TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 16-2:2008 (ISO 5845 – 2 : 1995) VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT – BIỂU DIỄN ĐƠN GIẢN MỐI GHÉP CHẶT – PHẦN 2 – ĐINH TÁN CHO THIẾT BỊ HÀNG KHÔNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 30/12/2008

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 16 – 2 : 2008

ISO 5845 – 2 : 1995

BẢN VẼ KỸ THUẬT -BIỂU DIỄN ĐƠN GIẢN MỐI GHÉP CHẶT- PHẦN 2: ĐINH TÁN CHO THIẾT BỊ HÀNG KHÔNG

Technical drawings – Simplified representation of the assembly of parts with fasteners – Part 2: Rivets for aerospace equipment

Lời nói đầu

TCVN 16 -2 : 2008 và TCVN 16 -1 : 2008 thay thế TCVN 16 : 1985; TCVN 16 -2 : 2008 hoàn toàn tương đương ISO 5845 – 2: 1995 ;

TCVN 16 -2 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 10 Bản vẽ kỹ thuật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

TCVN 16 : 2008 Bản vẽ kỹ thuật – Biểu diễn đơn giản mối ghép chặt, gồm có 2 phần sau:

– TCVN 16 -1 : 2008 (ISO 5845 – 1 : 1995) Phần 1: Nguyên tắc chung;

– TCVN 16 -2 : 2008 (ISO 5845 – 2 : 1995) Phần 2 : đinh tán cho thiết bị hàng không

 

BẢN VẼ KỸ THUẬT – BIỂU DIỄN ĐƠN GIẢN MỐI GHÉP CHẶT – PHẦN 2 : ĐINH TÁN CHO THIẾT BỊ HÀNG KHÔNG

Technical drawings – Simplified representation of the assembly of parts with fasteners – Part 2: Rivets for aerospace equipment

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hình chiếu đứng của đinh tán trên bản vẽ cho các thiết bị hàng không

2. Tài liệu viện dẫn

Trong tiêu chuẩn này có viện dẫn các tài liệu sau, đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản dưới đây. đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 8 (IS0 128: 1982), Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về trình bày.

TCVN 16-1 : 2008 (ISO 5845-1:1995) Bản vẽ kỹ thuật – Biểu diễn đơn giản mối ghép chặt – Phần 1 – Nguyên tắc chung.

TCVN 3808: 2008 (ISO 6433:1981) Bản vẽ kỹ thuật – Chú dẫn phần tử. TCVN 3824: 2008 (ISO 7573:1983) Vẽ Kỹ thuật – Bảng kê.

ISO 129 :1985, Technical drawings – Dimensioning – General principles, definitions, methods of execution and special indications (Bản vẽ kỹ thuật – Kích thước – nguyên tắc chung, định nghĩa, phương pháp thực hiện và chỉ dẫn riêng).

IS0 10209 – 1 :1992, Technical product documentation – Vocabulary – Part I: Terms relating to technical drawings: general and types of drawings (Tài liệu kỹ thuật cho sản phẩm – Thuật ngữ – Phần 1 – Thuật ngữ liên quan đến vẽ kỹ thuật: Bản vẽ chung và các kiểu bản vẽ)

IS0 10209 – 2 : 1993, Technical product documentation – Vocabulary – Part 2: Terms relating to projection methods (Tài liệu kỹ thuật cho sản phẩm – Thuật ngữ – Phần 2 – Thuật ngữ liên quan đến phương pháp chiếu)

3. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa trong IS0 10209 -1 và IS0 10209-2 .

4. Biểu diễn ký hiệu sơ đồ

Trong tiêu chuẩn này đinh tán được biểu diễn đơn giản theo phương pháp sau đây:

4.1. Biểu diễn ký hiệu một cụm đinh tán

Biểu diễn ký hiệu một cụm đinh tán gồm một hình chữ thập (xem TCVN 16-1) chỉ ra vị trí của nó (xem Hình 1). Cách biểu diễn này phải được bổ sung thêm thông tin liên quan đến đinh tán và cụm đinh tán (xem 4.1.1 đến 4.1.4).

Hình 1

4.1.1. Thông tin trên góc phần tư phía trên bên trái

Trên góc phần tư bên trái thể hiện số phần tử tham chiếu về đinh tán có trong danh mục của bản vẽ (xem TCVN 3808:2008 và TCVN 3824: 2008) hoặc trong bảng kê trên bản vẽ cho các thông tin cần thiết về đinh tán (Số hiệu nhận biết, dạng đầu, vật liệu, đường kính, chiều dài, xử lý bề mặt ..v..v). Số này đứng sau chữ cái R.

Trong trường hợp đinh tán được ghép với bạc lót (xem Hình 2) số phần tử tham chiếu đã chuyển sang bạc lót trong danh sách phần tử phải đưa vào phía dưới đinh tán.

VÍ DỤ:

Biểu diễn bằng ký hiệu

Giải thích

Đinh tán đặc

R23 = Đinh tán, phần tử tham chiếu 23 trong danh mục chi tiết tách rời hoặc trong bảng trên bản vẽ

Đinh tán ghép

R32 = Đinh tán, phần tử tham chiếu 32 trong danh mục chi tiết tách rời hoặc trong bảng trên bản vẽ

35 = Bạc lót, phần tử tham chiếu 35 trong danh sách phần tử tách rời hoặc trong bảng trên bản vẽ

Hình 2

4.1.2 Thông tin trong góc phần tư phía trên bên phải

Góc phần tư này chứa một chữ cái viết hoa cho biết vị trí của đầu tạo thành trước của đinh tán:

– N cho đầu tạo thành trước của đinh tán trên mặt gần;

– F cho đầu tạo thành trước của đinh tán trên mặt xa.

VÍ DỤ:

Cách biểu diễn đơn giản

Giải thích

N cho đầu tạo thành trước của đinh tán trên mặt gần
F cho đầu tạo thành trước của đinh tán trên mặt xa

4.1.3 Thông tin trong góc phần tư phía dưới bên trái

Góc phần tư này chứa đựng thông tin về vị trí của lỗ loe (4.1.3.1) hoặc làm loe (4.1.3.2) hoặc kết hợp cả hai (4.1.3.3). Ký hiệu biểu diễn được vẽ bằng nét liền đậm, loại A, phù hợp với TCVN 8.

4.1.3.1 Lỗ loe

Lỗ loe được tạo thành phần để tán đinh phải được thể hiện bằng một hình tam giác đều như trong góc phần tư sau:

–  cho lỗ loe trên mặt gần;

–  cho lỗ loe trên mặt xa.

Nếu góc loe là 1000 chỉ một hình tam giác là đủ, nếu góc loe khác 1000. Giá trị của góc tính bằng độ phải đặt phía trên bên phải tam giác.

VÍ DỤ

Biểu diễn bằng ký hiệu

Giải thích

Góc loe 1000 trên mặt gần

Góc loe 800 trên mặt xa

Góc loe 1000 trên cả hai mặt

4.1.3.2 Sự làm loe

Nếp gấp của tấm để tán đinh (xem Hình 3) phải được thể hiện bằng hình tam giác cân hở trong góc phần tư như sau:

–  Làm loe trên mặt gần;

–  Làm loe trên mặt xa.

Nếu góc làm loe là 1000 , chỉ cần tam giác hở là đủ. Nếu góc nếp gấp khác 1000 , giá trị của góc tính bằng độ phải được đặt phía trên bên phải của tam giác hở

Nếu nhiều tấm được làm loe, số tấm phải được đặt trước tam giác hở.

VÍ DỤ:

Biểu diễn bằng ký hiệu

Giải thích

làm loe 1000 trên mặt gần miệng lỗ [xem Hình 3 a)]

Hai tấm, làm loe 820 trên mặt xa miệng lỗ [xem Hình 3 b)]

a) Góc làm vát 1000 trên mặt gần

b) Hai tấm, góc làm vát 820 trên mặt xa

Hình 3

4.1.3.3 Kết hợp lỗ loe và làm vát

Kết hợp một lỗ loe trên một chi tiết và một làm lõm trên một chi tiết khác phải được thể hiện bằng một tam giác hở và một tam giác đều. Thể hiện kết hợp các tam giác và các góc này phải phù hợp với 4.1.3.1 và 4.1.3.2.

VÍ DỤ:

Biểu diễn bằng ký hiệu

Giải thích

Tấm thứ nhất được làm loe 1000 trên mặt gần

Tấm thứ hai được tạo lỗ loe 1000 trên mặt xa miệng lỗ

Tấm thứ nhất được làm loe 820 trên mặt gần

Tấm thứ hai được tạo lỗ loe 820 trên mặt xa miệng lỗ

4.1.4 Góc phần tư thứ tư phía dưới bên phải

Góc phần tư này không chứa bất kỳ thông tin nào.

4.2 Biểu diễn bằng ký hiệu các đinh tán thẳng hàng

4.2.1 Các hình chữ thập phải được sắp hàng dọc theo trục trên bản vẽ; số của đinh tán có thể được thể hiện tuỳ chọn (xem Hình 4).

Chỉ dẫn bổ sung được đưa ra trong bản vẽ, nếu không gian cho phép, hoặc tốt nhất là ở bên ngoài nó, với đường dóng thể hiện mối ghép đinh tán tương ứng (xem Hình 5 và Hình 6).

4.2.2 Vị trí của các đinh vít, cũng như bước tán đinh vít, được thể hiện bằng kích thước phù hợp với ISO 129.

Khi các đinh tán được sắp thành hàng, giống nhau và cách đều nhau, phải thể hiện hình chữ thập đầu tiên và cuối cùng trong dãy, cũng như tổng số bước được nhân lên bằng bước đinh tán (xem Hình 7).

Hình 7

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 16-2:2008 (ISO 5845 – 2 : 1995) VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT – BIỂU DIỄN ĐƠN GIẢN MỐI GHÉP CHẶT – PHẦN 2 – ĐINH TÁN CHO THIẾT BỊ HÀNG KHÔNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN16-2:2008 Ngày hiệu lực 30/12/2008
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành 30/12/2008
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản