QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 20:2009/BTNMT VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ DO BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 16/11/2009

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 20:2009/BTNMT

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ

National Technical Regulation on Industrial Emission of Organic Substances

HÀ NỘI – 2009

Lời nói đầu

QCVN 20: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ

National Technical Regulation on Industrial Emission of Organic Substances

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp khi phát thải vào môi trường không khí.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp có chứa các chất hữu cơ vào môi trường không khí.

Khí thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.

1.3.2. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Nồng độ tối đa cho phép của một số chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí được quy định trong Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1 – Nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí

 

TT

Tên

Số CAS

Công thức
hóa học

Nồng độ
tối đa 
(mg/Nm3)

1

Axetylen tetrabromua 79-27-6 CHBr2CHBr2

14

2

Axetaldehyt 75-07-0 CH3CHO

270

3

Acrolein 107-02-8 CH2=CHCHO

2,5

4

Amylaxetat 628-63-7 CH3COOC5H11

525

5

Anilin 62-53-3 C6H5NH2

19

6

Benzidin 92-87-5 NH2C6H4C6H4NH2

KPHĐ

7

Benzen 71-43-2 C6H6

5

8

Benzyl clorua 100-44-7 C6H5CH2CI

5

9

1,3-Butadien 106-99-0 C4H6

2200

10

n-Butyl axetat 123-86-4 CH3COOC4H9

950

11

Butylamin 109-73-9 CH3(CH2)2CH2NH2

15

12

Creson 1319-77-3 CH3C6H4OH

22

13

Clorbenzen 108-90-7 C6H5CI

350

14

Clorofom 67-66-3 CHCI3

240

15

ß-clopren 126-99-8 CH2=CCICH=CH2

90

16

Clopicrin 76-06-2 CCI3NO2

0,7

17

Cyclohexan 110-82-7 C6H12

1300

18

Cyclohexanol 108-93-0 C6H11OH

410

19

Cyclohexanon 108-94-1 C6H10O

400

20

Cyclohexen 110-83-8 C6H10

1350

21

Dietylamin 109-89-7 (C2H5)2NH

75

22

Diflodibrommetan 75-61-6 CF2Br2

860

23

o-diclobenzen 95-50-1 C6H4CI2

300

24

1,1-Dicloetan 75-34-3 CHCI2CH3

400

25

1,2-Dicloetylen 540-59-0 CICH=CHCI

790

26

1,4-Dioxan 123-91-1 C4H8O2

360

27

Dimetylanilin 121-69-7 C6H5N(CH3)2

25

28

Dicloetyl ete 111-44-4 (CICH2CH2)2O

90

29

Dimetylfomamit 68-12-2 (CH3)2NOCH

60

30

Dimetylsunfat 77-78-1 (CH3)2SO4

0,5

31

Dimetylhydrazin 57-14-7 (CH3)2NNH2

1

32

Dinitrobenzen 25154-54-5 C6H4(NO2)2

1

33

Etylaxetat 141-78-6 CH3COOC2H5

1400

34

Etylamin 75-04-7 CH3CH2NH2

45

35

Etylbenzen 100-41-4 CH3CH2C6H5

870

36

Etylbromua 74-96-4 C2H5Br

890

37

Etylendiamin 107-15-3 NH2CH2CH2NH2

30

38

Etylendibromua 106-93-4 CHBr=CHBr

190

39

Etylacrilat 140-88-5 CH2=CHCOOC2H5

100

40

Etylen clohydrin 107-07-3 CH2CICH2OH

16

41

Etylen oxyt 75-21-8 CH2OCH2

20

42

Etyl ete 60-29-7 C2H5OC2H5

1200

43

Etyl clorua 75-00-3 CH3CH2CI

2600

44

Etylsilicat 78-10-4 (C2H5)4SiO4

850

45

Etanolamin 141-43-5 NH2CH2CH2OH

45

46

Fufural 98-01-1 C4H3OCHO

20

47

Fomaldehyt 50-00-0 HCHO

20

48

Fufuryl (2-Furylmethanol) 98-00-0 C4H3OCH2OH

120

49

Flotriclometan 75-69-4 CCI3F

5600

50

n-Heptan 142-82-5 C7H16

2000

51

n-Hexan 110-54-3 C6H14

450

52

Isopropylamin 75-31-0 (CH3)2CHNH2

12

53

n-butanol 71-36-3 CH3(CH2)3OH

360

54

Metyl mercaptan 74-93-1 CH3SH

15

55

Metylaxetat 79-20-9 CH3COOCH3

610

56

Metylacrylat 96-33-3 CH2=CHCOOCH3

35

57

Metanol 67-56-1 CH3OH

260

58

Metylaxetylen 74-99-7 CH3C=CH

1650

59

Metylbromua 74-83-9 CH3Br

80

60

Metylcyclohecxan 108-87-2 CH3C6H11

2000

61

Metylcyclohecxanol 25639-42-3 CH3C6H10OH

470

62

Metylcyclohecxanon 1331-22-2 CH3C6H9O

460

63

Metylclorua 74-87-3 CH3CI

210

64

Metylen clorua 75-09-2 CH2CI2

1750

65

Metyl clorofom 71-55-6 CHCCI3

2700

66

Monometylanilin 100-61-8 C6H5NHCH3

9

67

Metanolamin 3088-27-5 HOCH2NH2

31

68

Naphtalen 91-20-3 C10H8

150

69

Nitrobenzen 98-95-3 C6H5NO2

5

70

Nitroetan 79-24-3 CH3CH2NO2

310

71

Nitroglycerin 55-63-0 C3H5(ONO2)3

5

72

Nitrometan 75-52-5 CH3NO2

250

73

2-Nitropropan 79-46-9 CH3CH(NO2)CH3

1800

74

Nitrotoluen 1321-12-6 NO2C6H4CH3

30

75

2-Pentanon 107-87-9 CH3CO(CH2)2CH3

700

76

Phenol 108-95-2 C6H5OH

19

77

Phenylhydrazin 100-63-0 C6H5NHNH2

22

78

n-Propanol 71-23-8 CH3CH2CH2OH

980

79

n-Propylaxetat 109-60-4 CH3­­-COO-C3H7

840

80

Propylendiclorua 78-87-5 CH3-CHCI-CH2CI

350

81

Propylenoxyt 75-56-9 C3H6O

240

82

Pyridin 110-86-1 C5H5N

30

83

Pyren 129-00-o C16H10

15

84

p-Quinon 106-51-4 C6H4O2

0,4

85

Styren 100-42-5 C6H5CH=CH2

100

86

Tetrahydrofural 109-99-9 C4H8O

590

87

1,1,2,2-Tetracloetan 79-34-5 CI2HCCHCI2

35

88

Tetracloetylen 127-18-4 CCI2=CCI2

670

89

Tetraclometan 56-23-5 CCI4

65

90

Tetranitrometan 509-14-8 C(NO2)4

8

91

Toluen 108-88-3 C6H5CH3

750

92

0-Toluidin 95-53-4 CH3C6H4NH2

22

93

Toluen-2,4-diisocyanat 584-84-9 CH3C6H3(NCO)2

0,7

94

Trietylamin 121-44-8 (C2H5)3N

100

95

1,1,2-Tricloetan 79-00-5 CHCI2CH2CI

1080

96

Tricloetylen 79-01-6 CICH=CCI2

110

97

Xylen 1330-20-7 C6H4(CH3)2

870

98

Xylidin 1300-73-8 (CH3)2C6H3NH2

50

99

Vinylclorua 75-01-4 CH2=CHCI

20

100

Vinyltoluen 25013-15-4 CH2=CHC6H4CH3

480

Chú thích:

– Số CAS: Số đăng ký hóa chất quốc tế (Chemical Abstracts Service Registry Number);

– KPHĐ là không phát hiện được.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp xác định nồng độ các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.

3.2Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Quy chuẩn này thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5940:2005 về Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 20:2009/BTNMT VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ DO BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản QCVN20:2009/BTNMT Ngày hiệu lực 16/11/2009
Loại văn bản Quy chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 16/11/2009
Cơ quan ban hành Bộ tài nguyên và môi trường
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản