TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8259-5:2009 VỀ TẤM XI MĂNG SỢI – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 5: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CHU KỲ NÓNG LẠNH
TCVN 8259-5 : 2009
TẤM XI MĂNG SỢI – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 5: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CHU KỲ NÓNG LẠNH
Fiber-cement flat sheets – Test methods – Part 5: Determination of soak – dry resistance
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền chu kỳ nóng lạnh của tấm xi măng sợi.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).
TCVN 8259-1: 2009, Tấm xi măng sợi – Phương pháp thử – Phần 1: Xác định kích thước, độ thẳng cạnh và độ vuông góc.
TCVN 8259-2 : 2009, Tấm xi măng sợi – Phương pháp thử – Phần 2: Xác định cường độ chịu uốn.
3. Nguyên tắc
Độ bền chu kỳ nóng lạnh của tấm xi măng sợi được đánh giá bằng cách xác định cường độ chịu uốn của mẫu thử ở điều kiện ướt và cường độ chịu uốn của mẫu thử ở điều kiện ướt sau 25 chu kỳ nóng lạnh.
4. Thiết bị và dụng cụ
– Tủ sấy có thông khí có thể đạt được nhiệt độ (60 ± 5) °C trở lên và độ ẩm tương đối nhỏ hơn hoặc bằng 20 %.
– Bể chứa nước ở nhiệt độ phòng (lớn hơn 5 °C).
– Các thiết bị và dụng cụ để xác định cường độ chịu uốn như Điều 4 trong TCVN 8259-2 : 2009.
5. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
Lấy ngẫu nhiên 10 tấm xi măng sợi từ lô hàng cung cấp bởi nhà sản xuất.
Cắt 10 cặp mẫu thử với kích thước quy định như trong Điều 5 trong TCVN 8259-2 : 2009. Mỗi cặp mẫu được cắt liền kề từ cùng một tấm và được đánh số giống nhau.
6. Cách tiến hành
Chia 10 cặp mẫu thử thành hai lô, mỗi lô gồm 10 mẫu. Lô thứ nhất dùng để xác định cường độ chịu uốn ở điều kiện ướt theo TCVN 8259-2 : 2009 (gọi là mẫu đối chứng).
Lô thứ hai cho thí nghiệm qua 25 chu kỳ nóng lạnh, mỗi chu kỳ bao gồm các bước sau:
– Nhúng ngập mẫu vào nước ở nhiệt độ phòng (lớn hơn 5 °C) trong vòng 18h;
– Sấy mẫu trong tủ sấy có thông khí ở nhiệt độ (60 ± 5) °C và độ ẩm tương đối nhỏ hơn 20 % trong vòng 6 h.
Trong những trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian cho một chu kỳ lên 72 h trong đó thời gian ngâm mẫu trong nước là 66 h và thời gian sấy mẫu là 6 h.
Sau khi kết thúc 25 chu kỳ, để lưu mẫu trong phòng thí nghiệm trong vòng 7 ngày.
Kết thúc thời gian lưu mẫu, tiến hành xác định cường độ chịu uốn của các mẫu ở điều kiện ướt theo TCVN 8259-2 : 2009.
7. Biểu thị kết quả
Với mỗi cặp mẫu i (i = 1 ¸ 10), tính giá trị tỷ số riêng ri theo công thức sau:
(1)
Trong đó
Rui là cường độ uốn của mẫu thử thứ i sau 25 chu kỳ nóng lạnh;
Ruoi là cường độ uốn của mẫu thử đối chứng thứ i.
Tính giá trị trung bình, , và sai lệch chuẩn, s, của các giá trị ri theo công thức:
(2)
(3)
Trong đó:
ri là giá trị tính được từ công thức (1) của mẫu thứ i;
n là tổng số lượng các mẫu (n = 10);
là giá trị trung bình của các giá trị ri.
Tính giới hạn dưới của độ tin cậy 95%, Li, được tính theo công thức sau:
(4)
8. Báo cáo thử nghiệm.
Theo Điều 6 của TCVN 8259-1 : 2009.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8259-5:2009 VỀ TẤM XI MĂNG SỢI – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 5: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CHU KỲ NÓNG LẠNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8259-5:2009 | Ngày hiệu lực | 31/12/2009 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng Xây dựng |
Ngày ban hành | 31/12/2009 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |