TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8299:2009 VỀ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG THIẾT KẾ CỬA VAN, KHE VAN BẰNG THÉP
TCVN 8299:2009
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG THIẾT KẾ CỬA VAN, KHE VAN BẰNG THÉP
Hydraulics Structurers – Technical Requirements for Steel Gate and Groove Design
Lời nói đầu
TCVN 8299 : 2009 được chuyển đổi từ tiêu chuẩn 14 TCN 117 : 1999 và tiêu chuẩn 14 TCN 06 : 2006 theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a, khoản 1 điều 7 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 8299 : 2009 do Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường Đại học Thủy lợi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
1. Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản về thiết kế, chế tạo đối với các loại cửa van phẳng, cửa van cung và khe van bằng thép áp dụng trong các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông, cải tạo môi trường.
1.2 Ngoài những điều quy định trong tiêu chuẩn này, khi thiết kế các loại cửa van, khe van bằng thép còn phải tuân theo những quy định trong các tiêu chuẩn có liên quan khác.
2. Thuật ngữ và giải thích
2.1 Cửa van phẳng (Plane gate)
Loại cửa van có bản mặt chắn nước phẳng và khi đóng mở cửa van chuyển động tịnh tiến theo phương thẳng đứng (xem Phụ lục A).
2.2 Cửa van cung (Radial gate)
Loại cửa van có bản mặt chắn nước hình cung. Khi đóng mở cửa van chuyển động quay quanh một trục cố định (xem Phụ lục A).
2.3 Khe van (Valve groove)
Khe van (hèm van) là bộ phận gắn cố định trên công trình nhằm dẫn hướng chuyển động lên xuống cho cửa van.
2.4 Bản chắn (Corrugated iron sheet for stop water motion)
Bản chắn (tôn bưng) là chi tiết dạng tấm dùng để chắn nước và trực tiếp nhận áp lực của nước truyền vào các ô dầm.
2.5 Ô dầm (Beam cellular)
Các ô hình chữ nhật được tạo bởi dầm dọc và dầm ngang kề nhau hàn trực tiếp với tôn bưng, truyền tải trọng nước vào giàn ngang.
2.6 Dầm chính ngang (Beam or frame girder)
Còn gọi là dầm đặc hoặc giàn, là dầm chịu tải trọng chính của cửa van đặt theo phương ngang.
2.7 Dầm ngang đỉnh (Ridge crossbeam)
Dầm ngang song song với dầm chính đặt ở đỉnh cửa
2.8 Dầm ngang đáy (Ground crossbeam)
Dầm ngang song song với dầm chính đặt ở đáy cửa
2.9 Dầm phụ ngang (Secondary cross girder)
Dầm song song với dầm chính chịu tải trọng cục bộ
2.10 Dầm phụ đứng (Secondary vertical beam)
Dầm đặt vuông góc với dầm ngang tạo độ cứng vững cho ô dầm.
2.11 Dầm biên (Marginal beam)
Dầm đứng đặt vuông góc với dầm chính và ở ngoài cùng của biên cửa.
2.12 Giàn gối (Connection truss)
Phần giàn liên kết dầm càng thành một khối.
2.13 Gioăng kín nước (Water tight gasket)
Chi tiết bịt kín nước giữa cửa van và khe cửa khi cửa van đóng hết (gioăng kín nước đáy cửa, hai cạnh bên và đỉnh cửa).
2.14 Cữ (Mechanical thrust)
Bánh xe lăn hoặc trượt có nhiệm vụ giữ cho cửa không bị lắc ngang quá lớn khi đóng mở.
2.15 Gối tựa động (Movable bearing)
Bộ phận truyền tải trọng của cửa vào khe van của công trình trong quá trình làm việc của cửa. Gối tựa động là bánh xe hoặc trượt
2.16 Càng van (Valve seat)
Còn gọi là chân van, là bộ phận liên kết giữa dầm chính và gối tựa quay.
2.17 Khung chính (Base frame)
Bộ phận liên kết giữa dầm chính và càng van.
2.18 Giàn chống (Crib)
Giàn chống còn gọi là giàn chịu trọng lượng là bộ phận liên kết các khung chính với nhau.
2.19 Gối quay (Rotary bearing)
Gối quay còn gọi là gối đỡ hay cối quay là bộ phận truyền toàn bộ tải trọng của cửa van cung vào mố công trình. Gối quay là điểm tựa quay của cửa.
2.20 Bộ phận đặt sẵn (Fixed part)
Các bộ phận đặt và liên kết cố định với bê tông tạo thành điểm tựa cho cửa van làm việc như khe van, tường ngực, ngưỡng cửa, ray….
3. Vật liệu
3.1 Loại vật liệu và phạm vi áp dụng trong từng bộ phận kết cấu cửa van
Tùy theo chế độ làm việc, quy mô kết cấu công trình các bộ phận kết cấu cửa van có thể dùng các loại vật liệu khác nhau (xem Phụ lục B).
3.2 Các đặc trưng tính toán của vật liệu chế tạo
3.2.1 Cường độ tính toán của thép với những dạng khác nhau của trạng thái ứng suất được xác định theo các công thức ở điều A2, Phụ lục A.
3.2.2 Giá trị hệ số độ tin cậy vl có thể lấy bằng 1,1.
4. Yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế
4.1 Yêu cầu kỹ thuật chung
4.1.1 Phải có giải pháp bảo vệ chống ăn mòn cho thép. Không được tăng bề dày của thép cán và thép ống với mục đích đề phòng ăn mòn kim loại.
4.1.2 Khi tính toán thiết kế cần phải đảm bảo các yêu cầu về tiết kiệm kim loại, về lựa chọn sơ đồ tối ưu của công trình và tiết diện của các cấu kiện trên cơ sở kinh tế – kỹ thuật, phải dùng các thép cán định hình và những mác thép có hiệu quả kinh tế.
4.1.3 Sơ đồ tính toán và những giả thiết tính toán cơ bản phải thể hiện được điều kiện làm việc thực tế của cửa van.
4.1.4 Trị số ứng suất lớn nhất của kết cấu khi tính toán không được vượt quá 5 % ứng suất cho phép của vật liệu.
4.1.5 Tính toán thiết kế các cấu kiện cửa van được thực hiện theo phương pháp ứng suất cho phép.
4.2 Lực và tải trọng tính toán
4.2.1 Các ngoại lực tác dụng lên cửa van
Lực và tải trọng tác dụng lên cửa van bao gồm:
a) Áp lực thuỷ tĩnh (điều A3, Phụ lục A);
b) Áp lực thuỷ động;
c) Trọng lượng bản thân, lực quán tính;
d) Áp lực thấm của nước;
e) Lực đẩy nổi;
f) Áp lực sóng;
g) Áp lực gió, áp lực không khí;
h) Áp lực va của vật nổi, của tàu thuyền;
i) Áp lực bùn cát lắng;
k) Lực của cơ cấu nâng;
l) Lực động đất;
m) Tải trọng lắp ráp, lực giãn nở vì nhiệt;
n) Tải trọng khi thử;
o) Lực chân không khi đóng cửa.
4.2.2 Tổ hợp tải trọng
4.2.2.1 Tổ hợp tải trọng được lựa chọn theo đặc điểm của công trình
4.2.2.2 Tổ hợp tải trọng chính bao gồm những lực mang tính chất thường xuyên tác dụng lên cửa van như:
a) Áp lực thuỷ tĩnh (điều A.3, Phụ lục A);
b) Áp lực thuỷ động;
c) Trọng lượng bản thân, lực quán tính;
d) Áp lực thấm của nước;
e) Lực đẩy nổi;
f) Áp lực sóng;
g) Lực ma sát;
h) Áp lực bùn cát lắng;
i) Lực của cơ cấu nâng.
4.2.2.3 Tổ hợp tải trọng đặc biệt bao gồm những lực trong tổ hợp chính quy định tại điều 4.2.2.2 và các lực không thường xuyên sau đây:
a) Áp lực va của vật nổi, của tàu thuyền;
b) Lực động đất;
c) Tải trọng lắp ráp, lực giãn nở vì nhiệt;
d) Tải trọng khi thử;
e) Lực ở cơ cấu nâng khi cửa bị kẹt;
g) Lực chân không khi đóng cửa.
4.3 Yêu cầu kỹ thuật về bố trí kết cấu cửa van
4.3.1 Cửa van phẳng
4.3.1.1 Hệ dầm cửa van phẳng được bố trí trên cùng một lớp, có xét đến công nghệ chế tạo, vận chuyển và chống han gỉ.
4.3.1.2 Chọn số dầm chính và bố trí dầm chính thực hiện theo quy định sau:
a) Dựa vào tỷ lệ giữa chiều rộng B và chiều cao H cửa van phẳng để chọn số dầm chính:
b) Khi bố trí dầm chính phải xét các yếu tố sau đây:
1) Tải trọng lên các dầm chinh là đều nhau;
2) Khoảng cách các dầm chính bố trí để dễ chế tạo, vận chuyển và lắp đặt;
3) Khoảng cách các dầm chính bảo đảm yêu cầu bố trí gối tựa động;
4) Cự ly dầm chính đáy đến gioăng chắn nước đáy phải bảo đảm hình dạng đáy van. Góc nghiêng hạ lưu của đáy cửa van công tác và cửa van sự cố không được nhỏ hơn 30. Nếu ngưỡng van đặt nghiêng thì có thể tăng giảm thích hợp góc nghiêng đó. Nếu không thoả mãn góc nghiêng 30 thì dùng biện pháp nạp khí. Đối với van phẳng lợi dụng từng phần cột nước để mở, góc nghiêng thượng lưu không được nhỏ hơn 45, tốt nhất là 60 (xem Hình A.3, Phụ lục A).
4.3.1.3 Van phẳng trên mặt với dầm kép, dầm chính bố trí tại vị trí cách đều nhau trên dưới điểm đặt hợp lực thuỷ tĩnh P (xem điều A.3, Phụ lục A) đồng thời chú ý các điểm sau đây:
a) Khoảng cách a giữa các dầm chính nên chọn thiên lớn một ít;
b) Cự ly từ dầm chính trên đến mép đỉnh dầm chính trên ao phải nhỏ hơn 0,45.H nhưng không được lấy lớn hơn 3,6 m.
4.3.1.4 Căn cứ khẩu độ và tải trọng để chọn dầm chính là dầm đặc hoặc dầm kiểu giàn. Sơ bộ chọn chiều cao dầm chính đặc nên thoả mãn yêu cầu chiều cao dầm chính nhỏ nhất, đồng thời tham khảo chiều cao dầm kinh tế tổng hợp phân tích mà định.
4.3.1.6 Dầm biên của van phẳng cần chọn kiểu đặc, còn gối tựa động kiểu trượt nên dùng dầm chính kiểu đặc đơn, gối tựa động kiểu bánh xe thì dùng dầm biên kiểu đặc kép.
4.3.2 Cửa van cung
4.3.2.1 Tỷ số giữa bán kính cong với chiều cao của bản mặt lấy theo quy định sau:
a) Kiểu van trên mặt: từ 1,0 ÷ 1.5;
b) Kiểu van dưới sâu: từ 1,1 ÷ 2,2.
4.3.2.2 Phải bố trí cối đỡ van cung nằm ở phía trên mực nước để tránh bèo rác va đập vào van:
a) Van cung trên mặt đập tràn: vị trí cối quay có thể bố trí phía trên ngưỡng đáy van, từ ½ H đến ¾ H ;
b) Van cung trên mặt: vị trí cối đỡ có thể bố trí phía trên ngưỡng đáy van từ 2/3 H đến H;
c) Van cung dưới sâu, vị trí cối quay có thể bố trí phía trên ngưỡng đáy van lớn hơn 1,1 H.
CHÚ THÍCH: H là chiều cao cửa van
4.3.2.3 Đường tâm quay của mặt tôn bưng trùng với trục quay cửa; trường hợp cần thiết cho phép hạ thấp tâm trục quay cửa xuống từ 50 mm đến 100 mm so với đường tâm mặt tôn bưng.
4.3.2.4 Căn cứ tỷ số giữa chiều rộng B với chiều cao cửa van H để bố trí kết cấu dầm chính ngang hoặc dầm dọc. Khi H tương đối lớn thích hợp với kiểu dầm chính ngang; khi H tương đối bé thì dùng kiểu dầm chính dọc.
4.3.2.5 Các kiểu kết cấu khung chính chịu lực quy định tại Hình A.5 Phụ lục A, áp dụng như sau:
– Khi điều kiện chịu lực cho phép, dùng kiểu a;
– Khi gối đỡ nằm trên tường bên, dùng kiểu b với l1 = 0,2 L ;
– Khi độ không gian của cửa van không thích hợp với kiểu a hoặc kiểu b, thì chọn kiểu c;
– Dạng khung chính dọc kiểu giàn, dùng kiểu d.
4.3.2.6 Tỷ số độ cứng đơn vị Ko giữa dầm đặc ngang van cung với càng chọn từ 3 đến 11 (nếu là càng xiên chọn từ 3 đến 7, càng thẳng từ 5 đến 11) và có thể tính theo công thức (1)
1)
trong đó:
Ilo , Lo là mô men quán tính mặt cắt dầm chính ngang và khẩu độ tính toán;
Ih, h là mô men quán tính mặt cắt càng và chiều dài.
4.3.2.7 Càng đỡ van cung được nối cứng với dầm chính ngang. Càng đỡ xiên nối với dầm chính ngang bằng bu lông và phải có tấm chống cắt (Hình A.6, Phụ lục A). Hai mặt đầu của tấm nối với mặt tấm chống cắt phải được tiếp xúc tốt. Cần xét đến tính lắp lẫn giữa các dầm ghép, không đọng nước và dễ chế tạo. Khi dùng dầm hộp kiểu hở và hộp kín, cần bố trí kết cấu được đối xứng, bảo đảm cửa van đóng mở được ổn định.
4.3.2.8 Cửa van có nhiều khung chính phải thiết kế các khung chính chịu lực như nhau.
4.4 Yêu cầu kỹ thuật tính toán kết cấu cửa van
4.4.1 Yêu cầu chung
4.4.1.1 Tính toán kết cấu cửa van phải căn cứ vào tổ hợp tải trọng bất lợi nhất và điều kiện cụ thể công trình có thể phát sinh để tính toán, kiểm tra độ bền, độ cứng và tính ổn định của cửa van.
4.4.1.2 Khi dầm chính, dầm phụ được hàn chặt với bản mặt thì phải xét bản mặt cùng tham gia chịu lực.
4.4.2 Kiểm tra độ bền
Cần tiến hành kiểm tra ứng suất uốn và ứng suất cắt đối với các kết cấu chịu tải và cấu kiện liên kết của cửa van. Đối với hệ dầm dọc và bản mặt của van cung có thể bỏ qua ảnh hưởng của bán kính cong, tính toán kiểm tra theo điều kiện dầm thẳng và bản mặt phẳng.
4.4.3 Kiểm tra độ ổn định của cấu kiện chịu uốn
4.4.3.1 Độ võng tính toán không được vượt quá các trị số cho phép. Độ võng f cho phép của cửa van khi làm việc quy định như sau:
– Dầm chính của cửa van dưới sâu: f ≤ 1/1000;
– Dầm chính của cửa van trên mặt, làm việc trong dòng chảy: f ≤ 1/600 ;
– Cửa chính chịu tải trọng tĩnh và các cửa sự cố: f ≤ 1/500;
– Cửa sửa chữa, f ≤ 1/400;
– Các bộ phận phụ của ô dầm, lưới chắn rác: f ≤ 1/250;
4.4.3.2 Độ mảnh của cấu kiện cửa van không được nhỏ hơn các trị số cho phép. Độ mảnh cho phép của cấu kiện quy định như sau:
a) Đối với cấu kiện chịu nén:
– Cấu kiện chính: 120;
– Cấu kiện phụ: 150;
– Cấu kiện liên kết: 200.
b) Đối với cấu kiện chịu kéo:
– Cấu kiện chính: 200;
– Cấu kiện phụ: 250;
– Cấu kiện liên kết: 350.
4.4.4 Độ dày thép tấm hoặc mặt cắt thép hình của cấu kiện chịu tải của cửa van
4.4.4.1 Độ dày thép tấm hoặc mặt cắt thép hình của cấu kiện chịu tải của cửa van không nhỏ hơn các giá trị sau:
a) Thép tấm 6 mm;
b) Thép góc đều cạnh: L 50 mm x 40 mm x 6 mm ;
c) Thép góc không đều cạnh: L 63 mm x 40 mm x 6 mm;
d) Thép chữ I: I 12;
e) Thép chữ U: U 8.
4.4.4.2 Đối với cửa van loại nhỏ có bề rộng dưới 1,0 m thì độ dầy không bị hạn chế.
4.4.5 Lưới chắc rác
4.4.5.1 Tải trọng tính toán lưới chắn rác được xác định theo tính chất, số lượng và biện pháp vớt rác. Lưới chắc rác dùng cho trạm thuỷ điện được tính theo độ chênh mực nước trước và sau lưới chắn rác từ 2 m đến 4 m. Trường hợp đặc biệt được xác định qua phân tích cụ thể.
4.4.5.2 Với yêu cầu bảo vệ tổ máy thuỷ điện, cần tăng khoảng cách thanh lưới chăn rác thích hợp để dễ vớt rác và giảm tổn thất cột nước.
4.4.5.3 Lưới chắn rác nên thiết kế kiểu động để tiện sửa chữa, thay thế.
4.4.5.4 Đối với mặt cắt thanh lưới chắn rác, chiều cao không được lớn hơn 12 lần chiều dày của nó nhưng cũng không nhỏ hơn 50 mm. Cự ly gối đỡ nghiêng thanh lưới không được lớn hơn 70 lần chiều dày thanh.
4.4.5.5 Cần kiểm tra độ bền và tính ổn định của thanh với hệ số ổn định nhỏ hơn 2.
4.4.5.6 Đối với các kết cấu chịu lực cần dựa vào sự bố trí và cấu tạo để tiến hành kiểm tra độ bền.
4.5 Yêu cầu kỹ thuật thiết kế chi tiết máy
4.5.1 Yêu cầu chung
4.5.1.1 Thiết kế cấu kiện đúc nên chú ý tính công nghệ đúc và phù hợp yêu cầu về kết cấu đúc và phù hợp qui định hiện hành.
4.5.1.2 Cần tiến hành mạ crôm đối với trục của bánh xe, khớp đỡ, tai treo và các biện pháp chống ăn mòn tuỳ theo điều kiện làm việc cụ thể. Các chi tiết làm việc dưới nước như trục, bu lông và ê cu, hoặc các chi tiết luôn phải tháo lắp cũng cần xử lý chống ăn mòn, hoặc dùng vật liệu chống gỉ.
4.5.1.3 Trục và bạc trục của bánh xe, khớp đỡ cần được bôi trơn tốt. Các bộ phận cố định trên trục cần có lỗ tra dầu, rãnh dầu và nút dầu. Rãnh dầu bố trí phía không chịu nén. Ổ lăn hoặc trượt làm việc trong nước lẫn nhiều bùn cát, ngoài việc bôi trơn cũng cần bộ phận làm kín và có lỗ xả dần. Thiết bị bôi trơn cần thuận lợi cho việc tra dầu.
4.5.2 Thiết kế gối tựa động
4.5.2.1 Kiểu gối tựa động van phẳng chọn theo điều kiện làm việc, tải trọng và khẩn độ. Các van công tác và sự cố thường dùng bánh xe hoặc tấm trượt. Đối với cửa van sửa chữa và cửa van công tác với lực đóng mở không lớn, có thể dùng tấm trượt làm bằng thép hoặc bằng gang đúc.
4.5.2.2 Gối tựa động bánh xe có kiểu cụm bánh xe và bánh xe đơn có trục cố định vào cửa theo dạng dầm công xôn và kiểu hộp (bánh xe nằm trong hộp). Khi tải và khẩu độ lớn phải dùng cụm bánh xe kép lắp kiểu bập bênh hoặc cửa van lớn được phân đoạn liên kết mềm để nhiều bánh xe có thể tiếp xúc đều.
4.5.2.3 Tính toán các loại gối tựa động có thể căn cứ vào đặc điểm kết cấu của nó, tính toán kiểm tra ứng suất tiếp xúc của bánh xe chính.
4.5.2.4 Gối tựa động ngược chiều có thể dựa theo kích thước cửa van, áp lực nước, điểm treo, kiểu rãnh van mà dùng bánh xe hay tấm trượt.
4.5.2.5 Độ cứng của bánh xe nên chọn hơi bé hơn độ cứng của ray. Khi áp lực bánh xe tương đối lớn cần tiến hành nghiên cứu chuyên sâu hơn về vật liệu bánh xe và ray, độ cứng và công nghệ chế tạo.
4.5.2.6 Khi cửa van bố trí nhiều bánh xe để điều chỉnh mặt tỳ bánh xe trên cùng một mặt phẳng nên dùng loại trục lệch tâm.
4.5.2.7 Tải trọng thiết kế lớn nhất tác dụng lên bánh xe cần tính theo áp lực bánh xe lớn nhất có xét đến hệ số không đồng đều nhất định k. Chọn k = 1,1 cho bánh xe đơn và các trường hợp đặc biệt khác cần nghiên cứu riêng.
4.5.2.8 Khi dùng tấm trươt bằng thép, gang cần căn cứ vào cấu tạo, hình dạng và tiếp xúc để kiểm tra ứng suất tiếp xúc và độ bền của bu lông nối.
4.5.3 Thiết kế cối quay
4.5.3.1 Dạng gối quay của van cung cần chọn theo tải trọng, khẩu độ và kiểu càng đỡ. Dạng cối quay thường dùng có kiểu hình trụ, hình côn, hình trụ chữ thập hoặc hình cầu.
4.5.3.2 Bánh xe, bạc trượt của càng: căn cứ điều kiện công tác nên dùng bạc trục làm bằng gỗ ép, bằng đồng hoặc loại vật liệu ít bị mài mòn, cũng có thể dùng bánh xe lắp ổ bi.
4.5.4 Thiết kế tai kéo, cần kéo cửa
4.5.4.1 Tai kéo cửa có thể đặt ở giữa (đối với trường hợp bố trí 1 tai kéo) hoặc hai điểm kéo ở hai phía dầm biên tuỳ theo chiều rộng cửa van, tỷ số chiều rộng và chiều cao, lực nâng và kiểu bố trí máy đóng mở mà quyết định. Khi tỷ số rộng /cao lớn hơn 1,0, nên chọn hai điểm kéo.
4.5.4.2 Tai kéo của van phẳng thường liên kết với dầm đỉnh, đồng thời bố trí ở trọng tâm của van. Tai kéo của van hạ lưu (van sửa chữa) của trạm thủy điện có thể bố trí hơi lệch về phía chắn nước để nâng cao hiệu quả chắn nước. Tai kéo van cung trên mặt nên bố trí ở mặt trước bản mặt tại giao điểm càng đỡ với dầm chính dưới của van, cũng có thể bố trí hai đầu dầm chính dưới mặt sau bản mặt. Tai kéo van cung dưới sâu thường bố trí ở đỉnh van.
4.5.4.3 Tải trọng tác dụng lên tai kéo, cần kéo, trục nối, tấm nối và bu lông nối được tính theo lực đóng mở van nhân với hệ số gia tải (thường lấy từ 1,1 đến 1,2) và xét ảnh hưởng của sự tăng tải hoặc sự phân bố không đồng đều khi nâng hạ cửa van.
4.5.4.4 Khi đóng mở van chỉ trong các trường hợp sau mới dùng cần kéo:
a) Gặp khó khăn khi dùng chốt khoá tự động;
b) Không muốn ổ bánh xe của máy đóng mở ngâm trong nước dài ngày;
c) Khi hành trình máy đóng mở bằng trục vít hay xi lanh thủy lực không đủ;
d) Giá thành chế tạo và hao phí vật liệu lớn.
4.5.4.5 Chiều dài phân đoạn cần kéo phải xác định theo yêu cầu của chiều cao cửa van, hành trình máy đóng mở, tháo dỡ cần kéo và đổi hướng chuyển động.
4.5.4.6 Tính toán lựa chọn chiều rộng, chiều dày tai kéo và kích thước liên quan của đường kính lỗ của cần kéo và tai kéo xem Hình A.7, Phụ lục A.
4.5.4.7 Để bảo đảm sự tiếp xúc tốt giữa trục và lỗ của cần kéo, dễ tháo lắp trục nối, lỗ trục nên có dạng ô van. Đối với cần kéo có tải trọng không lớn có thể tăng đường kính lỗ lên 1 mm.
4.5.4.8 Cấu tạo của chốt khoá nên thoả mãn yêu cầu sau:
– Dễ thao tác, an toàn, tin cậy;
– Vận hành điều khiển chốt khoá trên sàn đặt máy hoặc sàn sửa chữa. Nếu có điều kiện nên dùng bộ chốt khoá tự động hoặc bán tự động.
4.5.4.9 Phần động và phần chôn trong bê tông của chốt cần theo điều kiện chịu lực và tình trạng kết cấu để kiểm tra độ bền và ổn định néo chặt.
4.5.5 Thiết kế gioăng chắn nước
4.5.5.1 Gioăng chắn nước của cửa van thường bố trí trên phần động để tiện thay thế khi sửa chữa, nếu phải lắp gioăng ở phần chôn trong bê tông thì cần có điều kiện thay thế. Gioăng chắn nước làm việc ở các vị trí đều phải bảo đảm tính liên tục và kín.
4.5.5.2 Chất lượng làm việc của gioăng chắn nước phải bảo đảm các chỉ tiêu theo quy định tại điều B1, Phụ lục B.
4.5.5.3 Đối với cửa van dưới sâu, khẩu độ lớn, gioăng chắn nước bố trí ở phía trước van thì cần xét đến ảnh hưởng biến dạng uốn của gioăng chắn nước đỉnh. Ngoài ra còn cần chú ý ngăn ngừa gioăng cao su chắn nước phần đỉnh cửa van bị cuốn lật trong quá trình đóng mở van.
4.5.5.4 Gioăng chắn nước cửa van cần có độ nén dư. Đối với gioăng chắn nước bên và đỉnh độ nén dư từ 2 mm đến 4 mm.
4.5.5.5 Gioăng chắn nước đỉnh và cạnh dùng cao su với mặt cắt hình chữ P hoặc đầu tròn. Gioăng chắn nước van cung dưới sâu và trên mặt có thể dùng cao su với mặt cắt chữ P và L Chắn nước đáy dùng cao su hình mũi đao. Đối với van cung cột nước cao, căn cứ điều kiện sử dụng tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm mà xác định kiểu gioăng chắn nước thich hợp.
4.5.5.6 Chiều dày tấm ép gioăng chắn nước nhỏ hơn 10 mm. Với van loại nhỏ nên giảm bớt khoảng cách giữa các bu lông tấm ép sao cho nhỏ hơn 150 mm.
4.5.5.7 Gioăng chắn nước ở đỉnh van cung với cột nước cao nên bố trí thành 2 đường: trên van và ở cửa van mỗi nơi một đường chắn nước. Cần thoả mãn yêu cầu về độ chính xác lắp ghép giữa bản mặt và gioăng chắn nước trong qúa trình đóng mở van.
4.5.5.8 Khi dùng thép tấm chống rỉ để gia công tấm đế chắn nước đỉnh và bên, độ dày sau khi gia công không nhỏ hơn 4 mm. Tấm đế chắn nước và các chi tiết đặt sẵn nên gia công thành một khối hoàn chỉnh, cấu tạo của nó cần thoả mãn yêu cầu hàn nối và gia công.
4.5.6 Liên kết cấu kiện
4.5.6.1 Trong thiết kế cần bố trí mối hàn đối xứng với trọng tâm của cấu kiện. Không được tuỳ tiện mở to mối hàn, cần tránh nhiều mối hàn tập trung và giao chéo tại một điểm. Không được dùng mối hàn gián đoạn.
4.5.6.2 Khi thiết kế hàn nối cần xét đến yêu cầu về công nghệ hàn như góc hàn, điều kiện thoát khói khi hàn.
4.5.6.3 Cửa van đóng mở cần hàn kín các mối hàn giữa mép cánh dầm chính và bản bụng, giữa dầm bụng chính và dầm biên, mối hàn chữ T giữa càng đỡ với hai đầu tấm gối đỡ chịu uốn, chất lượng mối hàn tốt. Ngoài ra, cũng cần căn cứ điều kiện hàn và chiều dày thép hàn để tiến hành gia công mép hàn.
4.5.6.4 Nên dùng bu lông bán tinh để ghép nối tiếp bình thường. Đối với cấu kiện chịu lực cắt tải trọng động nên dùng bu lông tinh có doa lỗ.
4.5.6.5 Khi tính toán và yêu cầu cấu tạo không cho phép ghép bằng bu lông thường thì nên dùng bu lông với độ bền cao.
4.5.7 Thiết kế chi tiết đặt sẵn trong bê tông
4.5.7.1 Kích thước hình học của khe van phải phù hợp loại cửa van. Chiều rộng và chiều sâu khe van phải bảo đảm cho phần động hoạt động thuận tiện, đủ bền và ổn định. Chọn kích thước khe van có thể tham khảo điều A.7, Phụ lục A.
4.5.7.2 Các chi tiết đặt sẵn của cửa van phải truyền được tải trọng tác dụng của cửa van xuống bê tông, nền móng. Để đảm bảo cửa van đóng mở linh hoạt, khe hở giữa mặt bê tông rãnh van đến mặt gối tựa động ngược không được nhỏ hơn 20 mm.
4.5.7.3 Chi tiết đặt sẵn cần lắp đặt khi đổ bê tông đợt 2.
4.5.7.4 Đường kính các thanh thép néo cấu kiện đặt sẵn với bê tông không được nhỏ hơn 16 mm, chiều dài nhô khỏi mặt bê tông đợt I không nhỏ hơn 150 mm. Với cửa van cột nước thấp thì đường kính và chiều dài nói trên nên giảm thích hợp.
4.5.7.5 Để thích ứng với việc thi công tấm trượt bằng thép, thép néo đợt 1 có thể dùng kiểu tấm néo, liên kết với tăng đơ và tấm néo để điều chỉnh khi đổ bê tông lần 2.
4.5.7.6 Đối với các cửa van xả cát trên sông nhiều bùn cát thì cấu kiện đặt sẵn và phần lót phụ của van nên kết hợp tính toán theo yêu cầu chống mài mòn và chống ăn mòn. Đồng thời trong trường hợp này phần đáy van cần có biện pháp lót bảo vệ tương ứng.
4.5.7.7 Khi dùng cấu kiện đặt sẵn cần phân đoạn. Việc phân đoạn phải xét đến yêu cầu vận chuyển, chế tạo và lắp ráp do sự hạn chế của chiều dài và độ cứng bản thân.
4.5.7.8 Chi tiết đặt sẵn của ngưỡng van nên dùng thép với mặt cắt hình chữ I. Khi cột nước tương đối lớn có thể tăng thích đáng kích thước mặt cắt chi tiết đặt sẵn và diện tích tiếp xúc giữa bê tông và chi tiết chôn, đối với cửa van với cột nước thấp có thể đơn giản hơn.
4.5.7.9 Đối với cửa van sự cố ở cửa lấy nước trạm thuỷ điện, lợi dụng áp lực nước để đóng van thì kích thước liên quan cách tường ngực và cửa van có thể tham khảo Hình A.8, Phụ lục A. Đối với cửa van sự cố của trạm thuỷ điện lớn cần thông qua thí nghiệm mô hình để xác định kích thước nói trên.
4.5.7.10 Chiều cao của ray chính trong khe van phẳng công tác và van sự cố dưới sâu cần dựa theo điều kiện sử dụng để chọn, có thể lấy bằng 1,5 lần đến 2,0 lần chiều cao lỗ cống. Để tiện cho việc luồn cánh van vào khe van, đỉnh của đường ray cần có độ mở dốc dẫn hướng.
4.5.7.11 Độ bền của ray chính trong khe van phẳng có thể tham khảo điều A.5, Phụ lục A để kiểm tra. Ray ngược, ray bên chọn theo cấu tạo.
4.5.7.12 Gối quay của van cung trên mặt thường tỳ lên trụ pin, van cung dưới sâu tỳ lên dầm thép.
4.5.7.13 Hai phía trên và dưới của rãnh van phẳng có bố trí thép góc gia cường, chiều cao của tấm này được xác định theo điều kiện làm việc của van.
4.5.7.14 Khi thiết kế chi tiết đặt sẵn của rãnh lưới chắn rác có thể tiến hành theo các yêu cầu liên quan của chi tiết chôn sẵn của van phẳng.
4.5.7.15 Đối với cửa van dẫn dòng thi công cỡ lớn và vừa: ngưỡng van, chi tiết bảo vệ phụ cần căn cứ trạng thái dòng chảy lúc dẫn dòng, thời gian dẫn dòng dài ngắn và trạng thái bùn cát đi qua van để xác định. Chiều cao ngưỡng lấy bằng 200 mm đến 300 mm. Khi cần có thể lắp thêm tấm bảo vệ rộng từ 800 mm đến 1 500 mm cả về 2 phía của nó và cần có thép néo gia cố.
4.6 Tính toán sức bền và ổn định kết cấu các bộ phận cửa van
4.6.1 Áp lực nước tác dụng trực tiếp vào bản mặt cửa, từ đó truyền đến các dầm phụ (đứng, ngang) đến dầm chính cũng như các bộ phận khác của cửa van. Việc xác định tải trọng tác dụng lên bản mặt cửa là cơ sở cho tính toán các bộ phận kết cấu khác của cửa van.
4.6.2 Áp lực thuỷ tĩnh được xác định dựa vào kích thước cửa van và mực nước thượng, hạ lưu cống, xem điều A.3, Phụ lục A
4.6.3 Áp lực thủy động hay thành phần áp lực nằm ngang xuất hiện khi mở cửa từng phần. Do tổn thất cột nước khi chảy qua cửa nên trị số áp lực động bé hơn áp lực thủy tĩnh. Khi tính toán cần chú ý : khi cửa đóng trị số áp lực động của nước không có, ngược lại khi mở từng phần trị số áp lực thủy tĩnh sẽ không có. Khi tính sơ bộ trị số áp lực động lấy bằng trị số áp lực tĩnh ở vị trí tương đương.
4.6.4 Áp lực bùn cát, Pbc (daN) được tính theo công thức sau:
trong đó:
F là diện tích bề mặt chịu tác dụng gió của cửa, m2;
qgió là cường độ áp lực gió khu vực đặt công trình:
qgió = 25 daN/m2 100 daN/m2. Thông thường tính toán lấy qgió = 45 daN/m2.
4.6.8 Để lợi dụng đầy đủ độ bền bản mặt, khi bố trí khoảng cách dầm nên chọn sao cho tỷ số biên dài ngắn của bản mặt (b/a) lớn hơn 1,5; đồng thời bố trí biên dài dọc theo hướng tim trục dầm chính.
4.6.9 Tính toán xác định bề dầy tôn bưng:
a) Ứng suất uốn cục bộ của bản mặt có thể chịu phải tính kiểm tra theo kết cấu vỏ mỏng được cố định 4 bên (hoặc cố định 3 bên, 1 bên dầm đơn hoặc cố định hai bên kề nhau là dầm đơn). Đối với các ô dầm ở đỉnh của cửa van trên mặt, tính theo điều kiện tải trọng phân bố tam giác. Chiều dày bản mặt tính sơ bộ theo công thức sau:
trong đó:
ky là Hệ số ứng suất trung điểm biên dài của bệ đỡ tấm mỏng đàn hồi tính theo điều A.6, Phụ lục A;
α là hệ số hiệu chỉnh đàn hồi:
khi b/a > 3; α = 1,4;
Khi b/a ≤ 3, α = 1,5;
p là cường độ áp lực nước ở trung tâm của ô dầm tính toán, N/mm2;
a,b là chiều dài biên ngắn, biên dài của ô dầm tính từ mép hàn của các cạnh, mm;
[σ] là ứng suất uốn cho phép của vật liệu, N/mm2.
b) Khi hàn bản mặt với dầm hộp chính và dầm phụ cần xét đến sự làm việc của các bản mặt có liên hệ với mép dầm cánh, chiều rộng hữu hiệu của nó tính theo quy định tại điều A.6, Phụ lục A. Tuy nhiên trong các cửa van có nhịp lớn hơn 10 m, chiều dày bản mặt cửa không được nhỏ hơn 10 mm. Trong các trường hợp còn lại chiều dày bản mặt không nhỏ hơn 6 mm.
4.6.10 Dầm ngang (chính, phụ) được tính toán kiểm tra trong trường hợp chịu lực bất lợi nhất, tính toán độ bền theo trạng thái giới hạn thứ nhất và kiểm tra theo trạng thái giới hạn thứ hai:
a) Dầm ngang làm việc như một dầm đơn gối tựa 2 đầu với tải trọng phân bố đều qtt:
qtt = qn + qG, (6)
trong đó:
qn là tải trọng phân bố đều của áp lực nước tác dụng lên cửa theo phương ngang, N/cm;
qG là tải trọng phân bố đều của trọng lượng bản thân cửa, N/cm.
b) Tùy thuộc vào tổ hợp mực nước tác dụng vào thượng lưu và hạ lưu cửa van mà qtt sẽ được xác định. Mô men lớn nhất Mmax xuất hiện ở giữa dầm và có giá trị được tính theo công thức sau:
trong đó:
W là mô men chống uốn của trục cửa;
[σU] là ứng suất uốn cho phép của trục;
L là khoảng cách giữa hai tai gối đỡ trục.
trong đó:
d là đường kính chịu ép mặt của tai đỡ trục cửa;
[σd] là ứng suất ép mặt cho phép của tai đỡ trục.
4.6.18 Trục và tai bánh xe lăn được tính toán tương tự như trục và tai kéo cửa, nhưng bên cạnh việc nhân với hệ số làm việc không đồng thời của trục cần phải nhân với hệ số tải trọng động khi bánh xe lăn trên khe cửa.
4.7 Tính toán liên kết của kết cấu thép
4.7.1 Liên kết hàn
Cần phải tính toán kiểm tra các mối hàn quan trọng liên kết của kết cấu thép cửa van. Các phương pháp tính kiểm tra mối hàn giáp mép, hàn góc chịu uốn, nén, cắt thực hiện theo quy định tại điều A.12, Phụ lục A.
4.7.2 Liên kết bu lông
Các kết cấu thép liên kết bằng bu lông cần phải tính toán kiểm tra khả năng chịu cắt, chịu dập, chịu kéo để lựa chọn thích hợp, thực hiện theo quy định tại điều A.12, Phụ lục A.
4.7.3 Liên kết đinh tán
Các kết cấu thép liên kết bằng đinh tán cần phải tính toán kiểm tra khả năng chịu cắt, chịu dập, chịu kéo để lựa chọn thích hợp, thực hiện theo quy định tại điều A.12, Phụ lục A. Trong trường hợp liên kết đinh tán chịu tác dụng đồng thời của lực cắt và mô men, việc tính toán đinh tán được thực hiện giống như đối với bu lông. Trong các công thức tính toán thay các giá trị về khả năng chịu lực của bu lông bởi giá trị tương ứng của đinh tán.
4.8 Tính toán bánh xe lăn
4.8.1 Ngoài việc tính toán trục và bạc bánh xe (như đối với tính toán trục quay cửa) cần phải kiểm tra ứng suất cục bộ giữa bánh xe và đường lăn.
4.8.2 Khi bánh xe và đường lăn là mặt trụ phẳng, ứng suất dập (ép cục bộ) được kiểm tra theo công thức (18)
trong đó:
m là hệ số phụ thuộc tỷ số ρ1/ρ2 của bán kính cong bánh xe và ray, lấy theo điều B.4, Phụ lục B;
ρmax là bán kính tương đương lớn nhất; mm.
4.9 Tính toán lực đóng mở cửa van
4.9.1 Tính lực đóng mở cửa van phẳng
4.9.1.1 Tính lực mở cửa van (lực kéo), áp dụng công thức (20):
Qm ≥ kG (G + Gc) + kms(Fms+ Fc) + Ph + Vn (20)
4.9.1.2 Tính lực đóng cửa van, áp dụng công thức (21):
Qđ >= kms(Fms+ Fc) + Pđ – kG’ G (21)
trong đó:
kG là hệ số gia trọng, kG = 1 ÷ 1,1;
G là trọng lượng cửa, N;
Gc là trọng phần gia trọng (nếu có), N;
kms là hệ số tăng ma sát khi chưa kể hết, kms= 1,2;
Fms là lực ma sát ở gối tựa động: Fms= Pz x f, N
– Với bánh xe ổ trục bằng bạc: Fms = ± (Pz/R) x (f1 + f2.r);
– Với bánh xe ổ trục bằng ổ bi: Fms = ± (Pz/R) x f1((R’/r1)+ 1).
R là bán kính bánh xe lăn tựa động, m;
r là bán kính ngỗng trục, m;
f , f2 là hệ số ma sát trượt;
f1 là hệ số ma sát lăn;
r1 là bán kính bi;
Fc là lực ma sát của gioăng (vật) chắn nước, N:
Fc = 2.Hcp.b.a.f3 + Hgt.e.a.f3 (22)
b là chiều dài của giăng kín nước chịu tác dụng của cột nước H, m;
Hcp là cột nước trung bình tác dụng vào gioăng cạnh, m;
a là chiều rộng mặt gioăng ép vào đường trượt, m;
e là chiều dài gioăng đỉnh, m;
f3 là hệ số ma sát trượt giữa gioăng cao su và mặt tựa giăng;
Hgt là chiều cao cột nước đến gioăng đỉnh cửa van, m.
CHÚ THÍCH: đối với cửa van trên mặt không có thành phần ma sát gioăng đỉnh
Ph là lực hút ở đáy cửa, N;
Vn là trọng lượng khối nước trên đỉnh cửa van (nếu có đối với cửa van dưới sâu), N;
kG là hệ số giảm trọng lượng, kG’ = 0,9 ÷1,0;
Pđ là lực đẩy dưới đáy cửa van, N.
4.9.1.3 Trong trường hợp cửa van chịu ảnh hưởng nhiều của sự lắng đọng bùn cát khi tính toán cần xét thêm tải trọng do bùn cát tác dụng vào cửa.
4.9.2 Tính lực đóng mở cửa van cung
4.9.2.1 Lực mở cửa van cung được xác định theo công thức (23), (24)
là trọng lượng riêng của nước, N/m3;
Hc là chiều cao cột nước đến tâm gioăng chắn nước cạnh, mm;
Lt là chiều dài vật chắn nước, m;
b là chiều rộng vật chắn nước, m;
n là hệ số;
R1 là khoảng cách từ vật chắn nước đến tâm quay, m;
Mmô là mô men ma sát trong gối quay, Nm;
Mô= TôR2
Tô= P.f là lực cản ma sát trong gối quay, N;
P là tổng áp lực thuỷ tĩnh, N;
f là hệ số ma sát trong gối quay;
R2 là bán kính quay của ngõng trục, m;
Mh là mô men của lực hút, N.m;
Mh= Ph.Lh;
Ph là lực hút đáy van:
Ph = Ptc.b.Lt
Ptc là cường độ áp lực tiêu chuẩn, Ptc = 60 kN/m2;
N là hệ số dư trữ, n = 0,8;
Vn là trọng lượng nước trên đỉnh cửa (nếu có), N.
4.10 Tính toán bộ phận đặt sẵn chôn vào bê tông
4.10.1 Đây là những bộ phần tĩnh được lắp đặt cố định vào trong bê tông không tháo lắp được. Vì vậy khi thiết kế khuyến khích sử dụng vật liệu thép không gỉ hoặc được mạ một lớp thép không gỉ phía ngoài.
4.10.2 Đối với các kết cấu này, chủ yếu tính cho trường hợp vận chuyển và chế tạo lắp đặt không bị mất an toàn. Đối với chi tiết khe van có bố trí đường trượt hay đường ray, việc tính toán được thực hiện theo quy định tại điều A.5, Phụ lục A.
5 Yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo và lắp đặt
5.1 Yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo
5.1.1 Đơn vị chế tạo phải nghiên cứu kỹ tài liệu thiết kế, căn cứ vào điều kiên của nhà máy, điều kiện vận chuyển, địa hình lắp đặt, thời gian hoàn thành v.v…để lập quy trình công nghệ chế tạo, vận chuyển và biện pháp lắp đặt.
5.1.2 Vật liệu chế tạo phải bảo đảm chất lượng, đúng số hiệu, chủng loại, chứng chỉ của nhà sản xuất và xử lý bề mặt vật liệu theo yêu cầu thiết kế. Nếu thiếu điều kiện trên phải lấy mẫu kiểm tra tính cơ lý hoá tại phòng thí nghiêm hợp chuẩn.
5.1.3 Yêu cầu khi chế tạo: cần chế tạo cửa van và các bộ phận đặt sẵn đúng kích thước và đạt độ chính xác theo bản vẽ thiết kế và các quy định về chế tạo và lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép công trình thuỷ lợi. Có thể tham khảo theo quy định tại các điều B1 và B2 của Phụ lục B.
5.1.4 Thợ hàn phải tuyệt đối tuân thủ kỹ thuật và quy trình công nghệ đã được vạch ra, phải có dụng cụ, đồ gá cần thiết để bảo đảm cấu kiện sau khi hàn độ biến dạng trong phạm vi cho phép.
5.1.5 Mối hàn ghép tôn bưng phải kín tuyệt đối, chiều cao và chiều dài đường hàn phải đúng yêu cầu thiết kế, không rạn nứt, ngậm xỉ.
5.1.6 Các mối hàn đều phải kiểm tra chặt chẽ, mối hàn quan trọng phải kiểm tra bằng siêu âm.
5.1.7 Sau khi đã được KCS kiểm tra, nghiệm thu sau gia công thì xử lý bề mặt, sơn bảo vệ chống han rỉ. Những vị trí phải hàn khi lắp ráp, hàn nối không được sơn lót và sơn phủ với khoảng cách về các phía là 100 mm.
5.1.8 Không phân biệt cửa van được chế tạo liền khối hay phân mảng. Trước khi xuất xưởng cần tổ hợp hoàn chỉnh và tiến hành kiểm tra tổng thể, sai số kích thước, vị trí theo quy định. Sai lệch của các mối ghép không lớn hơn 2,0 mm.
5.1.9 Đối với cửa van và bộ phận đặt sẵn phải chế tạo phân đoạn, sau khi kiểm tra phù hợp, cần làm dấu, đánh số, định vị để khi tháo ra và lắp lại bảo đảm kích thước ban đầu.
5.1.10 Các bộ phận cơ khí, bộ phận kết cấu thép sau khí KCS kiểm tra nghiệm thu mới được đóng nhãn mác. Nhãn mác phải phù hợp TCVN về ghi nhãn, mác sản phẩm.
5.2 Yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt
5.2.1 Đơn vị lắp đặt phải lập phương án vận chuyển, đảm bảo tính kỹ thuât, kinh tế và an toàn. Sản phẩm không bị biến dạng trong quá trình vận chuyển và bảo quản tại nơi lắp đặt.
5.2.2 Đơn vị lắp đặt phải lập phương án lắp đặt, bố trí mặt bằng, phương tiện, dụng cụ, nhân lực và các điều kiện cần thiết khác phục vụ việc lắp đặt.
5.2.3 Kết cấu khe van được căn chỉnh khi thi công phần thủy công như trụ pin, tường bên, tường ngực….Lắp khe van trong trường hợp đổ bê tông lần hai, trước khi căn chỉnh, định vị khe van phải được làm sạch và đục xờm bề mặt pha bê tông đã đổ trước. Phần bê tổng đổ sau, nên đổ sau phần bê tông đổ trước từ 5 ngày đến 7 ngày.
5.2.4 Bộ phận đặt sẵn phải hàn chắc chắn vào thép chờ, đảm bảo khả năng chịu lực trong quá trình đổ bê tông chèn không được sai lệch vị trí và không được biến dạng khi làm việc sau này.
5.2.5 Phải tiến hành kiểm tra, cân bằng tĩnh cửa van phẳng bằng cách nâng cửa lên khỏi ngưỡng cửa một khoảng 100 mm, sau đó tiến hành đo qua tâm của cụm trượt (hay con lăn) để xác định độ nghiêng giữa thượng lưu và hạ lưu cũng như chiều phải và chiều trái cửa. Độ nghiêng này phải nằm trong khoảng 1/1000 chiều cao của cống và giá trị lớn nhất cho phép 8 mm.
5.2.6 Phải mài phẳng đường bao cửa, các mối hàn gá, các chỗ lồi lõm của mặt tựa gioăng, đường trượt, làm sạch vết bẩn, chống gỉ bảo vệ bề mặt ngoài tiếp xúc nước, không khí.
5.2.7 Lưu lượng nước rò rỉ cho phép qua bộ phận kín nước cửa van phải theo quy định chung tại điều A.16, Phụ lục A
5.2.8 Sau khi lắp đặt cửa van vào khe van, sai số về khoảng cách từ tâm chắn nước giữa hai cánh đối diện nhau không quá ± 3 mm.
5.3 Yêu cầu kỹ thuật sơn phủ bảo vệ bề mặt cửa van
5.3.1 Loại vật liệu sơn phủ, xử lý bề mặt kết cấu thép cửa van và thiết bị đóng mở phải bảo vệ được thiết bị trong môi trường của nơi lắp đặt.
5.3.2 Toàn bộ cửa van và khe van phải được sơn lót và sơn phủ tại nhà máy theo chỉ dẫn của thiết kế.
5.3.3 Khi sơn lót và sơn phủ phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
a) Phải làm sạch các vết bẩn và dầu mỡ trên bề mặt trước khi sơn lót;
b) Chỉ tiến hành sơn lót khi kết cấu đã được làm sạch, chỉ được sơn phủ khi đã kiểm tra chất lượng lớp sơn lót. Khi sơn phải tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật của từng loại sơn theo chỉ dẫn;
c) Những bề mặt chi tiết tiếp xúc với mặt bê tông thì không sơn mà được quét một lớp vữa xi măng mỏng.
6 Yêu cầu nghiệm thu bàn giao
6.1 Quy định chung
6.1.1 Phải nghiệm thu cửa van, khe van sau chế tạo, lắp đặt theo đúng bản vẽ kết cấu và bản vẽ chi tiết. Sản phẩm phải đạt chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn và thân thiện với môi trường.
6.1.2 Công tác nghiệm thu từng phần (giai đoạn) trong quá trình gia công chế tạo lắp đặt cửa van được tiến hành ngay sau khi kiểm tra các quá trình gia công lắp ráp ở từng giai đoạn sau, bao gồm những nội dung sau:
a) Gia công chi tiết kết cấu;
b) Tổ hợp các phần tử và tổ hợp kết cấu;
c) Hàn và lắp bu lông;
d) Đánh rỉ bề mặt kết cấu để sơn;
e) Sơn lót và sơn phủ;
g) Thử nghiệm bộ phận kết cấu.
6.2 Các bước tiến hành nghiệm thu lắp đặt, bàn giao
6.2.1 Nghiệm thu tĩnh
Quá trình kiểm tra, nghiệm thu chất lượng chế tạo lắp đặt đúng thiết kế với các yêu cầu kỹ thuật ở trạng thái tĩnh. Khi các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo theo đúng thiết kế, có đủ các tài liệu liên quan đến thiết bị thì tiến hành lập biên bản nghiệm thu tĩnh.
6.2.2 Nghiệm thu làm việc không tải
6.2.2.1 Nghiệm thu làm việc không tải là kiểm tra tổng thể chất lượng lắp đặt, tình trạng thiết bị khi chạy không tải nhằm phát hiện, loại trừ sai sót chưa phát hiện được khi nghiệm thu tĩnh. Cần quy định thời gian chạy thử hay số lần chạy thử (ví dụ cửa van đóng mở hết hành trình thiết kế là 3 lần và 1 lần quay tay, nếu có bộ phận quay tay). Nếu đạt các thông số về tốc độ, độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ các ổ, gối đỡ theo thiết kế thì cho lập biên bản nghiêm thu làm việc không tải.
6.2.2.2 Quá trình thử không tải nếu phát hiện các sai sót kể cả do chế tạo lắp đặt lẫn tính toán thiết kế sẽ thống nhất biện pháp xử lý. Sau khi khắc phục tồn tại thì nghiệm thu lại.
6.2.3 Nghiệm thu làm việc có tải
6.2.3.1 Chỉ được phép nghiệm thu có tải khi đã có biên bản nghiệm thu tĩnh và nghiệm thu không tải. Các thao tác nghiệm thu làm việc có tải thực hiện hoàn toàn giống như nghiệm thu không tải. Nghiệm thu làm việc có tải nhằm xác định và sửa chữa các sai sót chưa phát hiện được ở các giai đoạn nghiệm thu trước, đồng thời điều chỉnh hệ thống thiết bị làm việc đảm bảo theo đúng yêu cầu kỹ thuật thiết kế. Đối với cửa van ở các công trình ở trạng thái thử có tải thực tế thấp hơn so với thiết kế thì hội đồng nghiệm thu có thể cho phép tiến hành nghiệm thu ở trạng thái tải lớn nhất để đưa công trình vào khai thác sử dụng.
6.2.3.2 Thời gian và điều kiện tiến hành nghiệm thu làm việc có tải theo thiết kế do các bên thỏa thuận nhưng không quá 12 tháng kể từ khi nghiệm thu có tải ở trạng thái tải lớn nhất. Trường hợp công trình không đủ điều kiện thử tải theo tải trọng thiết kế thì chủ đầu tư quyết định.
6.2.4 Nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng
Nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng, bảo hành thiết bị được tiến hành theo quy định.
PHỤ LỤC A
(Quy định)
CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀ THÔNG SỐ DÙNG ĐỂ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CỬA VAN
A.1 Sơ đồ cấu tạo cửa van phẳng và cửa van cung
A.2 Cường độ tính toán của thép với các dạng khác nhau
Bảng A.1
Trạng thái ứng suất |
Kí hiệu |
Cường độ tính toán |
|
Kéo nén và uốn | Theo giới hạn chảy |
R |
R = c/vl |
Theo sức bền tức thời |
Rb |
Rb = σb/gvl | |
Trượt |
Rc |
Rc = 0,58.σc/gvl | |
Ép mặt theo mặt phẳng tì đầu (khi có gia công phẳng) |
Rem |
Rem = σb/gvl | |
Ép cục bộ trong các khớp trụ (cổ trục) khi tiếp xúc chặt |
Rtem |
Rtem = 0,5.σb/gvl | |
Ép theo đường kính của con lăn (khi tiếp xúc tự do trong các kết cấu có độ di động hạn chế) |
Re.lăn |
Re.lăn = 0,025.σb/gvl | |
Kéo theo hướng chiều dày của thép cán |
Rọ |
Rọ = 0,5.σc/gvl | |
Trong đó: σc, σb là giới hạn chảy và giới hạn bên của vật liệu. |
Bảng A.4- Hệ số uốn cong của điểm giữa cạnh đỡ trong trường hợp bản mặt làm việc như một ngàm đàn hồi trên 4 cạnh
Điểm b/a |
Điểm giữa (A) ky |
Điểm giữa (B) kx |
Điểm b/a |
Điểm giữa (A) ky |
Điểm giữa (B) kx |
1,0 |
0,308 |
0,308 |
1,7 |
0,479 |
0,343 |
1,1 |
0,349 |
0,323 |
1,8 |
0,487 |
0,343 |
1,2 |
0,383 |
0,332 |
1,9 |
0,493 |
0,343 |
1,3 |
0,412 |
0,338 |
2,0 |
0,497 |
0,343 |
1,4 |
0,436 |
0,341 |
2,5 |
0,5 |
0,343 |
1,5 |
0,454 |
0,342 |
∞ |
0,5 |
0,343 |
1,6 |
0,468 |
0,343 |
|
|
|
Bảng A.5 – Hệ số uốn cong của điểm giữa cạnh đỡ khi bản mặt làm việc như một ngàm đàn hồi trên 3 cạnh
Trường hợp 1 |
Trường hợp 2 |
||||
Điểm b/a |
Điểm giữa (A) ky |
Điểm giữa (B) kx |
Điểm b/a |
Điểm giữa (A) ky |
Điểm giữa (B) kx |
1,0 |
0,328 |
0,360 |
1,0 |
0,360 |
0,328 |
1,25 |
0,472 |
0,425 |
1,25 |
0,448 |
0,341 |
1,5 |
0,565 |
0,455 |
1,5 |
0,473 |
0,341 |
1,75 |
0,632 |
0,465 |
1,75 |
0,489 |
0,341 |
2,0 |
0,683 |
0,470 |
2,0 |
0,500 |
0,342 |
2,5 |
0,732 |
0,470 |
2,5 |
0,500 |
0,342 |
3,0 |
0,740 |
0,471 |
3.0 |
0,500 |
0,342 |
∞ |
0,750 |
0,472 |
|
0,500 |
0,342 |
PHỤ LỤC B
(Quy định)
VẬT LIỆU CHẾ TẠO CỬA VAN
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8299:2009 VỀ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG THIẾT KẾ CỬA VAN, KHE VAN BẰNG THÉP | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8299:2009 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Xây dựng |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |