TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1:1986) VỀ CẦN TRỤC – PHÂN LOẠI THEO CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 29/12/2010

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8590-1:2010

ISO 4301-1:1986

CẦN TRỤC – PHÂN LOẠI THEO CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Cranes – Classification – Part 1: General

Lời nói đầu

TCVN 8590-1:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 4301-1:1986.

TCVN 8590-1:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 8590 (ISO 4301), Cần trục – Phân loại theo chế độ làm việc gồm các phần sau:

– TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1:1986), Phần 1: Yêu cầu chung.

– TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009), Phần 2: Cần trục tự hành.

– TCVN 8590-3:2010 (ISO 4301-3:1993), Phần 3: Cần trục tháp.

– TCVN 8590-4:2010 (ISO 4301-4:1989), Phần 4: Cần trục tay cần.

– TCVN 8590-5:2010 (ISO 4301-5:1991), Phần 5: Cu trục và cổng trục.

Lời giới thiệu

Cần trục dùng để nâng và dịch chuyển tải trọng có khối lượng không vượt quá tải trọng nâng danh nghĩa của nó. Tuy nhiên, cần trục có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực với các chức năng và điều kiện sử dụng khác nhau, ngay cả đối với một loại cần trục, ví dụ như cầu trục, hay đối với các loại cần trục khác nhau, ví dụ như cần trục tháp xây dựng và cần trục cảng. Thiết kế cần trục cần phải tính đến điều kiện sử dụng đ đạt tới độ an toàn và độ bền lâu thích hợp với yêu cầu của khách hàng. Phân loại cần trục theo chế độ làm việc là hệ thống dùng để cung cấp phương pháp thiết lập cơ s lý luận cho thiết kế kết cu và các cơ cu của cần trục. Đồng thời phân loại cần trục theo chế độ làm việc cũng là hệ thống cơ s xác nhận giữa khách hàng và nhà sản xuất, dựa vào đó công dụng và tính năng kỹ thuật của một thiết b cụ thể phải tương ứng với điều kiện sử dụng theo yêu cầu.

Phân loại cần trục theo chế độ làm việc, như định nghĩa trong tiêu chuẩn này, ch xét đến điều kiện vận hành mà không phụ thuộc vào loại cần trục và phương pháp điều khiển. Các tiêu chuẩn trong tương lai sẽ định nghĩa phần nào của phân loại áp dụng được cho các loại thiết bị nâng khác nhau (cầu trục, cần trục tự hành, cần trục tháp, palăng điện,…).

TCVN 8590 (ISO 4301), Cần trục – Phân loại theo chế độ làm việc, bao gồm các phần:

– Phần 1: Yêu cầu chung

– Phần 2: Cần trục tự hành

– Phần 3: Cần trục tháp

– Phần 4: Cần trục tay cần

– Phần 5: Cầu trục và cổng trục

 

CN TRỤC – PHÂN LOẠI THEO CHẾ Đ LÀM VIỆC – PHN 1: YÊU CU CHUNG

Cranes – Classification – Part 1: General

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định việc phân loại chung cần trục theo các nhóm chế độ làm việc dựa trên số chu kỳ vận hành trong suốt thời hạn sử dụng của cần trục và hệ số ph tải thể hiện cấp tải danh nghĩa.

Tiêu chuẩn này không quy định phương pháp tương tự để tính toán hoặc thử độ bền sẽ áp dụng được cho tất cả các loại thiết bị nâng nằm trong phạm vi của TCVN/TC 96.

2. Sử dụng việc phân loại

Phân loại cần trục theo chế độ làm việc được sử dụng trong thực tế theo hai cách. Các cách sử dụng này có mối liên hệ với nhau song được sử dụng với mục đích riêng.

2.1. Phân loại thiết bị

Phân loại cn trục theo chế độ làm việc, thứ nhất phải được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất về chức năng và điều kiện sử dụng cần trục. Vì vậy, những tha thuận này tạo nên phân loại cần trục và nó được dùng cho mục đích tham khảo về kỹ thuật trong hợp đồng, không dùng cho mục đích thiết kế. Phương pháp xác định phân loại cần trục này được quy đnh trong Điều 3.

2.2. Phân loại dùng cho thiết kế

Mục đích thứ hai của phân loại cần trục theo chế độ làm việc là cung cấp cơ sở cho người thiết kế để phân tích và kiểm tra khả năng đạt được tuổi thọ yêu cầu của cần trục trong những điều kiện làm việc cụ thể. Là người có kinh nghiệm trong công nghệ chế tạo cần trục, nhà thiết kế lấy các dữ liệu phổ tải ước lượng, hoặc do khách hàng cung cấp, hoặc được nhà sản xuất xác định trước (như trong trường hợp thiết kế thiết bị hàng loạt), và tng hợp chúng thành các giả thiết làm cơ s để phân tích, kiểm tra có tính đến ảnh hưng của tất cả các nhân t khác.

Các mẫu phổ tải điển hình được liệt kê từ các dữ liệu thích hợp sẽ được quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia tương lai.

3. Nhóm chế độ làm việc của cần trục

Phân loại cần trục theo các nhóm chế độ làm việc phải căn cứ vào hai chỉ tiêu cơ bản là cấp sử dụng và cấp tải.

3.1. Cấp sử dụng

Số chu kỳ vận hành trong suốt thời hạn sử dụng của cần trục, theo mong muốn của người sử dụng, là một thông số cơ bản để phân loại cần trục theo chế độ làm việc. Trong một s trường hợp cụ thể, ví dụ như dỡ tải trọng bằng gầu ngoạm, số chu kỳ vận hành có thể được suy ra từ tổng số giờ làm việc và số chu kỳ vận hành trong một giờ. Trong các trường hợp khác, ví dụ như cần trục tự hành, số lượng chu kỳ vận hành khó xác định hơn vì cn trục được sử dụng với các chức năng khác nhau và cần phải dự đoán giá trị thích hợp dựa trên kinh nghiệm. Tổng số chu kỳ vận hành là tổng tất cả các chu kỳ thao tác trong suốt thời hạn sử dụng xác định của thiết bị nâng.

Việc xác định thời hạn sử dụng thích hợp đòi hỏi sự cân nhắc đến các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật và môi trường, và nên xem xét đến ảnh hưởng của sự lạc hậu đối với thế hệ máy được thiết kế.

Tổng s chu kỳ vận hành liên quan đến tần suất sử dụng cần trục; cấp sử dụng của cần trục được chia thành 10 cấp theo Bảng 1 tùy thuộc vào số chu kỳ vận hành có thể có của cần trục nằm trong phạm vi giới hạn nào. Một chu kỳ vận hành được xác định bắt đầu khi tải đã được chuẩn bị xong để nâng và kết thúc khi cần trục sẵn sàng để nâng tải tiếp theo.

Bảng 1 – Cấp sử dụng của cần trục

Cấp sử dụng

Số chu kỳ vận hành lớn nhất

Đặc điểm

U0

1,6 x 104

Sử dụng thất thường

U1

3,2 x 104

U2

6,3 x 104

U3

1,25 x 105

U4

2,5 x 105

Sử dụng ít, đều đặn

U5

5 x 105

Sử dụng gián đoạn, đều đặn

U6

x 106

Sử dụng căng, thất thường

U7

x 106

Sử dụng căng

U8

x 106

U9

Trên 4 x 106

3.2. Cấp tải

Thông số cơ bản thứ hai để phân loại cần trục theo các nhóm chế độ làm việc là cấp ti. Bốn giá trị danh nghĩa của hệ số phổ tải (Kp) cho trong Bảng 2 tương ứng với bốn cấp tải danh nghĩa.

Khi không cho trước số lượng và giá trị khối lượng của tải trọng được nâng trong suốt thời hạn sử dụng của cần trục thì việc chọn cấp tải danh nghĩa thích hợp là sự thống nhất giữa nhà sản xuất và khách hàng. Ngược lại, khi cho trước số lượng và khối lượng cụ thể của tải trọng được nâng trong suốt thời hạn sử dụng của cần trục thì hệ số phổ tải có thể được tính toán như sau.

Hệ số phổ tải của cần trục, Kp, được xác định theo công thức:

Kp =                                                                                                                                                                                                  (1)

Trong đó:

Ci số chu kỳ vận hành với từng mức tải khác nhau,

Ci = C1C2C3 … Cn;

CT tổng chu kỳ vận hành ở tất c các mức tải,

CT = ∑Ci = C1 + C2 + C3 ++ Cn;

Pi cường độ tải (mức tải) tương ứng với số chu kỳ Ci,

Pi P1P2P3 … Pn

Pmax tải lớn nhất được phép vận hành đối với cần trục (tải danh nghĩa),

m = 3.

Triển khai công thức (1):

Kp =              (2)

Hệ số phổ tải danh nghĩa của cần trục được chọn theo hệ số phổ tải tính được và lấy giá trị danh nghĩa Kp lớn hơn gần nhất trong Bảng 2.

Bảng 2 – Hệ số phổ ti danh nghĩa của cần trục, Kp

Cấp tải

Hệ số phổ tải danh nghĩa,
Kp

Đặc đim

Q1 – Nhẹ

0,125

Cần trục ít khi nâng tải tối đa, thường nâng tải nhẹ

Q2 – Vừa

0,25

Cần trục nhiều khi nâng tải tối đa, thông thường nâng tải vừa.

Q3 – Nặng

0,50

Cần trục nâng tải tối đa tương đối nhiều, thông thường nâng tải nặng

Q4 – Rất nặng

1,00

Cần trục thường xuyên nâng tải tối đa

3.3. Xác định nhóm chế độ làm việc của cần trục

Nhóm chế độ làm việc của cần trục được xác định theo Bảng 3, trên cơ s phối hợp các ch tiêu về cấp sử dụng và cấp tải đã xác định theo Bảng 1 và Bảng 2.

Việc áp dụng các nhóm chế độ làm việc để thiết kế các loại thiết b nâng cụ thể sẽ được quy định trong các tiêu chun quốc gia tương lai.

Bảng 3 – Nhóm chế độ làm việc của cn trục

Cấp tải

Hệ số phổ tải danh nghĩa, Kp

Cấp sử dụng và số chu kỳ vận hành lớn nhất

U0

U1

U2

U3

U4

U5

U6

U7

U8

U9

Q1- Nhẹ

0,125

 

 

A1

A2

A3

A4

A5

A6

A7

A8

Q2- Vừa

0,25

 

A1

A2

A3

A4

A5

A6

A7

A8

 

Q3- Nặng

0,50

A1

A2

A3

A4

A5

A6

A7

A8

 

 

Q4- Rất nặng

1,00

A2

A3

A4

A5

A6

A7

A8

 

 

 

4. Nhóm chế độ làm việc của cơ cấu

4.1. Cấp s dụng của cơ cấu

Cấp sử dụng của cơ cấu được quy định theo 10 cấp trong Bảng 4, tùy thuộc vào tổng thời gian sử dụng tính bằng giờ.

Tổng thời gian sử dụng tối đa có thể suy ra từ thời gian sử dụng trung bình hàng ngày tính bng giờ, số ngày làm việc trong năm và số năm phục vụ dự tính.

Chỉ tính thời gian sử dụng đối với cơ cu khi nó ở trạng thái chuyển động (vận hành).

Bảng 4 – Cấp sử dụng của cơ cấu

Cấp sử dụng

Tổng thời gian s dụng, h

Đặc điểm

T0

200

Sử dụng thất thường

T1

400

T2

800

T3

1 600

T4

3 200

Sử dụng ít, đều đặn

T5

6 300

Sử dụng gián đoạn, đều đặn

T6

12 500

Sử dụng căng, thất thường

T7

25 000

Sử dụng căng

T8

50 000

T9

100 000

Tổng thời gian sử dụng trong cột thứ 2 của Bảng 4 chỉ được coi là giá trị lý thuyết quy ước, làm cơ sở đ thiết kế các bộ phận của cơ cấu mà thời gian sử dụng là chỉ tiêu để lựa chọn cho bộ phận đó (ví dụ như vòng bi, bánh răng, trục). Trong bất kỳ trường hợp nào, các giá trị này không được coi là đảm bảo cho thời gian sử dụng cơ cấu.

4.2. Cấp tải của cơ cấu

Cấp tải của cơ cấu được quy định theo 4 cấp trong Bảng 5 tùy thuộc vào hệ số phổ tải, phản ánh tình hình gia tải cơ cu.

Hệ s phổ tải cơ cu, Km, được xác định theo công thức:

Km =                                                                                                                                                            (3)

Trong đó:

ti thời gian sử dụng trung bình của cơ cấu, tính bằng giờ, với từng mức ti khác nhau,

ti = t1, t2, t3… tn;

tT tổng thời gian sử dụng cơ cu, tính bằng giờ, ở tất cả các mức tải,

tT = ∑ti = t1 + t2 + t3 ++ tn;

Pi cường độ tải (mức tải) tương ứng với thời gian sử dụng ti,

Pi = P1, P2, P3… Pn;

Pmax tải lớn nhất được phép vận hành đối với cơ cấu,

m = 3.

Triển khai công thức (3):

Km =         (4)

Hệ số phổ tải danh nghĩa của cơ cu được chọn theo hệ số phổ tải tính được và lấy giá trị danh nghĩa Km lớn hơn gần nhất trong Bảng 5.

Bảng 5 – Hệ số phổ tải danh nghĩa của cơ cấu, Km

Cấp tải

H s phổ tải danh nghĩa,
Km

Đặc điểm

L1- Nhẹ

0,125

Cơ cấu ít khi chịu tải tối đa, thông thường chịu tải nhẹ

L2- Vừa

0,25

Cơ cấu nhiều khi chịu tải tối đa, thông thường chịu tải vừa.

L3- Nặng

0,50

Cơ cấu chịu tải tối đa tương đối nhiều, thông thường chịu tải nặng

L4- Rất nặng

1,00

Cơ cấu thường xuyên nâng tải tối đa

4.3. Xác định nhóm chế độ làm việc của cơ cấu

Nhóm chế độ làm việc của cơ cu được xác định theo Bảng 6, trên cơ s phối hợp các chỉ tiêu về cấp sử dụng và cp ti đã xác định theo Bảng 4 và Bảng 5.

Việc áp dụng các nhóm chế độ làm việc để thiết kế các loại cơ cu cụ th sẽ được quy định trong các tiêu chun quốc gia tương lai.

Bảng 6 – Nhóm chế độ làm việc của cơ cấu

Cấp tải

Hệ số phổ tải danh nghĩa,

Km

Cấp sử dụng của cơ cu

T0

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

L1- Nhẹ

0,125

 

 

M1

M2

M3

M4

M5

M6

M7

M8

L2- Vừa

0,25

 

M1

M2

M3

M4

M5

M6

M7

M8

 

L3- Nặng

0,5

M1

M2

M3

M4

M5

M6

M7

M8

 

 

L4- Rt nặng

1,00

M2

M3

M4

M5

M6

M7

M8

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1:1986) VỀ CẦN TRỤC – PHÂN LOẠI THEO CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN8590-1:2010 Ngày hiệu lực 29/12/2010
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành 29/12/2010
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản