TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5300:2009 VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẤT – PHÂN LOẠI ĐẤT BỊ Ô NHIỄM HÓA CHẤT
TCVN 5300 : 2009
CHẤT LƯỢNG ĐẤT – PHÂN LOẠI ĐẤT BỊ Ô NHIỄM HÓA CHẤT
Soil quality – Classification of soil polluted by chemicals
Lời nói đầu
TCVN 5300 : 2009 thay thế cho TCVN 5300 : 1995.
TCVN 5300 : 2009 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 190 Chất lượng đất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT LƯỢNG ĐẤT – PHÂN LOẠI ĐẤT BỊ Ô NHIỄM HÓA CHẤT
Soil quality – Classification of soil polluted by chemicals
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với đất có các mục đích sử dụng khác nhau và hướng dẫn phân loại đất bị nhiễm bẩn do một số kim loại nặng và hóa chất bảo vệ thực vật (sau đây gọi chung là hóa chất).
Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm hóa chất của đất.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6496 (ISO 11047), Chất lượng đất – Xác định cadimi, crom, coban, chì, đồng, kẽm, mangan và nicken trong dịch chiết đất bằng cường thủy – Các phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và không ngọn lửa;
TCVN 6647 (ISO 11464), Chất lượng đất – Xử lý sơ bộ để phân tích hóa lý;
TCVN 7209, Chất lượng đất – Giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất;
TCVN 7588 – 1 (ISO 1038-1), Chất lượng đất – Lấy mẫu, Phần 1: Hướng dẫn thiết kế chương trình lấy mẫu.
TCVN 8061 (ISO 10382), Chất lượng đất – Xác định hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ và polyclorin biphinyl (PCB) – Phương pháp sắc ký khí với detector bẫy electron;
TCVN 8062 (EPA method 8141A), Chất lượng đất – Xác định hóa chất bảo vệ thực vật photpho hữu cơ bằng sắc ký khí – Kỹ thuật mao quản.
3. Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp (land used for agricultural purposes)
Vùng đất được sử dụng chủ yếu để gieo trồng cây nông nghiệp hoặc chăn nuôi gia súc, gia cầm, đại gia súc; đất nông nghiệp nói ở đây cũng bao gồm vùng đất cung cấp nơi sinh sống cho quần thể động vật cư trú và di cư đến lưu trú, cho thảm thực vật bản địa.
3.2. Đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp (land used for forestry purposes)
Vùng đất dùng để sản xuất lâm nghiệp (trồng rừng, trồng các lâm sản khác, v.v.), không gồm các vùng đất rừng tự nhiên.
3.3. Đất sử dụng cho mục đích dân sinh, vui chơi giải trí (land used for residential and recreational purposes)
Vùng đất được sử dụng chủ yếu làm khu dân cư hoặc nơi vui chơi giải trí, hoặc là các công viên, vùng đệm trong các khu dân cư.
3.4. Đất sử dụng cho mục đích thương mại, dịch vụ (land used for commercial and service purposes)
Vùng đất được sử dụng chủ yếu cho hoạt động thương mại, dịch vụ, không phải là khu vực dân cư, khu vực công nghiệp, khi vực nông nghiệp.
3.5. Đất sử dụng cho mục đích công nghiệp (land used for industrial purposes)
Vùng đất được sử dụng chủ yếu cho hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, như sản xuất, chế tạo và gia công, chế biến sản phẩm và hàng hóa, v.v.
3.6. Tầng đất mặt (surface layer of soil)
Lớp đất trên bề mặt, sâu đến 30 cm.
3.7. Hóa chất bảo vệ thực vật (pesticide)
Chất phòng trừ dịch hại, bao gồm tất cả các chất hoặc hỗn hợp các chất được sử dụng để ngăn ngừa, tiêu diệt hoặc kiểm soát dịch hại. Hóa chất bảo vệ thực vật trong một số trường hợp cũng bao gồm các chất kích thích sinh trưởng, ngăn ngừa sự rụng quả, chín sớm, rụng lá.
3.8. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất (residue pesticide)
Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong tầng đất mặt tại thời điểm kiểm tra, phân tích.
4. Phân loại đất dựa trên mức nhiễm bẩn hóa chất
4.1. Đất bị nhiễm bẩn hóa chất được phân loại dựa theo giới hạn nồng độ cho phép của kim loại nặng và của hóa chất bảo vệ thực vật trong đất như sau:
– Đất bị nhiễm bẩn nặng;
– Đất bị nhiễm bẩn trung bình;
– Đất bị nhiễm bẩn nhẹ.
4.2. Giới hạn nồng độ cho phép của các kim loại nặng trong đất theo TCVN 7209 hoặc theo Bảng 1.
Bảng 1 – Giới hạn tối đa cho phép hàm lượng tổng số của As, Cd, Cu, Pb, Zn trong đất
Đơn vị: mg/kg đất khô
Thông số ô nhiễm |
Giới hạn tối đa cho phép |
||||
Đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp |
Đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp |
Đất sử dụng cho mục đích dân sinh, vui chơi giải trí |
Đất sử dụng cho mục đích thương mại, dịch vụ |
Đất sử dụng cho mục đích công nghiệp |
|
1. Arsen (As) |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
2. Cadimi (Cd) |
2 |
2 |
5 |
5 |
10 |
3. Đồng (Cu) |
50 |
70 |
70 |
100 |
100 |
4. Chì (Pb) |
70 |
100 |
120 |
200 |
300 |
5. Kẽm (Zn) |
200 |
200 |
200 |
300 |
300 |
4.3. Giới hạn nồng độ cho phép của hóa chất bảo vệ thực vật trong đất theo Bảng 2.
Bảng 2 – Giới hạn tối đa cho phép dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất
Đơn vị: mg/kg đất khô
TT |
Tên hoạt chất (công thức hóa học) |
Tên thương phẩm thông dụng |
Giới hạn tối đa cho phép |
Chú thích |
1 |
Atrazine (C8H14CIN5) |
Atra 500 SC, Atranex 80 WP, Co-co 50 50 WP, Fezprim 500 FW, Gesaprim 80 WP/BHN, 500 FW/DD, Maizine 80 WP, Mizin 50 WP, 80 WP, Sanazine 500 SC |
0,10 |
Trừ cỏ |
2 |
Benthiocarb (C16H16CINOS) |
Saturn 50 EC, Saturn 6 H |
0,10 |
Trừ cỏ |
3 |
Cypermethrin (C22H19Cl2NO3) |
Antiborer 10 EC, Celcide 10 EC |
0,10 |
Bảo quản lâm sản |
4 |
Cartap (C7H15N3O2S2) |
Alfatap 95 SP, Cardan 95 SP, Mapan 95 SP, 10 G, Padan 50 SP, 95 SP, 4G, 10 G, Vicarp 95 BHN, 4 H… |
0,05 |
Trừ sâu |
5 |
Dalapon (C3H4C12O2) |
Dipoxim 80 BHN, Vilapon 80 BTN |
0,10 |
Trừ cỏ |
6 |
Diazinon (C12H21N2O3PS) |
Agrozinon 60 EC, Azinon 50 EC, Cazinnon 10 H; 40ND; 50ND, Diazan 10 H; 40EC: 50 ND: 60 EC… |
0,05 |
Trừ sâu |
7 |
Dimethoate (C5H12NO3SP2) |
Dimethoate |
0,05 |
Trừ sâu |
8 |
Fenobucarb (C12H17NO2) |
Anba 50 EC, Bassan 50 EC, Dibacide 50 EC,Forcin 50 EC, Pasha 50 EC… |
0,05 |
Trừ sâu |
9 |
Fenoxaprop – ethyl (C16H12CINO5) |
Whip’S 7.5 EW, 6.9 EC; Web 7.5 SC |
0,10 |
Trừ cỏ |
10 |
Fenvalerate (C25H22CINO3) |
Cantocidin 20 EC, Encofenva 20 EC, Fantasy 20 EC, Pyvalerate 20 EC, Sumicidin 10 EC, 20 EC… |
0,05 |
Trừ sâu |
11 |
Isoprothiolane (C12H18O4S2) |
Đạo ôn linh 40 EC, Caso one 40 EC, Fuan 40 EC, Fuji –One 40 EC, 40 WP, Fuzin 40 EC… |
0,05 |
Diệt nấm |
12 |
Metolachlor (C15H22CINO2) |
Dual 720 EC/ND, Dual Gold 960 ND |
0,10 |
Trừ cỏ |
13 |
MPCA (C9H9CIO3) |
Agroxone 80 WP |
0,10 |
Trừ cỏ |
14 |
Pretilachlor (C17H26CINO2) |
Acofit 300 EC, Sofit 300 EC/ND, Bigson-fit 300EC… |
0,10 |
Trừ cỏ |
15 |
Simazine (C7H12CIN5) |
Gesatop 80 WP/BHM, 500 FW/DD, Sipazine 80 WP, Visimaz 80 BTN… |
0,10 |
Trừ cỏ |
16 |
Trichlorfon (C4H8C13O4P) |
Địch Bách Trùng 90 SP, Sunchlorfon 90 SP |
0,05 |
Trừ sâu |
17 |
2,4-D(C8H6C12O3) |
A.K 720 DD, Amine 720 DD, Anco 720 DD, Cantosin 80 WP, Desomone 60 EC, 70 EC, Co Broad 80 WP, Sanaphen 600 SL, 720 SL… |
0,10 |
Trừ cỏ |
18 |
Aldrin (C12H8C16) |
Aldrex, Aldrite |
0,01 |
Cấm sử dụng |
19 |
Captan (C9H8Cl3NO2S) |
Captane 75 WP, Merpan 75 WP… |
0,01 |
Cấm sử dụng |
20 |
Captafol (C10H9Cl4NO2S) |
Difolatal 80 WP, Folcid 80 WP… |
0,01 |
Cấm sử dụng |
21 |
Chlordimeform (C10H13CIN2) |
Chlordimeform |
0,01 |
Cấm sử dụng |
22 |
Chlordane (C10H6Cl6) |
Chlorotox, Octachlor, Pentichlor |
0,01 |
Cấm sử dụng |
23 |
DDT (C14H9Cl5) |
Neocid,Pentachlorin, Chlorophenothane… |
0,01 |
Cấm sử dụng |
24 |
Dieldrin (C12H8Cl6O) |
Dieldrex, Dieldrite, Octalox, |
0,01 |
Cấm sử dụng |
25 |
Endosulfan (C9H6Cl6O3S) |
Cyclodan 35EC, Endosol 35EC, Tigiodan 35ND, Thasodant 35EC, Thiodol 35ND… |
0,01 |
Cấm sử dụng |
26 |
Endrin (C12H8Cl6O) |
Hexadrin…. |
0,01 |
Cấm sử dụng |
27 |
Heptachlor (C10H5Cl7) |
Drimex, Heptamul, Heptox… |
0,01 |
Cấm sử dụng |
28 |
Hexachlorobenzene (C6Cl6) |
Anticaric, HCB… |
0,01 |
Cấm sử dụng |
29 |
Isobenzen (C9H4OC18) |
Isobenzen |
0,01 |
Cấm sử dụng |
30 |
Isodrin (C12H8Cl6) |
Isodrin |
0,01 |
Cấm sử dụng |
31 |
Lindane (C6H6Cl6) |
Lindane |
0,01 |
Cấm sử dụng |
32 |
Methamidophos (C2H8NO2PS) |
Monitor (Methamidophos) |
0,01 |
Cấm sử dụng |
33 |
Monocrotophos (C7H14NO5P) |
Monocrotophos |
0,01 |
Cấm sử dụng |
34 |
Methyl Parathion (C8H10NO5PS) |
Methyl Parathion |
0,01 |
Cấm sử dụng |
35 |
Sodium Pentachlorophenate monohydrate C5Cl5ONa.H2O |
Copas NAP 90 G, PMD 4 90 bột, PBB 100 bột |
0,01 |
Cấm sử dụng |
36 |
Parathion Ethyl (C7H14NO5P) |
Alkexon, Orthophos, Thiopphos… |
0,01 |
Cấm sử dụng |
37 |
Pentachlorophenol (C6HCl5O) |
CMM7 dầu lỏng |
0,01 |
Cấm sử dụng |
38 |
Phosphamidon (C10H19CINO5P) |
Dimecron 50 SCW/ DD… |
0,01 |
Cấm sử dụng |
39 |
Polychlorocamphene C10H10Cl8 |
Toxaphene, Camphechlor, Strobane… |
0,01 |
Cấm sử dụng |
4.4. Đất ô nhiễm nặng là đất có hàm lượng của một hoặc hai kim loại nặng vượt giới hạn tối đa cho phép với số mẫu phân tích như nêu trong Bảng 3, hoặc có hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt giới hạn tối đa cho phép với số lượng thông số như nêu trong Bảng 4, có hiệu suất sinh học thấp do tác động của nhiễm bẩn hóa chất, các tính chất cơ, lý, hóa, sinh của đất bị biến đổi đáng kể và hàm lượng các hóa chất trong nông sản từ đất đó vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo quy định hiện hành.
Bảng 3 – Phân loại mức độ ô nhiễm theo kim loại nặng
Mức độ ô nhiễm đất |
Số mẫu phân tích về thông số kim loại nặng có hàm lượng vượt giới hạn cho phép; % |
|
Của một thông số |
Của từ hai thông số |
|
Nặng |
> 50 |
> 25 |
Trung bình |
Từ 25 đến 50 |
Từ 20 đến 25 |
Nhẹ |
< 25 |
< 20 |
Bảng 4 – Phân loại mức độ ô nhiễm theo hóa chất bảo vệ thực vật
Mức độ ô nhiễm đất |
Số lượng thông số hóa chất bảo vệ thực vật trong đất có hàm lượng vượt giới hạn cho phép |
Nặng |
≥ 3 thông số |
Trung bình |
2 thông số |
Nhẹ |
1 thông số |
4.5. Đất bị ô nhiễm trung bình là đất có hàm lượng của một hoặc hai kim loại nặng vượt giới hạn tối đa cho phép với số mẫu phân tích như nêu trong Bảng 3; hoặc có hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn tối đa cho phép với số lượng thông số như nêu trong Bảng 4 và chưa quan sát thấy có những biến đổi đáng kể về tính chất cơ, lý, hóa, sinh của đất.
4.6. Đất bị ô nhiễm nhẹ là đất có hàm lượng của một hoặc hai kim loại nặng vượt giới hạn tối đa cho phép với số mẫu phân tích như nêu trong Bảng 3, hoặc có hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn tối đa cho phép với số lượng thông số như nêu trong Bảng 4, hoặc cao hơn nền tự nhiên của vùng đất.
5. Lấy mẫu và phương pháp xác định mức nhiễm bẩn hóa chất của đất
5.1. Lấy mẫu đất đại diện để xác định hàm lượng hóa chất trong đất theo TCVN 7538-1 (ISO 10381-1). Xử lý sơ bộ mẫu đất theo TCVN 6647 (ISO 11464).
5.2. Đất dùng để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của đất do hóa chất là lớp đất tầng mặt. Đối với đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp là lớp đất canh tác tầng mặt. Đối với các loại đất sử dụng cho những mục đích khác là lớp đất tầng mặt sâu đến 30 cm.
5.3. Phương pháp xác định hàm lượng các kim loại nặng nêu trong Bảng 1 được áp dụng theo TCVN 6496 (ISO 11047).
5.4. Phương pháp xác định dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất áp dụng theo TCVN 8061 (ISO 10382) và TCVN 8062 (EPA Method 8141A).
5.5. Trường hợp các thông số trong Bảng 2 chưa có các tiêu chuẩn quốc gia hướng dẫn phương pháp phân tích thì áp dụng các tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
Thư mục tài liệu thao khảo
[1] Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm (Ban hành theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 2 năm 2007 của Bộ Y tế);
[2] QCVN 3 : 2008, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;
(Ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT, ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
[3] QCVN 15 : 2008 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ trong đất;
(Ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT, ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5300:2009 VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẤT – PHÂN LOẠI ĐẤT BỊ Ô NHIỄM HÓA CHẤT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN5300:2009 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Tài nguyên - môi trường |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |