TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8273-4:2009 (ISO 7967-4 : 2005) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PITTÔNG – THUẬT NGỮ VỀ CÁC BỘ PHẬN VÀ HỆ THỐNG – PHẦN 4: HỆ THỐNG TĂNG ÁP VÀ HỆ THỐNG NẠP/THẢI KHÍ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8273-4 : 2009

ISO 7967-4 : 2005

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIU PIT TÔNG – THUẬT NGỮ V CÁC B PHẬN VÀ HỆ THỐNG – PHN 4: HỆ THỐNG TĂNG ÁP VÀ HỆ THỐNG NẠP/THẢI KHÍ

Reciprocating internal combustion engines – Vocabulary of components and systems – Part 4: Pressure charging and air/exhaust gas ducting systems

Lời nói đầu

TCVN 8273-4 : 2009 thay thế Phần 5 và 6 TCVN 1778 : 1976.

TCVN 8273-4 : 2009 hoàn toàn tương đương ISO 7967-4 : 2005.

TCVN 8273-4 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 70 “Động cơ đốt trong” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8273 (ISO 7967), Động cơ đốt trong kiểu pit tông – Thuật ngữ về các bộ phận và hệ thống, gồm các phần sau:

– TCVN 8273-1 : 2009 (ISO 7967-1 : 2005), Phần 1: Kết cấu và phần bao ngoài

– TCVN 8273-2 : 2009 (ISO 7967-2 : 1987/Amd 1 : 1999), Phần 2: Cơ cu chuyển động chính

– TCVN 8273-3 : 2009 (ISO 7967-3 : 1987), Phần 3: Xupáp, dẫn động trục cam và cơ cấu chấp hành

– TCVN 8273-4 : 2009 (ISO 7967-4 : 2005), Phần 4: Hệ thống tăng áp và hệ thống nạp/thải khí

– TCVN 8273-5 : 2009 (ISO 7967-5 : 2003), Phần 5: Hệ thống làm mát

– TCVN 8273-6 : 2009 (ISO 7967-6 : 2005), Phần 6: Hệ thống bôi trơn

– TCVN 8273-7 : 2009 (ISO 7967-7 : 2005), Phần 7: Hệ thống điều chỉnh

– TCVN 8273-8 : 2009 (ISO 7967-8 : 2005), Phần 8: Hệ thống khi động

– TCVN 8273-9 : 2009 (ISO 7967-9 :1996), Phần 9: Hệ thống kiểm soát và giám sát

 

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIU PÍT TÔNG – THUẬT NGỮ V CÁC B PHẬN VÀ HỆ THỐNG – PHN 4: HỆ THỐNG TĂNG ÁP VÀ HỆ THỐNG NẠP/THẢI KHÍ

Reciprocating internal combustion engines – Vocabulary of components and systems – Part 4: Pressure charging and air/exhaust gas ducting systems

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ liên quan đến hệ thống tăng áp và hệ thống nạp/thải khí của động cơ đốt trong kiểu pittông.

TCVN 7861 (ISO 2710) đưa ra sự phân loại động cơ đốt trong kiểu pittông và quy định các thuật ngữ cơ bản của các đặc tính của động cơ.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7861 (ISO 2710), Động cơ đốt trong kiểu pít tông – Từ vựng.

TCVN 8273-5 (ISO 7967-5), Động cơ đốt trong kiểu pít tông – Thuật ngữ về các bộ phận và hệ thống – Phần 5: Hệ thống làm mát.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Loại tuabin tăng áp

3.1.1 Bộ tăng áp tua bin khí Cụm thực hiện việc cấp khí nén cho động cơ. Nó bao gồm một tuabin được dẫn động bởi khí thải và một máy nén nối đồng trục.

3.1.2 Bộ tăng áp tua bin khí kiểu thấp áp Bộ tăng áp tuabin khí sơ cấp trong hệ thống tăng áp hai cấp, tại đó không khí sạch đi vào và được nén tới áp suất đầu vào của máy nén áp suất cao.

3.1.3 Bộ tăng áp tua bin khí kiểu cao áp Bộ tăng áp tuabin khí thứ cấp trong hệ thống tăng áp hai cấp, tại đó không khí được lấy từ hệ thống tăng áp, áp suất thấp được nén tới áp sut cao.

3.1.4 Bộ áp tua bin khí kiu hình dáng hình học có thể thay đổi Bộ tăng áp tua bin khí có lắp thiết bị để thay đổi hình dạng và diện tích lưu thông trong ống dẫn khí vào tuabin hoặc trong ống khuếch tán của máy nén.

3.1.5 Bộ tăng áp tua bin khí ghép nối với động cơ Bộ tăng áp tua bin khí có (rô to) được liên kết cơ khí với trục khuỷu của động cơ.

3.2. Các bộ phận của bộ tăng áp tuabin khí

3.2.1 ng nạp khí vào tuabin Một phần của thân bộ tăng áp tuabin khí, có một hoặc nhiều đầu vào để đưa khí thải tới tuabin. Thông thường nó mang c vành lỗ phun của tuabin.

3.2.2 ng thải khí ra khi tuabin Một phần của thân bộ tăng áp tuabin khí dùng để dẫn khí thải ra khỏi tuabin.

3.2.3 Thân ổ trục Một phần của thân bộ tăng áp tuabin khí chứa ổ trục rôto.

3.2.4 Vỏ máy nén Một phần của thân bộ tăng áp tuabin khí bao gồm các ống dẫn không khí vào và ra khi máy nén. Thông thường nó bao gồm cả ống khuếch tán của máy nén

3.2.5 Rôto Bộ phận quay bao gồm những bộ phận chính như bánh công tác tuabin, bánh công tác máy nén và trục nối chung.

3.3. Loại tua bin

3.3.1 Tuabin hướng trục Loại tuabin mà trong đó dòng khí chuyển động qua bánh công tác tuabin theo phương song song với trục tuabin.

3.3.2 Tua bin hướng kính Loại tuabin mà dòng khí đi vào theo phương hướng kính và đi ra theo hướng song song với trục tuabin.

3.3.3 Tuabin công suất Loại tuabin hoạt động nhờ năng lượng khí thải của động cơ và được liên kết cơ khí với trục khuỷu, trục dẫn động hoặc máy phát điện.

3.4. Các bộ phận của tuabin và máy nén

3.4.1 Bánh công tác tuabin Bộ phận quay của tuabin.

3.4.2 Cánh tuabin Bộ phận của bánh công tác tuabin có biên dạng sao cho khi có dòng khí thải chuyển động qua sẽ sinh ra một momen quay.

3.4.3 Miệng phun của tuabin Cụm gồm các rãnh cố định hoặc điều chnh được tại cửa vào của tuabin dùng để chuyển đổi dòng khí áp năng sang động năng.

3.4.4 Bánh công tác máy nén ly tâm Loại bánh công tác mà tại đó dòng khí đi vào theo phương hướng trục và đi ra theo phương hướng kính.

3.4.5 ng khuếch tán Bộ phận lắp vào đầu ra của bánh công tác máy nén và tuabin, dùng để thay đổi động năng của dòng khí nạp/ khí thải thành áp năng.

3.4.6 Bộ hướng dòng Một phần của bánh công tác máy nén ly tâm tại đó góc của các cánh được hướng theo hướng vận tốc tương đối của dòng khí nạp.

3.5. Loại tăng áp

3.5.1 Tăng áp cơ khí Máy nén dạng cánh được dẫn động cơ khí từ trục khuỷu động cơ.

1 Máy nén

2 Bánh răng

3 Động cơ

3.5.2 Máy nén kiểu pit tông Máy nén mà quá trình cấp và nén không khí được thực hiện theo các chu trình chuyển động tịnh tiến qua lại của pittông.

3.5.3 Tăng áp kiu bánh nhiều vấu Máy nén mà quá trình cp và nén không khí được thực hiện bởi chuyển động quay của bánh nhiều vấu.

3.5.4 Tăng áp kiểu sóng áp suất Tăng áp mà quá trình cấp và nén không khí được thực hiện thông qua việc trao đổi năng lượng trực tiếp giữa khí thải và không khí.

3.5.5 Hệ thống điu khiển đường khí thải phụ Hệ thống điều khiển mà ở đó áp suất của khí nạp được điều khiển bởi một van xả.

3.5.6 Hệ thống điều khiển đường khí nạp phụ Hệ thống điều khiển mà  đó áp suất của không khí nạp được điều khiển xả bớt một phần ra môi trường hoặc ra đường ống thải thông qua một van.

3.6. Đường ống nạp, đường ống thải và cụm ống phân phối khí

3.6.1 Đường ng nạp Đường ống có nhiệm vụ phân phối khí nạp mới tới cụm ống nạp hoặc tới xylanh của động cơ.

3.6.2 Cụm ng nạp Cụm đường ống có nhiệm vụ phân phối khí nạp mới tới xylanh của động cơ.

3.6.3 Đường ống thải Đường ống có nhiệm vụ thải khí thải từ tuabin tăng áp hoặc từ cụm ống thải hoặc từ xylanh của động cơ.

3.6.4 Cụm ống thải Cụm đường ống có nhiệm vụ thu nhận khí thải từ xylanh của động cơ.

3.6.5 Cụm ống thải kiểu đẳng áp Cụm ống thải có thể tích tương đối lớn dùng để thu thập khí thải từ tất cả các xylanh trên một dãy, áp suất tại đây khá đồng nhất.

3.6.6 Cụm ống thải kiểu biến áp Cụm ống thải có thể tích tương đối nhỏ dùng để thu thập khí thải từ một số xylanh, áp suất tại đây có dạng xung.

1. Động cơ

3.6.7 Phần tử chuyển đổi xung Phần tử này có th được lắp vào cụm ống thải để chuyển đổi một phần hay hoàn toàn xung áp suất khí thải từ các xylanh động cơ thành áp suất gần như không đổi.

1. Động cơ

3.6.8 Van xả Van rẽ nhánh dùng để điều chỉnh dòng khí thải xung quanh tuabin.

3.7. Hệ thống lọc k

3.7.1 Bộ lọc khí

Bộ làm sạch không khí

Thiết bị dùng để loại bỏ những hạt bụi trong khí nạp khi nó được hút vào động cơ.

3.7.2 Phần t lọc Phần có thể thay thế được của bộ lọc, gồm vật liệu lọc và khung mang.

3.8. Bộ giảm thanh

3.8.1 Bộ giảm thanh Thiết bị được thiết kế để giảm mức độ ồn tại hệ thống nạp hoặc hệ thống thải của động cơ.

3.8.2 Nắp che cách âm Thiết bị được thiết kế để bao phủ lên động cơ và giảm mức độ ồn bằng cách cách âm một phần hay hoàn toàn.

3.9. Làm mát khí tăng áp

Hệ thống làm mát, xem TCVN 8273-5 (ISO 7967-5).

3.10. Làm sạch khí thải

3.10.1 Bộ lọc khí thải Bộ làm sạch khí thải có mục đích loại bỏ các chất thải dạng hạt trong khí thải bằng các phương pháp cơ khí, tĩnh điện hoặc bất kỳ biện pháp vật lý nào khác.

3.10.2 Bộ lọc hấp thụ khí thải Bộ làm sạch dùng để loại bỏ các thành phần độc hại trong khí thải bằng biện pháp hút bám, hấp thụ hoặc chuyển đổi hóa học thành các sản phẩm không độc hại.

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8273-4:2009 (ISO 7967-4 : 2005) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PITTÔNG – THUẬT NGỮ VỀ CÁC BỘ PHẬN VÀ HỆ THỐNG – PHẦN 4: HỆ THỐNG TĂNG ÁP VÀ HỆ THỐNG NẠP/THẢI KHÍ
Số, ký hiệu văn bản TCVN8273-4:2009 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản