TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8287-4:2009 (ISO 4378-4:2009) VỀ Ổ TRƯỢT – THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU – PHẦN 4: KÝ HIỆU CƠ BẢN
TCVN 8287-4:2009
ISO 4378-4:2009
Ổ TRƯỢT – THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU – PHẦN 4: KÝ HIỆU CƠ BẢN
Plain bearings – Terms, definitions, classification and symbols – Part 4: Basic symbols
Lời nói đầu
TCVN 8287-4:2009 hoàn toàn tương đương với ISO 4378-4:2009.
TCVN 8287-4:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 4 Ổ lăn, ổ đỡ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 8287 (ISO 4378), Ổ trượt – Thuật ngữ, định nghĩa, phân loại và ký hiệu gồm 4 phần:
– Phần 1: Kết cấu, vật liệu ổ và cơ tính của vật liệu
– Phần 2: Ma sát và hao mòn
– Phần 3: Bôi trơn
– Phần 4: Ký hiệu cơ bản
ISO 4878, Plain bearings – Terms, definitions, classification and symbols (Ổ trượt – Thuật ngữ, định nghĩa, phân loại và ký hiệu) còn có phần sau:
– ISO 4378-5, Part 5: Application of symbols (Phần 5: Ứng dụng các ký hiệu).
Ổ TRƯỢT – THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU – PHẦN 4: KÝ HIỆU CƠ BẢN
Plain bearings – Terms, definitions, classification and symbols – Part 4: Basic symbols
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các ký hiệu cơ bản dùng trong lĩnh vực ổ trượt. Các ký hiệu bổ sung được quy định sử dụng cho các chỉ số trên dòng và chỉ số dưới dòng.
Các ký tự sử dụng được lấy từ các chữ cái La tinh và Hy Lạp, các chữ số Ả Rập và các dấu khác, ví như các dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang hoặc dấu sao. Trong trường hợp đơn giản nhất, một ký hiệu chỉ gồm có ký tự cơ bản. Trong trường hợp phức tạp nhất, một ký hiệu gồm có ký tự cơ bản cùng với chỉ số dưới dòng và chỉ số trên dòng (các ký hiệu bổ sung).
Để áp dụng được trên phạm vi toàn thế giới, tất cả các ký hiệu cơ bản và ký hiệu bổ sung được lấy từ tiếng Anh, và cho đến nay các ký hiệu dùng trong các tài liệu kỹ thuật đã được chấp nhận. Các ký hiệu đã có sự phù hợp rộng rãi cho tất cả các kiểu ổ trượt.
Sự phân loại các ký hiệu này được lập ra để sử dụng trong các tính toán và xác định công nghệ và hình học cũng như trong bảo đảm chất lượng của các ổ trượt.
Các đại lượng có giá trị cố định đối với một kết cấu nhất định được ký hiệu bởi các chữ hoa. Tùy theo từng lĩnh vực áp dụng riêng, các ký tự cơ bản được sử dụng đứng một mình hoặc được kết hợp với các ký hiệu bổ sung khi cần thiết để giảm thiểu rủi ro nhầm lẫn; có thể tránh sử dụng nhiều ký hiệu bằng cách đưa các ký hiệu bổ sung vào chỉ số trên dòng và chỉ số dưới dòng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 4378-5, Plain bearings – Terms, definitions, classification and symbols – Part 5: Application of symbols (Ổ trượt – Thuật ngữ, định nghĩa, phân loại và ký hiệu – Phần 5: Ứng dụng các ký hiệu).
3. Ký tự cơ bản
Các ký tự cơ bản gồm có một hoặc, trong trường hợp đặc biệt, hai chữ hoa hoặc các chữ thường.
Các biểu số phải được ký hiệu bằng chữ in nghiêng, các chữ viết tắt phải được ký hiệu bằng chữ in La mã.
VÍ DỤ: N = tốc độ quay, VG = cấp độ nhớt.
4. Ký hiệu bổ sung
4.1. Chỉ số dưới dòng
Chỉ số dưới dòng có thể gồm có một, hai hoặc ba chữ cái, các chữ số hoặc các tổ hợp chữ cái/chữ số. Thông thường, chữ cái đầu tiên của một chỉ số dưới dòng tương đương với chữ cái đầu tiên của khái niệm bằng tiếng Anh có liên quan với chỉ số dưới dòng. Các chữ cái tiếp theo cũng tuân theo khái niệm này. Sự diễn đạt các khái niệm nên càng ngắn càng tốt. Khi các ký hiệu tương ứng với một biến số thì chúng phải là chữ in nghiêng khi các ký hiệu tương ứng với một chữ viết tắt thì chúng phải là chữ in La mã.
VÍ DỤ: c = tròn, cr = tới hạn, cal = tính toán.
Nếu các chỉ số dưới dòng là các tổ hợp thì chúng phải được cách ly bằng dấu phẩy nhưng không có khoảng trống ở giữa. Để ví dụ, chiều dày nhỏ nhất cho phép của màng chất bôi trơn tại chỗ chuyển tiếp sang ma sát hỗn hợp có thể được ký hiệu là hlim,tr. Vì cách ký hiệu này khá bất tiện cho nên được phép thay thế bằng một ký hiệu khác như sử dụng chỉ có một chữ cái hoặc (thậm chí tốt hơn) một chữ số chưa được sử dụng cho chỉ số dưới dòng, ví dụ như h1 thay cho hlim,tr.
4.2. Chỉ số trên dòng
Chỉ số trên dòng có thể gồm có các điểm, đường thẳng, dấu phẩy, dấu sao hoặc các dấu hiệu đặc trưng khác. Cho phép có tối đa là hai chỉ số trên dòng cho một ký hiệu chữ cái.
VÍ DỤ:
5. Ứng dụng và phân biệt bằng các ký tự cơ bản, chỉ số dưới dòng và các chỉ số trên dòng
Các góc và chiều quay được xác định là dương khi quay theo chiều ngược kim đồng hồ, quy ước này cũng áp dụng cho tần số quay, tốc độ vòng và tốc độ góc.
Một thông số được biểu thị bằng ký tự cơ bản cùng với dấu sao (*), ví dụ F* để chỉ thông số lực của ổ trượt. Nếu cần phân biệt giữa thông số lực của ổ trượt đỡ và thông số lực của ổ trượt chặn thì có thể sử dụng ký hiệu F*r hoặc F*ax. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều thông số lực của ổ trượt thì chúng có thể được phân biệt trong tiêu chuẩn hoặc tài liệu kỹ thuật có liên quan bằng các chỉ số dưới dòng thích hợp, ví dụ 1, 2, 3.
6. Ký hiệu và thuật ngữ
6.1. Quy định chung
Các ký hiệu và thuật ngữ tương ứng được liệt kê dưới đây không cần thiết phải đầy đủ. Chúng có thể được mở rộng, bổ sung nếu cần thiết.
CHÚ THÍCH: Một số chữ cái của bảng chữ cái La mã và Ả rập vẫn chưa được sử dụng. Tuy nhiên, để cho đầy đủ, các chữ cái này cũng được liệt kê dưới đây.
6.2. Ký tự cơ bản của bảng chữ cái La mã
Các ký tự cơ bản của bảng chữ cái La mã bao gồm như sau:
A diện tích, độ giãn dài khi đứt
a khoảng cách, gia tốc, hệ số khuyếch tán nhiệt, hệ số quán tính
B chiều rộng song song với bề mặt trượt, pháp tuyến với chiều chuyển động (chiều rộng)
b chiều rộng song song với bề mặt trượt, pháp tuyến với chiều chuyển động hoặc dòng chảy (chiều rộng)
C khe hở, chu vi, cạnh vát, nồng độ
c nhiệt dung riêng (tỷ nhiệt), độ đặc
D đường kính
d đường kính, khoảng cách, chiều sâu, độ giảm chấn
E môdun đàn hồi (môđun young)
e độ lệch tâm (khoảng cách giữa các điểm tâm hoặc các đường tâm của hai chi tiết được tạo hình)
F lực, tải trọng, khả năng chịu (mang) tải
¦ hệ số ma sát, độ võng, hàm số, tần số
G môđun đàn hồi trượt
g gia tốc trọng trường
H chiều cao, độ cứng
h chiều cao, độ sâu, chiều dày, khe hở
I mômen quán tính diện tích
i
J momen quán tính khối lượng
j
K hệ số, hằng số, thông số, biến số phụ
k hệ số truyền nhiệt
L chiều dài, chiều dài song song với bề mặt trượt, theo chiều chuyển động
l chiều dài, chiều dài theo hướng chu vi hoặc theo hướng dòng chảy, số mũ
M momen, hệ số hòa trộn
m khối lượng, tải trọng đặt trước
N tốc độ quay (tần số quay) (số vòng quay trên một đơn vị thời gian)
Nu số Nusselt
n số, chỉ số
O điểm gốc, tâm, đường tâm, thứ tự của đại lượng
o N/A *)
P công suất, dòng nhiệt
Pr số Prandtl
p áp suất, áp suất bề mặt
Q lưu lượng (lưu lượng thể tích)
q lưu lượng (lưu lượng thể tích)
R bán kính, nhám bề mặt, sức chống, độ bền vật liệu
Re số Reynolds
r bán kính, tọa độ theo chiều hướng tâm
s hệ số an toàn, biên độ dịch chuyển (dao động cơ học)
So số Sommerfeld (dạng đặc biệt của thông số lực ổ trượt F*)
Sp khoảng thời gian chuyển mạch
s chiều dày thành, chiều dày lớp lót, độ dịch chuyển
T nhiệt độ
Ta số Taylor
t thời gian, chiều dày, chiều dày thành, chiều dày lớp lót
U tốc độ bề mặt theo chiều x hoặc j, tốc độ trượt, tốc độ theo chu vi (vận tốc dài)
u thành phần tốc độ theo chiều x hoặc j, biến dạng theo chiều x
V thể tích, tốc độ bề mặt theo chiều y
VG cấp độ nhớt
Vl chỉ số độ nhớt
v thành phần tốc độ theo chiều y, biến dạng theo chiều y
W tốc độ bề mặt theo chiều z, công (năng lượng)
w thành phần tốc độ theo chiều z, biến dạng theo chiều z
X tọa độ Decartes
x tọa độ Decartes, khoảng cách
Y tọa độ Decartes
y tọa độ Decartes, khoảng cách
Z tọa độ Decartes, số, sự thắt lại sau khi đứt
z tọa độ Decartes, tọa độ theo chiều trục, khoảng cách.
6.3. Các ký tự cơ bản của bảng chữ Hy lạp
Các kí tự cơ bản của bảng chữ cái Hy lạp bao gồm như sau:
Vì có thể có sự nhầm lẫn với các chữ cái La mã tương ứng cho nên không sử dụng các chữ cái Hy lạp sau: A, B, E, Z, H, I, K, M, N, O, o, P, T, Y, X.
a góc, hệ số, hệ số truyền nhiệt, hệ số dãn nở nhiệt, hệ số độ nhớt.
b góc, hệ số nhiệt độ/độ nhớt
Γ N/A *)
g góc
D hiệu số, dung sai, độ biến đổi
d góc
e độ lệch tâm tương đối, biến dạng tương đối
z hệ số sức cản thủy lực, hệ số vòi phun
h độ nhớt động lực học
q N/A *)
q góc, tọa độ góc
i N/A *)
k tỉ số sức cản
Ù N/A *)
l độ dẫn nhiệt
m độ cứng vững tương đối của ổ trượt, độ mềm dẻo tương đối của trục, hệ số ma sát, độ nhớt động lực học
v độ nhớt động, hệ số Poisson
X N/A *)
x hệ số giới hạn
P N/A *)
p hằng số đường tròn (số Ludolph) (p = 3,141 592…)
r mật độ
S N/A *)
d ứng suất pháp, sai lệch tiêu chuẩn
t ứng suất cắt
n N/A *)
F hàm số tiêu tán, hệ số sử dụng bề mặt trượt (0<F<1)
j tọa độ góc
c N/A *)
Y N/A *)
f khe hở tương đối
W khẩu độ góc
w tốc độ góc (w = 2pN)
7. Các ký hiệu bổ sung
7.1. Chỉ số dưới dòng
A diện tích
a giá trị trung bình (đối với gia công tinh bề mặt)
abs tuyệt đối
amb môi trường xung quanh
ax chiều trục
B ổ trượt, vỏ ổ trượt, ống lót ổ trượt, đệm lót, bề mặt trượt
Bu Bunsen
b cầu (bi)
C vòng chặn (ổ trượt chặn)
CG trọng tâm
c chu vi
cal tính toán
cl chất làm mát, làm mát, bộ làm mát, bộ trao đổi nhiệt
cor hiệu chỉnh
cp mao dẫn
cr tới hạn
ct tiếp xúc
cv đối lưu
D đường kính
d chiều sâu
d sự tắt dần, sự tiêu tán
dr khô
dyn động lực học
dw hướng xuống dưới
EHD thủy động đàn hồi
e riêng, tần số riêng
el đàn hồi
eff hiệu dụng
en lối vào
ex lối ra
exc kích thích
F lực, tải trọng
f ma sát
fi cố định
fil nạp đầy
fl mặt bích, gờ, vai
flo nổi
G rãnh
g trọng lượng, trọng lực
gl sự chuyển đổi sang dạng vô định hình
gr mỡ bôi trơn
H thân ổ
h chiều cao, chiều sâu, chiều dày
h nằm ngang, khe hở
hd thủy động
hs thủy tĩnh
l cách ly
i trong
i chỉ số dưới dòng đếm đối với chiều của lực ổ trượt đỡ
J ngõng trục
JR Roto Jeffcott (roto một khối lượng đối xứng)
j chỉ số dưới dòng đếm
K N/A *)
k chỉ số dưới dòng đếm đối với chiều chuyển động của ổ trượt đỡ
L chất bôi trơn, sự bôi trơn
l tuyến tĩnh
l chiều dài
ld được chất tải
lam chảy tầng
lan vùng
le mép dẫn
lim giá trị giới hạn
lo lỏng
lq chất lỏng
m giá trị trung bình, ma sát hỗn hợp
man chế tạo
max lớn nhất, tối đa
me kim loại
min nhỏ nhất, tối thiểu
mnt lắp ráp, lắp đặt
ms đo
N tốc độ quay (tần số quay) (số vòng quay trên đơn vị thời gian)
n pháp tuyến, vuông góc với bề mặt
non giá trị danh nghĩa
0 điểm gốc, tâm, đường tâm
o ngoài
opt tối ưu
orf lỗ
osc dao động
P túi, prôfin
Pu bơm
p áp suất, áp lực
pa ký sinh
pl chất dẻo
Q lưu lượng, (lưu lượng thể tích)
q N/A *)
R bán kính
r hướng tâm, chiều hướng tâm
red giảm đi
rel tương đối
res hợp thành
rev thuận nghịch, nghịch đảo
ri vòng
rot sự quay, chuyển động quay
rsn cộng hưởng
S mặt cắt ngang
s rắn
sc tĩnh
sf lưu lượng phía bên
sh trục
sl trượt
sn tĩnh tại
sp lò xo
sq vắt, ép
str khởi động, bắt đầu
stp dừng
sup đỡ
T nhiệt độ, ống
t thời gian
tan tiếp tuyến, tang
te cạnh dẫn, mép dẫn
th nhiệt
tl ở trượt chặn có phần hình côn
tot tổng
tr chu*yển tiếp
tur rối
U N/A *)
u sự mất cân bằng
uld không chất tải
up hướng lên trên
V thể tích
v thẳng đứng
var biến số, biến đổi
vt thông gió, thông hơi
W N/A *)
w mòn
wav độ sóng
wed chêm
X trục X
X chiều x
Y trục Y
y chiều y
Z trục Z
z chiều z, chiều trục, giá trị trung bình của mười điểm (cho gia công tinh bề mặt)
q góc
l hệ số dẫn nhiệt
m chiều chu vi
0 chiều số dưới dòng đếm, giá trị chuẩn, giá trị ban đầu
1 chỉ số dưới dòng đếm, chỉ số dưới dòng đếm đối với chiều x, giá trị chuẩn
2 chiều số dưới dòng đếm, chỉ số dưới dòng đếm đối với chiều y
3 chiều số dưới dòng đếm, chỉ số dưới dòng đếm đối với chiều z
4 chỉ số dưới dòng đếm
5 chỉ số dưới dòng đếm
6 chỉ số dưới dòng đếm
7 chỉ số dưới dòng đếm
8 chỉ số dưới dòng đếm
9 chỉ số dưới dòng đếm
20 giá trị ở 20oC
7.2. Chỉ số trên dòng
Các chỉ số trên dòng sử dụng cho X, như sau:
véctơ
X* thông số, đặc tính (tỉ số không thứ nguyên của các đại lượng vật lý không thứ nguyên)
giá trị trung bình, giá trị riêng
X* đạo hàm của X theo hướng
đạo hàm của X theo thời gian.
*) N/A những ký tự chưa được dùng có thể sử dụng khi mở rộng cần thiết.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8287-4:2009 (ISO 4378-4:2009) VỀ Ổ TRƯỢT – THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU – PHẦN 4: KÝ HIỆU CƠ BẢN | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8287-4:2009 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |