TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8043:2009 VỀ GỖ – CHỌN VÀ LẤY MẪU CÂY, MẪU KHÚC GỖ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8043: 2009

GỖ – CHỌN VÀ LẤY MẪU CÂY, MẪU KHÚC GỖ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ

Wood – Selecting and sampling sample trees and logs for determination of physical and mechanical properties

Lời nói đầu

TCVN 8043: 2009 thay thế cho TCVN 355-70 và Sửa đổi 1:1986.

TCVN 8043: 2009 được xây dựng trên cơ sở ISO 4471:1982.

TCVN 8043: 2009 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC89/SC1 Ván gỗ nhân tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GỖ – CHỌN VÀ LẤY MẪU CÂY, MẪU KHÚC GỖ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ

Wood – Selecting and sampling sample trees and logs for determination of physical and mechanical properties

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chọn cây và cắt khúc gỗ tròn để làm mẫu xác định các chỉ tiêu cơ lý của gỗ.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bàn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8044: 2009 (ISO 3129: 1975) Gỗ – Phương pháp lấy mẫu và yêu cầu chung đối với các phép thử cơ lý.

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Rừng sản xuất (production forest)

Rừng với chức năng ch yếu là sản xuất gỗ, lâm sản khác. Rừng sản xuất chia ra nhiều loại như: rừng sản xuất gỗ lớn, rừng sản xuất gỗ nhỏ, rừng sản xuất tre nứa, rừng sản xuất lâm sản và đặc sn.

3.2. Rừng tự nhiên hỗn loài (natural mixed species forest)

Rừng có tổ thành bao gồm nhiều loài cây cao, nếu tổ thành rừng có từ hai đến ba loài cây, thì ngoài loài cây ưu thế, trữ lượng của một hoặc hai loài cây còn lại phải lớn hơn 10 % tổng trữ lượng rừng.

3.3Rừng thuần loài (single species forest)

Rừng có tổ thành bao gồm một loài cây cao, hoặc có thể nhiều hơn, nhưng trong đó phải có một loài cây có trữ lượng lớn hơn 90 % tổng trữ lượng rừng.

4. Yêu cầu chung khi chọn rừng

4.1. Việc chọn rừng cây và vùng thử nghiệm phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

4.2. Việc chọn cây phải được tiến hành tại rừng sản xuất có điều kiện sinh trưởng và phát triển bình thường. Trường hợp có yêu cầu đặc biệt có thể chọn cây ở các rừng khác phù hợp.

4.3. Đối với rừng tự nhiên hỗn loài trên diện tích 10 000 m2 phải có ít nhất 5 cây trưởng thành của mỗi loài mới tiến hành lấy gỗ để nghiên cứu.

Đối với rừng thuần loài hoặc rừng hỗn loài từ 2 đến 3 loài (tự nhiên hoặc rừng trồng), trên diện tích 10 000 m2 phải có ít nhất từ 45 cây đến 50 cây trưởng thành của mỗi loài mới tiến hành lấy gỗ để nghiên cứu.

4.4. Lập phiếu mô t rừng ở khu vực lấy gỗ và thống kê loài cây nghiên cứu theo nội dung quy định trong Phụ lục A.

5. Yêu cầu chung khi chọn cây làm mẫu

5.1.  mi vùng, số lượng của mỗi loài cần chọn đ nghiên cứu phải lấy ít nhất từ 1 đến 3 cây tại các đa điểm khác nhau trong mỗi vùng nghiên cứu theo quy định về phân vùng địa lý tự nhiên.

5.2. Dựa vào phiếu mô tả rừng theo Phụ lục A, chọn cây để nghiên cứu có điều kiện sinh trưởng và phát dục trung bình. Không được chọn cây ở bìa rừng, cây cụt ngọn, cây sâu bệnh, cây có nhiều u bướu, cây thân cong và cây có khuyết tật lớn khác.

5.3. Khi chọn cây phải đảm bảo thực hiện các công việc sau:

a) chn cây đạt tuổi thành thục công nghệ, không quá tuổi thành thục tự nhiên, có đủ điều kiện làm tiêu bản thực vật và có chiu cao dưới cành đủ đm bảo tối thiểu hai khúc gỗ đ làm mẫu thử;

b) thu thập tiêu bản thực vật để xác định tên tuổi sinh học, xác định tên phổ thông cho loại cây sẽ nghiên cứu.

c) đánh số đăng ký sau khi chặt hạ và lập bản mô tả theo Phụ lục B.

6. Yêu cầu cắt khúc từ cây mẫu

6.1. Để đảm bảo thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu cơ lý, mỗi cây cần cắt không nhiều hơn 3 khúc, chiều dài mỗi khúc (không kể hai đầu bịn) đủ để đảm bo lấy được số lượng thanh mẫu nhỏ cần thiết theo đúng yêu cầu của TCVN 8044 (ISO 3129). Vị trí cắt khúc như sau:

– khúc thứ nhất cách gốc 1,3 m hoặc lớn hơn tùy theo tình hình bạnh vè của cây (khúc gốc);

– khúc thứ hai lấy cách cành đầu tiên về phía dưới tán cây khoảng 0,50 m (khúc ngọn);

– khúc thứ ba được lấy trong trường hợp phần còn lại ở giữa dài gấp hai lần hoặc hơn so với chiều dài quy định của khúc để nghiên cứu (khúc giữa).

CHÚ THÍCH: Trường hợp không cần thiết lấy đến ba khúc thì phần giảm đi là phần ngọn của khúc gốc và phần gốc của khúc ngọn (chiu dài phần còn lại được tính theo chiều dài khúc gỗ đã giảm).

6.2. Khúc gỗ của mỗi cây sau khi cắt ra phải đảm bảo không có khuyết tật ảnh hưởng đến việc cắt mẫu thử nhỏ theo TCVN 8044 (ISO 3129). Đối với gỗ dễ nứt có thể lấy phần gỗ bịn dài hơn (6.1) hoặc dùng biện pháp chống nứt (sử dụng bitum, parafin…) để phủ hai đầu khúc.

6.3. Mỗi khúc gỗ phải có ký hiệu rõ ràng ở vị trí dễ nhìn thấy, bao gồm các thông tin đặc trưng của khúc gỗ như sau:

– số của cây/số thứ tự 1, 2 và 3 tương ứng với khúc gốc, khúc ngọn và khúc giữa;

– chiều dài và đường kính hai đầu khúc;

– tình hình khuyết tật (nếu có).

6.4. Việc cắt khúc gỗ thành các mẫu thử nhỏ để thử nghiệm các ch tiêu cơ lý tiến hành theo TCVN 8044 (ISO 3129).

 

Phụ lục A

(qui định)

Phiếu mô tả rừng và thống kê loài cây

A.1 Mô tả rừng cây ly gỗ để nghiên cứu tính chất cơ lý của gỗ

Bản mô tả rừng cây ly gỗ để nghiên cứu tính chất cơ lý của gỗ phải đảm bảo đầy đ các thông tin sau:

– tên khu rừng;

– tên và địa chỉ địa phương;

– tọa độ địa lý (kinh độ, vĩ độ của khu rừng) nếu khó xác định thì có thể ghi tên thị trấn, phố chợ, cột cây s gần nhất hoặc di tích lịch sử, nếu có;

– độ cao so với mặt biển;

– địa hình;

– tình hình thực vật, rừng;

– thảm tươi, thảm mục;

– diễn thế của rừng, nếu có;

– nhiệt độ, độ m trung bình và hướng gió.

A.2 Thống kê các loài cây nghiên cứu (cây trưởng thành)

Bao gồm các thông tin sau:

– tên cây (tên khoa học, tên phổ thông, tên địa phương, tên thương mại nếu có);

– đường kính trung bình;

– chiu cao trung bình;

– trữ lượng loài cây trên 1 ha (m3/ha), nếu có, theo các thông tin sau: đường kính tại vị trí 1,3 m; chiều cao dưới cành; tình hình sinh trưởng.

 

Phụ lục B

(qui định)

Phiếu mô tả cây

Phiếu mô tả cây để nghiên cứu tính chất cơ lý của gỗ phải đảm bảo đầy đủ các thông tin sau:

– tên khu rừng, tên địa phương;

– tên cây (tên khoa học, tên phổ thông, tên địa phương);

– số hiệu cây;

– tuổi cây;

– đường kính tại vị trí cách gốc 1,3 m (đường kính ngang ngực) (kể cả vỏ theo hai phương vuông góc với nhau);

– chiều cao cây;

– chiều cao thân cây;

– khuyết tật nhìn thấy được trên thân cây;

– tình hình ruột gỗ;

– tình hình lõi gỗ;

– tình hình bạnh vè;

– chiều dài gỗ b đi ở gốc cây;

– đặc trưng của khúc g theo Điều 6.3;

– các thông tin khác, nếu có.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8043:2009 VỀ GỖ – CHỌN VÀ LẤY MẪU CÂY, MẪU KHÚC GỖ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ
Số, ký hiệu văn bản TCVN8043:2009 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản