TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 4501-5:2009 (ISO/FDIS 527-5 : 2009) VỀ CHẤT DẺO – XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT KÉO – PHẦN 5: ĐIỀU KIỆN THỬ ĐỐI VỚI COMPOZIT CHẤT DẺO GIA CƯỜNG BẰNG SỢI ĐƠN HƯỚNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4501-5 : 2009

ISO/FDIS 527-5 : 2009

CHẤT DẺO – XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT KÉO – PHẦN 5: ĐIỀU KIỆN THỬ ĐỐI VỚI COMPOZIT CHẤT DẺO GIA CƯỜNG BẰNG SỢI ĐƠN HƯỚNG

Plastics – Determination of tensile properties – Part 5: Test conditions for unidirectinal fibre-reinforced plastic composites

Li nói đầu

TCVN 4501-1÷5 : 2009 thay thế cho TCVN 4501 : 1988.

TCVN 4501-5 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO/FDIS 527-5 : 2009.

TCVN 4501-5 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC61 Chất dẻo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 4501 (ISO 527), Chất dẻo – Xác định tính chất kéo, gồm các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 4501-1 : 2009 (ISO 527-1 : 1993), Phần 1: Nguyên tắc chung;

– TCVN 4501-2 : 2009 (ISO 527-2 : 1993), Phần 2: Điều kiện thử đối với chất dẻo đúc và đùn;

– TCVN 4501-3 : 2009 (ISO 527-3 : 1995), Phần 3: Điều kiện thử đối với màng và tấm;

– TCVN 4501-4 : 2009 (ISO 527-4 : 1997), Phần 4: Điều kiện thử đối với compozit chất dẻo gia cường bằng sợi đẳng hướng và trực hướng;

– TCVN 4501-5 : 2009 (ISO/FDIS 527-5 : 2009), Phần 5: Điều kiện thử đối với compozit chất dẻo gia cường bằng sợi đơn hướng.

 

CHẤT DẺO – XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT KÉO – PHẦN 5: ĐIỀU KIỆN THỬ ĐỐI VỚI COMPOZIT CHẤT DẺO GIA CƯỜNG BẰNG SỢI ĐƠN HƯỚNG

Plastics – Determination of tensile properties – Part 5: Test conditions for unidirectinal fibre-reinforced plastic composites

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện thử đối với việc xác định các tính chất kéo của compozit chất dẻo gia cường bằng sợi đơn hướng, dựa trên các nguyên tắc chung trong TCVN 4501-1 (ISO 527-1).

1.2. Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 1.2.

1.3. Phương pháp thử thích hợp đối với tất cả hệ polyme nền được gia cường bng các sợi đơn hướng và đáp ứng các yêu cầu đề ra trong tiêu chuẩn này, bao gồm cả yêu cầu về dạng thức không đạt.

Phương pháp thích hợp với compozit nhiệt rắn hoặc nhiệt dẻo, bao gồm các vật liệu tẩm nhựa trước. Các chất gia cường bao gồm sợi thủy tính, sợi các-bon, sợi aramid và các sợi tương tự khác. Dạng hình học của cht gia cường bao gồm các sợi và sợi chùm đơn hướng (nghĩa là ch theo một hướng), vải và dải đơn hướng.

Phương pháp này thường không phù hợp với các vật liệu đa hướng gồm một vài lớp đơn hướng  các góc khác nhau [xem TCVN 4501-4 (ISO 527-4)].

1.4. Phương pháp được thực hiện sử dụng một trong hai loại mẫu thử khác nhau, tùy thuộc vào hướng của ứng suất áp dụng so với hướng sợi (xem Điều 6).

1.5. Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 1.5.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công b thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4501-1 (ISO 527-1), Chất dẻo – Xác định các tính chất kéo – Phần 1: Nguyên tắc chung

TCVN 4501-4 (ISO 527-4), Chất dẻo – Xác định các tính chất kéo – Phần 4: Điều kiện thử đối với compozit chất dẻo gia cường bằng sợi đẳng hướng và trực hướng.

TCVN 8244-1 (ISO 3534-1), Thống kê học – Từ vựng và ký hiệu – Phần 1: Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ sử dụng trong xác suất.

ISO 1268 (tt c các phần)Fibre-reinforced plastic – Methods of producing test plates (Chất dẻo gia cường sợi – Phương pháp tạo tấm thử).

ISO 2818, Plastics – Preparation of test specimens by machining (Chất dẻo – Chuẩn bị mẫu thử bằng máy).

3. Nguyên tắc

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), Điều 3.

4. Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau.

4.1Chiều dài đo (gauge length)

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 4.1.

4.2Tốc độ thử (speed of testing)

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 4.2.

4.3. Ứng suất kéo (tensile stress)

 (kỹ thuật)

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 4.3, ngoại trừ  đối với mẫu thử loại A được xác định là  và mẫu thử kiểu B được xác định là  (xem Điều 6 đối với chi tiết của mẫu thử kiu A và B).

4.3.1Độ bền kéo (tensile strength)

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 4.3.3, trừ  đối với mẫu thử loại A được xác định là  và mẫu thử kiểu B được xác định là .

4.4Biến dạng kéo (tensile strain)

Sự tăng về chiều dài trên đơn vị chiều dài của chiều dài đo ban đầu.

CHÚ THÍCH 1: Đối với mẫu thử loại A được xác định là  và mẫu thử loại B được xác định là 

CHÚ THÍCH 2: Biến dạng kéo được biu thị bằng tỷ lệ không thứ nguyên hoặc phần trăm.

4.5Biến dạng kéo tại độ bền kéo (tensile strain at tensile strength)

Biến dạng kéo phá hủy (tensile failure strain)

Biến dạng kéo tại điểm tương ứng với độ bền kéo của mẫu thử.

CHÚ THÍCH 1: Đối với mẫu thử kiểu A,  được xác định là  và mẫu thử kiểu B được xác định là 

CHÚ THÍCH 2: Được biểu thị bằng t lệ không thứ nguyên hoặc phần trăm.

4.6Modul đàn hi kéo (modulus of elasticity in tension)

E

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 4.6, trừ E  đối với mẫu thử loại A được xác định là E1 và mẫu thử loại B được xác định là E2.

CHÚ THÍCH: Giá trị biến dạng sử dụng như được đề cập trong TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 4.6, nghĩa là  = 0,0005 và ’’ = 0,0025 (xem Hình 1), trừ khi các giá trị lựa chọn khác được đưa ra trong yêu cầu kỹ thuật vật liệu.

4.7Tỷ số Poisson (Poisson’s ratio)

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 4.7, ngoại trừ mẫu thử loại A  được xác định là và  là , sử dụng các tọa độ trong Hình 2. Đối với mẫu thử loại B được xác định là  và  là .

4.8Trục tọa độ mu thử (specimen coordinate axes)

Trục tọa độ đi với vật liệu thử như chỉ ra trong Hình 2, hướng song song với sợi đang được xác định là hướng “1” và hướng vuông góc vi sợi (trên bề mặt sợi) là hướng “2”.

CHÚ THÍCH 1: Hướng “1″ được xác định là hướng 0° hoặc theo hướng trục dọc, hướng “2” là hướng 90° hoc hướng ngang

CHÚ DẪN

X Biến dạng, 

y ứng sut, s

a Độ dốc E

Hình 1 – Đường cong ứng suất-biến dạng

Hình 2- Compozit chất dẻo gia cường đơn hướng có trục đi xứng

5. Thiết bị, dụng cụ

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), Điều 5, ngoại trừ:

Trắc vi kế hoặc dụng cụ tương tự (xem 5.2.1) đọc đến 0,01 mm hoặc nhỏ hơn nữa. Phải có bệ đỡ đu tròn kích cỡ phù hợp khi sử dụng trên bề mặt không phẳng và bệ đỡ phng nếu sử dụng trên bề mặt phẳng, nhẵn (được thao tác bằng máy).

Không áp dụng 5.2.2.

Cn thao tác cn thận nhm đảm bảo áp lực do bộ kẹp tác động lên mẫu (xem 5.1.3) ch đ đ không cho mẫu bị trượt trong bộ kẹp đến khi b phá hủy. Áp lực quá lớn của bộ kẹp có thể gây hng mẫu do những vật liệu này có độ bền theo chiều ngang thấp. Tốt hơn nên sử dụng bộ kẹp thủy lực có thể đ áp lực không đổi.

Nếu sử dụng đồng hồ đo biến dạng gắn vào mẫu, các lỗi sinh ra do tác động theo chiều ngang lên b ngang đối với compozit bất đng hướng thường lớn hơn nhiều so với kim loại đẳng hướng. Phép đo chính xác tỷ lệ Poisson cn phải hiệu chnh đối với hiệu ứng này.

CHÚ THÍCH: Nên kiểm tra việc căn chỉnh mẫu và bộ truyn động như được mô tả trong Ph lục B.

6. Mẫu thử

6.1. Hình dạng và kích thước

6.1.1. Khái quát

Có hai loại mẫu thử được xác định sử dụng trong tiêu chuẩn này, phụ thuộc vào hướng của phép thử so với hướng sợi, được mô tả và minh họa trong Hình 3

6.1.2. Mu thử kiểu A (đối với hướng theo chiều dc)

Mẫu thử kiểu A phải có chiều rộng 15 mm ± 0,5 mm, tổng chiều dài 250 mm và độ dày mm ± 0,2 mm, đối với các mẫu từ tấm thử sợi nhỏ, hoặc độ dày 2 mm ± 0,2 mm. Các cnh của từng mu phải song song và trong phạm vi 0,2 mm.

6.1.3. Mu thử kiểu B (đối với hướng theo chiều ngang)

Mẫu thử kiểu B phải có chiều rộng 25 mm ± 0,5 mm, tổng chiều dài 250 mm và độ dày mm ± 0,2 mm. Các cạnh của từng mẫu phải song song và trong phạm vi 0,2 mm.

Đối với mẫu thử kiểu B được ly từ tấm sợi nh được chuẩn bị sử dụng ISO 1268-5, chiều dài mẫu thử 200 mm có thể chấp nhận được.

6.2. Chuẩn bị mẫu

6.2.1. Khái quát

Trong trường hợp các vật liệu lp và đúc, chuẩn bị tấm thử phù hợp với ISO 1268 hoặc quy trình khác đã được thỏa thuận/xác định. Cắt từng mẫu thử, hoặc nhóm mẫu thử (xem Phụ lục A) t tấm thử.

Trong trường hợp thành phẩm (ví dụ, đối với kiểm soát chất lượng trong khi sản xuất hoặc phân phối), lấy mẫu từ vùng phẳng.

Lấy tt cả các mẫu có trục trong phạm vi 0,5° của trục sợi dự định.

Thông s đối với mẫu th máy được quy định trong ISO 2818. Các hướng dẫn v ct mẫu được đưa ra trong Phụ lục A.

CHÚ DẪN

1. Mẫu thử

2. Đu mẫu thử

3. Kẹp

a Định hướng sợi  đầu mẫu thử

b Hướng sợi trong mẫu thử kiu B

c Hướng sợi trong mẫu thử kiu A

d Khu vực kẹp

   

Kích thước tính bng milimet

   

Kiểu A

Kiểu B

L3 tổng chiều dài

250

250 (xem chú thích 2)

L2 khoảng cách giữa đai đu cuối

150 ± 1

150 ± 1

b1 chiều rộng

15 ± 0,5

25 ± 0,5

h chiều dày

1 ± 0,2

2 ± 0,2

L0 chiu dài đo (dùng cho dụng cụ đo độ giãn)

50 ± 1

50 ± 1

L khoảng cách ban đu giữa hai bộ kẹp (danh nghĩa)

136

136

LT chiu dài đai đu cuối

>50

> 50 (xem chú thích 2)

hT chiu dày đai đu cuối

0,5 đến 2

0,5 đến 2

CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu đối với chất lượng mẫu thử trạng thái song song được quy định tại Điu 6.

CHÚ THÍCH 2: Đi với các mẫu được lấy từ các tm sợi nhỏ được chuẩn bị sử dụng ISO 1268-5, tổng chiều dài mẫu 200 mm có thể chấp nhn được, chiều dài đu cuối 25 mm.

Hình 3 – Mẫu thử kiểu A và kiu B

6.2.2. Các đai đu cui

Những phần cuối của mẫu thử phải được gia cố thêm các đai đầu cuối, tốt nhất là với các đai đầu cuối được làm từ một lớp lót vải b hay các lớp vải sợi thủy tinh/nhựa với sợi đặt chéo góc ± 45° so với trục mẫu thử. Chiu dày đai từ 0,5 mm và 2 mm, và có góc đai 90° (nghĩa là không làm thon).

Có thể cho phép các đai đầu cuối thay thế khác, tuy nhiên trước khi sử dụng những loại này phi được chng minh có độ bn tương đương và có hệ số dao động không được lớn hơn các dải khuyến nghị [xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 10.5 và ISO 3534-1). Những lựa chọn có thể bao gồm các đai đầu cuối làm từ vật liệu đem kim tra, các đai đầu cuối xiết chặt bng cơ học, các đai đầu cuối không gắn chặt được làm từ các vật liệu thô ráp (như giy ráp vi hạt đá mài hay cát, và sử dụng bề mặt kẹp thô ráp).

Nếu phép thử được thực hiện với các mẫu không gắn đai, khoảng cách giữa hai bộ kẹp phải như ging như khoảng cách giữa các đầu của mẫu thử có gắn đai.

6.2.3. Gắn các đai đầu cuối

Gắn các đai đu cuối vào mẫu thử bng keo có độ co giãn cao như được mô t trong Phụ lục A.

CHÚ THÍCH: Quy trình tương tự có th được sử dụng đối với mẫu thử đơn l và mẫu thử nhóm.

6.3. Đánh dấu vạch đo

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 6.3.

6.4. Kim tra mẫu thử

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 6.4.

7. Số lượng mẫu thử

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 7.1 và 7.3 (không áp dụng 7.2).

8. Ổn định

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), Điều 8.

9. Cách tiến hành

9.1. Môi trường thử

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 9.1.

9.2. Đo kích thước mẫu thử

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 9.2, ngoại trừ chiều dày phải đo chính xác đến 0,01 mm và không áp dụng chú thích 3 và 4.

9.3. Kẹp mẫu thử

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 9.3.

9.4. Tiền ng suất

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 9.4.

9.5. Lắp đặt dụng cụ đo độ giãn, đồng hồ đo biến dạng và đánh du vạch đo

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 9.5. Đo chiều dài đo chính xác đến 1 % hoặc tốt hơn.

9.6. Tốc độ thử

Tốc độ thử đối với mẫu thử kiểu A phải là 2mm/min và đối với kiểu B là 1 mm/min.

9.7. Ghi lại s liệu

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 9.7.

10. Tính toán và biểu thị kết quả

Xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), Điều 10, tr các định nghĩa được nêu tại Điều 4 của tiêu chuẩn này, các giá trị biến dạng tính đến ba con số có nghĩa.

11. Độ chụm

Không biết được độ chụm của phương pháp thử do số liệu liên phòng thí nghiệm không có sẵn.

12. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này bao gồm kiểu mẫu thử và tc độ thử như sau:

Từ b) đến q) trong báo cáo thử nghiệm, xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), Điu 12 b) đến q), bao gồm loại sợi và hình thái sợi (ví dụ: dải đồng hướng) trong 12b).

 

Phụ lục A

(quy định)

Chuẩn bị mẫu thử

A.1. Mẫu thử gia công bằng máy

Trong mọi trường hợp, các chỉ dẫn sau phải được thực hiện:

– Tránh thực hiện dưới các điều kiện có thể tạo ra nhiệt lượng lớn  mẫu (nên sử dụng chất làm lạnh). Nếu sử dụng chất làm lạnh  dạng lỏng, phải sấy khô mẫu ngay sau khi thực hiện.

– Kiểm tra nhằm đm bảo các mặt cắt của mẫu không b lỗi khi thực hiện.

A.2. Chuẩn bị mẫu thử có gắn các đai đầu cui

Nên s dụng phương pháp sau:

Ct một tấm từ vật liệu được thử có chiều dài mẫu thử và có chiều rộng phù hợp với số mẫu yêu cầu.

Trục sợi dự định có thể xác định được bng việc tách cạnh tấm thử và kiểm tra các sợi, lặp lại thao tác một số mẫu đ xác định hướng sợi. Nếu tách mẫu làm cho cạnh b nham nhở do sự không liên kết giữa các lớp và các tầng, không được sử dụng tấm mẫu đó tr khi là sn phm đặc biệt hoặc là kết quả của một quá trình đặc biệt.

Cắt các dải hình chữ nhật theo chiều dài và chiều rộng yêu cầu đối với đai đầu cuối. Đính các di với tấm như sau:

a) Nếu cần, đánh bằng giấy nhám mịn hoặc thổi bằng loại cát thích hợp tất cả các bề mặt sẽ được phết keo.

b) Loại bỏ tất cả bụi trên bề mặt và lau sạch bằng dung môi thích hợp.

c) Dán các di theo vị trí dọc hai đầu của tấm, song song với nhau và trực giao với hướng dọc của như được thể hiện tại hình A.1, s dụng keo có độ co giãn cao và tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của nhà sản xuất keo.

Nên sử dụng keo màng. Keo nên có cường độ trượt lớn hơn 30 MPa. Tốt nht là keo có bản chất mềm dẻo, có độ giãn dài tại điểm đứt lớn hơn vật liệu thử.

d) Giữ phần được gắn theo nhiệt độ và áp lực theo thời gian mà nhà sản xuất keo khuyến nghị.

e) Ct tấm thành mẫu thử, cùng với các dải, tạo nên các đai đầu cuối (xem Hình A.1).

a Tỉa phần thừa

Hình A.1 – Bộ đu cuối cho chuẩn bị mẫu thử

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Căn chỉnh mẫu

Việc căn chnh máy thử kéo và mẫu thử nên được kiểm tra tại tâm chiều dài đo sử dụng coupon đo kéo của cùng vật liệu được thử. Sử dụng thiết bị hoặc quy trình đảm bảo mẫu thử được định vị trong b kẹp theo cách có thể làm li được. Đồng hồ đo biến dạng coupon như được chỉ ra trong Hình B.1, đính hai đồng h đo (SG1, SG2) vào một mặt coupon, một phần tám chiều rộng mẫu thử tính từ cạnh và ở gia hai đầu và đính đồng hồ đo th ba (SG3) lên đường tâm của mặt đối diện  giữa hai đầu.

So sánh kết quả đo tại đim giữa của phạm vi biến dạng được sử dụng để đo modul đàn hồi kéo, nghĩa là tại 0,0015 đối với giá trị biến dạng được đưa ra trong 4.6. Sử dụng phương trình (B.1) và (B.2), tính biến dạng uốn, được thể hiện bng %, theo hướng chiều rộng (Bb) và chiều dày (Bh) tương ứng.

trong đó:

và  là biến dạng ghi được bi đồng hồ đo ứng lực SG1, SG2 và SG3.

Cuối cùng, đảm bảo biến dạng uốn cong thỏa mãn điều kiện được đưa ra trong bất đẳng thức (B.3):

CHÚ THÍCH:

1. Cần thiết sử dụng đồng h đo biến dạng ngay bên bộ kẹp để kiểm tra mọi nguyên nhân không thẳng hàng.

2. Việc căn chỉnh của mu đơn lẻ có thể được kiểm tra theo hướng chiều rộng sử dụng dụng cụ đo độ giãn có giá kẹp với kết quả biến dạng theo chiều dọc đối với mỗi cạnh của mẫu thử

Hình B.1 – Vị trí đồng hồ đo biến dạng (SG1, SG2 và SG3) đối với kiểm tra hệ thống căn chnh

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 4501-5:2009 (ISO/FDIS 527-5 : 2009) VỀ CHẤT DẺO – XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT KÉO – PHẦN 5: ĐIỀU KIỆN THỬ ĐỐI VỚI COMPOZIT CHẤT DẺO GIA CƯỜNG BẰNG SỢI ĐƠN HƯỚNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN4501-5:2009 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản