TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8184-6:2009 (ISO 6107-6 : 2004) VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC – THUẬT NGỮ – PHẦN 6
TCVN 8184-6 : 2009
ISO 6107-6 : 2004
CHẤT LƯỢNG NƯỚC – THUẬT NGỮ – PHẦN 6
Water quality – Vocabulary – Part 6
Lời nói đầu
TCVN 8184-6 : 2009 thay thế TCVN 5985 : 1995
TCVN 8184-6 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 6107-6 : 2004.
TCVN 8184-6 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/ TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 8184, Chất lượng nước – Thuật ngữ gồm các tiêu chuẩn sau:
– TCVN 8184-1 : 2009 (ISO 6107-1:2004), Phần 1;
– TCVN 8184-2 : 2009 (ISO 6107-2 : 2006), Phần 2;
– TCVN 5982 : 1995 (ISO 6107-3 : 1993), Phần 3;
– TCVN 5983 : 1995 (ISO 6107-4 : 1993), Phần 4;
– TCVN 8184-5 : 2009 (ISO 6107-5 : 2004), Phần 5;
– TCVN 8184-6 : 2009 (ISO 6107-6 : 2004), Phần 6;
– TCVN 8184-7 : 2009 (ISO 6107-7 : 2004), Phần 7;
– TCVN 8184-8 : 2009 (ISO 6107-8 : 1993/Amd 1 : 2001), Phần 8.
Bộ tiêu chuẩn ISO 6107 “Water quality – Vocabulary” còn tiêu chuẩn sau:
– ISO 6107-9 : 1997, Part 9: Alphabetical list and subject index
Lời giới thiệu
Những định nghĩa trong các phần của tiêu chuẩn TCVN 8184 (ISO 6107) không nhất thiết phải hoàn toàn tương đương với định nghĩa trong các tiêu chuẩn có liên quan hoặc trong văn từ của sách khoa học hoặc từ điển. Những định nghĩa này được hình thành vì mục đích kỹ thuật cũng như để thông hiểu và mang lại ích lợi cho người sử dụng không phải là chuyên gia trong lĩnh vực chất lượng nước. Mặc dù đã rất cố gắng để đảm bảo các định nghĩa đúng đắn về mặt kỹ thuật, nhưng trong tiêu chuẩn này cũng không thể nêu ra đầy đủ chi tiết. Vì thế, các định nghĩa và thuật ngữ của tiêu chuẩn này không nhằm cho mục đích tiến hành pháp lý và qui định trong hợp đồng. TCVN 8184 (ISO 6107) được hạn chế ở những định nghĩa cho các thuật ngữ đã lựa chọn xuất hiện trong tiêu chuẩn này Ban kỹ thuật TCVN/TC 147 Chất lượng nước.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC – THUẬT NGỮ – PHẦN 6
Water quality – Vocabulary – Part 6
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực cụ thể về mô tả đặc tính chất lượng nước.
Thuật ngữ và định nghĩa
1.Sự phân hủy phi sinh học
Sự phân hủy của một chất do các quá trình hóa học và lý học, ví dụ như sự thủy phân, quang phân, sự ôxy hóa và sự khử.
2.Sự amoni hóa
Sự chuyển đổi các hợp chất chứa nitơ thành các ion amoni nhờ vi khuẩn
3.Sự phân hủy bùn kỵ khí
Quá trình phân hủy bùn của vi khuẩn được kiểm soát trong các điều kiện yếm khí.
CHÚ THÍCH: Sự phân hủy kỵ khí có thể được thực hiện ở nhiệt độ môi trường, hoặc trong khoảng 25oC và 40oC (thủy phân ở nhiệt độ trung bình), hoặc trong khoảng 45oC và 60oC [thủy phân ở nhiệt độ cao (94)].
4.Đại lượng phân tích
Đại lượng đo
Đại lượng cụ thể theo phép đo/phép phân tích
CHÚ THÍCH 1: Trong vi sinh vật học, đại lượng phân tích được xác định là danh mục taxon của các loài
CHÚ THÍCH 2: Rất nhiều trường hợp, trong thực tế một đại lượng phân tích chỉ có thể được xác định theo nhóm là kém chính xác hơn xác định theo taxon
5.Phần mẫu phân tích
Phần mẫu thử
(phương pháp phân tích vi sinh) thể tích của các tiểu thể lơ lửng được ủ trong một bộ phát hiện.
CHÚ THÍCH: Bộ phát hiện có thể là, ví dụ: Một địa thạch aga, màng lọc, ống nghiệm, ô lưới trong kính hiển vi.
6.Khoảng áp dụng
Khoảng nồng độ được dùng để đo hàng ngày bằng một phương pháp nào đó
7.Vi khuẩn tự dưỡng
Vi khuẩn thạch dưỡng
Vi khuẩn có khả năng tăng số lượng bằng cách sử dụng chất vô cơ như nguồn nitơ và cacbon duy nhất.
8.Sự phát triển theo bối cảnh
(phép thử lạp thể của Salmonella) Đám vi khuẩn được hình thành nên bởi các tiểu khuẩn lạc của vi khuẩn không đột biến trên một đĩa có lượng tối thiểu thạch aga mềm có đánh dấu của histidin trong thạch đó.
9.Bể điều hòa
Bể được thiết kế để làm cân bằng tốc độ dòng hoặc thành phần của các dòng nước, ví dụ như nước uống tới hệ thống phân phối, hoặc nước thải tới các công trình xử lý.
10.Tích tụ sinh học
Quá trình tích tụ trong các sinh vật hoặc trong các bộ phận của chúng
11.Đặc tính phân hạng
Phương pháp thể hiện đặc tính được trình bày theo con số như là tần suất tương đối dựa trên sự có xuất hiện/không xuất hiện (P/A) hoặc sự phân loại +/-
12.CFU
Đơn vị hình thành nên khuẩn lạc
CFP
Tiểu thể hình thành nên khuẩn lạc
Đơn lẻ hay là tập hợp của các tế bào vi sinh vật, đám các bào tử, hoặc mẩu dạng sợi tạo ra một khuẩn lạc đơn lẻ khi được nuôi cấy trên một môi trường phát triển rắn thích hợp.
CHÚ THÍCH 1: Trong ISO 13845, thuật ngữ này được coi là một biệt lệ và không được sử dụng vì nó gây hiểu nhầm số khuẩn lạc quan sát được với số thực thể sống phát triển trên môi trường nuôi cấy.
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị phát triển, cành giâm và chồi mầm là các thuật ngữ có cùng nghĩa, nhưng không chỉ áp dụng cho phương pháp đếm khuẩn lạc mà còn áp dụng cho số xác suất lớn nhất (MPN) và phương pháp tính có xuất hiện/không xuất hiện (P/A).
13.Hệ số của sự biến thiên
CV
Độ lệch chuẩn tương đối, được thể hiện theo phần trăm
14.Dung dịch đồng nhân tố
(Phép thử vi thể của Salmonella> Dung dịch nước của các hóa chất cần cho hoạt tính của enzim trong phân đoạn S9.
CHÚ THÍCH: Các hóa chất này có thể ví dụ như NADP, glucoza-6-phôtphat và các muối vô cơ.
15.Khuẩn lạc
Sự tích tụ có thể nhìn thấy được của sinh khối vi sinh vật theo vị trí phát triển từ một tiểu thể trên hoặc trong một môi trường dinh dưỡng đông đặc.
16.Quá trình phân tách
Quá trình các chất trong môi trường di chuyển từ một phần môi trường này sang các phần môi trường khác nhau như nước, không khí, khu hệ sinh vật, đất và trầm tích.
Xem thêm Tích tụ sinh học (10)
17.Quan hệ giữa hiệu ứng – nồng độ
Phản ứng của một chất hoặc hỗn hợp các chất với gradien nồng độ, được mô tả bằng các chỉ thị dự đoán đã xác định trước.
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp phép thử độc tính gen, việc đưa gen umuC là phụ thuộc vào nồng độ của các độc tố gen trong mẫu thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 2: Theo ISO 13829 [9]
18.Hệ số khẳng định
Giá trị đặc hiệu
Tỷ lệ số dương tính thực
Tỷ lệ thành công trong thử nghiệm nuôi cấy vi sinh vật được thể hiện như là phần được khẳng định của số các nuôi cấy đã thử nghiệm.
19.Số đếm khuẩn lạc được khẳng định
Số đếm khuẩn lạc
x
Số đếm số lượng khuẩn lạc gần đúng được hiệu chỉnh theo năng suất dương của nuôi cấy không có kết quả (xem 36)
x = pc = (k/n)c
trong đó
c là số lượng khuẩn lạc gần đúng:
p là tỷ lệ số dương tính thực;
n là số dương gần đúng được tách riêng để khẳng định;
k là số khẳng định.
20.Số đếm được khẳng định
Số lượng gần đúng được nhân với hệ số khẳng định
21.Phương pháp đếm được khẳng định
Phương pháp trong đó kết quả cuối cùng tùy theo sự khẳng định của số đếm gần đúng
22.Đếm
(Vi sinh vật học) Số đối tượng được quan sát như khuẩn lạc hoặc tế bào trong loạt pha loãng của một mẫu thử được xác định bằng đếm trực tiếp, hoặc số xác suất cao nhất (MPN) được ước tính theo tính toán thống kê dùng các đơn vị số dương.
23.Vi sinh vật có thể nuôi cấy được
Vi khuẩn, nấm men hoặc nấm mốc có khả năng hình thành khuẩn lạc trên môi trường rắn hoặc nhân số lượng trong môi trường lỏng bằng sử dụng môi trường phát triển đã định và trong điều kiện nuôi cấy xác định.
24.Môi trường nuôi cấy
Các chất dinh dưỡng ở thể hoặc pha (lỏng hoặc đông đặc) giúp cho sự phát triển của vi sinh vật.
CHÚ THÍCH: Theo ISO 13829 [9]
25.Giá trị D
(Phép thử vi thể của Salmonella) Giá trị D nhỏ nhất mà tại đó, với những điều kiện tiêu chuẩn thì không phát hiện thấy tăng thêm số khuẩn lạc đột biến nhìn thấy được trên một đĩa.
Xem thêm Mức pha loãng (28)
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp có nhiều hơn một giá trị D (có thể có đến bốn) thì chọn giá trị D lớn nhất.
26.Bộ phát hiện
Bộ dụng cụ phát hiện
(Phép đo vi sinh vật) Tập hợp các đĩa hoặc ống mà ước lượng số các vi sinh vật được dựa theo đó.
27.Dụng cụ phát hiện
Dụng cụ phát hiện tiểu thể
(Phép đo vi sinh vật) Đĩa hoặc khuôn cứng hoặc ống chất lỏng chứa một dung dịch chất dinh dưỡng dùng để đếm hoặc phát hiện các vi sinh vật có thể phát triển được.
28.Mức pha loãng
D
(Phép thử vi thể của Salmonella) Mẫu số của hệ số pha loãng (dùng tử số là 1) của một hỗn hợp nước hoặc nước thải với nước dùng để pha như số nguyên.
Xem thêm Giá trị D (25)
CHÚ THÍCH: Với nước chưa pha loãng hoặc nước thải, hệ số này là 1:1, lúc đó giá trị D tương ứng và nhỏ nhất là 1.
29.Loạt pha loãng
Hỗn hợp của vật liệu và thành phần dùng để pha (ví dụ nước hoặc dung dịch thêm) theo tỷ lệ đã được định sẵn trước cho các mục đích thử nghiệm
CHÚ THÍCH Theo ISO 13829[9]
30.Nước dùng để pha
(Phép thử vi thể của Salmonella) Nước đã loại ion hoặc dung dịch phù hợp dùng để pha loãng dần mẫu thử hoặc dùng để kiểm chứng âm.
31.DNA/ADN
Axit deoxyribonucleic
Vật chất di truyền gen tạo ra hệ gen của tất cả sinh vật ngoại trừ các virus RNA.
Xem thêm RNA/ARN (73)
CHÚ THÍCH 1: Khác với RNA (axit ribonucleic), DNA chứa thymin thay cho uraxyl, là một nucleotid của nó
CHÚ THÍCH 2: Theo ISO 13829[9]
32.Hư hại DNA
Mô tả tập hợp các thay đổi khác nhau trong DNA mà những thay đổi đó không ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào.
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp thử nghiệm độc tính gen, điều này đề cập đến sự đột biến, là tạo ra sự kích thích của gen umuC.
CHÚ THÍCH 2: Theo ISO 13829[9]
33.Mối tương quan theo liều
(phép thử lạp thể của Salmonella) Sự giảm số lượng các khuẩn lạc đột biến nhìn thấy được của mỗi đĩa nuôi cấy với tăng mức pha loãng (mức D)
34.pH cân bằng
Giá trị pH của một dung dịch, hoặc khối nước ổn định về mặt nhiệt động, khi đạt được trạng thái cân bằng không chỉ bên trong bản thân pha nước mà còn giữa pha nước với các pha khác tiếp xúc với nó.
35.Tỷ lệ âm tính giả
Tỷ lệ của các sinh vật mục tiêu trong nuôi cấy (khuẩn lạc ống nghiệm ủ men) không có biểu hiện bề ngoài của các sinh vật mục tiêu.
36.Tỷ lệ dương tính giả
Tỷ lệ của các sinh vật không phải là sinh vật mục tiêu trong nuôi cấy (khuẩn lạc hoặc ống nghiệm ủ men) có biểu hiện bề ngoài của các sinh vật mục tiêu.
37.Chất trợ keo tụ
Chất, thường là một chất đa điện li, được bổ sung kết hợp với một tác nhân đông tụ để làm tăng hiệu quả hình thành keo tụ.
38.Độc tính gen
Độc tính ảnh đặc biệt đến hệ gen và thường là nói đến các tác nhân vật lý hoặc hóa học gây ra sự đột biến.
CHÚ THÍCH: Theo ISO 13829[9]
39.Thử nghiệm độc tính gen
Hệ thống thử nghiệm để xác định hoạt tính của độc tố gen như hư hại DNA hoặc khôi phục DNA
CHÚ THÍCH: Theo ISO 13829[9]
40.Chu kì bán hủy
Khoảng thời gian mà sau đó nồng độ hay khối lượng của một chất đang bị phân hủy hoặc phân rã, còn một nửa giá trị ban đầu của nó
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này chỉ áp dụng được với phản ứng bậc không (zero) và bậc một
41.Halofom
Trihalometan
THM
Hợp chất trong đó ba nguyên tử hydro của phân tử mêtan đã được thay thế bằng các nguyên tử clo, brom hoặc iot.
CHÚ THÍCH: Hợp chất này có thể được hình thành từ chất hữu cơ trong nước đã xử lý hoặc đã tiệt trùng bằng halogen (kể cả flo) hoặc bằng các chất oxy hóa có khả năng giải phóng halogen.
42.Tính bao gồm
Tỷ lệ của các sinh vật mục tiêu trong kết quả dương gần đúng của tất cả sinh vật mục tiêu, được tính như là kết quả số dương tính thực chia cho tổng của số dương tính thực với số dương tính giả.
43.Năng suất đưa vào / Năng suất kích thích
I
(Phép thử vi thể của Salmonella) Khác biệt giữa giá trị trung bình của các khuẩn lạc đột biến đếm được trên đĩa xử lý với một lượng xác định mẫu thử hoặc với một kiểm chứng dương, và giá trị trung bình của đĩa tương ứng xử lý với nước không có mẫu thử (với một kiểm chứng âm tính) sử dụng cùng một chủng vi sinh vật (cùng một chủng nuôi cấy) dưới những điều kiện hoạt hóa hoàn toàn tương đương.
44.Vật nuôi cấy
Vật liệu được nuôi cấy
Phần vi sinh vật nuôi cấy dùng để bắt đầu một nuôi cấy mới, hoặc để nuôi cấy trước cho phát triển trong môi trường nuôi cấy còn tươi mới.
CHÚ THÍCH: Theo ISO 13829[9]
45.In difference
natural logarithm difference
Sự khác nhau giữa lôgarit tự nhiên của hai phép đếm
46.Dụng cụ đo độ tan
Một vật chứa hình trụ, chứa đất được làm phù hợp cho phép đo sự mất nước do bay hơi/thoát hơi nước, do thấm và tách chiết dưới những điều kiện được kiểm soát.
47.Sự khác nhau trung bình tương đối
Trung bình trọng số RD
Giá trị thu được bằng tính giá trị trung bình của khác nhau trung bình đối giữa N cặp đếm
48.Tầng nước thay đổi
Tầng biến nhiệt
Tầng nước có gradien nhiệt độ lớn nhất trong một vùng nước (thủy lực) bị phân tầng theo nhiệt.
[TCVN 8184-1 : 2009, thuật ngữ số 75]
49.Sự di chuyển
Chuyển động tự phát hoặc bị lôi kéo theo của chất hòa tan hoặc của hạt hoặc của sinh vật trong một khối nước.
50.Đột biến
Đột biến nhiễm sắc thể
Thay đổi di truyền lâu dài trong vật chất gen (DNA hoặc RNA) của sinh vật hoặc virus, thường là trong một gen đơn lẻ, tạo ra sự thay đổi của mã gen mà có thể làm thay đổi chức năng của gen đó.
CHÚ THÍCH: Theo ISO 13829[9]
51.Kiểm chứng âm
(Phép thử vi thể của Salmonella) Nước dùng để pha mà không có mẫu thử
52.Số đột biến
(Phép thử vi thể của Salmonella) Số lượng khuẩn lạc đột biến nhìn thấy được trên mỗi đĩa nuôi cấy (đĩa có đường kính khoảng 9 cm) tại thời điểm kết thúc thử nghiệm.
53.Sự ô nhiễm từ nguồn phân tán
Sự ô nhiễm từ nguồn khuyếch tán
Sự ô nhiễm nước mặt hoặc nước ngầm không xuất phát từ một điểm mà từ một diện rộng.
Xem thêm Sự ô nhiễm từ nguồn điểm [TCVN 8184-5 : 2009, 44]
VÍ DỤ Sự rửa trôi từ đất.
54.Nuôi cấy qua đêm
Sự nuôi cấy được bắt đầu vào buổi chiều và ủ qua đêm (thông thường khoảng 16 h) để hoàn thành vào buổi sáng hôm sau vì các mục đích như cấy ghép sơ bộ
CHÚ THÍCH: Theo ISO 13829[9]
55.Số đếm tương đương
(Phép đo vi sinh vật) Số tiểu thể hoặc khuẩn lạc trong các phần phân tích bằng nhau được lấy ra từ cùng một mẫu.
CHÚ THÍCH: Phép xác định song song là các số tiểu thể hoặc khuẩn lạc đếm được từ các mẫu lặp.
56.Nuôi cấy lâu dài
(Vi sinh vật học) Nuôi cấy được giữ đông lạnh để bảo quản những đặc tính đã xác định về mặt di truyền của vi sinh vật.
57.Tính thấm
Tính chất của một màng hoặc của vật liệu khác đặc trưng bằng khả năng cho phép các chất đi xuyên qua chúng một cách có chọn lọc.
58.Đĩa nuôi cấy
(Phép thử vi thể của Salmonella) Hỗn hợp được làm đông đặc của nước, thạch aga và các thành phần khác (chẳng hạn như các muối vô cơ) trong một đĩa Petri.
59.Ao nước
Khối nước ngọt có kích thước nhỏ và nông.
60.Kiểm chứng dương
(Phép thử vi thể của Salmonella) Tác nhân đột biến đã biết được dùng để xác nhận độ nhạy của phương pháp hoặc hoạt tính của hỗn hợp S9.
CHÚ THÍCH: Phép kiểm tra xác nhận này là nhân đột biến đã biết được hòa tan trong dimetyl sunfoxit trước khi sử dụng.
61.Nuôi cấy sơ bộ
Nuôi cấy cho vi sinh vật phát triển ở những điều kiện thúc đẩy sự thích nghi của chúng với điều kiện thử như là một phần của việc chuẩn bị vật cấy cho một phép thử cụ thể, như phép thử đánh giá độc tính gen.
CHÚ THÍCH: Theo ISO 13829[9]
62.Phép đếm gần đúng
Ước lượng số khuẩn lạc hoặc số có xác suất lớn nhất (MPN) dựa trên số các khuẩn lạc hoặc ống ủ lên men có sự xuất hiện trên bề ngoài được hiểu là tiêu biểu cho sinh vật mục tiêu.
63.Phân hủy bậc một
Sự phân hủy cấu trúc phân tử của một chất đến mức độ đủ để loại bỏ một số tính chất đặc trưng nào đó
64.Năng suất bậc một
(Về sinh thái học) Tốc độ quang hợp của tảo hoặc thực vật một quần thể.
65.Cành giâm
Mầm
Thực thể có thể tồn tại độc lập và có khả năng phát triển trong môi trường dinh dưỡng.
VÍ DỤ Tế bào thực vật, nhóm các tế bào, bào tử, đám bào tử, hoặc mẫu sợi nấm.
66.Chất đánh dấu phóng xạ
Chất đánh dấu hóa chất phóng xạ
Chất được gắn với một hoặc nhiều hơn nuclid phóng xạ dùng để truy tìm tiến trình của một quá trình sinh học, hóa học hoặc vật lý học.
67.Bùn thô
Bùn được lấy ra từ các bể lắng sơ bộ
CHÚ THÍCH: Bùn thô có thể bao gồm bùn sơ cấp lắng đọng cùng với bùn thứ cấp tái sinh.
68.Chất dễ phân hủy sinh học
Chất có thể dễ phân hủy sinh học đến một mức độ nhất định theo các phép thử đã định đối với khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn
69.Độ thu hồi/ Độ phát hiện
(phép đo vi sinh vật) số các tiểu thể được ước tính trong một phần thử hoặc mẫu thử mà hiểu là có một độ đúng (mặc dù chưa biết) của số tiểu thể do detector phát hiện được là 100 % hoặc ít hơn.
70.Khác nhau tương đối
RD
Sai khác của hai kết quả A và B, được chia cho trung bình của A và B
71.Khác nhau tương đối giữa các trung bình
Trọng số RD trung bình
Khác nhau tương đối tính được từ các số đếm trung bình của hai tập hợp kết quả.
CHÚ THÍCH: Khi thiết lập tính tương đương giữa hai phương pháp vi sinh vật học, kết quả so sánh cặp đôi từ thể tích mẫu thử bằng nhau là được giả định. Dưới cùng điều kiện này, sự khác nhau tương đối giữa các trung bình là bằng nhau về mặt số lượng với khác nhau tương đối giữa các tổng.
72.Bùn hoạt hóa hoàn lưu
Bùn hoạt hóa đã được tách ra từ hỗn hợp bùn lỏng bằng lắng đọng và được đưa trở lại vào bể sục khí (bể aeroten) để dùng tiếp trong xử lý nước thải.
73.RNA/ARN
Axit ribonucleic
Thường được biết như là vật liệu di truyền, nhưng trong trường hợp RNA của các virus là thành phần duy nhất hệ gen.
Xem thêm DNA (31)
CHÚ THÍCH 1: Khác với DNA, RNA chứa uraxin thay cho timin như là một nucleotit.
CHÚ THÍCH 2: Theo ISO 13829[9]
74.Phần chiết S9
(Phép thử vi thể của Salmonella) Phần thu được khi li tâm ở 9000 g của mô gan chuột đực (từ 200 g đến 300 g) đã xử lý trước với một chất hoặc chất kết hợp với enzym phù hợp, được đồng nhất hóa với 0,15 mol/l KCl.
75.Hỗn hợp S9
(Phép thử vi thể của Salmonella) Hỗn hợp của phần chiết S9 và dung dịch đồng nhân tố.
76.Salmonid
Cá hồi
Cá thuộc họ Salmonidae (Họ cá hồi), thường được dùng làm chỉ thị sinh học của chất lượng nước.
VÍ DỤ: Cá hồi Đại Tây Dương, cá hồi nước ngọt, cá hồi chấm đỏ.
77.Tấm lọc/ song chắn
Dụng cụ để loại bỏ chất rắn ra khỏi dòng nước hay nước thải bằng cách giữ lại.
VÍ DỤ: Các lưới, song chắn được điều khiển thủ công hoặc cơ khí hoặc trên các dàn chuyển động, các đĩa quay hoặc tang quay làm bằng lá kim loại có đục lỗ hay dây thép.
78.Xử lí bậc hai
Xử lí nước thải/nước cống bằng các quá trình sinh học.
VÍ DỤ: Lọc và lắng sinh học, hoặc bùn hoạt hóa.
CHÚ THÍCH: Xử lí bậc hai khác với xử lí sơ bộ (tách hạt rắn, nghiền,…), xử lý bậc một (lắng sơ bộ hoặc lần đầu) và xử lí bậc ba (tiếp tục làm sạch nước thải bằng lọc cát, lọc micro…).
79.Bể trữ nước
Bể (đặt trên hoặc dưới mặt đất) chứa nước đã xử lý trong một hệ thống phân phối nước, được dùng để chứa và/hoặc điều tiết nước.
80.Nước cống đã lắng
Nước cống mà các chất rắn thô và phần lớn các chất rắn dễ lắng của nó đã được loại ra bằng cách để lắng.
81.Nấm nước cống
Quần thể phát triển gắn bó, gồm các vi khuẩn dạng sợi (ví dụ Sphaerotilus natans) và nấm (ví dụ như Fusarium aqueductum) và các loài khác, kể cả động vật nguyên sinh, có thể xuất hiện trong các nhà máy xử lý nước thải hoặc trong các dòng chảy do việc xả nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp chưa được xử lí hoàn toàn.
82.Ổn định bùn
Xử lý bùn bằng phương pháp lý học và/hoặc hóa học để dễ loại nước.
83.Nén bùn
Quá trình trong đó hàm lượng nước của bùn được làm giảm xuống đáng kể bằng cách để lắng kéo dài với sự trợ giúp bằng khuấy chậm cơ học và thỉnh thoảng bổ sung thêm hóa chất, hoặc bằng cách làm nổi các chất rắn hay li tâm.
84.Thạch aga mềm
(Phép thử vi thể của Salmonella) Môi trường thạch aga với khả năng đông kết yếu chứa natri clorua, histidin, biotin và nước pha loãng.
CHÚ THÍCH 1: Thạch aga mềm tối thiểu chỉ có lượng rất nhỏ histidin và được dùng để xác định sự đột biến.
CHÚ THÍCH 2: Thạch aga mềm tối chứa lượng histidin dư và được dùng để xác định độ chuẩn.
85.Phun khí/sục khí
Quá trình xử lí trong đó tia mạnh dòng không khí hoặc một chất khí khác xuyên qua nước từ ống hở đầu hoặc ống có đục lỗ.
86.Sục khí bằng phun nước
Quá trình phun nước vào không khí để làm tăng nồng ôxy hòa tan trong nước.
CHÚ THÍCH: Quá trình này cũng được dùng để làm sạch nước khỏi các khí không mong muốn
87.Nuôi cấy dự trữ
Nuôi cấy một chủng vi sinh vật trong điều kiện được duy trì để bảo quản các nét nguyên bản của nó như chuỗi nucleotit.
CHÚ THÍCH 1: Các điều kiện duy trì điển hình như làm đông lạnh trong một môi trường thích hợp.
CHÚ THÍCH 2: Nuôi cấy dự trữ được dùng cho các mục đích như bắt đầu nuôi cấy qua đêm, nuôi cấy sơ bộ trước trong phép đánh giá độc tính gen.
CHÚ THÍCH: Theo ISO 13829[9]
88.Vi khuẩn ăn lưu huỳnh
Vi khuẩn có khả năng ôxy hóa hydrô sunfua thành lưu huỳnh và tạm thời giữ lưu huỳnh trong tế bào rồi ôxy hóa lưu huỳnh thành sunfat
89.Sự khử trùng bằng clo nồng độ cao
Quá trình liên tục, trong đó những nồng độ tương đối cao của clo được dùng vào giai đoạn kết thúc của việc xử lí nước.
CHÚ THÍCH 1: Quá trình này thường tiếp theo là quá trình loại clo.
CHÚ THÍCH 2: Đôi khi quá trình này cũng được dùng để tiệt trùng các bể trữ nước, các hệ thống phân phối và đường ống dẫn nước.
90.Rốn nước
Chỗ giao nối trực tiếp giữa dòng nước mặt và tầng nước ngầm, phát sinh do các đặc điểm địa lí của khu vực.
91.Hỗn hợp thử
(Phép thử vi thể của Salmonella) Hỗn hợp của mẫu thử (tinh khiết hoặc hòa loãng với nước), dung dịch kiểm chứng âm tính hoặc dương tính (tương ứng với mẫu thử), dịch huyền phù của vi khuẩn, thạch aga mềm và hỗn hợp S9 hoặc dung dịch đệm.
92.Mẫu thử
Phần của một mẫu để thử không làm loãng, được làm loãng hoặc được chuẩn bị bằng bất cứ cách nào khác, sau khi hoàn thành tất cả các bước như li tâm, lọc, đồng nhất hóa, điều chỉnh pH và xác định cường độ ion.
CHÚ THÍCH: Theo ISO 13829[9]
93.Nước nóng
Nước của suối nước nóng hoặc suối nước ấm.
94.Sự phân hủy ở nhiệt độ cao
Sự điều hòa ở nhiệt độ cao
Sự phân hủy kị khí của bùn ở nhiệt độ giữa 45oC và 60oC, nhờ đó kích thích sự phát triển của những vi sinh vật nào phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ này.
CHÚ THÍCH: Những vi sinh vật như vậy được gọi là các vi sinh vật ưa nhiệt độ cao.
95.Xác định độ chuẩn
(Phép thử vi thể của Salmonella) Phương pháp xác định số vi khuẩn nuôi cấy qua đêm và hiệu ứng độc tính có thể có của vi khuẩn của mẫu thử nghiệm.
96.Phương pháp đếm tổng số
Phương pháp đếm mà số đếm cuối cùng là bằng với số đếm ban đầu.
CHÚ THÍCH: Phương pháp hai giai đoạn cũng thuộc loại phương pháp thử này, trong đó tất cả khuẩn lạc hoặc ống ủ được chuyển sang phép thử khẳng định trước khi tính kết quả.
97.Nguyên tố lượng vết
Nguyên tố lượng vết phân tích
Nguyên tố tồn tại ở những nồng độ rất thấp.
98.Nguyên tố lượng vết
Nguyên tố vi lượng thiết yếu
Vi chất dinh dưỡng
Nguyên tố hóa học với những nồng độ cực thấp nhưng cần thiết do sự đồng hóa bình thường của người, động vật hoặc thực vật
99.Sự phân hủy sinh học hoàn toàn
Sự phân hủy sinh học dẫn đến sự vô cơ hóa hoàn toàn
100.Siêu lọc
Quá trình lọc dùng các màng có lỗ siêu nhỏ để tách những phân tử lớn hoặc các chất lơ lửng vô cùng nhỏ phân tán đều trong nước ra khỏi nước, thường lọc bằng sự chênh lệch áp suất.
101.umuC
umuC là cụm từ được ghép từ các chữ cái đầu của “ultraviolet mutagenesis and chemical repair gene” (gây đột biết gen bằng tia cực tím và phục hồi gen bằng hóa chất) trong trường hợp thử nghiệm độc tính gen, đề cập đến sự kích thích của gen umuC như là một phần của phản ứng đặc hiệu của các chủng vi khuẩn thử nghiệm với hư hại DNA.
102.Đoạn gen mồi umuC/ umuC operon
Chuỗi gen có chức năng điều tiết sự cảm ứng của gen umuC
CHÚ THÍCH: Theo ISO 13829[9]
103.Độ không đảm bảo của phép đếm
(Phép đo vi sinh vật) Độ lệch chuẩn tương đối của các kết quả đếm lặp lại khuẩn lạc hoặc tiểu thể của cùng một đĩa nuôi cấy hoặc trường nhìn dưới cùng điều kiện xác định (cùng người thực hiện, những người khác nhau trong cùng một phòng thử nghiệm, hoặc các phòng thử nghiệm khác nhau).
104.Vi khuẩn có thể phát triển được
Vi khuẩn có khả năng nhân tăng số lượng và/hoặc chuyển hóa
105.Vibrio sp.
Nhóm vi khuẩn Gram âm, hiếu khí và không hình thành bào tử, được phân bố rộng trong nước mặt kể cả các loài gây bệnh như V. cholerae và V. parahaemolyticus
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 8184-1 : 2009, Chất lượng nước – Thuật ngữ – Phần 1;
[2] TCVN 8184-2 : 2009, Chất lượng nước – Thuật ngữ – Phần 2;
[3] TCVN 5982 : 1995, Chất lượng nước – Thuật ngữ – Phần 3;
[4] TCVN 5983 : 1995, Chất lượng nước – Thuật ngữ – Phần 4;
[5] TCVN 8184-5 : 2009, (ISO 6107-5), Chất lượng nước – Thuật ngữ – Phần 5;
[6] TCVN 8184-7 : 2009, Chất lượng nước – Thuật ngữ – Phần 7;
[7] TCVN 8184-8 : 2009, Chất lượng nước – Thuật ngữ – Phần 8;
[8] ISO 6107-9 : 1997, Water quality – Vocabulary – Part 9: Alphabetical list and subject index
[9] ISO 13829, Water quality – Determination of the genotoxicity of water and waste water using the umu-test
[10] ISO/TR 13843, Water quality – Guidance on validation of microbiological methods
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8184-6:2009 (ISO 6107-6 : 2004) VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC – THUẬT NGỮ – PHẦN 6 | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8184-6:2009 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Tài nguyên - môi trường |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |