TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8287-3:2009 (ISO 4378-3:2009) Ổ TRƯỢT – THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU – PHẦN 3: BÔI TRƠN

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8287-3:2009

ISO 4378-3:2009

Ổ TRƯỢT – THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU – PHẦN 3: BÔI TRƠN

Plain bearings – Terms, definitions classification and symbols – Part 3: Lubrication

Li nói đầu

TCVN 8287-3:2009 hoàn toàn tương đương với ISO 4378-3:2009.

TCVN 8287-3:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 4  lăn, ổ đỡ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 8287 (ISO 4378),  trượt – Thuật ngữ, định nghĩa, phân loại và ký hiệu gồm 4 phần:

– Phần 1: Kết cấu, vật liệu ổ và cơ tính của vật liệu

– Phần 2: Ma sát và hao mòn

– Phần 3: Bôi trơn

– Phần 4: Ký hiệu cơ bản

ISO 4878, Plain bearings – Terms, definitions, classification and symbols (Ổ trượt – Thuật ngữ, định nghĩa, phân loại và ký hiệu) còn có phần sau:

– ISO 4378-5, Part 5: Application of symbols (Phần 5: Ứng dụng các ký hiệu).

 TRƯỢT  THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU – PHN 3: BÔI TRƠN

Plain bearings – Terms, definitions classification and symbols – Part 3: Lubrication

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ thông dụng nhất liên quan đến bôi trơn của các ổ trượt cùng với các định nghĩa và phân loại bôi trơn.

Đối với một số các thuật ngữ và tập hợp từ, có thể sử dụng các dạng rút gọn của chúng trong trường hợp đã rõ ràng. Các thuật ngữ có khả năng tự giải thích sẽ không có các định nghĩa kèm theo.

  1. Thuật ngữ chung

1.1Bôi trơn

Kỹ thuật dùng để giảm lực ma sát, mòn và hư hỏng các bề mặt của hai vật thể tiếp xúc và có chuyển động tương đối với nhau do tác động và ảnh hưởng của chất bôi trơn.

1.2Phương pháp bôi trơn

Phương pháp cấp chất bôi trơn vào không gian giữa hai vật thể tiếp xúc và có chuyển động tương đối với nhau.

  1. Loại bôi trơn và phân loại

2.1. Phân loại theo trạng thái vật lý của chất bôi trơn

2.1.1Bôi trơn bằng màng khí

Bôi trơn trong đó các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối được tách ly bởi chất bôi trơn khí.

2.1.2Bôi trơn bằng màng chất lỏng

Bôi trơn trong đó các bề mặt đối tiếp chuyển động tương đối được tách ly bởi chất bôi trơn lỏng.

2.1.3Bôi trơn bằng màng lưu chất

Bôi trơn trong đó các bề mặt đối tiếp chuyển động tương đối được tách ty bởi một dòng chất (khí hoặc lỏng) bôi trơn.

2.1.4Bôi trơn bằng màng bôi trơn rắn

Bôi trơn trong đó các bề mặt đối tiếp chuyển động tương đối được tách ly bởi chất bôi trơn rắn.

2.2. Phân loại theo cơ chế tạo màng chất bôi trơn tách ly của các bề mặt đối tiếp

2.2.1Bôi trơn thủy động

Bôi trơn trong đó các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối được tách ly hoàn toàn bởi áp lực phát sinh trong màng chất lỏng giữa các bề mặt này do chính chuyển động tương đối của chúng và độ nhớt của chất bôi trơn.

2.2.2Bôi trơn thủy tĩnh

Bôi trơn trong đó các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối hoặc ở trạng thái dừng được tách ly hoàn toàn bằng sự cung cấp từ bên ngoài chất lỏng có áp suất cao vào giữa mặt đối tiếp.

2.2.3Bôi trơn khí động

Bôi trơn trong đó các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối được tách ly hoàn toàn bởi áp lực hình thành trong màng khí giữa các bề mặt này do chính chuyển động tương đối của chúng và độ nhớt của khí.

2.2.4Bôi trơn khí tĩnh

Bôi trơn trong đó các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối hoặc ở trạng thái dừng được tách ly hoàn toàn bởi áp lực cao của dòng khí được cấp từ bên ngoài vào giữa các bề mặt đối tiếp.

2.2.5Bôi trơn thủy động-đàn hồi

Bôi trơn trong đó áp lực, lực ma sát và chiều dày của màng chất bôi trơn giữa các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối bởi tính chất đàn hồi của vật liệu các vật thể tiếp xúc cũng như các tính chất lưu biến của chất bôi trơn (đặc biệt là sự phụ thuộc vào độ nhớt của áp suất).

2.2.6Bôi trơn thủy động đàn hi cứng

Bôi trơn thủy động đàn hồi trong đó ảnh hưởng của biến dạng đàn hồi của các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối và độ nhớt chất bôi trơn theo hàm số mũ của áp suất cao chiếm ưu thế.

2.2.7Bôi trơn thủy động-đàn hi mềm

Bôi trơn thủy động đàn hồi trong đó các bề mặt đối tiếp có môđun đàn hồi thấp và độ nhớt của chất bôi trơn không thay đổi do áp suất cao.

2.2.8Bôi trơn thủy động tế vi đàn hồi

Bôi trơn trong đó độ nhám tế vi bề mặt của các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối được bôi trơn trong điều kiện bôi trơn thủy động tế vi đàn hồi (EHL).

2.2.9Bôi trơn giới hạn

Bôi trơn trong đó do ma sát và mòn giữa hai bề mặt có chuyển động tương đối bị chi phối bởi các tính chất của bề mặt của toàn khối chất bôi trơn cũng như các tính chất của màng mỏng chất bôi trơn khác hoặc với độ nhớt thể tích.

2.2.10Bôi trơn màng

Bôi trơn trong đó xuất hiện đồng thời bôi trơn bằng màng chất lỏng và bôi trơn giới hạn.

2.2.11Bôi trơn nhiệt thủy động

Bôi trơn bằng màng trong đó trạng thái bôi trơn giữa hai bề mặt có chuyển động tương đối bị chi phối bởi sự cân bằng nhiệt trong màng chất bôi trơn, bao gồm sự tỏa nhiệt do cọ xát, sự truyền nhiệt và phụ thuộc vào nhiệt độ của độ nhớt chất bôi trơn.

2.2.12Bôi trơn nhiệt – thủy động đàn hi

Bôi trơn bằng màng trong đó trạng thái bôi trơn giữa hai bề mặt có chuyển động tương đối bị chi phối bởi sự cân bằng nhiệt trong màng chất bôi trơn, bao gồm sự tỏa nhiệt do sự cọ xát, sự truyền nhiệt, các tính chất đàn hồi của bề mặt ma sát và các tính chất lưu biến của chất bôi trơn (đặc biệt là sự phụ thuộc của độ nhớt vào nhiệt độ và áp suất).

2.2.13Bôi trơn bằng dòng chảy tầng

Trạng thái bôi trơn trong đó các phân tử của bôi trơn chuyển động đều và ổn định, tạo thành các dòng chảy rối.

CHÚ THÍCH: Trạng thái này xuất hiện trong dòng chảy khi mà lực nhớt thắng thế được lực quán tính hoặc khi số Reynolds tương đối nhỏ và số Taylor nhỏ hơn giá trị tới hạn.

2.2.14Bôi trơn bằng dòng chảy không chảy tầng

Trạng thái bôi trơn trong đó dòng chảy của chất bôi trơn không phải là dòng chảy tầng và bao gồm bôi trơn bằng dòng chảy chuyển tiếp và bôi trơn bằng dòng chảy rối.

2.2.15Bôi trơn bằng dòng chảy chuyển tiếp

Trạng thái bôi trơn trong đó dòng chảy của chất bôi trơn không nhưng chưa phát triển hoàn toàn thành dòng chảy rối.

CHÚ THÍCH: Trạng thái này xuất hiện ở dòng chảy trong đó lực quán tính thắng thế lực độ nhớt hoặc khi số Reynolds lớn.

2.2.16Bôi trơn bằng dòng chảy rối

Trạng thái bôi trơn trong đó các phân tử của chất bôi trơn chuyển động không ổn định và không đều theo thời gian và trong không gian hoặc chuyển động rối loạn.

CHÚ THÍCH: Trạng thái này xuất hiện ở dòng chảy trong đó lực quán tính thắng thế lực nhớt hoặc khi số Reynolds lớn.

2.2.17Bôi trơn không đ

Trạng thái bôi trơn trong đó chất bôi trơn không được cung cấp đầy đủ vào giữa các bề mặt cần bôi trơn.

2.2.18Không có bôi trơn

Trạng thái của chuyển động tương đối không có bôi trơn.

2.2.19Bôi trơn không dùng dầu

Trạng thái bôi trơn trong đó các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối không được bôi trơn bằng dầu.

2.2.20Bôi trơn bằng mỡ

Bôi trơn trong đó mỡ được dùng làm chất bôi trơn.

  1. Phương pháp bôi trơn và phân loại

3.1. Phân loại theo tính chu kỳ cp chất của bôi trơn

3.1.1Bôi trơn liên tục

Phương pháp bôi trơn trong đó chất bôi trơn được cung cấp liên tục cho các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối.

3.1.2Bôi trơn định kỳ

Phương pháp bôi trơn trong đó chất bôi trơn được cung cấp định kỳ cho các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối.

3.2. Phân loại theo phương pháp phục hồi chất bôi trơn

3.2.1Bôi trơn tuần hoàn

Phương pháp bôi trơn trong đó chất bôi trơn đã đi qua các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối được tuần hoàn bằng cơ học trở lại bề mặt này.

3.2.2Bôi trơn trước cho tuổi thọ

Phương pháp bôi trơn trong đó chất bôi trơn chỉ được cung cấp trước khi hệ thống được đưa vào vận hành.

3.2.3Bôi trơn không tuần hoàn

Phương pháp bôi trơn trong đó chất bôi trơn được cung cấp định kỳ hoặc liên tục cho các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối mà không trở về hệ thống bôi trơn.

3.3. Phân loại theo phương pháp cấp chất bôi trơn vào bề mặt ma sát

3.3.1Bôi trơn cưỡng bức

Phương pháp bôi trơn trong đó chất bôi trơn được cung cấp vào giữa các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối bằng ngoại lực.

3.3.2Bôi trơn cưỡng bức bằng cơ khí

Phương pháp bôi trơn trong đó chất bôi trơn được cung cấp vào giữa các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối bởi ngoại lực thông qua chuyển động của các bộ phận máy.

3.3.3Bôi trơn nhúng trong dầu

Phương pháp bôi trơn trong đó các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối được thường xuyên một phần hoặc định kỳ trong bề chất lỏng bôi trơn.

3.3.4Bôi trơn nh giọt

Phương pháp bôi trơn trong đó chất bôi trơn được cung cấp vào giữa các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối bằng cách nhỏ giọt ở các khoảng thời gian cách đều nhau.

3.3.5Bôi trơn bằng vòng văng dầu

Phương pháp bôi trơn trong đó một chi tiết hình vòng được gá đặt trên trục sao cho một phần của nó được ngâm trong chất bôi trơn và vòng này sẽ cung cấp chất bôi trơn cho bề mặt trượt (bề mặt ma sát).

CHÚ THÍCH 1: Vòng văng dầu có thể cố định hoặc không được cố định trên trục.

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp trục có tốc độ quay thấp thì có thể thay thế vòng bằng xích.

3.3.6Bôi trơn bằng tay

Phương pháp bôi trơn trong đó chất bôi trơn được cung cấp vào các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối bằng tay người.

3.3.7Bôi trơn bằng văng toé dầu

Phương pháp bôi trơn trong đó chất bôi trơn được cung cấp vào các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối bằng cách văng toé chất bôi trơn do chuyển động của một bộ phận cơ khí.

3.3.8Bôi trơn bằng vòi phun dầu

Phương pháp bôi trơn trong đó chất bôi            trơn được cung cấp vào giữa các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối bằng vòi phun dầu.

3.3.9Bôi trơn bằng sương mù dầu

Phương pháp bôi trơn trong đó chất bôi trơn được cung cấp tới các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối dưới dạng hơi dầu hoặc sương mù được tạo ra bằng cách phun chất bôi trơn cùng với một dòng không khí hoặc khí khác.

3.3.10Bôi trơn bằng đệm thấm dầu

Phương pháp bôi trơn trong đó chất lỏng bôi trơn được cung cấp cho các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối bằng một đệm tiếp xúc làm bằng vật liệu thấm ướt có tính chất mao dẫn được chất bôi trơn.

3.3.11Bôi trơn bằng bấc dầu

Phương pháp bôi trơn trong đó sử dụng một bấc dầu để cung cấp dầu bôi trơn cho bề mặt trượt.

3.3.12Bôi trơn bằng chất bôi trơn rắn

Phương pháp bôi trơn trong đó bề mặt của vật thể được cung cấp chất bôi trơn rắn tách ra từ vật bôi trơn rắn đặc biệt được ép vào bề mặt của vật thể.

3.3.13Bôi trơn bằng phủ màng bôi trơn rắn

Phương pháp bôi trơn trong đó bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối được phủ bằng một màng chất bôi trơn rắn trước khi vào vận hành.

3.3.14Bôi trơn trực tiếp

Phương pháp bôi trơn trong đó một lượng chất bôi trơn thích hợp được cung cấp trực tiếp cho một phần các bề mặt ma sát cần bôi trơn.

CHÚ THÍCH: Phương pháp bôi trơn trực tiếp điển hình là phương pháp bôi trơn được dùng cho các ổ trượt tự lựa trong công nghiệp, trong đó dầu bôi trơn được phun từ các vòi phun vào các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối.

3.3.15Bôi trơn bằng rãnh dẫn dầu

Phương pháp bôi trơn trong đó một lượng chất bôi trơn thích hợp được cung cấp vào một rãnh bố trí tại các bề mặt ma sát cần bôi trơn.

CHÚ THÍCH: Đây là phương pháp bôi trơn điển hình dùng cho các ổ trượt tự lựa trong công nghiệp, trong đó dầu bôi trơn được cung cấp vào một rãnh của mỗi đệm thấm dầu.

  1. Các chất bôi trơn, thành phần và chủng loại của chúng

4.1. Chủng loại theo trạng thái vật lý của chất bôi trơn

4.1.1Khí bôi trơn

Chất bôi trơn ở trạng thái khí.

4.1.2Chất lỏng bôi trơn

Chất bôi trơn ở trạng thái lỏng.

4.1.3Dầu bôi trơn

Chất lỏng bôi trơn được dùng chủ yếu để giảm ma sát và mòn trên các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối.

CHÚ THÍCH: Thường sử dụng các dầu đã tinh chế.

4.1.4Chất bôi trơn ngậm nước

Chất bôi trơn có chứa không ít hơn 10 % nước.

4.1.5Mỡ bôi trơn

Chất bôi trơn nửa rắn hoặc rắn gồm chủ yếu là hỗn hợp ổn định của dầu khoáng hoặc dầu tổng hợp với các xà phòng hoặc các chất làm đặc khác.

CHÚ THÍCH: Mỡ có thể chứa các chất độn khác.

4.1.6Chất bôi trơn rắn

Chất bôi trơn có hình dạng xác định và không ở trạng thái lỏng hoặc trạng thái khí.

4.2. Chủng loại theo chất phụ gia

4.2.1. Dầu gốc

Dầu tinh chế không có bất cứ chất phụ gia nào.

4.2.2Chất bôi trơn có phụ gia

Chất bôi trơn được bổ sung các chất nhằm mục đích tạo ra các tính chất mới hoặc nâng cao các tính chất hiện có của chất bôi trơn.

4.3. Chng loại theo ngun gốc của chất bôi trơn

4.3.1Dầu khoáng

Dầu gồm một hỗn hợp của các hyđro cacbon tự nhiên hoặc thu được bằng cách tinh chế các vật liệu có nguồn gốc khoáng.

4.3.2. Dầu m

Dầu bôi trơn được tinh chế từ dầu thô của mỏ dầu.

4.3.3Dầu thực vật

Dầu gồm một hỗn hợp của các hyđro cacbon thu được bằng cách tinh chế các vật liệu có nguồn gốc từ thực vật.

4.3.4Dầu động vật

Dầu gồm có một hỗn hợp của các hyđro cacbon thu được bằng cách tinh chế các vật liệu có nguồn gốc từ động vật.

4.3.5Chất bôi trơn tổng hợp

Chất bôi trơn thu được bằng quá trình và tinh chế hóa học, phối hợp các chất tổng hợp khác nhau.

4.3.6Chất kết dính của chất bôi trơn rắn

Chất thúc đẩy sự bám dính của các hạt chất bôi trơn rắn với nhau và với các bề mặt của các vật thể được bôi trơn.

4.4. Chủng loại theo chất phụ gia

4.4.1Chất phụ gia

Vật liệu được bổ sung vào chất bôi trơn nhằm mục đích tạo ra các tính chất mới hoặc nâng cao các tính chất hiện có.

4.4.2Gói chất phụ gia

Hỗn hợp của nhiều chất phụ gia để chuẩn bị sẵn sàng bổ sung vào một chất bôi trơn.

4.4.3Chất phụ gia đa chức năng

Chất phụ gia nâng cao chất lượng đồng thời nhiều tính chất của chất bôi trơn.

4.4.4Chất phụ gia chống ăn mòn

Chất phụ gia ngăn ngừa, làm chậm lại hoặc hạn chế tốc độ ăn mòn.

4.4.5Chất phụ gia chống oxy hóa

Chất phụ gia ngăn ngừa, làm chậm lại hoặc hạn chế tốc độ oxy hóa chất bôi trơn.

4.4.6Chất phụ gia chống gỉ

Chất phụ gia ngăn ngừa, làm chậm lại hoặc hạn chế tốc độ gỉ xuất hiện trên các bề mặt được chế tạo từ các hợp kim sắt.

4.4.7Chất phụ gia làm biến đổi ma sát

Chất phụ gia làm biến đổi đặc tính ma sát của một chất bôi trơn theo mong muốn.

4.4.8Chất phụ gia chống mài mòn

Chất phụ gia ngăn ngừa hoặc giảm tốc độ hoặc cường độ mài mòn của bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối.

4.4.9Chất phụ gia chống sự cào xước

Chất phụ gia ngăn ngừa, hạn chế hoặc làm chậm lại tốc độ hoặc cường độ của sự cào xước các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối.

CHÚ THÍCH: Chất phụ gia này cũng được gọi là chất phụ gia quá áp (EP).

4.4.10Chất phụ gia

Hợp chất hóa học được sử dụng trong các điều kiện bôi trơn khắc nghiệt như áp lực tiếp xúc cao và/hoặc tốc độ trượt cao giữa các bề mặt đối tiếp để giảm ma sát và mòn, ngăn ngừa sự bó kẹt do nó gây ra phản ứng hóa học và tạo ra chất bôi trơn.

CHÚ THÍCH: Chất phụ gia này cũng được gọi chất phụ gia chống sự cào xước.

4.4.11Chất phụ gia cải thiện đim chảy

Chất phụ gia làm giảm điểm chảy của một chất lỏng bôi trơn.

4.4.12Chất phụ gia cải thiện ch số độ nhớt

Chất phụ gia, thường là polyme, làm giảm sự thay đổi của độ nhớt với nhiệt độ và đồng thời làm tăng chỉ số độ nhớt của một chất bôi trơn. Xem 5.2.

CHÚ THÍCH: Chỉ số độ nhớt cao của độ nhớt theo nhiệt độ và ngược lại.

4.4.13Chất phụ gia chống sủi bọt

Chất phụ gia ngăn ngừa hoặc làm giảm sự sủi bọt của một chất lỏng bôi trơn.

4.4.14Chất phụ gia tẩy rửa

Chất phụ gia hoạt tính bề mặt hỗ trợ cho việc giữ các hạt rắn trong một chất lỏng bôi trơn.

4.4.15Chất phụ gia làm tăng độ phân tán

Chất phụ gia của một chất lỏng bôi trơn làm tăng độ phân tán của các tạp chất không hòa tan và tính ổn định nhất là ở nhiệt độ thấp.

4.4.16Chất phụ gia phân tán – tẩy rửa

Chất phụ gia có tác dụng làm phân tán các hạt rắn trong chất bôi trơn để ngăn ngừa không cho chúng lắng đọng lại và làm trung hòa axit sunfuaric được tạo ra do sự đốt cháy lưu huỳnh trong chất bôi trơn.

4.4.17Chất phụ gia tạo nhũ tương

Chất phụ gia hoạt tính bề mặt đặc biệt thích hợp cho nhũ tương hóa dầu và nước.

4.4.18Chất phụ gia làm đặc

Thành phần của mỡ bôi trơn trong chất lỏng bôi trơn để tạo thành một cấu trúc không gian ba chiều và vì thế tạo thành một chất nửa rắn.

4.5. Chng loại theo ứng dụng của chất bôi trơn

4.5.1Dầu cho động cơ đốt trong

Dầu bôi trơn dùng cho động cơ đốt trong.

4.5.2Dầu cho bánh răng

Dầu bôi trơn dùng cho bánh răng của các bộ truyền động, các bộ vi sai trong ô tô và dùng cho bánh răng trong các máy móc công nghiệp khác.

4.5.3. Dầu máy

Dầu bôi trơn dùng cho các ổ trục và các trục quay được lắp trong máy móc thông dụng.

4.5.4Dầu ổ trục

Dầu bôi trơn dùng cho các ổ trục trong máy móc thông dụng.

4.5.5Dầu máy lạnh

Dầu bôi trơn dùng cho các chi tiết và bộ phận trong máy lạnh.

4.5.6Dầu tuabin

Dầu bôi trơn dùng cho các máy tuabin.

4.5.7Dầu chống g

Dầu bôi trơn có chứa các chất phụ gia chống gỉ.

  1. Đặc tính cơ bản của dầu bôi trơn

5.1Độ nhớt

Tính chất của các lưu chất, các bán lưu chất hoặc các chất nửa rắn tạo ra sức cản đối với dòng chảy.

CHÚ THÍCH: Về mặt giá trị độ nhớt tỷ số giữa ứng suất trượt và biến thiên tốc độ trượt là độ nhớt hoặc độ nhớt tuyệt đối (Pa.s) và tỷ số giữa độ nhớt tuyệt đối và khối lượng riêng là độ nhớt động học (m2/s).

5.2Chỉ số độ nhớt

Giá trị không thứ nguyên được xác định bằng thực nghiệm chỉ ra mức độ sự thay đổi độ nhớt của chất bôi trơn theo nhiệt độ.

Xem 4.4.12

5.3Lưu chất Newton

Lưu chất tuân theo định luật Newton về dòng chảy, nghĩa là ứng suất trượt tỷ lệ với tốc độ trượt.

5.4Lưu chất không Newton

Lưu chất không tuân theo định luật Newton về dòng chảy.

5.5Số mũ áp suất của độ nhớt

Đại lượng biểu thị sự phụ thuộc của độ nhớt một chất lỏng vào áp suất.

5.6Số mũ nhiệt độ của độ nhớt

Đại lượng biểu thị sự phụ thuộc của độ nhớt một chất lỏng vào nhiệt độ.

5.7Khả năng bôi trơn

Khả năng của một chất bôi trơn để giảm ma sát và mòn, khác với tính chất nhớt thuần túy của nó.

5.8Tính tương thích của chất bôi trơn

Khả năng của hai hoặc nhiều chất bôi trơn có thể trộn với nhau mà không làm xấu đi các tính chất của chúng trong sử dụng hoặc bảo quản.

5.9Độ đặc

Khả năng của các mỡ bôi trơn chống lại biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực.

5.10Giới hạn tách chất lỏng

Phạm vi tại đó chất lỏng bôi trơn được tách ra khỏi mỡ bôi trơn do sự tăng lên của áp suất và/hoặc nhiệt độ hoặc sự biến đổi cấu trúc của chất phụ gia làm đặc.

5.11Ch số axit

Lượng kali hyđroxit, tính bằng miligam, cần thiết để trung hòa các thành phần axit chứa trong 1 g dầu mẫu thử.

5.12Ch s cơ bản

Lượng kali hyđroxit, tính bằng miligam, tương đương với lượng axit clohyđric hoặc axit pecloric cần thiết để trung hòa các thành phần kiềm chứa trong 1 g dầu mẫu thử.

CHÚ THÍCH: Chỉ số này cũng được gọi là chỉ số kiềm.

5.13Tính thoái hóa sinh học

Đặc tính của một chất bôi trơn để có thể bị phân hủy trong các chất không nguy hiểm bởi các hoạt tính vi sinh vật học.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 4383, Ổ trượt – Vật liệu nhiều lớp dùng cho các ổ trượt thành mỏng.

[2] ISO 6281,  trượt – Thử nghiệm trong điều kiện bôi trơn thủy động và bôi trơn hỗn hp trên băng thử.

[3] ISO 12128,  trượt – Các lỗ, rãnh và túi bôi trơn – Kích thước, kiểu, ký hiệu và ứng dụng của chúng cho các ống lót ổ trượt.

 

MỤC LỤC TRA CỨU

B

Bôi trơn                                                                                                                      1.1

Bôi trơn bằng bấc dầu                                                                                                 3.3.11

Bôi trơn bằng chất bôi trơn rắn                                                                                    3.3.12

Bôi trơn bằng dòng chảy chuyển tiếp                                                                           2.2.15

Bôi trơn bằng dòng chảy không chảy tầng                                                                   2.2.14

Bôi trơn bằng dòng chảy rối                                                                                        2.2.10

Bôi trơn bằng dòng chảy tầng                                                                                     2.2.13

Bôi trơn bằng đệm thấm dầu                                                                                       3.3.10

Bôi trơn bằng màng bôi trơn rắn                                                                                  2.1.4

Bôi trơn bằng màng chất lỏng                                                                                      2.1.2

Bôi trơn bằng màng khí                                                                                               2.1.1

Bôi trơn bằng màng lưu chất                                                                                       2.1.3

Bôi trơn bằng mỡ                                                                                                        2.2.20

Bôi trơn bằng phủ màng bôi trơn rắn                                                                            3.3.13

Bôi trơn bằng rãnh trên mép dẫn dầu                                                                           3.3.15

Bôi trơn bằng sương mù dầu                                                                                       3.3.9

Bôi trơn bằng tay                                                                                                        3.3

Bôi trơn bằng văng toé dầu                                                                                         3.3.7

Bôi trơn bằng vòi phun dầu                                                                                         3.3.8

Bôi trơn bằng vòng văng dầu                                                                                      3.3.5

Bôi trơn cưỡng bức                                                                                                    3.3.1

Bôi trơn cưỡng bức bằng cơ khí                                                                                  3.3.2

Bôi trơn định kỳ                                                                                                           3.1.2

Bôi trơn giới hạn                                                                                                         2.2.9

Bôi trơn hỗn hợp                                                                                                         2.2.10

Bôi trơn khí động                                                                                                        2.2.3

Bôi trơn khí tĩnh                                                                                                           2.2.4

Bôi trơn không dùng dầu                                                                                             2.2.19

Bôi trơn không đủ                                                                                                       2.2.17

Bôi trơn không tuần hoàn                                                                                             3.2.3

Bôi trơn liên tục                                                                                                           3.1.1

Bôi trơn thủy động                                                                                                      2.2.11

Bôi trơn nhiệt thủy động đàn hồi                                                                                  2.2.12

Bôi trơn nhỏ giọt                                                                                                         3.3.4

Bôi trơn nhúng trong dầu                                                                                             3.3.3

Bôi trơn thủy động                                                                                                      2.2.1

Bôi trơn thủy động đàn hồi                                                                                          2.2.5

Bôi trơn thủy động đàn hồi cứng                                                                                 2.2.6

Bôi trơn thủy động đàn hồi mềm                                                                                  2.2.7

Bôi trơn thủy động đàn hồi vi                                                                                       2.2.8

Bôi trơn thủy tĩnh                                                                                                         2.2.2

Bôi trơn trực tiếp                                                                                                         3.3.14

Bôi trơn trước cho thời hạn sử dụng                                                                            3.2.2

Bôi trơn tuần hoàn                                                                                                       3.2.1

C

Chất bôi trơn có phụ gia                                                                                              4.2.2

Chất bôi trơn ngâm nước                                                                                            4.1.4

Chất bôi trơn rắn                                                                                                         4.1.6

Chất bôi trơn tổng hợp                                                                                                4.3.5

Chất dính kết của chất bôi trơn rắn                                                                               4.3.6

Chất lỏng bôi trơn                                                                                                       4.1.2

Chất phụ gia                                                                                                               4.4.1

Chất phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt                                                                           4.4.12

Chất phụ gia cải thiện điểm chảy                                                                                  4.4.11

Chất phụ gia chống ăn mòn                                                                                         4.4.4

Chất phụ gia chống gỉ                                                                                                 4.4.6

Chất phụ gia chống mòn                                                                                              4.4.8

Chất phụ gia chống oxy hóa                                                                                        4.4.5

Chất phụ gia chống sủi bọt                                                                                          4.4.13

Chất phụ gia chống sự cào xước                                                                                 4.4.9

Chất phụ gia có áp suất cao                                                                                        4.4.10

Chất phụ gia đa chức năng                                                                                          4.4.3

Chất phụ gia làm biến đổi ma sát                                                                                 4.4.7

Chất phụ gia làm đặc                                                                                                   4.4.18

Chất phụ gia làm tăng độ phân tán                                                                               4.4.15

Chất phụ gia phân tán-tẩy rửa                                                                                      4.4.16

Chất phụ gia tẩy rửa                                                                                                    4.4.14

Chất phụ gia tạo nhũ tương                                                                                         4.4.17

Chỉ số axit                                                                                                                  5.11

Chỉ số cơ bản                                                                                                             5.12

Chỉ số độ nhớt                                                                                                            5.2

D

Dầu bôi trơn                                                                                                               4.1.3

Dầu cho bánh răng                                                                                                      4.5.2

Dầu cho động cơ đốt trong                                                                                         4.5.1

Dầu chống gỉ                                                                                                              4.5.7

Dầu động vật                                                                                                              4.3.4

Dầu gốc                                                                                                                     4.2.1

Dầu khoáng                                                                                                                4.5.1

Dầu máy                                                                                                                     4.5.3

Dầu máy lạnh                                                                                                              4.5.5

Dầu mỏ                                                                                                                      4.3.2

Dầu ổ trục                                                                                                                   4.5.4

Dầu thực vật                                                                                                               4.3.3

Dầu tuabin                                                                                                                  4.5.6

Đ

Độ đặc                                                                                                                       5.9

Độ nhớt                                                                                                                      5.1

G

Giới hạn tách chất lỏng                                                                                                5.10

Gói chất phụ gia                                                                                                          4.4.2

K

Khả năng bôi trơn                                                                                                       5.7

Khí bôi trơn                                                                                                                 4.1.1

Không có bôi trơn                                                                                                       2.2.18

L

Lưu chất không Newton                                                                                               5.4

Lưu chất Newton                                                                                                         5.3

M

Mỡ bôi trơn                                                                                                                4.1.5

S

Số mũ áp suất của độ nhớt                                                                                         5.5

Số mũ nhiệt độ của độ nhớt                                                                                        5.6

T

Tính thoái hóa sinh học                                                                                                5.13

Tính tương hợp của chất bôi trơn                                                                                 5.8

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8287-3:2009 (ISO 4378-3:2009) Ổ TRƯỢT – THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU – PHẦN 3: BÔI TRƠN
Số, ký hiệu văn bản TCVN8287-3:2009 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản