TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8435:2010 (CODEX STAN 250-2006) VỀ SỮA GẦY CÔ ĐẶC BỔ SUNG CHẤT BÉO TỪ THỰC VẬT

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 18/10/2010

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8435 : 2010

CODEX STAN 250-2006

SỮA GẦY CÔ ĐẶC BỔ SUNG CHẤT BÉO THỰC VẬT

Blend of evaporated skimmed milk and vegetable fat

Lời nói đầu

TCVN 8435 : 2010 hoàn toàn tương đương với codex stan 250-2006;

TCVN 8435 : 2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SỮA GẦY CÔ ĐẶC BỔ SUNG CHẤT BÉO THỰC VẬT

Blend of evaporated skimmed milk and vegetable fat

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sữa gầy cô đặc bổ sung chất béo thực vật, còn được gọi là hỗn hợp của sữa gầy cô đặc không đường và chất béo thực vật, được dùng ngay hoặc chế biến tiếp, phù hợp với mô tả trong Điều 2 của tiêu chuẩn này.

2. Mô tả

Hỗn hợp của sữa gầy cô đặc và chất béo thực vật, được chế biến bằng cách kết hợp các thành phần từ sữa với nước uống, hoặc loại bỏ một phần nước và bổ sung dầu thực vật, mỡ thực vật hoặc hỗn hợp của chúng, đáp ứng được các yêu cầu về thành phần trong Điều 3 của tiêu chuẩn này.

3. Thành phần cơ bản và các chỉ tiêu chất lượng

3.1. Nguyên liệu

Sữa gầy và sữa bột gầy[1]), các chất khô sữa không béo khác và dầu/mỡ thực vật1).

Các sản phẩm sữa sau đây được sử dụng để điều chỉnh protein:

– Retentate của sữa: là sản phẩm thu được bằng cách cô đặc protein sữa bằng siêu lọc sữa, sữa tách một phần chất béo, hoặc sữa gầy;

– Permeate của sữa: là sản phẩm thu được bằng cách loại bỏ protein sữa và chất béo sữa ra khỏi sữa, sữa tách một phần chất béo, hoặc sữa gầy bằng siêu lọc;

– Lactoza1).

3.2. Thành phần nguyên liệu cho phép

– Nước uống;

– Natri clorua và/hoặc kali clorua.

3.3. Các chất dinh dưỡng cho phép

Trường hợp sản phẩm có bổ sung các vi chất dinh dưỡng, phù hợp với CAC/GL 09-1987 General Principles for the Addition of Essential Nutrients to Foods (Các nguyên tắc chung về việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho thực phẩm), thì các mức tối đa và tối thiểu đối với vitamin A, vitamin D và chất dinh dưỡng khác, theo quy định hiện hành.

3.4. Thành phần của sản phẩm

Sữa gầy cô đặc bổ sung chất béo thực vật

– Hàm lượng chất béo tổng số, không nhỏ hơn: 7,5 % phần khối lượng

– Hàm lượng chất khô không béo của sữa[2]), không nhỏ hơn: 17,5 % phần khối lượng

– Hàm lượng protein sữa trong chất khô không béo2), không nhỏ hơn: 34 % phần khối lượng

Sữa gầy cô đặc với hàm lượng chất béo thấp có bổ sung chất béo thực vật

– Hàm lượng chất béo tổng số: Lớn hơn 1% và nhỏ hơn 7,5 % phần khối lượng

– Hàm lượng chất khô không béo của sữa2), không nhỏ hơn: 19 % phần khối lượng

– Hàm lượng protein sữa trong chất khô không béo2), không nhỏ hơn: 34 % phần khối lượng

4. Phụ gia thực phẩm

Chỉ được phép sử dụng các loại phụ gia thực phẩm liệt kê dưới đây và chỉ trong giới hạn quy định.

Số INS

Tên phụ gia

Mức tối đa

Chất nhũ hóa
322 Lexitin

Giới hạn bởi GMP

Chất ổn định
331 (i) Natri dihydro xitrat

Giới hạn bởi GMP

331 (iii) Trinatri xitrat

Giới hạn bởi GMP

332 (i) Kali dihydro xitrat

Giới hạn bởi GMP

332 (ii) Trikali xitrat

Giới hạn bởi GMP

333 Canxi xitrat

Giới hạn bởi GMP

508 Kali clorua

Giới hạn bởi GMP

509 Canxi clorua

Giới hạn bởi GMP

Chất điều chỉnh độ axit
170(i) Canxi cacbonat

Giới hạn bởi GMP

339(i) Mononatri ortophosphat

4 400 mg/kg, đơn lẻ hay kết hợp tính theo phospho

339(ii) Dinatri ortophosphat
339(iii) Trinatri ortophosphat
340(i) Monokali ortophosphat
340(ii) Dikali ortophosphat
340(iii) Trikali ortophosphat
341(i) Monocanxi ortophosphat
341(ii) Dicanxi ortophosphat
341(iii) Tricanxi ortophosphat
450(i) Dinatri diphosphat
450(ii) Trinatri diphosphat
450(iii) Tetranatri diphosphat
450(v) Tetrakali diphosphat
450(vi) Dicanxi diphosphat
450(vii) Canxi dihydro diphosphat
451(i) Pentanatri triphosphat
451(ii) Pentakali triphosphat
452(i) Natri polyphosphat
452(ii) Kali polyphosphat
452(iii) Natri canxi polyphosphat
452(iv) Canxi polyphosphat
452(v) Amoni polyphosphat
500(i) Natri cacbonat

Giới hạn bởi GMP

500(ii) Natri hydro cacbonat

Giới hạn bởi GMP

500(iii) Natri sesquicacbonat

Giới hạn bởi GMP

501(i) Kali cacbonat

Giới hạn bởi GMP

501(ii) Kali hydro cacbonat

Giới hạn bởi GMP

Chất làm dày
407 Carrageenan và các muối Na, K, NH4, Ca và Mg của chúng (kể cả furcelleran)

Giới hạn bởi GMP

407a Rong biển eucheuma đã chế biến

Giới hạn bởi GMP

5. Chất nhiễm bẩn

Các sản phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này phải đáp ứng các giới hạn tối đa về các chất nhiễm bẩn và giới hạn dư lượng tối đa về thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy định hiện hành.

6. Vệ sinh

Các sản phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này nên được chế biến và xử lý theo các điều khoản tương ứng của TCVN 5603 : 2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm, CAC/RCP 57-2004 Code of.Hygienic Practice for Milk and Milk Products (Quy phạm thực hành vệ sinh đối với sữa và sản phẩm sữa) và các tiêu chuẩn liên quan khác như các quy phạm thực hành và các quy phạm thực hành vệ sinh. Các sản phẩm này cần tuân thủ các tiêu chí vi sinh vật được thiết lập theo CAC/GL 21-1997 Principles for the Establishment and Application of Microbiological Criteria for Foods (Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh vật trong thực phẩm).

7. Ghi nhãn

Ngoài các điều quy định trong TCVN 7087 : 2008 (CODEX STAN 1-2005) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn và CODEX STAN 206-1999 General Standard for the Use of Dairy Terms (Tiêu chuẩn chung về việc sử dụng các thuật ngữ về sữa), còn áp dụng các điều cụ thể sau đây:

7.1. Tên sản phẩm

Tên sản phẩm phải là:

– Sữa gầy cô đặc bổ sung chất béo thực vật, hoặc

– Sữa gầy cô đặc với hàm lượng chất béo thấp có bổ sung chất béo thực vật.

Có thể sử dụng các tên gọi khác theo quy định của quốc gia có bán sản phẩm.

7.2. Công bố hàm lượng chất béo tổng số

Hảm lượng chất béo tổng số phải được công bố theo cách có thể chấp nhận được tại quốc gia bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng, (i) bằng phần trăm khối lượng hoặc thể tích, hoặc (ii) bằng số gam trên phần ăn đã được định lượng trên nhãn khi số lượng phần ăn được công bố.

Phải công bố trên nhãn sản phẩm về mỡ thực vật và/hoặc dầu thực vật. Khi có yêu cầu của quốc gia bán sản phẩm thì tên thường gọi của loại thực vật cho dầu hoặc mỡ phải được ghi cùng với tên của thực phẩm hoặc được nêu riêng.

7.3. Công bố hàm lượng protein sữa

Hàm lượng protein sữa phải được công bố theo cách có thể chấp nhận được tại quốc gia bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng, (i) bằng phần trăm khối lượng hoặc thể tích, hoặc (ii) bằng số gam trên phần ăn đã được định lượng trên nhãn khi số lượng phần ăn được công bố.

7.4. Danh mục thành phần nguyên liệu

Mặc dù tại 4.2.1 của TCVN 7087 : 2008 (CODEX STAN 1-2005) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn có quy định danh mục thành phần nguyên liệu nhưng các sản phẩm sữa được dùng chỉ để điều chỉnh protein thì không cần phải công bố.

7.5. Thông báo bổ sung

Phải có thông báo trên nhãn sản phẩm là sản phẩm không được sử dụng để thay thế thức ăn theo công thức dành cho trẻ sơ sinh. Ví dụ: “KHÔNG THÍCH HỢP CHO TRẺ SƠ SINH”.

8. Phương pháp phân tích và lấy mẫu

Các phương pháp phân tích và lấy mẫu, xem CODEX STAN 234 Recommended Methods of Analysis and Sampling (Các phương pháp khuyến cáo về phân tích và lấy mẫu).

 


[1]) Được quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng.

[2]) Hàm lượng chất khô sữa không béo bao gồm cả nước kết tinh cùng lactoza

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8435:2010 (CODEX STAN 250-2006) VỀ SỮA GẦY CÔ ĐẶC BỔ SUNG CHẤT BÉO TỪ THỰC VẬT
Số, ký hiệu văn bản TCVN8435:2010 Ngày hiệu lực 18/10/2010
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực An toàn thực phẩm
Ngày ban hành 18/10/2010
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản