TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 2002:2008 (ISO 6480 : 1983) VỀ ĐIỀU KIỆN NGHIỆM THU MÁY CHUỐT TRONG NẰM NGANG – KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 2002 : 2008

ISO 6480 : 1983

ĐIỀU KIỆN NGHIỆM THU MÁY CHUỐT TRONG NẰM NGANG – KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC

Conditions of acceptance for horizontal internal broaching machines – Testing of the accuracy

Lời nói đầu

TCVN 2002 : 2008 thay thế TCVN 2002 : 1977

TCVN 2002 : 2008 hoàn toàn tương đương ISO 6480 :1983

TCVN 2002 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia

TCVN/TC39 Máy công cụ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ khoa học và công nghệ công bố.

 

ĐIỀU KIỆN NGHIỆM THU MÁY CHUỐT TRONG NẰM NGANG – KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC

Conditions of acceptance for horizontal internal broaching machines – Testing of the accuracy

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định về kiểm hình học máy chuốt thông dụng có độ chính xác thường, tham chiếu tiêu chuẩn TCVN 7011 và cho các sai lệch cho phép tương ứng được áp dụng. Tiêu chuẩn này cũng quy định các thuật ngữ được sử dụng cho các phần tử chính của máy.

CHÚ THÍCH – Ngoài các thuật ngữ được sử dụng trong ba ngôn ngữ chính thức của ISO (Anh, Pháp và Nga), tiêu chuẩn này còn cho các thuật ngữ tương đương theo ngôn ngữ đức và Ytaly trong Phụ lục A.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng để kiểm độ chính xác của máy, không áp dụng để kiểm sự làm việc của máy (độ rung động, độ ồn, chuyển động dính trượt của các bộ phận v.v…) hoặc không dùng để kiểm các đặc tính của máy (như tốc độ trục chính, tốc độ tiến v.v…) mà các đặc tính này thường đó được kiểm trước khi kiểm độ chính xác.

2. Tài liệu viện dẫn

Trong tiêu chuẩn này có viện dẫn các tài liệu sau, đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản dưới đây. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7011 (ISO 230) Quy tắc kiểm máy công cụ – độ chính xác hình học của máy khi vận hành trong điều kiện không tải hoặc gia công tinh.

3. Lưu ý chung

3.1. Trong tiêu chuẩn này toàn bộ kích thước và sai lệch cho phép được biểu thị bằng milimét và inch.

3.2. để áp dụng tiêu chuẩn này, phải tham khảo TCVN 7011, đặc biệt đối với việc lắp đặt máy trước khi áp dụng các phương pháp kiểm nghiệm thu, làm nóng các bộ phận chuyển động, mô tả các phương pháp đo và giới thiệu độ chính xác của các thiết bị kiểm.

3.3. Trình tự trong các phép kiểm hình học liên quan đến các bộ phận phụ của máy và không có phương pháp để xác định trình tự kiểm thực tế. Để lắp đặt dụng cụ đo dễ dàng, phép kiểm có thể áp dụng theo một trình tự kiểm bất kỳ.

3.4. Khi kiểm máy, không cần phải tiến hành toàn bộ các phép kiểm được quy định trong tiêu chuẩn này. Người sử dụng có thể thỏa thuận với nhà chế tạo lựa chọn các phép kiểm liên quan đến các tính chất mà họ quan tâm, nhưng các phép kiểm này phải được quy định rõ ràng khi làm hợp đồng mua máy.

3.5. Do tính đa dạng của mẫu kiểm nên tiêu chuẩn này không quy định kiểm thực tế. Nếu người sử dụng muốn tiến hành kiểm thực tế, phép kiểm này phải được quy định trong thỏa thuận với nhà chế tạo.

3.6. Khi thiết lập dung sai cho phạm vi đo khác với dung sai cho trong tiêu chuẩn này nên xem xét giá trị nhỏ nhất của dung sai, để kiểm hình học cũng như kiểm thực tế là 0,01 mm (0,0004 inch).

4. Thuật ngữ

Bảng thuật ngữ

 

5. Điều kiện nghiệm thu và sai lệch cho phép

5.1. Kiểm sơ bộ

STT

Sơ đồ

Giải thích

Sai lệch cho phép

Dụng cụ đo

Quan sát và tham chiếu

G01

Kiểm tra xác nhận độ ngang bằng của đường hướng  của bán chuốt

a) Kiểm tra xác nhận theo chiều dọc;

b) Kiểm tra xác nhận theo chiều ngang.

a) và b)

0,05/1000

a) và b)

0,002/40

Nivô và giá đỡ chuyên dùng

Điều 3.1.1

Nivô phải được đặt tại vị trí a) và vị trí b) và quan sát sai lệch; đối với hai phép kiểm của G01, các sai lệch phải nằm cùng một hướng.

CHÚ THÍCH: các phép kiểm này phải được tiến hành theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

Kiểm tra xác nhận độ ngang bằng của đường hướng của giá đỡ ngoài:

a) Kiểm tra xác nhận theo chiều dọc;

b) Kiểm tra xác nhận theo chiều ngang.

a) và b)

0,1/1000

a) và b)

0,004/40

5.2. Kiểm hình học

STT

Sơ đồ

Giải thích

Sai lệch cho phép

Dụng cụ đo

Quan sát và tham chiếu

G1

 

Kiểm độ phẳng của tấm chặn:

a) Trong mặt phẳng thẳng đứng;

b) Trong mặt phẳng nằm ngang

a) và b)

0,025

đến 300

0,025

a) và b)

0,001

đến 12

0,001

a)

Nivô hoặc thước thẳng và căn mẫu

 

b)

Đồng hồ so và giá đỡ chuyên dùng hoặc thước thẳng và căn mẫu

điều 5.3.2.2 và 5.3.2.3

a)

Nivô phải được đặt kế tiếp trên một số vị trí có khoảng cách bằng nhau dọc theo tấm chặn và quan sát sai lệch.

b)

Giá đỡ đặc biệt phải được đặt ở vị trí cao nhất, vị trí giữa và vị trí thấp nhất của tấm chặn. Đồng hồ so phải di chuyển trên mặt phẳng nằm ngang và quan sát sai lệch.

Cho mỗi một lần cộng thêm

300

12

Cho đến giá trị lớn nhất

0,05

0,002

G2

Kiểm độ song song của đường tâm lỗ đầu kéo dài so với chuyển động của nó:

a) Trong mặt phẳng thẳng đứng;

b) Trong mặt phẳng nằm ngang.

a) và b)

0,05/300

a) và b)

0,002/12

Trục kiểm và đồng hồ so

điều 5.4.2.2.2.1

Đầu cặp kéo được nối dài.

Đồng hồ so phải được đặt cố định trên bộ phận cố định của máy. Đầu cặp kéo phải được di chuyển và ghi lại bất kỳ sai lệch theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng.

G3

Kiểm độ vuông góc của chuyển động đầu cặp kéo đối với tấm chặn:

a) Trong mặt phẳng thẳng đứng;

b) Trong mặt phẳng nằm ngang.

a) và b)

0,035/300

a) và b)

0,0014/12

Ke vuông và đồng hồ so

điều 5.5.2.2. 2

Đồng hồ so phải được cố định trên đầu cặp kéo và vuông góc với tấm chặn; đầu cặp phải được di chuyển cùng với đồng hồ so dọc theo ke vuông và ghi lại bất kỳ sai lệch theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng.

G4

Kiểm độ vuông góc của chuyển động của đầu cặp phụ so với tấm chặn:

a) Trong mặt phẳng thẳng đứng;

b) Trong mặt phẳng nằm ngang.

a) và b)

0,075/300

a) và b)

0,003/12

Đồng hồ so và ke vuông chuyên dùng

Điều 5.5.2.2.2

Đồng hồ so phải được cố định trên đầu cặp phụ. Ke vuông đặc biệt phải được đặt ngược với tấm chặn.

Di chuyển đầu cặp phụ và ghi các sai lệch trong mặt phẳng nằm ngang và mặt phẳng thẳng đứng.

G5

Kiểm động đồng trục của đường tâm lỗ đầu cặp kéo đối với đường tâm lỗ trung tâm của tấm đỡ

0,05

0,002

Trục kiểm và đồng hồ so

Điều 5.4.4

Đầu cặp kéo ở vị trí khởi động. đồng hồ so phải quay trên trục kiểm và trục kiểm phải được cố định trong đầu cặp kéo.

Đồng hồ so quay 3600 quanh lỗ trung tâm và ghi lại các sai lệch (chỉ lấy ½ giá trị).

G6

Kiểm độ thẳng hàng của đường tâm lỗ đầu cặp phụ và đường tâm lỗ đầu cặp kéo:

a) Trong mặt phẳng thẳng đứng;

b) Trong mặt phẳng nằm ngang.

a) và b)

0,06/500

a) và b)

0,0024/20

Trục kiểm chiều dài L= 1000 và đồng hồ so

Điều 5.4.3 và 5.4.4

Trục kiểm phải được cố định trong lỗ của đầu cặp kéo và trong lỗ của đầu cặp phụ.

Kim của đồng hồ so phải tiếp xúc với trục kiểm. Di chuyển đồng hồ so và ghi sai lệch theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng.

 

 

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

Các thuật ngữ tiếng đức và tiếng Ý

STT

Tiếng đức

Tiếng Ý

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Bett

Schafthalteraufnahme

Schafthalter

Werkzeugschlitten- führung

Ständer für

Aufspannplatte

Aufspannplatte

Werkstückvorlage

Endstückhalterführung

Endstückhalter

Endstückhalteraufnahme

Tisch

Unterkasten (Sockel)

Bancale

Testa di trazione

Pinza di trazione

Guide della testa di trazione

Bancale per Ia tavola

 

Tavola portapezzi

Supporto pezzo

Guide della testa posteriore

Pinza posteriore

Testa posteriore

Bancale posteriore

zoccolo

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 2002:2008 (ISO 6480 : 1983) VỀ ĐIỀU KIỆN NGHIỆM THU MÁY CHUỐT TRONG NẰM NGANG – KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC
Số, ký hiệu văn bản TCVN2002:2008 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản