một động cơ không có sự xử lý tiếp về hệ số chuyển đổi S =>SO4 là 2 %.
Nhiều hệ thống xử lý tiếp có chứa một bộ xúc tác oxy hóa như một phần gắn liền với toàn bộ hệ thống xử lý tiếp. Mục đích chính của bộ xúc tác oxy hóa là nâng cao các phản ứng hóa học riêng cần thiết cho sự hoạt động thích hợp của hệ thống xử lý tiếp theo. Vì bộ xúc tác oxy hóa cũng sẽ oxy hóa một lượng đáng kể SO2 thành SO4 cho nên hệ thống xử lý tiếp có thể tạo ra một lượng lớn hạt bổ sung với sự hiện diện của lưu huỳnh trong nhiên liệu. Khi sử dụng các thống xử lý tiếp này, tốc độ chuyển đổi có thể tăng lên mạnh tới khoảng 30 % đến 70 % tùy thuộc vào hiệu suất của bộ chuyển đổi xúc tác. Điều này sẽ có tác động chủ yếu đến chất thải hạt (PM) như đã chỉ ra trên Hình 2 đối với các mức lưu huỳnh dưới 0,05 % (500 ppm).
CHÚ DẪN
X Hàm lượng lưu huỳnh, tính bằng mg/kg;
Y Hạt (PM) lưu huỳnh, tính bằng g/kWh.
Hình 1 – Quan hệ giữa lưu huỳnh của nhiên liệu và chất thải sunfat đối với các động cơ không có xử lý tiếp
CHÚ DẪN
X hàm lượng lưu huỳnh, tính bằng mg/kg;
Y chất thải hạt (PM) lưu huỳnh, tính bằng g/kWh.
a tốc độ chuyển đổi 70 %
b tốc độ chuyển đổi 30 %
Hình 2 – Quan hệ giữa lưu huỳnh của nhiên liệu và chất thải sunfat đối với các động cơ có sự xử lý tiếp
5.2.2. Các xem xét riêng đối với các nhiên liệu cho hàng hải
Đối với các nhiên liệu cho hàng hải (dầu mazut chưng cất và dầu mazut cặn), lưu huỳnh và nitơ có tác động quan trọng đến các chất thải hạt (PM) và NOx.
Điển hình là, hàm lượng lưu huỳnh cao hơn so với các nhiên liệu điêzen dùng cho các phương tiện chạy trên đường bộ hoặc phương tiện không chạy trên đường bộ với một hệ số xấp xỉ bằng 10 như đã nêu trong Bảng 20. Mặc dù không có bất cứ hệ thống xử lý tiếp nào, mức hạt lưu huỳnh sẽ xấp xỉ bằng 0,4 g/kWh đối với một nhiên liệu có lưu huỳnh 2 %. Ngoài ra tỷ lệ tro, vanađi và cặn cao sẽ đóng góp đáng kể vào tổng lượng chất thải hạt (PM). Hậu quả là chất thải hạt (PM) của động cơ chủ yếu là cặn than, chỉ là một phần rất nhỏ của tổng lượng chất thải hạt (PM). Trong việc ứng dụng các hệ thống xử lý tiếp, nên xem xét một cách cẩn thận các yêu cầu của 5.2.1.
Hàm lượng trung bình của nitơ của dầu mazut cặn thường vào khoảng 0,4 % như tăng lên một cách ổn định. Trong một số trường hợp, các hàm lượng nitơ từ 0,8% đến 1,0 % đã được báo cáo. Khi một tốc độ chuyển đổi 55 % ở mức nitơ 0,8 % sẽ làm tăng chất thải NOx của động cơ lớn hơn 2 g/kWh. Đây là một phần đáng kể của tổng lượng chất thải NOx và do đó cần được tính toán đến một cách cẩn thận.
5.2.3. Tính chất khác của nhiên liệu
Có một cặp các thông số khác của nhiên liệu có ảnh hưởng quan trọng đến các chất thải và tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Ngược lại với ảnh hưởng của lưu huỳnh, mức độ ảnh hưởng của các thông số này ít dự đoán trước được và không rõ nét nhưng xu hướng chung là chúng có ảnh hưởng đối với tất cả các động cơ. Các thông số quan trong nhất trong các thông số này là số xêtan, tỷ trọng, hàm lượng chất thơm và đặc tính chưng cất. Ảnh hưởng của các thông số này được tóm tắt ngắn gọn dưới đây.
Đối với NOx, tổng các chất thơm là thông số chiếm ưu thế trong khi ảnh hưởng của chất thơm phức hợp (poly-arometics) và tỷ trọng là ít đáng kể. Điều này có thể được giải thích bởi sự tăng lên của nhiệt độ ngọn lửa với hàm lượng chất thơm cao hơn trong quá trình cháy và dẫn đến chất thải NOx tăng lên. Đối với chất thải hạt (PM), tỷ trọng và chất thơm phức hợp là các thông số quan trọng nhất của nhiên liệu. Nói chung, NOx sẽ giảm đi 4 % nếu các chất thơm giảm đi từ 30 % xuống 10 %. Sự giảm đi tương tự có thể diễn ra đối với hạt (PM) khi giảm chất thơm phức từ 9% xuống 1 %.
Tăng số xêtan (CN) sẽ cải thiện sự khởi động nguội của động cơ và do đó cải thiện chất thải khói trắng. Có thể ảnh hưởng có lợi đối với chất thải NOx đặc biệt là ở các tải trọng thấp, ở đó có thể đạt được sự giảm tải tới 9 % nếu số xêtan (CN) tăng lên từ 50 đến 58, và tiêu hao nhiên liệu có sự cải thiện đến 3 % đối với cùng một phạm vi CN.
5.3. Ảnh hưởng của tính chất của nhiên liệu đến chất thải từ các động cơ cháy cưỡng bức
Các thông số của nhiên liệu có ảnh hưởng quan trọng đến các chất thải và tiêu hao nhiên liệu của một động cơ trong hệ thống SI bao gồm số ốctan, mức lưu huỳnh, các chất phụ gia chứa kim loại, các chất bão hòa oxy, olefin và benzen.
Động cơ được thiết kế và hiệu chuẩn đối với một giá trị ốctan xác định. Khi khách hàng sử dụng xăng có mức ốctan thấp hơn mức yêu cầu thì sự kích nổ có thể xảy ra và dẫn đến sự hư hỏng nghiêm trọng cho động cơ. Động cơ được trang bị các cảm biến kích nổ có thể xử lý các mức ốctan thấp hơn bằng cách làm chậm lại thời gian đánh lửa.
Như đã nêu ở trên, lưu huỳnh tồn tại một cách tự nhiên trong dầu thô. Nếu lưu huỳnh không được lấy đi trong quá trình tinh chế thì nó sẽ làm cho nhiên liệu bị nhiễu bẩn. Lưu huỳnh có tác động quan trọng đến các chất thải của động cơ bằng cách giảm hiệu suất của các bộ xúc tác. Lưu huỳnh cũng ảnh hưởng xấu đến các bộ cảm biến oxy trong khí thải nóng. Do đó, các mức lưu huỳnh cao sẽ làm tăng đáng kể các chất thải HC và NOx. Cũng như vậy, các công nghệ đốt cháy là cực kỳ nhạy cảm đối với lưu huỳnh và chúng yêu cầu phải có các công nghệ xử lý tiếp đối với NOx.
Các chất phụ gia chứa kim loại thường tạo thành tro và do đó có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các bộ xúc tác và các bộ phận khác như cảm biến oxy, dẫn đến việc tăng lên không thể tránh khỏi của các chất thải. Ví dụ MMT, (metylxiclopentađienyl mangan tricacbonyl) là một hợp chất gốc mangan được bán trên thị trường như một chất phụ gia làm tăng số ốctan của nhiên liệu dùng cho xăng. Sản phẩm đốt cháy của MMT phủ lên các bộ phận của động cơ đốt trong như các buji có khả năng gây ra sự bỏ lửa làm cho các chất thải tăng lên, tiêu hao nhiên liệu tăng lên và đặc tính của động cơ bị suy giảm. Sản phẩm đốt cháy của MMT này cũng tích tụ và bít kín bộ xúc tác làm cho tiêu hao nhiên liệu tăng lên và sự kiểm soát chất thải bị giảm đi.
Các hợp chất hữu cơ bão hòa oxy như MTBE và etanol thường được thêm vào xăng để tăng số ốctan, mở rộng việc cung cấp xăng hoặc để tạo ra sự thay đổi trong tính toán khối lượng các nguyên tố trong phản ứng hóa học của động cơ để giảm các chất thải cacbon monoxit. Sự vận hành ở chế độ nghèo nhiên liệu hơn sẽ giảm các chất thải cacbon monoxit, đặc biệt là đối với các động cơ chế hòa khí không có các hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử có hồi tiếp. Olefin và hydrocacbon không no và, trong nhiều trường hợp cũng là các thành phần có số ốctan tốt của xăng. Tuy nhiên olefin trong xăng có thể dẫn đến sự hình thành chất keo và chất kết tủa, các chất thải hydrocacbon dễ phản ứng (nghĩa là tạo thành ozon) tăng lên và các hợp chất độc hại.
Benzen là một thành phần tồn tại một cách tự nhiên trong dầu thô và cũng là một sản phẩm cải tạo sự xúc tác để tạo ra các dòng xăng có số ốctan cao. Benzen cũng là một chất gây ung thư đã được con người biết đến. Việc kiểm soát các mức benzen trong xăng là cách trực tiếp nhất để giới hạn các chất thải của benzen bay hơi và thải ra từ các động cơ thuộc hệ SI.
Sự bay hơi thích hợp của xăng là giới hạn vận hành của các động cơ thuộc hệ SI cả về đặc tính và chất thải. Sự bay hơi được đặc trưng bằng hai phép đo, áp suất hơi và sự chưng cất.
6. Mô tả tóm tắt về các nhiên liệu
6.1. Khí thiên nhiên
6.1.1. Khí thiên nhiên chuẩn
Các khí thiên nhiên chuẩn được khuyến nghị sử dụng cho mục đích chứng nhận là các khí sau:
a) Nhiên liệu chuẩn EU: xem Bảng 1;
b) Nhiên liệu thử chứng nhận của Hoa Kỳ (USA): xem Bảng 2;
c) Nhiên liệu thử chứng nhận của Nhật Bản: xem Bảng 3.
6.1.2. Khí thiên nhiên không chuẩn
Thường không thể sử dụng được các nhiên liệu khí chuẩn vì việc sử dụng chúng phụ thuộc vào điều kiện sẵn có khí tại hiện trường. Các tính chất của các nhiên liệu bao gồm cả phân tích nhiên liệu phải được biết trước và được báo cáo cùng với các kết quả thử các chất thải. Bản dữ liệu chung chứa các tính chất theo phân tích cần báo cáo được cho trong Bảng 4.
6.2. Khí dầu mỏ hóa lỏng
6.2.1. Khí dầu mỏ hóa lỏng chuẩn
Khí dầu mỏ hóa lỏng chuẩn được khuyến nghị sử dụng cho mục đích chứng nhận là các khí sau:
a) Nhiên liệu chuẩn EU: xem Bảng 6;
b) Nhiên liệu thử chứng nhận của Hoa Kỳ (USA): xem Bảng 6;
c) Nhiên liệu thử chứng nhận của Nhật Bản: xem Bảng 7.
6.2.2. Khí dầu mỏ hóa lỏng chuẩn
Thường không thể sử dụng được khí dầu mỏ hóa lỏng chuẩn vì việc sử dụng nó phụ thuộc vào điều kiện sẵn có khí này ở hiện tượng. Các tính chất của khí, bao gồm cả sự phân tích khí phải được biết trước và được báo cáo cùng với các kết quả thử các chất thải.
Bản dữ liệu chung chứa các tính chất theo phân tích cần báo cáo được cho trong Bảng 8.
6.3. Xăng động cơ
6.3.1. Xăng chuẩn cho động cơ
Các xăng chuẩn cho động cơ được khuyến nghị sử dụng cho mục đích chứng nhận là các nhiên liệu sau:
a) Nhiên liệu chuẩn EU: xem Bảng 9;
b) Nhiên liệu thử chứng nhận của Hoa Kỳ (USA): xem Bảng 10;
c) Nhiên liệu thử chứng nhận của Nhật Bản: xem Bảng 11.
6.3.2. Xăng không chuẩn cho động cơ
Nếu cần sử dụng các xăng không chuẩn cho động cơ, phải báo cáo tính chất của nhiên liệu cùng với các kết quả thử. Bảng 17 giới thiệu một bản dữ liệu phân tích chung có các tính chất phải được báo cáo.
Có thể nhận được các tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của các nhiên liệu thương mại từ các tổ chức được cho trong Phụ lục C.
6.4. Nhiên liệu điêzen
6.4.1. Nhiên liệu điêzen chuẩn
Nhiên liệu điêzen chuẩn được khuyến nghị sử dụng cho mục đích chứng nhận là các nhiên liệu sau:
a) Nhiên liệu chuẩn EU: xem Bảng 13;
b) Nhiên liệu thử chứng nhận của Hoa Kỳ (USA): xem Bảng 14;
c) Các nhiên liệu thử Califonia: xem Bảng 15;
d) Nhiên liệu thử chứng nhận của Nhật Bản: xem Bảng 16.
6.4.2. Các nhiên liệu điêzen không chuẩn
Nếu cần sử dụng các nhiên liệu điêzen không chuẩn, phải báo cáo các tính chất của nhiên liệu cùng với các kết quả. Bảng 17 giới thiệu một bản dữ liệu phân tích chung có các tính chất phải được báo cáo.
Có thể nhận được các tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của các nhiên liệu thương mại từ các tổ chức được cho trong Phụ lục C.
6.5. Dầu mazut chưng cất
Vì không có các nhiên liệu chuẩn cho nên sử dụng nhiên liệu phù hợp với ISO 8217 (xem Bảng 18).
Các tính chất của nhiên liệu, bao gồm cả sự phân tích các nguyên tố phải được đo và báo cáo cùng với các kết quả đo phát thải. Bảng 19 giới thiệu một bảng dữ liệu chung có các tính chất phải được báo cáo.
ISO 8217 không quy định đặc tính bốc cháy đối với nhiên liệu CFR-F-DMC có chứa các chất cặn vì phương pháp đo động cơ CFR[1]) không áp dụng được cho các nhiên liệu có chứa cặn.
6.6. Dầu mazut cặn
Vì không có các nhiên liệu chuẩn cho nên cần sử dụng nhiên liệu phù hợp với ISO 8217, xem Bảng 20.
Trong trường hợp cần chạy với các nhiên liệu nặng, các tính chất của nhiên liệu phải phù hợp với ISO 8216-1 và ISO 8217. Các tính chất của nhiên liệu, bao gồm cả sự phân tích các nguyên tố phải được xác định và báo cáo cùng với các kết quả đo chất thải. Bảng 21 giới thiệu một bản dữ liệu chung có các tính chất phải được báo cáo.
ISO 8217 không quy định đặc tính bốc cháy, vì phương pháp đo động cơ CFR không áp dụng được cho các nhiên liệu có chứa cặn.
Ảnh hưởng của đặc tính bốc cháy đến các chất thải khí, đặc biệt là NOx phụ thuộc vào đặc tính của động cơ, tốc độ và tải của động cơ và trong nhiều trường hợp không bỏ qua được ảnh hưởng này. Nhu cầu chung là cần có một phương pháp đo tiêu chuẩn đạt được giá trị đo đặc trưng cho chất lượng của nhiên liệu có thể so sánh được với chỉ số xêtan đối với các nhiên liệu chưng cất tinh khiết. Tính toán dựa trên các đặc tính về chưng cất là không thích hợp. Trong thời gian trước mắt, phương pháp tốt nhất là tính toán CCAI (chỉ số thơm tính toán của cacbon – Calculated carbon aromaticity index) hoặc CII (chỉ số bốc cháy tính toán – Calculated ignition index) cho sự chỉ dẫn chung. Còn quá sớm để quy định một mức đặc tính bốc cháy phụ lớn nhất trong điều kiện kỹ thuật của nhiên liệu trong quá trình thử nghiệm thu chất thải. Các phương trình cho CCAI và CII được cho trong Điều A.4.
Một phương pháp khác đang được nghiên cứu là máy phân tích sự bốc cháy của nhiên liệu (FIA). Đặc tính bốc cháy của một nhiên liệu được xác định như là sự chậm bốc cháy và sự trễ thời gian để bắt đầu sự cháy chính (cả hai tính bằng milisecond). Bằng cách sử dụng các nhiên liệu hiệu chuẩn, có thể chuyển đổi sự chậm bốc cháy ghi được thành một số xêtan liên quan đến dụng cụ. Ngoài ra, tốc độ giải phóng nhiệt (ROHR) được xác định đã phản ánh quá trình giải phóng nhiệt thực tế và do đó phản ánh các đặc tính đốt cháy của nhiên liệu được thử.
Các kết quả thử dường như phản ánh những sự khác nhau trong các tính chất bốc cháy và đốt cháy các nhiên liệu cho hàng hải do những khác nhau về thành phần hóa học của chúng. Hiện nay, một số lượng lớn các nhiên liệu nặng được thử nhằm mục đích liên kết các kết quả thu được từ các dụng cụ với đặc tính bốc cháy của nhiên liệu cũng như tạo ra sự tương quan giữa các kết quả với đặc tính của động cơ. Khi hợp tác với các nhà sản xuất động cơ, các phòng thí nghiệm thử nhiên liệu và người sử dụng nhiên liệu nặng cho hàng hải cần xác lập các giới hạn đặc trưng cho đặc tính bốc cháy và đốt cháy của nhiên liệu đáp ứng được yêu cầu tại đó không gặp phải các nhiễu loạn trong vận hành.
6.7. Dầu thô
Dầu thô không chuẩn.
Trong trường hợp cần chạy động cơ với dầu thô thì các tính chất của nhiên liệu, bao gồm cả sự phân tích nguyên tố phải được đo và báo cáo cùng với các kết quả đo chất thải. Bảng 22 giới thiệu một bản dữ liệu cho các tính chất được báo cáo.
6.8. Nhiên liệu được lựa chọn khác
Trong trường hợp sử dụng các nhiên liệu được lựa chọn khác thì dữ liệu phân tích do nhà sản xuất nhiên liệu quy định phải được xác định và báo cáo cùng với báo cáo về các chất thải.
CHÚ THÍCH: Có thể tìm thấy các yêu cầu đối với các ete của axit béo trong EN 14214.
6.9. Các yêu cầu và thông tin bổ sung
Để xác định các tính chất của nhiên liệu, phải sử dụng các tiêu chuẩn ISO nếu có. Phụ lục B liệt kê các tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn hóa xây dựng được sử dụng song song với các tiêu chuẩn ISO.
Cần lưu ý rằng các tiêu chuẩn không phải là ISO thường không giống hoàn toàn với tiêu chuẩn ISO được sử dụng song song.
Nếu sử dụng các chất phụ gia bổ sung trong quá trình thử thì chúng phải được công bố và ghi vào báo cáo thử
Nếu sử dụng việc bổ sung nước vào không khí nạp của động cơ thì việc bổ sung nước này phải được công bố và kể đến trong tính toán các kết quả chất thải.
Các tổ chức có liên quan có thể cung cấp các đặc tính kỹ thuật của các nhiên liệu thương mại được giới thiệu trong Phụ lục C.
Bảng 1 – Khí thiên nhiên – Nhiên liệu chuẩn EU
[Nguồn: Chỉ thị của EU 2005/78/EC]
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
G23 |
GR |
G25 |
|||
min | max | min | max | min | max | |||
Metan
Etan |
% mol % mol |
ISO 6974 ISO 6974 |
91,5 – |
93,5 – |
84 11 |
89 15 |
84 – |
88 – |
Các khí trơ + C2+ |
% mol |
ISO 6974 |
– |
– |
– |
1 |
– |
– |
Các khí trơ (trừ N2) + C2 + C2+ |
% mol |
ISO 6974 |
– |
1 |
– |
– |
– |
1 |
Ni tơ
Hàm lượng lưu huỳnh |
% mol mg/m3 |
ISO 6974 ISO 6326-5 |
6,5 – |
8,5 10 |
– – |
– 10 |
12 – |
16 10 |
Bảng 2 – Khí thiên nhiên – Nhiên liệu thử chứng nhận của Hoa kỳ (USA)
[Nguồn: Tên 40, Mã số các Quy định liên bang, § 1065.715]
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
Trước 2008 |
Từ 2008 |
||
min | max | min | max | |||
Metan
Etan C3 và cao hơn C6 và cao hơn |
% mol % mol % mol % mol |
ASTM D1945 ASTM D1945 ASTM D1945 ASTM D1945 |
89 – – – |
– 4,5 2,3 0,2 |
87 – – – |
– 5,5 1,7 0,1 |
Các khí trơ, å CO2 và N2 |
% mol |
ASTM D1945 |
– |
4,0 |
– |
5,1 |
Bảng 3 – Khí thiên nhiên – Nhiên liệu thử chứng nhận của Nhật Bản
[Nguồn: Phụ bản 41 và 42 của Chi tiết về các Quy định an toàn cho các phương tiện cơ giới đường bộ].
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
Tương đương của 13A |
|
min |
max |
|||
Tổng nhiệt lượng (calo)
Chỉ số Wobbe Chỉ số tốc độ bốc cháy Metan Etan Propan Butan C3 + C4 C5 và cao hơn Các khí khác (H2 + O2 + N2 + CO + CO2) Lưu huỳnh |
Kcal/m3 WI MCP % mol % mol % mol % mol % mol % mol % mol mg/m3 |
JIS K 2301 1) 1) JIS K 2301 JIS K 2301 JIS K 2301 JIS K 2301 JIS K 2301 JIS K 2301 JIS K 2301 JIS K 2301 |
10410 13260 36,8 85,0 – – – – – – – |
11050 13730 37,5 – 10,0 6,0 4,0 8,0 0,1 14,0 10 |
1) Chỉ số Wobbe và chỉ số tốc độ đốt cháy phải được tính toán dựa trên thành phần của khí |
Bảng 3 – Bản dữ liệu phân tích chung – Khí thiên nhiên
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
Kết quả đo |
Tỷ lệ mol của metan |
% |
ISO 6974 |
|
Tỷ lệ mol của các thành phần C2
Tỷ lệ mol của các thành phần C2+ Tỷ lệ mol của các thành phần C6+ Tỷ lệ mol của các khí trơ å CO2 và N2 Nồng độ khối lượng của lưu huỳnh |
% % % % mg/m3 |
ISO 6974 ISO 6974 ISO 6974 ISO 6974 ISO 6326-5 |
|
Bảng 5 – Khí dầu mỏ hóa lỏng – Nhiên liệu chuẩn EN
[ Nguồn: Chỉ thị của EU 2005/78/EC]
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
Nhiên liệu A |
Nhiên liệu B |
Hàm lượng C3
Hàm lượng C3 < C3 > C4 Olefin Chất cặn bốc hơi Nước ở 0 oC Tổng hàm lượng lưu huỳnh Hydro lưu huỳnh Ăn mòn dải đồng Mùi Số ốctan của động cơ |
% thể tích % thể tích % thể tích % thể tích mg/kg mg/kg Đánh giá |
ISO 7941 ISO 7941 ISO 7941 ISO 7941 ISO 13757 Kiểm tra bằng quan sát EN 24260 ISO 8819 ISO 6251
EN 589 Phụ lục B |
50 ± 2 Cân bằng max 2,0 max 12 max 50 Không Max 50/10 Không Cấp 1 Đặc trưng min 92,5 |
85 ± 2 Cân bằng max 2,0 max 14 max 50 Không Max 50/10 Không Cấp 1 Đặc trưng min 92,5 |
Bảng 6 – Khí dầu mỏ hóa lỏng – Nhiên liệu thử chứng nhận của Hoa kỳ (USA)
[Nguồn: Tên 40, Mã số các Quy định liên bang, § 1065.720]
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
min |
max |
Propan
Butan Buten Penten và nặng hơn |
% thể tích % thể tích % thể tích % thể tích |
ASTM D 2163 ASTM D 2163 ASTM D 2163 ASTM D 2163 |
85 – – – |
– 5 2 0,5 |
Propen
Áp suất hơi ở 36 oC Cặn bay hơi Chất cặn Ăn mòn dải đồng Lưu huỳnh Hàm lượng ẩm |
% kPa oC ml Đánh giá mg/kg Đánh giá |
ASTM D 2163 ASTM D 1267 ASTM D 1837 ASTM D 2158 ASTM D 1838 ASTM D 2784 ASTM D 2713 |
– – – – – – Đi qua |
10 1400 -38 0,05 Cấp 1 80 – |
Bảng 7 – Khí dầu mỏ hóa lỏng – Nhiên liệu chuẩn Nhật Bản
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
min |
max |
Propan và propylen
Butan và butylen Tỷ trọng ở 15 oC Áp suất hơi ở 40 oC Lưu huỳnh |
% mol % mol g/cm3 MPa % khối lượng |
JIS K 2240 JIS K 2240 JIS K 2240 JIS K 2240 JIS K 2240 |
20 70 0,500 – – |
30 80 0,620 1,55 0,02 |
Bảng 8 – Bản dữ liệu phân tích chung – Khí dầu mỏ hóa lỏng
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử1) |
Kết quả đo |
Tỷ lệ mol của mỗi thành phần |
% |
ISO 7941 |
|
Nồng độ khối lượng của lưu huỳnh |
% |
ISO 4260 |
|
Áp suất hơi ở 40 oC |
kPa |
ISO 8973 ISO 4256 |
|
Tỷ trọng ở 15 oC |
g/cm3 |
ISO 3993 ISO 8973 |
|
1) Chỉ ra phương pháp được sử dụng. |
Bảng 9 – Xăng động cơ – Nhiên liệu chuẩn EU
[Nguồn: CEC, Sách hướng dẫn các nhiên liệu chuẩn]
[Nguồn: Chỉ thị của EU 2002/80/EC]
[Nguồn: Chỉ thị của EU 2004/26/EC]
[Nguồn: Quy định ECE 83]
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
RF-02-99 Không chì |
RF-02-03 Không chì |
||
min | max | min | max | |||
Số ốctan nghiên cứu (RON)
Số ốctan của động cơ (MON) Tỷ trọng ở 15 oC Áp suất hơi Reid Áp suất hơi (DVPE) |
1 1 kg/m3 kPa kPa |
ISO 5164 ISO 5163 ISO 3675 ISO 3007 EN 13016-1 |
95 85 748 56 – |
– – 762 60 – |
95 85 740 – 56 |
– – 754 – 60 |
Chưng cất
Điểm bắt đầu sôi Bay hơi ở 100 oC Bay hơi ở 150 oC Điểm kết thúc sôi Cặn |
oC % thể tích % thể tích oC % |
ISO 3405 |
24 49 81 190 – |
40 57 87 215 2 |
24 50 83 190 – |
40 58 89 210 2 |
Phân tích hydrocacbon
Tỉ lệ thể tích của olefin Tỉ lệ thể tích chất thơm Tỉ lệ thể tích của benzen Tỉ lệ thể tích của các chất bão hòa |
% % % % |
ASTM D 1319 ASTM D 1319 EN 12177 ASTM D 1319 |
– 28 – – |
10 40 1 Cân bằng |
– 29 –
|
10 35 1 Cân bằng |
Tỷ lệ khối lượng của
lưu huỳnh Hàm lượng oxy Hàm lượng chì Hàm lượng photpho Tính ổn định oxy hóa Thời gian cảm ứng Khối lượng chất keo hiện có Ăn mòn đồng ở 50 oC |
mg/kg % khối lượng mg/l mg/l min mg/l – |
ISO 14596
EN 1601
ASTM D 3231
ISO 7536 ISO 4246 ISO 2160 |
– – – – 480 – – |
100 2,3 5 1,3 – 0,04 Cấp 1 |
– – – – 480 – – |
10 1,0 5 1,3 – 0,04 Cấp 1 |
Bảng 10 – Xăng động cơ – Nhiên liệu chứng nhận của Hoa kỳ (USA)
[Nguồn: Mã các Quy định liên bang, Tên 40, 86.1313 – 2004]
[Nguồn: Mã các Quy định liên bang, Tên 40, 1065.710]
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
min |
max |
Số ốctan nghiên cứu (RON)
Độ nhạy (RON/MON)
Áp suất hơi Reid |
1 1 kPa |
ASTM D 2699 ASTM D 2699 ASTM D 2700 ASTM D 323 |
93 7,5 60,0 |
– – – 63,4 |
Chưng cất
Điểm bắt đầu sôi 10 % (thể tích) 50 % (thể tích) 90 % (thể tích) Điểm kết thúc sôi |
oC oC oC oC oC |
ASTM D 86 |
24 49 93 149 – |
35 57 110 163 213 |
Phân tích hydrocacbon
Tỉ lệ thể tích của olefin Tỉ lệ thể tích chất thơm Tỉ lệ thể tích các chất bão hòa |
% % % |
ASTM D 1319 |
– – Phần còn lại |
10 35 |
Tỷ lệ khối lượng của lưu huỳnh
Nồng độ khối lượng của chì Nồng độ khối lượng của photpho |
mg/kg g/l g/l |
ASTM D 3237 ASTM D 3231 |
– – |
80 0,013 0,0013 |
Bảng 11 – Xăng động cơ – Nhiên liệu thử chứng nhận của Nhật Bản
[Nguồn: Phụ bản 41 và 42 của Chi tiết về các Quy định an toàn cho các phương tiện cơ giới đường bộ].
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
Loại thường xuyên |
Loại hiếm |
||
min | max | min | max | |||
Số ốctan nghiên cứu (RON)
Số ốctan của động cơ (MON) |
1 1 |
JIS K 2280 JIS K 2280 |
90 80 |
92 82 |
99 86 |
101 88 |
Tỷ trọng ở 15 oC
Áp suất hơi Reid |
g/cm3 kPa |
JIS K 2249 JIS K 2258 |
0,72 56 |
0,77 60 |
0,72 56 |
0,77 60 |
Chưng cất
10 % (thể tích) 50 % (thể tích) 90 % (thể tích) Điểm kết thúc sôi |
K (oC) K (oC) K (oC) K (oC) |
JIS K 2254 |
318 (45) 363 (90) 413 (140) – |
328 (55) 373 (100) 443 (170) 488 (215) |
318 (45) 363 (90) 413 (140) – |
328 (55) 373 (100) 443 (170) 488 (215) |
Phân tích hydrocacbon
Olefin Chất thơm Benzen Oxy MTBE Metanol Etanol Dầu hỏa |
% thể tích % thể tích % thể tích % thể tích % thể tích % thể tích % thể tích % thể tích |
JIS K 2539 -1, -2, -3 ,-4, -5, -6 |
15 20 – – – – – – |
25 45 1,0 ND1) ND ND ND ND |
15 20 – – – – – – |
25 45 1,0 ND ND ND ND ND |
Tỉ lệ khối lượng của lưu huỳnh
Nồng độ khối lượng của chì Chất keo hiện có trên 100 ml |
mg/kg g/l mg |
JIS K 2541 -1, -2, -6, -7 JIS K 2255 JIS K 2261 |
– – – |
10 ND 5 |
– – – |
10 ND 5 |
1) ND = không phát hiện được (not detectable). |
Bảng 12 – Bản dữ liệu phân tích chung – Xăng động cơ
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử1) |
Kết quả đo |
Số ốctan nghiên cứu (RON)
Số ốctan của động cơ (MON) Độ nhạy (RON/MON)
Tỷ trọng ở 15 oC Áp suất hơi Reid Áp suất hơi (DVPE) |
1 1 1 kg/l kPa kPa |
ISO 5164 ISO 5163 ISO 5163 ISO 5164 ISO 3675 ISO 3007 EN 13016-1 |
|
Chưng cất
Điểm bắt đầu sôi 10 % (thể tích) 50 % (thể tích) 90 % (thể tích) Điểm kết thúc sôi Cặn ở 70 oC ở 100 oC ở 180 oC |
oC oC oC oC oC % % % |
ISO 3405 |
|
Phân tích hydrocacbon
Tỉ lệ thể tích của olefin Tỉ lệ thể tích của chất thơm Tỉ lệ thể tích của benzen |
% % % |
ISO 3837
ASTM D 3606, ASTM D 5580, EN 238 |
|
Tỷ lệ khối lượng của lưu huỳnh
Nồng độ khối lượng của photpho Nồng độ khối lượng của chì |
% g/l g/l |
ISO 4260 ISO 8754 ASTM D 3231 ISO 3830 |
|
Tính ổn định oxy hóa
Khối lượng của chất keo hiện có trên 100 ml Ăn mòn dải đồng ở 50 oC Bão hòa Oxy |
min mg – |
ISO 7536 ISSO 6264 ISO 2160 |
|
Phân tích nguyên tố 2)
Tỉ lệ khối lượng của cacbon Tỉ lệ khối lượng của hydro Tỉ lệ khối lượng của nitơ Tỉ lệ khối lượng của oxy |
% % % % |
ASTMD 3343 |
|
1) Chỉ ra phương pháp được sử dụng.
2) Xem đoạn cuối cùng của Điều 5. |
Bảng 13 – Nhiên liệu điêzen – Nhiên liệu chuẩn EU
[Nguồn: CEC, Sách hướng dẫn dầu nhiên liệu chuẩn]
[Nguồn: Chỉ thị của EU 2005/78/EC]
[Nguồn: Chỉ thị của EU 2004/26/EC]
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
RF-06-99 |
RF-06-03 |
RF-75-T-96 |
|||
min | max | min | max | min | max | |||
Số xêtan
Tỷ trọng ở 15 oC |
1 Kg/m3 |
ISO 5165 ISO 3675 |
52 833 |
54 837 |
52 833 |
54 837 |
45 835 |
50 845 |
Chưng cất
50 % (thể tích) 95 % (thể tích) Điểm kết thúc sôi |
oC oC oC |
ISO 3405 |
245 345 – |
– 350 370 |
245 345 – |
– 350 370 |
– – – |
– – 370 |
Điểm bốc cháy
Điểm bịt kín bộ lọc nguội Độ nhớt động ở 40 oC Hydrocabon thơm đa nhân |
oC oC mm2/s % khối lượng |
ISO 2719 EN 116 ISO 3104 EN 12916 |
55 – 2,5 3,0 |
– -5 3,5 6,0 |
55 – 2,5 2,0 |
– -5 3,5 6,0 |
55 – 2,5 |
– +5 3,5 |
Tỉ lệ khối lượng lưu huỳnh
Ăn mòn đồng Tỉ lệ khối lượng của cặn cacbon conradson Tỉ lệ khối lượng của tro Tỉ lệ khối lượng của nước |
mg/kg – % % % |
ISO 14596 ISO 2160 ISO 10370 ISO 6245 ISO 12937 |
Được báo cáo |
300(50) Cấp 1 0,2 0,01 0,05 |
– – – – – |
10 cấp 1 0,2 0,01 0,02 |
1000 – – – – |
2000 Cấp 1 0,3 0,01 0,05 |
Khả năng bôi trơn (HFRR ở 60 oC)
Số trung hòa Độ ổn định oxy hòa |
mg mg KOH/g mg/ml |
CEC F-06-A-96 ISO 12205 |
– – |
0,02 0,025 |
– – – |
400 0,02 0,025 |
– – |
0,02 0,025 |
Bảng 14 – Nhiên liệu điêzen – Nhiên liệu thử chứng nhận của Hoa kỳ (USA)
[Nguồn: Mã các Quy định liên bang, Tên 40, 86.1313-98]
[Nguồn: Mã các Quy định liên bang, Tên 40, 86.1313-2007]
[Nguồn: Mã các Quy định liên bang, Tên 40, § 1065.703]
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
Nhiên liệu 2-D |
|
min |
max |
|||
Số xêtan
Chỉ số xêtan Tỉ trọng ở 15 oC |
1 1 kg/l |
ASTM D 613 ASTM D 976 ASTM D 1298 |
40 42 0,840 |
50 50 0,865 |
Chưng cất
Điểm bắt đầu sôi 10 % (thể tích) 50 % (thể tích) 90 % (thể tích) Điểm kết thúc sôi |
oC oC oC oC oC |
ASTM D 86 |
171 204 243 293 321 |
204 238 282 332 366 |
Điểm bốc cháy
Độ nhớt động ở 37, 38 oC |
oC mm2/s |
ASTM D 93 ASTM D 445 |
54 2 |
– 3,2 |
Tỉ lệ khối lượng của lưu huỳnh
Tỉ lệ thể tích của chất thơm |
% % |
ASTM D 1266 ASTM D 2622 ASTM D 1319 |
0,03 7 27 (10) |
0,05 15 – |
Bảng 15 – Nhiên liệu điêzen – Nhiên liệu thử chứng nhận của Califonia
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
Nhiên liệu 2-D |
|
min |
max |
|||
Số xêtan
Chỉ số xêtan Tỉ trọng ở 15 oC |
1 1 kg/l |
ASTM D 613 ASTM D 976 |
42 42 0,840 |
50 50 0,865 |
Chưng cất
Điểm bắt đầu sôi 10 % (thể tích) 50 % (thể tích) 90 % (thể tích) Điểm kết thúc sôi |
oC oC oC oC oC |
ASTM D 86 |
171 204 243 293 321 |
204 238 282 332 366 |
Điểm bốc cháy
Độ nhớt động ở 37, 38 oC |
oC mm2/s |
ASTM D 93 ASTM D 445 |
54 2 |
– 3,2 |
Tỉ lệ khối lượng của lưu huỳnh
Tỉ lệ thể tích của chất thơm |
% % |
ASTM D 1266 ASTM D 2622 ASTM D 1319 |
0,03 – |
0,05 10 |
Bảng 16 – Nhiên liệu điêzen – Nhiên liệu thử chứng nhận của Nhật Bản
[Nguồn: Phụ bản 41, 42 và 43 của Chi tiết về các Quy định an toàn cho các phương tiện cơ giới đường bộ]
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
Nhiên liệu chứng nhận 11) |
Nhiên liệu chứng nhận 22) |
||
min | max | min | max | |||
Chỉ số xêtan
Tỉ trọng ở 15 oC |
1 g/cm3 |
JIS K 2280 JIS K 2249 |
53 0,824 |
57 0,840 |
53 0,815 |
60 0,840 |
Chưng cất |
|
JIS K2254 |
|
|
|
|
50 % (thể tích)
90 % (thể tích) Điểm kết thúc sôi |
K (oC) K (oC) K (oC) |
|
528 (255) 573 (300) – |
568(295) 618(345) 643 (370) |
528 (255) 573 (300) – |
568 (295) 618 (345) 643 (370) |
Phân tích hyđrocacbon
Tổng các chất thơm Các chất thơm polycyclic |
% thể tích % thể tích |
JPI-5S-49-973) JPI-5S-49-973) |
– – |
25 5,0 |
– – |
25 5,0 |
Điểm bốc cháy
Độ nhớt động ở 30 oC |
K (oC) mm2/s |
JIS K2265-3 JIS K2283 |
331 (58) 3,0 |
– 4,5 |
331 (58) 3,0 |
– 4,5 |
Tỉ lệ khối lượng (của) lưu huỳnh |
mg/kg |
JIS K2541-1,-2,-6,-7 |
– |
10 |
– |
10 |
Trigly ceride |
|
Phương pháp đo do nội san METI4) quy định |
|
ND5) |
|
ND5) |
Tỉ lệ khối lượng (của) axit béo |
|
|
ND5) |
|
ND5) |
|
1) Nhiên liệu thử dùng cho phương tiện cơ giới đường bộ quy định trong các Phụ bản 41 và 42 của “Chi tiết về các Quy định an toàn cho các phương tiện cơ giới đường bộ”.
2) Nhiên liệu thử dùng cho phương tiện cơ giới đường bộ chuyên dùng được quy định trong Phụ bản 43 của “Chi tiết về các Quy định an toàn cho các phương tiện cơ giới đường bộ” 3) Tiêu chuẩn của Viện dầu mỏ Nhật Bản. 4) Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp. 5) ND = không phát hiện được. |
Bảng 17 – Bản dữ liệu phân tích chung – Các nhiên liệu điêzen
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử1) |
Kết quả đo |
Số xêtan
Chỉ số xêtan Tỷ trọng ở 15 oC |
1 1 kg/l |
ISO 5165 ISO 4264 ISO 3675 |
|
Chưng cất
Điểm bắt đầu sôi 10 % (thể tích) 50 % (thể tích) 90 % (thể tích) Điểm kết thúc sôi Thể tích bốc hơi ở 250 oC ở 350 oC |
oC oC oC oC oC % % % |
ISO 3405 |
|
Điểm bốc cháy
Điểm bít kín bộ lọc nguội Điểm rót Độ nhớt động ở 40 oC |
oC oC mm2/s |
ISO 2719 EN 116 ISO 3016 ISO 3104 |
|
Tỉ lệ khối lượng (của) lưu huỳnh
Tỉ lệ thể tích của các chất thơm
Tỉ lệ khối lượng của cặn cacbon (10 % DR) Tỉ lệ khối lượng của tro Tỉ lệ khối lượng của nước Số trung hòa Độ ổn định oxy hóa Thời gian cảm ứng Khối lượng của chất keo trong 100 ml |
% % % % mg KOH/g min mg |
ISO 4260 ASTM D 1319 2) ASTM D 5166 ISO 6615 ISO 6624 ISO 3733 ASTM D 974 ASTM D 525 ASTM D 381 |
|
Phân tích nguyên tố 3)
Tỉ lệ khối lượng cacbon Tỉ lệ khối lượng hydro Tỉ lệ khối lượng nitơ Tỉ lệ khối lượng oxy |
% % % % |
ASTM D 3343 |
|
1) Chỉ phương pháp được dùng.
2) Hiệu lực của phương pháp này được giới hạn cho các nhiên liệu có điểm sôi cao, các phương pháp khác không được tiêu chuẩn hóa nhưng có thể dùng được. 3) Xem đoạn cuối của Điều 5. |
Bảng 18 – Dầu mazut chưng cất – Dầu mazut thử cấp F của ISO
[Nguồn: ISO 8217:2005]
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
Nhiên liệu ISO-F-DMA |
Nhiên liệu ISO-F-DMB |
|||
min. |
max. |
min. |
max. |
||||
Chỉ số xêtan
Tỉ trọng ở 15 oC |
kg/cm3 |
ISO 4264 ISO 3675 |
40 – |
– 890,0 |
35 – |
– 900,0 |
|
Điểm bốc cháy
Điểm rót Cấp mùa đông Cấp mùa hè Độ nhớt động ở 40 oC |
oC oC oC mm2/s |
ISO 2719 ISO 3016 ISO 3104 |
60 – – 1,50 |
-6 0 6,00 |
60 – – – |
0 6 11,0
|
|
Tỉ lệ khối lượng của lưu huỳnh
Tỉ lệ thể tích của cặn cacbon, cặn Ramsbottom 10 % Tỉ lệ khối lượng của cặn cacbon, Ramsbottom Tỉ lệ khối lượng của tro Tỉ lệ khối lượng của nước Tỉ lệ khối lượng của cặn |
% % % % % % |
ISO 8754 ISO 4262 ISO 4262 ISO 6245 ISO 3733 ISO 10307-1 |
– – – – – – |
1,50 0,30 – 0,01 – – |
– – – – – – |
2,00 – 0,30 0,01 0,3 0,1 |
|
Kiểm tra bằng mắt |
– |
ISO 8217 |
Trong và sáng |
1) |
|||
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
Nhiên liệu ISO-F-DMX |
Nhiên liệu ISO-F-DMC |
|||
min. | max. | min. | max. | ||||
Chỉ số xêtan
Tỉ trọng ở 15 oC |
kg/cm3 |
ISO 4264 ISO 3675 |
45 – |
– – |
– – |
– 920,0 |
|
Điểm bốc cháy
Điểm mây Điểm rót Cấp mùa đông Cấp mùa hè Độ nhớt động ở 40 oC |
oC oC oC oC mm2/s |
ISO 2719 ISO 3015 ISO 3016 ISO 3104 |
43 – – – 1,40 |
-16 – – 5,50 |
60 – – – – |
0 0 6 14,0 |
|
Tỉ lệ khối lượng (của) lưu huỳnh
Tỉ lệ khối lượng của cặn cacbon, cặn Ramsbottom 10 % Tỉ lệ khối lượng của cặn cacbon, Ramsbottom Tỉ lệ khối lượng của tro Tỉ lệ khối lượng của nước Tỉ lệ khối lượng của cặn Vanadi Nhôm + silic |
% % % % % % mg/kg mg/kg |
ISO 8754 ISO 4262 ISO 4262 ISO 6245 ISO 3733 ISO 10307-1 ISO 14597 ISO 10478 |
– – – – – – – – |
1,00 0,30 – 0,01 – – – – |
– – – – – – – – |
2,00 – 2,50 0,05 0,3 0,1 100 25 |
|
Kiểm tra bằng mắt |
– |
ISO 8217 |
Trong và sáng |
– |
– |
||
1) Xem 7.4, ISO 8217:2005. |
Bảng 19 – Bản dữ liệu phân tích chung – Dầu mazut chưng cất
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử1) |
Kết quả đo |
Số xêtan 1)
Tỷ trọng ở 15 oC Điểm bốc cháy Điểm rót Điểm mây Độ nhớt động ở 40 oC |
1 kg/l oC oC oC mm2/s |
ISO 5165 ISO 3675 ISO 2719 ISO 3016 ISO 3015 ISO 3014 |
|
Tỉ lệ khối lượng (của) lưu huỳnh
Tỉ lệ thể tích của cặn cacbon, cặn Ramsbottom 10 % Tỉ lệ khối lượng của cặn cacbon, Ramsbottom Tỉ lệ khối lượng của tro Tỉ lệ khối lượng của nước Tỉ lệ khối lượng của cặn |
% % % % % % % |
ISO 8754 ISO 4262 ISO 4262 ISO 6245 ISO 3733 ISO 3735 |
|
Kiểm tra bằng mắt |
– |
ISO 8217 |
|
Phân tích nguyên tố 2)
Tỉ lệ khối lượng cacbon Tỉ lệ khối lượng hydro Tỉ lệ khối lượng nitơ Tỉ lệ khối lượng oxy |
% % % % |
ASTM D3343 |
|
1) Không có hiệu lực đối với các nhiên liệu chứa cặn.
2) Xem đoạn cuối Điều 5. |
Bảng 20 – Dầu mazut có cặn – Dầu mazut thử cấp F của ISO
[Nguồn: ISO 8217:2005]
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử |
Giới hạn |
RMA 30 |
RMB 30 |
RMD 80 |
RME 180 |
RMF 180 |
RMG 380 |
RMH 380 |
RMK 380 |
RMH 700 |
RMK 700 |
Tỷ trọng ở 15 oC |
Kg/m3 |
ISO 3675 |
max |
960,0 |
975,0 |
980,0 |
991,0 |
991,0 |
991,0 |
991,0 |
991,0 |
991,0 |
1010,0 |
Độ nhớt động ở 50 oC |
mm2/s |
ISO 3104 |
Max |
30,0 |
30,0 |
80,0 |
180,0 |
180,0 |
380,0 |
380,0 |
380,0 |
700,0 |
700,0 |
Điểm bốc cháy |
oC |
ISO 2719 |
min |
60 |
60 |
60 |
60 |
60 |
60 |
60 |
60 |
60 |
60 |
Điểm rót (trên) |
oC |
ISO 3016 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cấp mùa đông |
|
|
max |
0 |
24 |
30 |
30 |
30 |
30 |
30 |
30 |
30 |
30 |
Cấp mùa hè |
|
|
max |
6 |
24 |
30 |
30 |
30 |
30 |
30 |
30 |
30 |
30 |
Tỷ lệ khối lượng lưu huỳnh |
% |
ISO 8754 |
max |
3,50 |
3,50 |
4,00 |
4,50 |
4,50 |
4,50 |
4,50 |
4,50 |
4,50 |
4,50 |
Tỷ lệ khối lượng cặn cacbon |
% |
ISO 10370 |
max |
10 |
10 |
14 |
15 |
20 |
18 |
22 |
22 |
22 |
22 |
Tỷ lệ khối lượng của tro |
% |
ISO 6245 |
max |
0,10 |
0,10 |
0,10 |
0,10 |
0,10 |
0,15 |
0,15 |
0,15 |
0,15 |
0,15 |
Tỷ lệ thể tích của nước |
% |
ISO 3733 |
max |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
Tỷ lệ khối lượng của cặn |
% |
ISO 10307-2 |
max |
0,10 |
0,10 |
0,10 |
0,10 |
0,10 |
0,10 |
0,10 |
0,10 |
0,10 |
0,10 |
Nhôm + silic |
mg/kg |
ISO 10478 |
max |
80 |
80 |
80 |
80 |
80 |
80 |
80 |
80 |
80 |
80 |
Vanađi |
mg/kg |
ISO 14597 |
max |
150 |
150 |
350 |
200 |
500 |
300 |
600 |
600 |
600 |
600 |
Bảng 21 – Bản dữ liệu phân tích chung – Dầu mazut có cặn
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử1) |
Kết quả đo |
CCAI2)
Tỷ trọng ở 15 oC Điểm bốc cháy Điểm rót Độ nhớt động ở 40 oC |
1 kg/l oC oC mm2/s |
ISO 3675 ISO 2719 ISO 3016 ISO 3104 |
|
Tỉ lệ khối lượng (của) lưu huỳnh
Tỉ lệ thể tích của cặn cacbon (10 % DR)
Tỉ lệ khối lượng của tro Tỉ lệ khối lượng của nước Tỉ lệ khối lượng của cặn Tỉ lệ khối lượng của nhôm và silic Tỉ lệ khối lượng của vanadi |
% % % % % mg/kg mg/kg |
ISO 8754 ISO 4260 ISO 6615 ISO 10370 ISO 6245 ISO 3733 ISO 3735 ISO 10478 ISO 8691 |
|
Phân tích nguyên tố 3)
Tỉ lệ khối lượng cacbon Tỉ lệ khối lượng hydro Tỉ lệ khối lượng nitơ Tỉ lệ khối lượng oxy |
% % % % |
ASTM D3343 |
|
1) Chỉ phương pháp được sử dụng.
2) CCAI = Chỉ số cacbon thơm tính toán, (xem Điều A.4). 3) Xem đoạn cuối Điều 5. |
Bảng 22 – Bản dữ liệu phân tích chung – Dầu thô
Tính chất |
Đơn vị |
Phương pháp thử1) |
Kết quả đo |
Tỷ trọng ở 15 oC
Độ nhớt động học ở 10 oC
Tỉ lệ khối lượng (của) lưu huỳnh Điểm rót Áp suất hơi Reid Tỉ lệ khối lượng của nước |
kg/l mm2/s % oC bar % |
ISO 3675 ISO 3104 ISO 3105 ISO 8754 ISO 3016 ISO 3007 ISO 3733 |
|
1) Chỉ phương pháp được sử dụng. |
PHỤ LỤC A
(Tham khảo)
TÍNH TOÁN CÁC HỆ SỐ NHIÊN LIỆU RIÊNG
A.1. Các hệ số nhiên liệu riêng
Các hệ số này được dùng để tính toán nồng độ ướt từ nồng độ khô theo 14.3, TCVN 6852-1:2008 (ISO 8178-1:2006).
cw = kw x cd
Hệ số hiệu chỉnh khô đến ướt kwr được sử dụng để chuyển đổi các nồng độ khô đo được thành trạng thái ướt chuẩn. kwr còn là thương số giữa các lưu lượng thể tích khí thải khô và ướt.
Dựa trên phương trình đốt cháy, kw cho kết quả như sau:
Hằng số nhiên liệu riêng ¦fw [thay đổi thể tích từ không khí cháy thành khí thải ướt, m3/kg nhiên liệu] được tính toán như sau:
¦fw = 0,055 594 x wALF + 0,008 0021 x wDEL + 0,007 004 6 x wEPS
Hằng số nhiên liệu riêng ¦td [thay đổi thể tích từ không khí cháy thành khí thải khô, m3/kg nhiên liệu] được tính toán như sau:
¦td = 0,055 593 x wALF + 0,008 002 x wDEL + 0,007 004 6 x wEPS
Bảng A.1 giới thiệu các hệ số nhiên liệu riêng cho một số nhiên liệu được lựa chọn.
Bảng A.1 cũng giới thiệu các giá trị ¦fh cho các nhiên liệu khác nhau.
Trong tiêu chuẩn này và TCVN 6852-1:2008 (ISO 8178-1:2006), hệ số này được sử dụng nhiều hơn bởi vì nó không chỉ là một hằng số nhiên liệu riêng mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ nhiên liệu trên không khí với mức độ nhỏ.
Bảng A.1 – Các giá trị của hệ số nhiên liệu riêng cho một số nhiên liệu lựa chọn
A.2. Đánh giá thành phần nhiên liệu không phân tích nguyên tố
Trong trường hợp không thể đo được hàm lượng của các nhiên liệu vì thời gian và/hoặc sự hạn chế của thiết bị thì các phương pháp được quy định trong A.2.1, A.2.2, A.2.3 có thể cho các kết quả chính xác một cách hợp lý. Các phương pháp này được khuyến nghị sử dụng cho mục đích chứng nhận, nhưng trong một số trường hợp chúng có thể có ích trong tính toán tỷ lệ hyđro/cacbon trên cơ sở tỷ trọng của nhiên liệu và sự hiểu biết về hàm lượng lưu huỳnh và nitơ.
A.2.1. Phương pháp 1
Phương pháp này là một công thức đơn giản đối với các nhiên liệu điêzen khi không biết hàm lượng của lưu huỳnh và nitơ.
wALF = 26-15 x rf
wBET = 100 – WALF
Trong đó rf là tỷ trọng ở 288 K (15 oC), tính bằng centimét khối.
A.2.2. Phương pháp 2
Phương pháp đã được công bố trong Sách các tiêu chuẩn ASTM (tháng 6/1968) với tên gốc: Phương pháp được đề nghị để đánh giá nhiệt tinh và nhiệt thô của vòi đốt khí cháy và các nhiên liệu điêzen.
Trong công thức này, biết hàm lượng lưu huỳnh
wBET = 100 – wALF – wGAM
Trong đó: rf là tỷ trọng của nhiên liệu ở 15oC, tính bằng gam trên centimét khối.
Cũng có thể đánh giá nhiệt tinh của chỉ số cháy NHCV, tính bằng megajun trên kilôgam.
A.2.3. Phương pháp 3
Các phương trình sau là các phương trình được cải tiến do Cục Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ công bố. Các phương trình này áp dụng được một cách trực tiếp hơn. Các sai số yêu cầu là -0,3 % đến +0,6 % đối với hàm lượng cacbon và -0,3% đến + 0,3 % đối với hàm lượng hyđro. Phạm vi áp dụng các sai số này cho các nhiên liệu dầu mỏ đã được chứng minh trong phạm vi tỷ trọng 0,77 g/cm3 đến 0,98 g/cm3.
Sai số 1 % của hàm lượng cacbon của nhiên liệu cho một sai số khoảng 1 % của thể tích khí thải tính toán dựa trên việc đo phần trăm CO2 trong khí thải.
wBET = 100 – (wALF + wGAM + wDEL)
Trong đó, r là tỷ trọng ở 288 K (15oC), tính bằng gam trên centimét khối.
A.3. Đặc tính bốc cháy
Sau đây là một bản dự thảo làm việc được viết lại và chỉ dùng để tham khảo.
A.3.1. Sự áp dụng
Các yêu cầu về đặc tính bốc cháy của dầu mazut (có) cặn trong các động cơ điêzen tàu biển chủ yếu được xác định bởi kiểu động cơ và đáng chú ý hơn là các điều kiện vận hành của động cơ. Các hệ số nhiên liệu ảnh hưởng tới các đặc tính bốc cháy ở một phạm vi khá nhỏ. Vì lẽ đó, không thể áp dụng các giới hạn chung cho các đặc tính bốc cháy bởi vì một giá trị có thể còn chưa chắc chắn đối với một động cơ trong các điều kiện bất lợi có thể trở nên hoàn toàn tốt trong nhiều trường hợp cá biệt khác. Nếu có yêu cầu, nhà sản xuất động cơ nên cung cấp thêm hướng dẫn về các giá trị đặc tính bốc cháy có thể chấp nhận được.
A.3.2. Xác định CII và CCAI
Bằng cách dùng toán đồ trên Hình A.1 có thể xác định tỷ số bốc cháy tính toán (CII) hoặc chỉ số cacbon thơm tính toán (CCAI) của một loại dầu mazut bằng cách kéo dài một đường thẳng nối với độ nhớt và tỷ trọng và đọc các giá trị thu được trên thang chia độ của CII và CCAI. Các giá trị này cho phép xếp loại đặc tính bốc cháy của dầu mazut. Các giá trị trên có thể được tính toán như sau:
CII = (270,795 + 0,1038 x T) – 0,25456 x r + 23,708 x lg[lg (v + 0,7)]
CCAI = r – 81 – 141 x lg [lg (v + 0,85)] – 483 x lg
Trong đó:
T là nhiệt độ, tính bằng độ Celsius;
V là độ nhớt động, tính bằng milimét vuông trên giây, ở nhiệt độ T;
r là tỷ trọng ở 15 oC, tính bằng kilôgam trên mét khối.
CHÚ DẪN
A độ nhớt động, mm2/s
B tỷ trọng ở 15 oC, kg/m3
C CII
D CCAI
a ở 50 oC
b Ở 100 oC
Hình A.1 – Toán đồ để xác định chỉ số bốc cháy tính toán (CII) và chỉ số cacbon thơm tính toán (CCAI)
PHỤ LỤC B
(Tham khảo)
PHƯƠNG PHÁP THỬ KHÔNG ISO TƯƠNG ĐƯƠNG
Các tiêu chuẩn cho trong Phụ lục này không hoàn toàn tương đương nhưng được xem là có thể so sánh được.
Bảng B.1 – Khí dầu mỏ hóa lỏng
Đặc tính |
Phương pháp thử ISO |
Phương pháp thử ASTM |
Phương pháp thử JIS |
Thành phần
Tỉ lệ khối lượng của lưu huỳnh Áp suất hơi ở 40 oC
Tỷ trọng ở 15 oC |
ISO 7941 ISO 4260 ISO 4256 ISO 8973 ISO 3993 ISO 8973 |
ASTM D 2163 ASTM D 2784 ASTM D 1267 ASTM D 2598 ASTM D 1657 ASTM D 2598 |
JIS K 2240 JIS K 2240 JIS K 2240 JIS K 2240 |
Bảng 2 – Xăng động cơ
Tính chất |
Phương pháp thử ISO |
Phương pháp thử ASTM |
Phương pháp thử CEN |
Phương pháp thử JIS |
Số ốctan nghiên cứu (RON)
Số ốctan động cơ (MON) Độ nhạy (RON/MON)
Tỷ trọng 15 oC Áp suất hơi Ried Chưng cất Phân tích hydrocacbon Tỉ lệ khối lượng của lưu huỳnh Tỉ lệ khối lượng của chì
Độ ổn định oxy hóa Thời gian cảm ứng Khối lượng chất keo trong 100 ml Ăn mòn đồng ở 50 oC |
ISO 5164 ISO 5163 ISO 5163 ISO 5164 ISO 3675 ISO 3007 ISO 3405 ISO 3837 ISO 4260 ISO 8754 ISO 7536 ISO 6246 ISO 2160 |
ASTM D 2699 ASTM D 2700 ASTM D 2699 ASTM D 2700 ASTM D 1298 ASTM D 323 ASTM D 86 ASTM D 1319 ASTM D 1266 ASTM D 2622 ASTM D 3341 ASTM D 3237 ASTM D 525
ASTM D 381 ASTM D 130 |
– – – – – – – EN 24260 EN 237 – – – |
JIS K 2280 JIS K 2280 JIS K 2280 JIS K 2280 JIS K 2249 JIS K 2258 JIS K 2254 JIS K 2536 JIS K 2541 JIS K 2255 JIS K 2287 JIS K 2261 |
Bảng B.3 – Sản phẩm chưng cất và dầu mazut (có) cặn
Tính chất |
Phương pháp thử ISO |
Phương pháp thử ASTM |
Phương pháp thử CEN |
Phương pháp thử JIS |
Số xêtan
Chỉ số xêtan Tỷ trọng 15 oC Chưng cất Điểm bốc cháy (PM) Điểm mây Điểm rót Độ nhớt
Tỉ lệ khối lượng (của) lưu huỳnh Sự ăn mòn đồng Tỉ lệ khối lượng của cặn cacbon 2) Tỉ lệ khối lượng của tro Tỉ lệ khối lượng của nước Chưng cất Phương pháp Karl Fisher |
ISO 5165 ISO 3675 ISO 3405 ISO 2719 ISO 3015 ISO 3016 ISO 3104 ISO 3105 ISO 4260 ISO 8754 ISO 2160 ISO 6245 ISO 3733 ISO 6296 |
ASTM D 613
ASTM D 1298 ASTM D86 ASTM D 93 ASTM D 2500 ASTM D 97 ASTM D 445
ASTM D 1266 ASTM D 2622 ASTN D 130
– |
– – – – – – EN 24260 – – ISO 6245 – – |
JIS K 2280 JIS K 2249 JIS K 2254 JIS K 2265 JIS K 2269 JIS K 2269 JIS K 2583 JIS K 2541 JIS K 2513 JIS K 2272 JIS K 2275 JIS K 2275 |
1) Xem bảng B.5
2) Xem bảng B.4 |
Bảng 4 – Xác định cặn cacbon
Phương pháp |
ISO |
ASTM |
JIS |
Micro |
ISO 10370 |
ASTM D 4530 |
JIS K 2270 |
Ramsbottom |
ISO 4262 |
– |
– |
Cacbon conradson |
ISO 6615 |
ASTM D 189 |
JIS K 2270 |
Bảng B.5 – Phương pháp xác định đặc tính bốc cháy (chỉ số xêtan tính toán)
Số các biến số |
Phương pháp ISO |
Phương pháp ASTM |
Phương pháp IP1) |
Phương pháp JIS |
4 |
ISO 4264 |
ASTM D 4737 |
IP 380 |
JIS K 2280 |
2 |
– |
ASTM D 976 |
IP 364 |
– |
1) Viện dầu mỏ nước Anh. |
Bảng 6 – Các phương pháp thống kê
Phương pháp ISO |
Phương pháp ASTM |
Phương pháp JIS |
ISO 4259 |
ASTM D 3244 |
– |
PHỤ LỤC C
(Tham khảo)
CÁC TỔ CHỨC CÓ THỂ CUNG CẤP CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHO NHIÊN LIỆU THƯƠNG MẠI
Vì các thông số kỹ thuật của các nhiên liệu thương mại hay thay đổi cho nên cần kiểm tra các thông số kỹ thuật cụ thể trước khi bắt đầu thử nghiệm.
Hội đồng hợp tác Châu Âu về phát triển các thử nghiệm đặc tính cho các nhiên liệu vận tải, các chất bôi trơn và các chất lỏng khác (CEC).
Interlynk Administrative Services Ltd
PO Box 6475
Earl Shilton
Leicester
LE9 9ZB, UK
The European Liquefied Petroleum Gas Association (AEGPL)
165 bd du Souverain
1160 Brussels, Belgium
European Natural Gas Vehicle Association (ENGVA)
Kruisweg 813-A
2132 NG Hoofdorp, The Netherlands
American Petroleum Institute (API)
1220 L Street, Northwest
Washington, D.C 20005, USA
American Gas Association (AGA)
400 North Capitol Street, NW
Suite 450
Washington, D.C 20001, USA
Petroleum Association of Japan
Keidanren Bldg, No. 9-4, 1-Chome Ohtemachi
Chiyoda-ku
Tokyo 100-0004, Japan
The Japan LP-Gas Association
1-14-1, Toranomon, Minato-ku
Tokyo 105-0001, Japan
The Japan Gas Association
1-15-12 Toranomon, Minato-ku
Tokyo 105-0001, Japan
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 2692:2007 (ASTM D 95-05e1), Sản phẩm dầu mỏ và bitum – Xác định hàm lượng nước bằng phương pháp chưng cất.
[2] TCVN 2694:2007 (ASTM D 130-04e1), Sản phẩm dầu mỏ – Phương pháp xác định đo ăn mòn đồng bằng thép thử tấm đồng.
[3] TCVN 3171:2007 (ASTM D 445-06), Chất lỏng dầu mỏ trong suốt và không trong suốt – Phương pháp xác định độ nhớt động học (Và tính toán độ nhớt động lực).
[4] TCVN 6594:2007 (ASTM D 1298-99) (2005), Dầu thô và sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng – Xác định khối lượng riêng, khối lượng riêng tương đối (trọng lượng riêng) hoặc khối lượng API – Phương pháp tỷ trọng kế.
[5] TCVN 6852-4:2010 (ISO 8178-4:2007), Động cơ đốt trong kiểu pittông – Đo chất thải – Phần 4: Chu trình thử cho các ứng dụng khác nhau của động cơ.
[6] TCVN 6852-11:2009 (ISO 8178-11:2006, Động cơ đốt trong kiểu pittông – Đo chất thải – Phần 11: Đo trên băng thử các chất thải khí và hạt từ động cơ lắp trên máy di động không chạy trên đường bộ ở chế độ thử chuyển tiếp).
[7] TCVN 7330:2007 (ASTM D 1319-03e1) Sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng – phương pháp xác định các loại hydrocacbon bằng hấp thụ của bộ chỉ thị huỳnh quang.
[8] TCVN 7990:2008 (D 2500-05), Sản phẩm dầu mỏ – Phương pháp xác định điểm sương
[9] ISO 1998-1:1998, Petroleum industry – Terminology – Part 1: Raw materials and products (Công nghiệp dầu mỏ – Thuật ngữ – Phần 1: Sản phẩm và vật liệu thô).
[10] ISO 1998-2:1998, Petroleum industry – Terminology – Part 2: Properties and tests (Công nghiệp dầu mỏ – Thuật ngữ – Phần 2: Các tính chất và thử nghiệm).
[11] ISO 1998-3:1998, Petroleum industry – Terminology – Part 3: Exploration and production (Công nghiêp dầu mỏ – Thuật ngữ – Phần 3: Sự khai thác và sản xuất).
[12] ISO 1998-4:1998, Petroleum industry – Terminology – Part 4: Refining (Công nghiệp dầu mỏ – Thuật ngữ – Phần 4: Sự tinh chế).
[13] ISO 1998-5:1998, Petroleum industry – Terminology – Part 5: Transport, storage, distribution (Công nghiệp dầu mỏ – Thuật ngữ – Phần 5: Vận chuyển, bảo quản và phân phối).
[14] ISO 1998-6:2000, Petroleum industry – Terminology – Part 6: Measurement (Công nghiệp dầu mỏ – Thuật ngữ – Phần 6: Phương pháp đo).
[15] ISO 1998-7:1998, Petroleum industry – Terminology – Part 7: Miscellaneous terms (Công nghiệp dầu mỏ – Thuật ngữ – Phần 7: Thuật ngữ khác).
[16] ISO 1998-99:2000, Petroleum industry – Terminology – Part 99: General and index (Công nghiệp dầu mỏ – Thuật ngữ – Phần 99: Những vấn đề chung và chỉ số).
[17] ISO 4259:2006, Petroleum products – Determination and application of precision data in relation to methods of test (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định và áp dụng các dữ liệu chính xác về các phương pháp thử).
[18] ISO 6251:1996, Liquefied petroleum gases – Corrosiveness to copper – Copper strip test (Khí dầu mỏ hóa lỏng – Sự ăn mòn đối với đồng – Phép thử dải đồng).
[19] ISO 6296:2000, Petroleum products – Determination of water – Potentiometric Karl Fischer titration method (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định nước – Phương pháp chuẩn độ Karl Fischev bằng điện thế).
[20] ISO 8819:1993, Liquefied petroleum gase – Detection of hydrogen sulfide – Lead acetate method (Khí dầu mỏ hóa lỏng – Sự tách hydro lưu huỳnh – Phương pháp chì axetat).
[21] ISO 12156-1:2006, Diesel fuel – Assessment of lubricity using the high-frequency reciprocating rig (HFRR) – Part: Test method (Nhiên liệu điêzen – Đánh giá tính bôi trơn bằng sử dụng thiết bị có chuyển động tịnh tiến qua lại với tần số cao (HFRR) – Phần 1: Phương pháp thử).
[22] ISO 12205:1995, Petroleum products – Determination of the oxidation stability of middle – distillate fuels (Sản phẩm dầu mỏ – xác định độ ổn định oxy hóa của các nhiên liệu từ sản phẩm chưng cất ở giữa).
[23] ISO 12937:200, Petroleum products – Determination of water – Coulometric Karl Fischer titration method (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định nước – Phương pháp chuẩn độ Karl Fischev bằng điện lượng).
[24] ISO 14596:2007, Petroleum products – Determination of sulfur content – Wavelength – dispersive X-ray flourescence spectrometry (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định hàm lượng lưu huỳnh – Phương pháp trắc phổ huỳnh quang tán xạ bước sóng tia X).
[25] ISO 22854, Liquid petroleum products – Determination of hydrocarbon types and oxygenates in automotive-motor gasoline – Multidimensional gas chromatography method (Sản phẩm dầu mỏ lỏng – Xác định các loại hydrocacbon và các chất bão hòa oxy trong xăng ô tô-động cơ – Phương pháp sắc ký khí nhiều chiều).
[26] ASTM D 86-07b, Standard Test Method for Distillation of Petroleum Products at Atmospheric Pressure (Phương pháp thử tiêu chuẩn cho sự chưng cất sản phẩm dầu mỏ ở áp suất khí quyển).
[27] ASTM D 93-07, Standard Test Methods for Flash Point by Pensky-Martens Closed Cup Tester (Các phương pháp thử tiêu chuẩn cho điểm bốc cháy bằng dụng cụ thử chén kín Pensky-Martens).
[28] ASTM -07, Standard Test Method for Ash from Petroleum Products (Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với tro từ sản phẩm dầu mỏ).
[29] ASTM D 97-07, Standard Test Methods for Pour Point of Petroleum Products (Phương pháp thử tiêu chuẩn cho điểm rót của sản phẩm dầu mỏ).
[30] ASTM D 189-06, Standard Test Methods for Conradson Carbon Residue of Petroleum Products (Phương pháp thử tiêu chuẩn cho cặn cacbon conradson của sản phẩm dầu mỏ).
[31] ASTM D 323-06, Standard Test Method for Vapor Pressure of Petroleum Products (Reid Method) Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với áp suất hơi của sản phẩm dầu mỏ – Phương pháp Reid).
[32] ASTM D 381-04e1, Standard Test Method for Gum Content in Fuels by Jet Evaporation (Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với hàm lượng chất keo trong các nhiên liệu bằng sự bốc hơi có tia phun).
[33] ASTM D 482D 525-05, Standard Test Method for Oxidation Stability of Gasoline (Induction Period Method) [Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với độ ổn định oxy hóa của xăng (Phương pháp thời gian cảm ứng)].
[34] ASTM D 613-05, Standard Test Method for Cetane Number of Diesel Fuel Oil (Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với số xêtan của dầu mazut điêzen).
[35] ASTM D 974-07, Standard Test Method for Acid and Base Number by Color-Indicator Titration (Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với chỉ số axit và bazơ bằng sự chuẩn bộ chỉ thị màu).
[36] ASTM D 976-06, Standard Test Method for Calculated Cetane Index of Distillate Fuels (Phương pháp thử tiêu chuẩn cho chỉ số xêtan tính toán của các nhiên liệu chưng cất).
[37] ASTM D 1266-07, Standard Test Method for Sulfur in Petroleum Products (Lamp Method) [Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với lưu huỳnh trong sản phẩm dầu mỏ (phương pháp đèn)].
[38] ASTM D 1267-02 (2007), Standard Test Method for Gage Vapor Pressure of Liquefied Petroleum (LP) Gases (LP-Gas Method) [Phương pháp thử tiêu chuẩn cho áp suất hơi của các khí dầu mỏ hóa lỏng (Phương pháp khí LP)].
[39] ASTM D 1657-02 (2007), Standard Test Method for Density or Relative Density of Light Hydrocarbons by Pressure Hydrometer (Phương pháp thử tiêu chuẩn đổi với tỷ trọng hoặc tỷ trọng tương đối của các hydrocacbon nhẹ bằng tỷ trọng kế áp suất).
[40] ASTM D 1837-02a(2007, Standard Test Method for Volatility of Liquefied Petroleum (LP) Gases [Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với tính dễ bay hơi của các khí dầu mỏ hóa lỏng (LP)].
[41] ASTM D 1838-07, Standard Test Method for Copper Strip Corrosion by Liquefied Petroleum (LP) Gases [Phương pháp thử tiêu chuẩn cho sự ăn mòn dải đồng bởi các khí dầu mỏ hóa lỏng (LP)].
[42] ASTM D 1945-03, Standard Test Method for Analysis of Natural Gas by Gas Chromatography (Phương pháp thử tiêu chuẩn cho sự phân tích khí thiên nhiên bằng phương pháp sắc khí).
[43] ASTM D 2158-05, Standard Test Method for Residues in Liquefied Petroleum (LP) Gases [Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với các chất cặn trong các khí dầu mỏ hóa lỏng (LP)].
[44] ASTM D 2163-912), Test Method for Analysis for Liquefied Petroleum (LP) Gases and Propane concentrates by Gas Chromatography [Phương pháp thử để phân tích các khí dầu mỏ hóa lỏng (LP) và nồng độ propan bằng phương pháp sắc khí].
[45] ASTM D 2274-03a, Standard Test Method for Oxidation Stability of Distillate Fuel Oil (Accelerated Method) [Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với độ ổn định oxy hóa của dầu mazut chưng cất (Phương pháp nhanh)].
[46] ASTM D 2598-02(2007), Standard Practice for Calculation of Certain Physical Properties of Liquefied Petroleum (LP) Gases from Compositional Analysis [Quy trình kỹ thuật để tính toán một số tính chất vật lý của các khí dầu mỏ hóa lỏng (LP) từ sự phân tích thành phần].
[47] ASTM D 2622-08, Standard Test Method for Sulfur in Petroleum Products by Wavelength Dispersive X-ray Fluorescence Spectrometry (Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với lưu huỳnh trong sản phẩm dầu mỏ bằng phương pháp trắc phổ huỳnh quang tán xạ bước sóng tia X).
[48] ASTM D 2699-08, Standard Test Method for Research octane Number of Spark-lgnition Engine Fuel (Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với số ốctan nghiên cứu của nhiên liệu động cơ đánh lửa).
[49] ASTM D 2700-08, Standard Test Method for Motor octane Number of Spark-lgnition Engine Fuel (Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với số ốctan của động cơ của nhiên liệu động cơ đánh lửa).
[50] ASTM D 2713-07, Standard Test Method for Dryness of Propane (Valve Freeze Method) [Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với sự làm khô propan (phương pháp đóng bằng van)].
[51] ASTM D 2784-06, Standard Test Method for Sulfur in Liquefied Petroleum Gases (Oxy-Hydrogen Burner of Lamp) [Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với lưu huỳnh trong khí dầu mỏ hóa lỏng (mỏ đốt hoặc đèn oxy-hydro)].
[52] ASTM D 3231-07, Standard Test Method for Phosphorus in Gasoline (Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với photpho trong xăng).
[53] ASTM D 3237-06e1, Standard Test Method for Lead in Gasoline by Atomic Absorption Spectroscopy (Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với chì trong xăng bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử).
[54] ASTM D 3244-07a, Standard Pratice for Utilization of Test Data to Determine Conformance with Specifications (Quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn cho sử dụng các dữ liệu thử để xác định sự phù hợp với các đặc tính kỹ thuật).
[55] ASTM D 3341-05, Standard Test Method for Lead in Gasoline-Iodine Monochloride Method (Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với chì trong phương pháp xăng iôt monoclorua).
[56] ASTM D 3343-05, Standard Test Method for Estimation of Hydrogen Content of Aviation Fuels (Phương pháp thử tiêu chuẩn để đánh giá hàm lượng hydro của nhiên liệu hàng không).
[57] ASTM D 3606-07, Standard Test Method for Determination of Benzene and Toluene in Finished Motor and Aviation Gasoline by Gas Chromatography (Phương pháp thử tiêu chuẩn để xác định benzen và toluen trong xăng tinh chế dùng cho động cơ và hàng không bằng phương pháp sắc ký khí).
[58] ASTM D 4530-07, Standard Test Method for Determination of Carbon Residue (Micro Method) [Phương pháp thử tiêu chuẩn để xác định cặn cacbon (Phương pháp micro)].
[59] ASTM D 4737-04, Standard Test Method for Calculated Cetane index by Four Variable Equation (Phương pháp thử tiêu chuẩn cho chỉ số xêtan tính toán bằng phương trình bốn biến số).
[60] ASTM D 5186-03, Standard Test Method for Determination of Aromatic Content and Polynuclear Aromatic Content of Diesel Fuels and Aviation Turbine Fuels by Supercritical Fluid Chromatography (Phương pháp thử tiêu chuẩn để xác định hàm lượng chất thơm và hàm lượng chất thơm đa nhân của các nhiên liệu điezen và nhiên liệu tuabin hàng không và phương pháp sắc ký chất lỏng vượt quá giới hạn).
[61] ASTM D 5191-07, Standard Test Method for Vapor Pressure of Petroleum Products (Mini Method) [Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với áp suất hơi của sản phẩm dầu mỏ (Phương pháp mini)].
[62] ASTM D 5580-2 (2007, Standard Test Method for Determination of Benzene, Toluene, Ethylbenzen, p/m-Xylene, o-Xylene, C9 and Heavier Aromatics, and Total Aromatics in Finished Gasoline by Gas Chromatogrphy (Phương pháp thử tiêu chuẩn để xác định benzen, toluen, etylbenzen, p/m xylen, C9 và các chất thơm nặng hơn, và tổng các chất thơm trong xăng tinh chế bằng phương pháp sắc ký khí).
[63] California Code of Regulations, Title 13, Division 3.
[64] CEC, Reference fuels manual.
[65] CEC F-06-A-96, Measurement of Diesel Fuel Lubricity – Approved Test Method, HFRR Fuel Lubricity Test (Đo tính bôi trơn của nhiên liệu điezen – Phương pháp thử chấp nhận, thử tính bôi trơn của nhiên liệu HFRR).
[66] Code for Federal Regulations, Title 40, 86.113-94.
[67] Code for Federal Regulations, Title 40, 86.1313-98.
[68] Code for Federal Regulations, Title 40, 86.1313-2007.
[69] Code for Federal Regulations, Title 40, Part 1065 Engine Testing Procedures.
[70] EN 228:2004, Automotive fuels – Unleaded petrol – Requirements and test methods (Nhiên liệu ô tô – Xăng không chì – Yêu cầu và phương pháp thử).
[71] EN 237:2004, Liquid petroleum products – Petrol – Determination of low lead concentrations by atomic absorption spectrometry (Sản phẩm dầu mỏ lỏng – xăng – Xác định nồng độ chì thấp bằng phương pháp trắc phổ nguyên tử hấp thụ).
[72] EN 589:2004, Automotive fuels – LPG – Requirements and test methods (Nhiên liệu ô tô – LPG – Yêu cầu và phương pháp thử).
[73] EN 590:2004, Automotive fuels – Diesel – Requirements and test methods (Nhiên liệu ô tô – Điezen – Yêu cầu và phương pháp thử).
[74] EN 1601:1997, Liquid Petroleum Products – Unleaded petrol – Determination of organic oxygenate compounds and total organically bound oxygen content by gas chromatography (O-FID) [Sản phẩm dầu mỏ lỏng – Xăng không chì – Xác định các hợp chất hữu cơ bão hòa oxy và tổng hàm lượng oxy bao quanh bằng phương pháp sắc ký khí (O-FID)].
[75] EN 12177:200. Liquid petroleum products – Unleaded petroleum – Determination of benzene content by gas chromatography (Sản phẩm dầu mỏ lỏng – Dầu mỏ không chì – xác định hàm lượng benzen bằng phương pháp sắc ký khí).
[76] EN 12916:2006 Petroleum products – Determination of aromatic hydrocarbon types in middle distillates – High performance liquid chromatography method with refractive index detection (Sản phẩm dầu mỏ lỏng – Xác định các loại hydrocacbon thơm trong các chất chưng cất ở giữa – Phương pháp sắc ký chất lỏng có đặc tính cao với sự phát hiện chỉ số khúc xạ).
[77] EN 13016-1:2007, Liquid petroleum products – Vapour pressure – Part 1: Determination of air saturated vapour pressure (ASVP) and calculated dry vapour pressure equivalent (DVPE) [Sản phẩm dầu mỏ lỏng – Áp suất hơi – Phần 1: Xác định áp suất hơi bão hòa của không khí (ASVP) và đương lượng tính toán của áp suất hơi khô (DVPE)].
[78] EN 14214:2003, Automotive fuels – Fatty acid methyl esters (FAME) for diesel engines – Requirements and test methods [Nhiên liệu ô tô – Các ette metylic của axit béo (FAME) cho động cơ điezen – Yêu cầu và phương pháp thử.
[79] EN 24260:1994, Methods of test for petroleum and its products – Petroleum products and hydrocarbons – Determination of sulfur content – Wickbold combustion method (Các phương pháp thử cho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ – Sản phẩm dầu mỏ và hydrocacbon – Xác định hàm lượng lưu huỳnh – Phương pháp đốt cháy wickbold).
[80] IP 364/84, Petroleum and its products – Part 364: Calculated cetane index of diesel fuels (range below 55).
[81] IP 380/98, Petroleum and its products – Part 380: Calculation of the cetane index of middle distillate fuels by the four-variable equation.
[82] JIS K 2202:2007, Motor gasoline.
[83] JIS K 2204:2007, Diesel fuel (Nhiên liệu điezen).
[84] JIS K 2240:2007, Liquefied petroleum gases (Khí dầu mỏ hóa lỏng).
[85] JIS K 2249:1995, Crude petroleum and petroleum products – Determination of density and petroleum measurement tables based on a referene temperature (15 centigrade degrees) [Dầu mỏ thô và sản phẩm của dầu mỏ – Xác định tỷ trọng và các bảng giá tự đo dầu mỏ dựa trên nhiệt độ chuẩn (15 bộ bách phân)].
[86] JIS K 2254:1998, Petroleum products – Determination of distillation characteristics (Sản phẩm dầu mỏ – Xác định các đặc tính chưng cất).
[87] JIS K 2255:1995, Petroleum products – Gasoline – Determination of lead content (Sản phẩm dầu mỏ – Xăng – Xác định hàm lượng chì).
[88] JIS K 2258:1998, Crude oil and petroleum products – Determination of vapour pressure – Ried method (Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Xác định áp suất hơi – Phương pháp Rerd).
[89] JIS K 2261:2000, Petroleum products – Motor gasoline and aviation fuels – Determination of existent gum – Jet evaporation method (Sản phẩm dầu mỏ – Xăng động cơ nhiên liệu cho hàng không – Xác định chất keo có trong nhiên liệu – Phương pháp bay hơi tia phun).
[90] JIS K 2265-1:2007, Determination of flash point – Part 1: Tag closed cup method (Xác định điểm bốc cháy – Phần 1: Phương pháp đánh dấu chén kín).
[91] JIS K 2265-2:2007, Determination of flash point – Part 2: Rapid equilibrium closed cup method (Xác định điểm bốc cháy – Phần 2: Phương pháp chén kín cân bằng nhanh).
[92] JIS K 2265-3:2007, Determination of flash point – Part 3: Pensky-Martens closed cup method (Xác định điểm bốc cháy – Phần 3: Phương pháp chén kín Pensky-Martens).
[93] JIS K 2265-4:2007, Determination of flash points – Part 4: Cleveland open cup method (Xác định điểm bốc cháy – Phương pháp chén hở cleveland).
[94] JIS K 2269:1987, Testing methods for pour point and cloud point of crude oil and petroleum products (Phương pháp thử đối với điểm rót và điểm mây của dầu thô và sản phẩm dầu mỏ).
[95] JIS K 2270:2000, Crude petroleum and petroleum products – Determination of carbon residue (Dầu mỏ thô và sản phẩm dầu mỏ – Xác định cặn cacbon).
[96] JIS K 2272:1998, Crude oil and petroleum products – Determination of ash and sulfated ash (Dầu mỏ thô và sản phẩm dầu mỏ – Xác định chất tro và tro sunfat).
[97] JIS K 2275:1996, Crude oil and petroleum products – Determination of water content (Dầu mỏ thô và sản phẩm dầu mỏ – Xác định hàm lượng nước).
[98] JIS K 2280:1996, Petroleum products – Fuels – Determination of ốctane number, cetane number and calculation of cetane index (Sản phẩm dầu mỏ – Nhiên liệu – Xác định số ốctan, số xêtan và tính toán tỷ số xêtan).
[99] JIS K 2283:2000, Crude petroleum and petroleum products – Determination of kinematic viscosity and calculation of viscosity index from kinematic viscosity (Dầu mỏ thô và sản phẩm dầu mỏ – Xác định độ nhớt động và tính toán chỉ số độ nhớt từ độ nhớt động).
[100] JIS K 2287:1998, Gasoline – Determination of oxidation stability – Induction period method (Xăng – Xác định độ ổn định oxy hóa – Phương pháp thời gian cảm ứng).
[101] JIS K 2288:2000, Petroleum products – Diesel fuel – Determination of cold filter plugging point (Sản phẩm dầu mỏ – Nhiên liệu điezen – Xác định điểm bít kín bộ lọc nguội).
[102] JIS K 2513:2000, Petroleum products – Corrosiveness to copper – Copper strip test (Sản phẩm dầu mỏ – Sự ăn mòn đồng – Phép thử dải đồng).
[103] JIS K 2536-1:2003, Liquid petroleum products – Testing method of components – Part 1: Fluorescent indicator adsorption method (Sản phẩm dầu mỏ lỏng – Phương pháp thử các thành phần – Phần 1: Phương pháp hấp thụ bộ chỉ thị huỳnh quang).
[104] JIS K 2536-2:2003, Liquid petroleum products – Testing method of components – Part 2: Determination of total components by gas chromatography (Sản phẩm dầu mỏ lỏng – Phương pháp thử các thành phần – Phần 2: Xác định tổng các thành phần bằng phương pháp sắc ký khí).
[105] JIS K 2536-3:2003, Liquid petroleum products – Testing method of components – Part 3: Determination of aromatic components by gas chromatography (Sản phẩm dầu mỏ lỏng – Phương pháp thử các thành phần – Phần 3: Xác định các thành phần chất thơm bằng phương pháp sắc ký khí).
[106] JIS K 2536-4:2003, Liquid petroleum products – Testing method of components – Part 4: Determination of components by tandem type gas chromatography (Sản phẩm dầu mỏ lỏng – Phương pháp thử các thành phần – Phần 4: Xác định các thành phần bằng phương pháp sắc ký khí kiểu tan dem).
[107] JIS K 2536-5:2003, Liquid petroleum products – Testing method of components – Part 5: Determination of oxygenate compounds by gas chromatography (Sản phẩm dầu mỏ lỏng – Phương pháp thử các thành phần – Phần 5: Xác định các hợp chất bão hòa bằng phương pháp sắc ký khí).
[108] JIS K 2536-6:2003, Liquid petroleum products – Testing method of components – Part 6: Determination of of oxygen content and oxygenate compounds by gas chromatography and oxygen selective detection(Sản phẩm dầu mỏ lỏng – Phương pháp thử các thành phần – Phần 6: Xác định hàm lượng oxy và các hợp chất bão hòa bằng phương pháp sắc ký khí và phát hiện oxy có chọn lọc).
[109] JIS K 2541-1:2003, Crude oil and petroleum products – Determination of sulfur content – Part 1: Wickbold combustion method (Dầu mỏ thô và sản phẩm dầu mỏ – Xác định hàm lượng lưu huỳnh – Phần 1: Phương pháp đốt cháy Wickbold).
[110] JIS K 2541-2:2003, Crude oil and petroleum products – Determination of sulfur content – Part 2: Oxidative microcoulometry (Dầu mỏ thô và sản phẩm dầu mỏ – Xác định hàm lượng lưu huỳnh – Phần 2: Phương pháp vi điện lượng oxy hóa).
[111] JIS K 2541-6:2003, Crude oil and petroleum products – Determination of sulfur content – Part 6: Ultraviolet fluorescence method (Dầu mỏ thô và sản phẩm dầu mỏ – Xác định hàm lượng lưu huỳnh – Phần 6: Phương pháp huỳnh quang tia cực tím).
[112] JIS K 2541-7:2003, Crude oil and petroleum products – Determination of sulfur content – Part 7: Wavelength-dispersive X-ray fluorescence method (Dầu mỏ thô và sản phẩm dầu mỏ – Xác định hàm lượng lưu huỳnh – Phần 7: Phương pháp huỳnh quang tán xạ bước sóng tia X).
[113] JIS K 2301:1992, Fuel gases and natural gas – Method for chemical analysis and testing (Khí nhiên liệu và khí thiên nhiên – Các phương pháp phân tích hóa học và thử nghiệm).
[114] JPI-5S-49-97, Japan Petroleum Institute Standard, Hydrocarbon Type Testing Method for Petroleum Products using High Performance Liquid Chromatography (Tiêu chuẩn của Viện dầu mỏ Nhật Bản, phương pháp thải loại hydrocacbon cho sản phẩm dầu mỏ bằng phương pháp sắc ký khi chất lỏng có đặc tính cao).
[1]) Một động cơ được tiêu chuẩn hóa bởi Ủy ban hợp tác nghiên cứu về nhiên liệu (An engine standardized by the Co-operative Fuel Research Committee).
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6852-5:2010 (ISO 8178-5:2008) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PITTÔNG – ĐO CHẤT THẢI – PHẦN 5: NHIÊN LIỆU THỬ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN6852-5:2010 | Ngày hiệu lực | 29/12/2010 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 29/12/2010 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |