TIÊU CHUẨN NGÀNH 28 TCN 209:2004 VỀ VẬT LIỆU LƯỚI KHAI THÁC THUỶ SẢN – CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG THÔNG DỤNG CỦA DÂY DO BỘ THUỶ SẢN BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/07/2005

TIÊU CHUẨN NGÀNH

28 TCN 209:2004

Vật liệu lưới khai thác thuỷ sản – Chỉ tiêu chất lượng thông dụng của dây

Material for fishing net – Used qualitative norms of synthetic fibre ropes

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định một số chỉ tiêu chất lượng thông dụng của dây bằng sợi tổng hợp dùng để sản xuất lưới khai thác thủy sản.

1.2 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại dây tổng hợp sau:

a. Có độ dãn dài lớn hơn 5% dưới tác dụng của sức căng ban đầu bằng 3% lực kéo đứt.

b. Có độ dãn dài tương đối khi kéo đứt lớn hơn 50 %.

c. Đã được hồ nhuộm bằng các loại keo.

2 Giải thích thuật ngữ

Ngoài những thuật ngữ tại Điều 2, Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 208:2004; trong Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1 Dây đơn vị: là sản phẩm được tạo ra bằng cách xe từ xơ, hoặc được ép kéo nóng từ nguyên liệu dạng hạt, dùng để sản xuất ra dây thành phẩm.

2.2 Tao: là dây xe lần cuối dùng để xe thành dây thành phẩm

2.3 Dây thành phẩm: là sản phẩm được xe từ tao, hoặc dây đơn vị; hoặc được ép kéo nóng từ nguyên liệu dạng hạt, được sử dụng làm dây giềng và dây các loại trong khai thác thủy sản. Đường kính (ệ) của dây lớn hơn 2 mm hoặc độ thô (Tt ) của dây lớn hơn 2000 tex.

3 Chỉ tiêu chất lượng của dây

3.1 Chỉ tiêu ngoại quan

3.1.1 Màu sắc: dây không bị ố, không bị vấy bẩn hoặc dính hoá chất, dầu mỡ, rỉ sét.

3.1.2 Trạng thái: dây đồng đều, không trầy xước, không thiếu tao, không xoắn cục.

3.2 Độ bền đứt của một số loại dây thông dụng phải theo quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Độ bền đứt của một số loại dây thông dụng

 

Đường kính (ệ) của dây

(mm)

Loại dây

Polyamide (PA)

Polyethylene (PE)

Polypropylene (PP)

Polyester (PES)

Khối lượng của 100 m dài (kg)

Độ bền đứt, tính bằng kgf, không nhỏ hơn

Khối lượng của 100 m dài (kg)

Độ bền đứt, tính bằng kgf, không nhỏ hơn

Khối lượng của 100 m dài (kg)

Độ bền đứt, tính bằng kgf, không nhỏ hơn

Khối lượng của 100 m dài (kg)

Độ bền đứt, tính bằng kgf, không nhỏ hơn

 A. Dây xe

3

0,56

250

0,46

120

0,43

150

0,7

185

Bảng 1 (kết thúc)

Đường kính (ễ) của dây (mm)

Loại dây

Polyamide (PA)

Polyethylene (PE)

Polypropylene (PP)

Polyester (PES)

Khối lượng của 100 m dài (kg)

Độ bền đứt, tính bằng kgf, không nhỏ hơn

Khối lượng của 100 m dài (kg)

Độ bền đứt, tính bằng kgf, không nhỏ hơn

Khối lượng của 100 m dài (kg)

Độ bền đứt, tính bằng kgf, không nhỏ hơn

Khối lượng của 100 m dài (kg)

Độ bền đứt, tính bằng kgf, không nhỏ hơn

 A. Dây xe

4

1,1

320

0,8

200

0,77

260

1,4

295

5

1,5

580

1,3

300

1,2

390

2,2

405

6

2,4

750

1,7

400

1,7

550

3

565

7

3,0

1 080

2,7

570

2,4

720

4

735

8

4,2

1 350

3

685

3

960

5,1

1 020

9

5,0

1 740

4,2

910

3,9

1 160

6,3

1 220

10

6,5

2 080

4,7

1 010

4,5

1 425

8,1

1 590

12

9,4

3 000

6,7

1 450

6,5

2 030

11,6

2 270

14

12,8

4 100

9,1

1 950

9

2 790

15,7

3 180

16

16,6

5 300

12

2 520

11,5

3 500

20,5

4 060

18

21

6 700

15

3 020

14,8

4 450

26

5 080

20

26

8 300

18,6

3 720

18

5 370

32

6 350

22

31,5

10 000

22,5

4 500

22

6 500

38,4

7 620

24

37,5

12 000

27

5 250

26

7 600

46

9 140

26

44

14 000

31,5

6 130

30,5

8 900

53,7

10 700

28

51

15 800

36,5

7 080

35,5

10 100

63

12 200

30

58,5

17 800

42

8 050

40,5

11 500

71,9

13 700

32

66,5

20 000

47,6

9 150

46

12 800

82

15 700

36

84

24 800

60

11 400

58,5

16 100

104

19 300

40

104

30 000

74,5

14 000

72

19 400

128

23 900

 B. Dây đơn

2,2

0,38

170

0,27

90

2,4

0,41

205

0,29

100

2,5

0,45

220

0,32

105

2,6

0,50

230

0,36

110

2,9

0,62

245

0,44

130

4 Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

4.1 Mẫu ban đầu

Số lượng mẫu ban đầu của dây lấy để kiểm tra phải theo quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Quy định số lượng mẫu ban đầu của dây

TT

Khối lượng của lô hàng (kg)

Số đơn vị bao gói được chọn

Số mẫu ban đầu trong 1 đơn vị bao gói

Tổng số mẫu ban đầu

1

Tới 500

3

2

6

2

Từ 500 đến 1 000

5

2

8

3

Từ 1 001 đến 3 000

8

1

8

4

Lớn hơn 3 000

10

1

10

4.2 Yêu cầu đối với mẫu thử

4.2.1 Mẫu thử phải lấy ở đầu cuộn dây sau khi đã loại bỏ ít nhất 1 m ở đoạn đầu. Trước khi cắt mẫu phải thắt chặt hai đầu mẫu thử để dây không bị tở xoắn.

4.2.2 Mẫu thử để xác định đường kính không nhất thiết phải cắt rời mẫu khỏi cuộn dây.

4.2.3 Mẫu thử để xác định độ bền đứt của dây phải được lấy từng cặp dài bằng nhau từ mỗi mẫu ban đầu. Một mẫu dây để thử ở điều kiện môi trường tiêu chuẩn, mẫu dây còn lại để thử ở trạng thái ướt.

4.2.4 Mẫu thử ở điều kiện môi trường tiêu chuẩn trước khi thử phải lấy ra khỏi bao gói, để ở trạng thái tự do trong điều kiện môi trường tiêu chuẩn với thời gian không ít hơn 24 giờ.

4.2.5 Mẫu thử ở trạng thái ướt trước khi thử phải ngâm trong nước cất pha thêm 2 g/l chất ngấm (Neocal) ở nhiệt độ 270+ 30C trong thời gian không ít hơn 10 phút và phải lấy ra khỏi dụng cụ ngâm trước khi thử 2 phút.

Chú thích: Phần mẫu ban đầu sau khi cắt mẫu thử thuộc sở hữu của chủ lô hàng.

5 Dụng cụ đo

5.1 Đo đường kính (ễ) của loại dây có đường kính không lớn hơn 10 mm bằng đồng hồ đo đường kính kiểu tiếp xúc. Nếu dây có đường kính lớn hơn 10 mm phải dùng thước kẹp với độ chính xác tới 0,1 mm để đo.

5.2 Đo độ bền đứt của dây bằng máy kéo đứt theo quy định tại Điều 5.2, Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 208:2004.

6 Phương pháp thử

6.1 Đo đường kính

6.1.1 Mẫu thử được căng với sức căng ban đầu (P) bằng 3% độ bền đứt của dây.

6.1.2 Hạ từ từ đĩa trên của đồng hồ tiếp xúc với mẫu thử sau khi đã điều chỉnh lực nén cho phù hợp với độ thô của mẫu thử. Đọc kết quả với độ chính xác tới 0,01 mm. Nếu đo đường kính bằng thước kẹp phải lấy độ chính xác tới 0,1 mm.

6.2 Xác định độ bền đứt

6.2.1 Trước khi thử chính thức phải tiến hành thử lần đầu để hiệu chỉnh máy như sau:

6.2.1.1 Chọn thang lực để độ bền đứt nằm trong phạm vi từ 20 đến 80 % lực lớn nhất của thang.

6.2.1.2 Đưa mẫu lên máy, sau đó căng mẫu với sức căng ban đầu (P) được xác định tại Điều 6.1.1 rồi cho máy chạy. Thời gian từ khi bắt đầu kéo cho đến khi dây bị đứt ở điều kiện môi trường tiêu chuẩn là 20  3 giây, ở trạng thái ướt phải không quá 60 giây.

6.2.1.3 Lần lượt thử 10 mẫu lấy từ 2 mẫu ban đầu. Nếu thời gian kéo đứt mẫu khác với quy định tại Điều 6.2.1.2 phải điều chỉnh tốc độ chạy của vít kẹp rồi lặp lại quá trình trên cho đến khi đạt thời gian quy định.

6.2.2 Nội dung, trình tự và yêu cầu khi thử chính thức mẫu phải theo đúng những quy định tại Điều 6.2.4, Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 208:2004.

6.2.3 Thử gián tiếp

Nếu lực kéo lớn nhất của máy không đủ để kéo đứt mẫu khi dây có độ thô lớn phải xác định độ bền đứt của dây bằng phương pháp gián tiếp như sau:

6.2.3.1 Tở xoắn dây để tách ra các sợi hoặc tao thành phần. Số sợi hoặc tao chọn để thử được tính bằng tỷ lệ % tổng số tao quy định trong Bảng 3. Sau đó, nội dung trình tự thử mẫu tiến hành như những quy định tại các Điều 6.2.1 và 6.2.2 của Tiêu chuẩn này.

Bảng 3 – Quy định số sợi hoặc tao được chọn thử

Đường kính dây (mm)

Tỷ lệ số sợi (hoặc tao) đem thử (%)

Nhỏ hơn 24

50

Từ 24 đến 36

30

Lớn hơn 36

10

 

6.2.3.2 Độ bền đứt của dây là tích số giữa trị số trung bình độ bền đứt của số sợi hoặc tao đem thử với tổng số sợi hoặc tao cấu tạo nên dây.

6.2.4 Đọc độ chính xác của lực kéo đứt mẫu thử tới 1,0 %, độ chính xác của độ dãn dài tuyệt đối tới 0,5 mm và độ chính xác của độ dãn dài tương đối tới 0,1 %.

7 Tính kết quả đo

7.1 Tính đường kính của dây

Đường kính trung bình () của dây được tính theo công thức:

 Trong đó: – ễi là đường kính của dây qua mỗi lần đo.

– n là số lần đo.

7.2 Tính độ bền đứt

Độ bền đứt trung bình () của dây ở điều kiện môi trường tiêu chuẩn và ở trạng thái ướt được tính theo công thức:

 Trong đó: – Fi là kết quả mỗi lần đo.

– n là số lần đo.

8 Đánh giá kết quả đo

8.1 Hệ số không đều (H %) được tính theo công thức:

8.2 Độ lệch chuẩn (S) là đại lượng biểu thị sự phân tán của các kết quả thử về 2 phía của giá trị trung bình  được tính theo công thức:

Trong đó: –  là giá trị trung bình của các kết quả thử.

– Xi là kết quả của mỗi lần thử.

– n là số lần thử.

8.3 Hệ số biến sai (V %) được tính theo công thức:

8.4 Sai số trung bình (U %) được tính theo công thức:

Trong đó: – S là độ lệch chuẩn được tính theo Điều 8.2.

– V là hệ số biến sai được tính theo Điều 8.3.

–  là giá trị trung bình của các kết quả thử.

– n là số lần đo.

– t là thừa số phụ thuộc vào số lần đo và độ tin cậy. Với độ tin cậy 95% giá trị t theo Bảng 4.

Bảng 4 – Độ tin cậy của giá trị t

n

5

7

10

15

20

25

30

40

50

80

100

t

2,78

2,45

2,26

2,14

2,09

2,06

2,04

2,02

2,01

1,99

1,98

1,96

8.5 Số lần đo ít nhất được tính theo công thức:

 Trong đó: – V là hệ số biến sai được tính theo Điều 8.3.

– U là sai số giá trị trung bình được tính theo Điều 8.4.

– t là thừa số theo quy định trong Bảng 4.

 

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 28 TCN 209:2004 VỀ VẬT LIỆU LƯỚI KHAI THÁC THUỶ SẢN – CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG THÔNG DỤNG CỦA DÂY DO BỘ THUỶ SẢN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 28TCN209:2004 Ngày hiệu lực 01/07/2005
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo 12/08/2004
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 30/07/2004
Cơ quan ban hành Bộ Thủy sản
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản