TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8442:2010 (ISO 212:2007) VỀ TINH DẦU – LẤY MẪU

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 20/12/2010

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8442 : 2010

TINH DẦU – LẤY MẪU

Essential oils – Sampling

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy tắc chung về lấy mẫu tinh dầu để cung cấp cho phòng thử nghiệm các lượng mẫu phù hợp để thực hiện cho các mục đích giám định.

Đối với các mẫu có hàm lượng nước cao hoặc có tạp chất khác thì phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho phân đoạn của “tinh dầu” không chứa nước và tạp chất.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Giao hàng (delivery)

Lượng tinh dầu được chuyển đi tại một thời điểm và là một phần của một hợp đồng cụ thể hoặc chứng từ vận chuyển.

CHÚ THÍCH: Lô hàng giao nhận có thể bao gồm một hoặc nhiều mẻ.

2.2. Mẻ (batch)

Lượng xác định của tinh dầu được coi là có cùng đặc điểm đồng nhất được lấy từ một hoặc nhiều vật chứa.

2.3. Vật chứa (container)

Nơi chứa một phần hoặc toàn bộ mẻ và chứa tinh dầu được lấy mẫu.

2.4. Mẫu ban đầu (increment)

Lượng tinh dầu được lấy mẫu tại thời điểm từ một vị trí trong vật chứa cần thử nghiệm.

2.5. Mẫu (sample)

Lượng tinh dầu nhận được bằng cách trộn lẫn các mẫu ban đầu của vật chứa.

CHÚ THÍCH: Tùy vào các mẫu mà phòng thử nghiệm có thể bố trí phương án lấy mẫu theo phép phân tích. Phương án lấy mẫu không đề cập trong tiêu chuẩn này.

3. Thiết bị, dụng cụ

Các dụng cụ lấy mẫu và các dụng cụ có liên quan phải làm bằng vật liệu không làm ảnh hưởng đến tinh dầu được lấy mẫu.

Các loại thiết bị, dụng cụ cần thiết để lấy mẫu phải phù hợp với thể tích được lấy, ví dụ: ống lấy mẫu hình trụ, pipet, bộ lấy mẫu dưới đáy.

4. Lấy mẫu

4.1. Kiểm tra

Kiểm tra về trạng thái vật lý của hàng giao nhận, tính nguyên vẹn của vật chứa, tình trạng của hệ thống bảo đảm (gắn chì, nắp đậy, v.v…) tên gọi và tên hợp đồng.

4.2. Lắc

Trước khi lấy mẫu, lắc đều tinh dầu bằng phương tiện phù hợp với cả thể tích và hình dạng của vật chứa.

Các loại tinh dầu được biết có kết tinh hoặc đông đặc thì cần làm ấm từ từ đến nhiệt độ thích hợp để hòa tan các tinh thể hoặc khối tinh thể trước khi lắc. Việc làm này sẽ không làm thay đổi thành phần của tinh dầu.

4.3. Phương pháp lấy mẫu

Sau khi lắc thích hợp, tiến hành lấy mẫu ngay.

Đối với mỗi vật chứa lấy ba mẫu ban đầu, như sau:

– Lấy mẫu ban đầu thứ nhất từ phần tương ứng với 20% chiều cao của vật chứa;

– Lấy mẫu ban đầu thứ hai từ phần tương ứng với khoảng 40% đến 60% chiều cao của vật chứa;

– Lấy mẫu ban đầu thứ ba ở trên 95% chiều cao của vật chứa.

Gộp tất cả ba phần mẫu ban đầu và trộn đều. Sau khi lắc, lấy 30 ml để làm mẫu thử.

Trong trường hợp mẫu tinh dầu quá đắt, thì cần xác định các lượng mẫu theo hợp đồng.

Số lượng các các mẫu trên một vật chứa cho một phòng thử nghiệm phải bằng số lượng các phần liên quan cộng với mẫu chuẩn.

5. Bao gói và ghi nhãn mẫu phòng thử nghiệm

5.1. Bao gói

Sử dụng các bình bằng thủy tinh tối màu hoặc bằng vật liệu trơ để bảo vệ tinh dầu khỏi ánh sáng.

Đóng gói mẫu vào trong vật chứa khô và sạch.

Bản chất của vật chứa không được làm thay đổi chất lượng của tinh dầu.

Để một khoảng không 2 ml phía trên tính từ tinh dầu đến nắp vật chứa để cho tinh dầu giãn nở. Khoảng không này không nên để quá lớn nhằm hạn chế oxi hóa do không khí.

Đậy vật chứa bằng nắp hoặc sử dụng nút mới mà không làm ảnh hưởng đến sản phẩm.

Đóng từng mẫu bằng hệ thống bảo đảm sao cho chỉ có làm vỡ niêm phong mới sử dụng được.

Đảm bảo kín khí.

5.2. Ghi nhãn

Nhãn phải được gắn lên từng mẫu và có các chỉ dẫn để có thể truy tìm nguồn gốc của sản phẩm, ví dụ:

– Ngày lấy mẫu;

– Bản chất của sản phẩm: hàng hóa và xuất xứ;

– Tên của nhà cung cấp;

– Số mẻ;

– Số thứ tự mẫu được lấy ra của tổng số các vật chứa.

Thông tin trên nhãn phải được ghi bằng mực không phai màu.

5.3. Bảo quản mẫu

Bảo quản các mẫu dùng cho phòng thử nghiệm, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ mà có thể bảo đảm được chất lượng của mẫu.

5.4. Gửi mẫu đi

Bao bì vận chuyển phải đáp ứng được các yêu cầu của dịch vụ bưu điện hoặc của đơn vị vận chuyển mẫu trong nước.

6. Báo cáo lấy mẫu

Báo cáo lấy mẫu phải chỉ rõ:

– Việc nhận biết nhà cung cấp;

– Dấu hiệu nhận biết sản phẩm;

– Xuất xứ;

– Số mẻ;

– Lượng hàng tính bằng gam, kilôgam hoặc bằng tấn;

– Bản chất và số lượng vật chứa;

– Có hay không có các hệ thống bảo hành;

– Ngày và thời gian lấy mẫu;

– Tên, chữ ký và chức danh của người lấy mẫu.

Báo cáo lấy mẫu phải đưa ra các thông tin về trạng thái vật lý của tinh dầu được lấy mẫu. Báo cáo lấy mẫu cũng phải chỉ rõ kỹ thuật lấy mẫu, nếu khác với phương pháp được mô tả trong tiêu chuẩn này, cũng như mọi tình huống có thể ảnh hưởng đến việc lấy mẫu.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8442:2010 (ISO 212:2007) VỀ TINH DẦU – LẤY MẪU
Số, ký hiệu văn bản TCVN8442:2010 Ngày hiệu lực 20/12/2010
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Hóa chất, dầu khí
Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành 20/12/2010
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản