TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8009:2009 VỀ RƯỢU CHƯNG CẤT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ALDEHYT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8009:2009

RƯỢU CHƯNG CẤT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ALDEHYT

Distilled liquors – Determination of aldehydes content

Lời nói đầu

TCVN 8009:2009 được xây dựng trên cơ sở AOAC 972.08 Aldehydes in Distiled Liquors. Titrimatric Method;

TCVN 8009:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

RƯỢU CHƯNG CẤT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ALDEHYT

Distilled liquors – Determination of aldehydes content

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định hàm lượng aldehyt trong rượu chưng cất bằng phương pháp độ và phương pháp so màu.

2. Phương pháp chuẩn độ

2.1. Thuốc thử

Các thuốc thử được sử dụng phải là loại tinh khiết phân tích và nước được sử dụng phải là nước cất hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có qui định khác.

2.1.1. Dung dịch kali metabisulfit (K2S2O5)

Hòa tan 15 g K2S2O5 trong nước, bổ sung 70 ml dung dịch axit clohydric trong bình định mức (3.3.1) và thêm nước đến vạch. Độ chuẩn độ của bisulfit dung dịch 10 ml phải bằng hoặc lớn hơn 24 ml dung dịch iot 0,1 M.

2.1.2. Dung dịch photphat-EDTA

Hòa tan 200 g Na3PO4.12H­2O (hoặc 188 g Na2HPO4.12H2O + 21 g NaOH; hoặc 72,6 g NaH2PO4.H2O + 42 g NaOH; hoặc 71,7 g KH2PO4 + 42 g NaOH) và 4,5 g Na2H2EDTA trong nước và thêm nước đến 1000 ml.

2.1.3. Dung dịch axit clohydric loãng

Pha loãng 250 ml axit clohydric đậm đặc (2.1.8) bằng nước đến 1000 ml.

2.1.4. Dung dịch natri borat

Trộn 100 g H3BO3 với 170 g NaOH và pha loãng bằng nước đến 1000 ml.

2.1.5. Dung dịch iot, 0.1 M.

2.1.6. Dung dịch iot, 0,05 M.

2.1.7. Dung dịch iot, 0,02 M.

2.1.8. Dung dịch axit clohydric, đậm đặc.

2.1.9. Dung dịch axit hydroxit (NaOH).

2.2. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

2.2.1. Bình cầu, dung tích 750 ml và 1000 ml.

2.2.2. Buret, 10 ml và 25 ml.

2.2.3. Pipet

2.3. Cách tiến hành

2.3.1. Xác định aldehyt tổng số

Dùng pipet lấy 50 ml phần mẫu thử (có chứa hàm lượng aldehyt nhỏ hơn hoặc bằng 30 mg), được quy định về nồng độ 100° hoặc 25 ml sản phẩm có nồng độ rượu cao và 25 ml nước cho vào bình cầu 750 ml hoặc 1000 ml (2.2.1) có chứa 300 ml nước sôi hoặc nước đã loại khí và 10 ml dung dịch K2S2O5 (2.1.1). Đậy nắp bình, xoay bình để trộn và để yên 15 min. Thêm 10 ml dung dịch phosphat-EDTA (2.1.2) (pH phải trong khoảng từ 7,0 đến 7,2. Nếu không, chỉnh pH bằng cách thêm axit clohydric hoặc dung dịch natri hydroxit vào dung dịch K2S2O5 và bắt đầu với phần mẫu thử mới). Đậy nắp bình, xoay bình để trộn và để yên thêm 15 min. Thêm 10 ml axit clohydric (2.1.3) (khi cần phân tích một dãy thì kết thúc phép xác định trên phần mẫu thử thứ nhất trước khi bổ sung tiếp axit) và khoảng 10 ml tinh bột 0,2 % mới chuẩn bị. Xoay bình để trộn đều. Thêm lượng dung dịch iot 0,1 M (2.1.5) chỉ vừa đủ để phá hủy lượng bisulfit dư và đưa dung dịch đến màu xanh nhạt.

Thêm 10 ml dung dịch natri borat (2.1.4) và chuẩn độ nhanh lượng bisulfit giải phóng bằng dung dịch iot 0,05 M (2.1.6) từ buret 10 ml (2.2.2) [hoặc dung dịch iot 0,02 M (2.1.7) từ buret (2.2.2)] đến điểm kết thúc có màu xanh nhạt như trên, xoay nhẹ bình trong khi chuẩn độ, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

CHÚ THÍCH: pH của dung dịch natri borat phải trong khoảng từ 8,8 đến 9,5 chỉnh pH bằng dung dịch axit clohydric (2.1.3) hoặc dung dịch natri hydroxit (2.1.9), nếu cần.

2.3.2. Xác định aldehyt tự do

Dùng pipet lấy phần mẫu thử như quy định trong 2.3.1 cho vào bình cầu 750 ml hoặc 1000 ml (2.2.1) có chứa 300 ml nước sôi hoặc nước đã loại khí và 10 ml dung dịch K2S2O5 và 10 ml dung dịch phosphat-EDTA. Đậy nắp bình, xoay bình để trộn đều và để yên 15 min. Thêm 10 ml axit clohydric (2.1.3) (khi cần phân tích một dãy thì kết thúc phép xác định trên mẫu thử thứ nhất trước khi bổ sung tiếp axit) và khoảng 10 ml tinh bột 0,2 % mới chuẩn bị. Xoay bình để trộn đều. Thêm vừa đủ dung dịch iot 0,1 M (2.1.5) để phá hủy lượng bisulfit dư và đưa dung dịch đến màu xanh nhạt.

Thêm 10 ml dung dịch natri borat và chuẩn độ nhanh lượng bisulfit giải phóng bằng dung dịch iot 0,05 M (2.1.6) từ buret 10 ml (2.2.2) [hoặc dung dịch iot 0,02 M (2.1.7) từ buret 25 ml (2.2.2)] đến điểm kết thúc có màu xanh nhạt như trên, xoay nhẹ bình trong khi chuẩn độ, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

CHÚ THÍCH   pH của dung dịch natri borat phải trong khoảng từ 8,8 đến 9,5, chỉnh pH bằng dung dịch axit clohydric (2.1.3) hoặc dung dịch natri hydroxit (2.1.9), nếu cần.

2.4. Tính kết quả

Hàm lượng aldehyt, X, tính bằng miligam axetaldehyt (CH3CHO)/l atanol 100° theo công thức sau đây:

trong đó:

44  là khối lượng mol của CH3CHO, tính bằng gam trên mol;

C1  là nồng độ mol của dung dịch iôt, tính bằng mol trên lít;

V1  là thể tích dung dịch iôt chuẩn độ, tính bằng mililit;

V  là thể tích mẫu thử, tính bằng mililit;

1000  là hệ số chuyển ra lít;

là hệ số chuyển độ rượu từ c° (phần trăm thể tích) về 100°.

3. Phương pháp so màu

CHÚ THÍCH   Phương pháp này áp dụng cho rượu có hàm lượng aldehyt thấp.

3.1. Nguyên tắc

Cho phần mẫu thử tác dụng với thuốc thử fucsin sulfit và rượu có hàm lượng aldehyt chuẩn. So màu của dung dịch thu được với màu của dung dịch chuẩn.

3.2. Thuốc thử

Các thuốc thử được sử dụng phải là loại tinh khiết phân tích và nước được sử dụng phải là nước cất.

3.2.1. Natri hydro sulfit, d = 1,308

Cân 30,8 g natri hydro sulfit cho vào bình định mức 100 ml và pha loãng bằng nước đến 100 ml. Chuẩn bị dung dịch ngay trước khi dùng.

3.2.2. Axit sulfuric đậm đặc, d = 1,84.

3.2.3. Etanol 45°, không chứa aldehyt.

3.2.4. Axetaldehyt, d = 0,7830, nhiệt độ sôi trong dải từ 20,8 °C đến 21,8 °C.

3.2.5. Dung dịch fucsin sulfit

Hòa tan 0,1 g (đã cân chính xác đến 0,0002 g) fucsin bazơ hoặc parafucsin trong 70 ml nước cất ở nhiệt độ từ 70 °C đến 80 °C đựng trong cốc có mỏ (3.3.6). Rót dung dịch này vào bình định mức dung tích 100 ml (3.3.1), để nguội đến 20 °C rồi thêm nước cất ở 20 °C đến vạch và lắc đều.

Lấy 15 ml fucsin vừa chuẩn bị vào bình thủy tinh có nút mài 200 ml (3.3.1), thêm 10 ml dung dịch natri hydrosulfit (3.2.1), lắc đều và thêm tiếp 100 ml nước cất, 1,5 ml axit sulfuric đậm đặc (3.2.2) và lắc đều.

Dung dịch này được giữ trong bình thủy tinh màu nêu và được bảo quản ở nhiệt độ từ 1 °C đến 18 °C. Chỉ sử dụng dung dịch sau khi chuẩn bị 24 h. Dung dịch phải trong và có màu đặc trưng của lưu huỳnh dioxit.

3.2.6. Dung dịch aldehyt, 0,45 mg/ml.

Lấy ampun hàn kín một đầu đã được cân chính xác đến 0,0002 g, hơ nóng bầu của ampun trên ngọn đèn. Sau đó nhúng đầu hở của ampun vào bình axetaldehyt (3.2.4). Đợi cho aldehyt vào được 2/3 dung tích của ampun thì lấy ampun ra và hàn đầu hở trên ngọn đèn cồn.

Cân ampun chứa aldehyt chính xác đến 0,0002 g và xác định khối lượng của aldehyt. Dựa vào khối lượng của aldehyt có trong ampun tính được số mililit atanol 45° để điều chế dung dịch aldehyt chính.

VÍ DỤ   Khối lượng aldehyt 0,2250 g, dung dịch chính có 0,45 mg/ml. Vì vậy phải dùng một lượng etanol 45° không chứa aldehyt và rượu tạp như sau:

Trong đó 0,7830 là khối lượng riêng của axetaldehyt.

Cho 499,7 ml etanol 45° vào bình thủy tinh màu nâu dung tích 500 ml đến 1000 ml (3.3.1). Thả ampun đựng aldehyt vào bình. Đậy chặt nút, lắc mạnh để làm vỡ ampun. Để tránh sai số, không lọc các mảnh vỡ thủy tinh.

Chú ý – Etanol đem dùng phải được làm lạnh đến 20 °C.

3.2.7. Dung dịch aldehyt chuẩn

Pha dung dịch chuẩn tùy thuộc vào giới hạn cho phép. Ví dụ: dung dịch chuẩn axetaldehyt 12 mg/l được pha như sau:

Lấy một bình định mức dung tích 100 ml (3.3.1), cho etanol 45° (đã được làm lạnh đến 20 °C) không chứa aldehyt và rượu tạp, đến khoảng nửa dung tích của bình. Dùng pipet chia độ (3.3.2) lấy 1,3 ml dung dịch axetaldehyt (3.2.6) vào bình định mức, thêm etanol 45° (đã được làm lạnh đến 20 °C) đến vạch và lắc đều.

Các dung dịch aldehyt (3.2.6) và aldehyt chuẩn (3.2.7) phải được giữ trong chai thủy tinh màu nâu có nút mài và để ở nơi mát.

3.3. Dụng cụ

3.3.1. Bình định mức, dung tích 100 ml, 200 ml, 500 ml và 1000 ml, có nút mài.

3.3.2. Pipet, chia độ đến 0,01 ml.

3.3.3. Ampun thủy tinh, dung tích 1 ml và 2 ml.

3.3.4. Cân, có thể cân chính xác đến 0,0002 g.

3.3.5. Ống nghiệm so màu, đáy bằng.

3.3.6. Cốc có mỏ.

3.4. Cách tiến hành

Dùng pipet lấy 10 ml rượu thử nghiệm cho vào một ống nghiệm so màu đáy bằng (3.3.5). Lấy 10 ml aldehyt chuẩn (3.2.7) cho vào một ống so màu khác. Đặt cả hai ống nghiệm vào chậu nước có nhiệt độ 20 °C ± 2 °C để cho nhiệt độ của rượu trong hai ống nghiệm đạt đến 20 °C ± 2 °C, thêm vào mỗi ống 2 ml thuốc thử fucsin sulfit, lắc đều và giữ hai ống nghiệm này trong chậu nước ở 20 °C ± 2 °C trong khoảng 20 min tính từ lúc cho thuốc thử fucsin vào. Sau đó đem hai ống nghiệm ra nơi sáng để so sánh màu sắc.

Màu của rượu thử không được đậm hơn màu của dung dịch rượu chuẩn.

4. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:

– mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;

– phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;

– phương pháp thử đã sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn này;

– mọi chi tiết thao tác này không quy định trong tiêu chuẩn này, cùng với các chi tiết bất thường khác có thể ảnh hưởng tới kết quả;

– các kết quả thử nghiệm thu được.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8009:2009 VỀ RƯỢU CHƯNG CẤT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ALDEHYT
Số, ký hiệu văn bản TCVN8009:2009 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực An toàn thực phẩm
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản