TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6739:2008 (ISO 817 : 2005) VỀ MÔI CHẤT LẠNH – HỆ THỐNG KÝ HIỆU

Hiệu lực: Hết hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6739 : 2008

ISO 817 : 2005

MÔI CHẤT LẠNH – HỆ THỐNG KÝ HIỆU

Refrigerants – Designation system

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định một hệ thống rõ ràng về đánh số và ấn định các tiền tố thành phần – ký hiệu cho các môi chất lạnh. Các ký hiệu môi chất lạnh được liệt kê trong các bảng. Tiêu chuẩn này được sử dụng cùng với các tiêu chuẩn an toàn khác có liên quan như TCVN 6104, TCVN  5699-2-24 và TCVN 5699-2-40.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1 Hỗn hợp đồng sôi (azeotrope)

Hỗn hợp gồm có hai hoặc nhiều môi chất lạnh mà các thành phần cân bằng của pha hơi và pha lỏng của chúng tại một áp suất đã cho là như nhau, tuy nhiên có thể khác nhau trong các điều kiện khác.

2.2 Hỗn hợp (blends)

Phối liệu gồm có hai hoặc nhiều môi chất lạnh.

2.3 Hợp chất (compound)

Chất được tạo thành gồm có hai hoặc nhiều nguyên tử được liên kết hóa học với nhau theo các tỷ lệ xác định.

2.4 Hợp chất mạch vòng (cyclic compound)

Hợp chất hữu cơ có cấu trúc được đặc trưng bởi một vòng khép kín của các nguyên tử.

2.5 Chất đồng phân (isomers)

Hai hoặc nhiều hợp chất có cùng thành phần hóa học với các cấu trúc phân tử khác nhau.

CHÚ THÍCH Các chất đồng phân sẽ có các tính chất vật lý khác nhau.

VÍ DỤ R-600 (CH3CH2CH2CH3) có điểm sôi 00C và R-600a (CH(CH3)2CH3) có điểm sôi âm 120C. Cả hai hợp chất này chứa 4 nguyên tử cacbon và 10 nguyên tử hydro.

2.6 Thành phần danh nghĩa (nominal composition)

Thành phần pha lỏng của các hỗn hợp môi chất lạnh.

CHÚ THÍCH Đối với các hỗn hợp môi chất lạnh, xem Bảng 2 và Bảng 3.

2.7 Môi chất lạnh (refrigerant)

Môi chất dùng để truyền nhiệt trong hệ thống lạnh cơ học, hấp thụ nhiệt ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp của môi chất và thải nhiệt ở nhiệt độ cao hơn và áp suất cao hơn của môi chất và thường bao gồm các thay đổi pha của môi chất.

2.8 Khối lượng phân tử gam tương đối (relative molar mass)

Khối lượng có trị số bằng khối lượng phân tử gam được biểu thị bằng gam trên mol, trừ khi nó không có thứ nguyên.

2.9 Hợp chất hữu cơ không bão hòa (không no) (unsaturated organic compound)

Hợp chất hữu cơ (chứa cacbon) có chứa ít nhất một liên kết kép hoặc ba liên kết giữa các nguyên tử cacbon.

2.10 Hợp chất hữu cơ bão hòa (no) (saturated organic compound)

Hợp chất hữu cơ (chứa cacbon) chỉ có  các liên kết đơn giữa các nguyên tử cacbon.

2.11 Hỗn hợp không đồng sôi (zeotrope)

Hỗn hợp gồm có hai hoặc nhiều môi chất lạnh mà các thành phần của pha hơi và pha lỏng cân bằng của chúng không giống nhau tại bất cứ điểm nào.

3. Đánh số môi chất lạnh

3.1 Phải ấn định cho mỗi môi chất lạnh một số hiệu nhận dạng có từ 2 đến 4 chữ số như sau:

3.2 Các số hiệu nhận dạng được ấn định cho hydrocacbon, halocacbon và ete của metan, etan, propan và các dãy xiclobutan sao cho có thể xác định rõ ràng thành phần hóa học của các hợp chất từ các số hiệu của môi chất lạnh và ngược lại. Có thể xác định một cách tương tự cấu trúc phân tử đối với metan, etan và nhất là các dãy propan.

3.2.1 Chữ số thứ nhất ở bên phải là số lượng các nguyên tử flo (F) trong hợp chất.

3.2.2 Chữ số thứ hai từ bên phải là số lượng các nguyên tử hydro (H) trong hợp chất cộng thêm 1.

3.2.3 Chữ số thứ ba từ bên phải là số lượng các nguyên tử cacbon (C) trong hợp chất trừ đi 1. Khi chữ số này bằng 0 thì nó được loại bỏ đi khỏi số hiệu.

3.2.4 Chữ số thứ tư từ bên phải bằng số lượng các liên kết kép cacbon-cacbon trong hợp chất. Khi chữ số này bằng 0 thì nó được loại bỏ đi khỏi số hiệu.

3.2.5 Trong các trường hợp có sự hiện diện của brom (Br) và Iot (I) thì cũng áp dụng quy tắc tương tự, ngoại trừ chữ hoa B hoặc I đặt sau ký hiệu đối với hợp chất chứa clo và flo để chỉ sự hiện diện của brom và iot. Con số theo sau chữ B hoặc I chỉ số lượng các nguyên tử brom hoặc iot.

3.2.6 Số lượng các nguyên tử clo (Cl) trong hợp chất bằng hiệu số giữa tổng số các nguyên tử có thể liên kết với các nguyên tử cacbon (C) và tổng số các nguyên tử flo (F), brom (Br), iot (I) và hydro (H). Đối với các hợp chất hữu cơ bão hòa số lượng này là 2n + 2, trong đó n là số lượng các nguyên tử cacbon, số lượng là 2n đối với các hợp chất có một liên kết kép và các hợp chất mạch vòng bão hòa (no).

3.2.7 Các nguyên tử cacbon phải được đánh số theo trình tự của sự xuất hiện với số 1 được ấn định của nguyên tử cacbon cuối cùng với số lượng các nguyên tử hydro thay thế lớn nhất. Trong trường hợp cả hai nguyên tử cacbon cuối cùng chứa cùng một số lượng các nguyên tử halogen (khác nhau) thì số 1 được ấn định cho nguyên tử cacbon cuối cùng thứ nhất do có số lượng lớn nhất của các nguyên tố brom rồi đến clo, flo và iot.

3.2.8 Đối với các hợp chất mạch vòng, chữ C được dùng trước các số nhận dạng môi chất lạnh.

VÍ DỤ R-C318, PFC-C318.

3.2.9 Trong trường hợp các chất đồng phân trong dãy etan thì các đồng phân có cùng một số hiệu và là đồng phân đối xứng nhất được chỉ thị chỉ bởi một số. Vì các đồng phân ngày càng trở lên mất đối xứng cho nên phải thêm vào các chữ cái thường liên tiếp (nghĩa là a, b hoặc c). Tính đối xứng được xác định trước tiên bằng việc cộng khối lượng nguyên tử của các nguyên tử halogen và hydro được gắn vào mỗi nguyên tử cacbon. Xác định các hiệu số giữa các tổng số này và hiệu số có giá trị tuyệt đối càng nhỏ thì tính đối xứng của đồng phân càng cao.

3.2.10 Trong trường hợp các chất đồng phân trong dãy propan, các đồng phân có cùng một số hiệu và được phân biệt bởi hai chữ cái thường bổ sung thêm. Chữ cái bổ sung thứ nhất chỉ thị sự thay thế đối với nguyên tử cacbon trung tâm (C2):

-CCl2–                a

-CClF-               b

-CF2–                 c

-CClH-               d

-CFH-                e

-CH2–                 f

Đối với các chất dẫn xuất halogen của xiclopropan, nguyên tử cacbon có tổng lớn nhất của các khối lượng nguyên tử liên kết phải được xem là nguyên tử cacbon trung tâm; đối với các hợp chất này thì chữ số bổ sung thêm đầu tiên được bỏ qua. Chữ bổ sung thứ hai chỉ tính đối xứng tương đối của các chất thay thế đối với các nguyên tử cacbon cuối cùng (C1 và C3). Tính đối xứng được xác định trước tiên bằng cách cộng các khối lượng nguyên tử của các nguyên tử halogen và hydro kết hợp với các nguyên tử cacbon C1 và C3. Xác định các hiệu số giữa các tổng số này và hiệu số có giá trị tuyệt đối càng nhỏ thì tính đối xứng của chất đồng phân càng cao. Khác với dãy etan, tuy nhiên chất đồng phân đối xứng nhất có một chữ bổ sung thứ hai “a” (trái với chữ cái bổ sung đối với các chất đồng phân etan); các chất đồng phân có tính không đối xứng tăng lên được ấn định bởi các chữ cái liên tiếp. Bỏ qua các chữ cái bổ sung khi không có chất đồng phân nào được chấp nhận có tính không đối xứng và chỉ có số hiệu biểu thị rõ ràng cấu trúc của phân tử; ví dụ: CF3CF2CF3 được ký hiệu là R-218 mà không phải là R218ca; Một ví dụ về hệ thống này được cho trong Phụ lục A. Brom chứa các chất đồng phân dãy propan không được bổ sung thêm các chữ nêu trên bởi vì hiện chưa nhận dạng được các môi chất lạnh nào thuộc loại này.

3.3 Các chất môi lạnh gốc ete phải được ký hiệu với tiếp đầu ngữ “E” (để chỉ “ete”) đặt ngay trước số hiệu. Trừ các sự khác biệt sau đây, các ký hiệu số cơ bản đối với các nguyên tử hydro-cacbon phải được xác định theo tiêu chuẩn hiện hành về danh mục hydrocacbon (xem 3.2).

3.3.1 Các ete dimeltyl cacbon hai (ví dụ R-E125, CHF2-0-CF3) không cần đến các tiếp vĩ ngữ khác với các tiếp vĩ ngữ quy định trong 3.2.9 bởi vì sự hiện diện của tiền tố “E” đã đưa ra sự mô tả rất rõ ràng.

3.3.2 Đối với mạch thẳng, các ete cacbon ba, các nguyên tử cacbon phải được đánh số theo trình tự của sự xuất hiện, với số 1 được ấn định cho nguyên tử cacbon cuối cùng với số lượng các nguyên tử halogen lớn nhất. Trong trường hợp cả hai nguyên tử cacbon cuối cùng chứa cùng một số lượng các nguyên tử halogen (khác nhau), thì số 1 được ấn định cho nguyên tử cacbon cuối cùng thứ nhất do có số lượng lớn nhất của các nguyên tử brom rồi đến clo, flo và iot.

3.3.2.1 Phải bổ sung thêm vào sau các chữ tiếp vĩ ngữ một số nguyên nhận dạng nguyên tử cacbon thứ nhất được kết hợp với oxy ete (ví dụ R-E236ea2, CHF2-O-CHF-CF3)

3.3.2.2 Trong trường hợp các cấu trúc hydrocacbon đối xứng khác thì oxy ete phải được ấn định cho nguyên tử cacbon có vị trí chính trong công thức.

3.3.2.3 Trong trường hợp chỉ có duy nhất một đồng phân đối với phần hydrocacbon của cấu trúc ete như CF3-O-CF2-CF3 thì các chữ tiếp vĩ ngữ đã quy định trong 3.2.9 phải được bỏ đi. Trong ví dụ này, ký hiệu đúng phải là R-E218.

3.3.2.4 Các cấu trúc chứa hai nguyên tử oxy, di-ete phải được ký hiệu với hai số nguyên tiếp vĩ ngữ để chỉ các vị trí của các nguyên tử oxy ete.

3.3.3 Đối với các ete mạch vòng mang cả hai tiếp đầu ngữ “C” và “E” thì phải đặt “C” trước “E” như “CE” để chỉ “ete mạch vòng”. Đối với các ete mạch vòng có bốn thành phần bao gồm cacbon ba và một nguyên tử oxy ete, thì các ký hiệu số cơ bản phải được cấu trúc theo tiêu chuẩn hiện hành đối với danh mục hydrocacbon (phần 3.2)

3.4 Các hỗn hợp được ấn định cho một số môi chất lạnh trong dãy 400 hoặc 500.

3.4.1 Các hỗn hợp không đồng sôi phải được ấn định cho từng số nhận dạng trong dãy 400. Để phân biệt giữa các hỗn hợp không đồng sôi khác nhau có cùng các môi chất lạnh nhưng thành phần khác nhau, cần bổ sung thêm vào sau số hiệu một chữ hoa, (A, B, C…).

3.4.2 Các hỗn hợp đồng sôi phải được ấn định cho từng số nhận dạng trong dãy 500. Để phân biệt giữa các hỗn hợp đồng sôi khác nhau có cùng môi chất lạnh nhưng thành phần khác nhau, cần bổ sung thêm vào sau số hiệu một chữ hoa (A, B, C…)

3.5 Các hợp chất hữu cơ khác phải được ấn định cho từng số nhận dạng trong dãy 600.

3.6 Các hợp chất vô cơ phải được ấn định cho các số nhận dạng trong dãy 700 và 7 000.

3.6.1 Đối với các hợp chất có các khối lượng nguyên tử nhỏ hơn 100 thì số hiệu phải bằng tổng số của 700 và khối lượng phân tử tương đối, được làm tròn tới số nguyên gần nhất.

3.6.2 Đối với các hợp chất có các khối lượng phân tử lớn hơn 100 thì số nhận dạng phải bằng tổng số của 7 000 và khối lượng phân tử tương đối, được làm tròn tới số nguyên gần nhất.

3.6.3 Khi hai hoặc nhiều môi chất lạnh vô cơ có cùng khối lượng phân tử thì phải bổ sung thêm vào các chữ hoa (nghĩa là A, B, C…) cho từng môi chất lạnh theo thứ tự ký hiệu để phân biệt chúng với nhau.

4. Tiền tố của ký hiệu

4.1 Tiền tố chung

Số hiệu nhận dạng, như đã xác định theo Điều 3 có thể được đặt trước bởi chữ R hoặc từ “Môi chất lạnh” (“Các môi chất lạnh” nếu có nhiều hơn một).

VÍ DỤ R134a, Môi chất lạnh 134a, R 134a, R-134a.

4.2 Tiền tố thành phần – ký hiệu

Đối với các họ florocacbon và hydrocacbon, phải đặt trước số hiệu nhận dạng như đã xác định theo Điều 3 một chuỗi các chữ cái chỉ định các nguyên tố cấu thành hợp chất. Tiền tố thành phần ký hiệu phải bao gồm chữ cái đầu tiên của các nguyên tố chứa trong hợp chất. Nguyên tố đầu tiên được liệt kê phải là “H” đối với hydro nếu có và nguyên tố cuối cùng phải là “C” đối với cacbon. Các chữ cái trung gian phải biểu thị các halogen được liệt kê theo thứ tự sau: “I” đối với iot, “B” đối với brom, “C” đối với clo và “F” đối với flo. Tiền tố thành phần ký hiệu đối với ete phải thay “C” bằng “E”, ví dụ như HFE, HCFE và CFE liên quan đến hydrofloroete, hydroclofloroete và clofloroete. Ngoài ra, khi một hợp chất môi chất lạnh được flo hóa hoàn toàn thì phải sử dụng ký hiệu PFC.

VÍ DỤ 1 Cloflorocacbon 12 CCl2F2 CFC-12
VÍ DỤ 2 Hydrocloflorocacbon 22 CHClF2 HCFC-22
VÍ DỤ 3 Hydroflorocacbon 134a CH2FCF3 HFC-134a
VÍ DỤ 4 Pecflorocacbon 116 CF3CF3 PFC-116
VÍ DỤ 5 Hydrocacbon 600a CH3CH2CH2CH3 HC-600a
VÍ DỤ 6 Pecflorocacbon C318 PFC-C318

Có thể nhận dạng các hỗn hợp có các số hiệu đã ấn định bằng sự liên kết các tiền tố thành phần ký hiệu thích hợp của các thành phần riêng.

VÍ DỤ 7 (CFC/HFC-500).

Có thể nhận dạng các hỗn hợp không có các số hiệu đã ấn định khi sử dụng các tiền tố thành phần – ký hiệu thích hợp cho mỗi thành phần.

VÍ DỤ 8 HCFC-22/ HFC-152a/ CFC-114 [36/24/40]

5. Ký hiệu của môi chất lạnh và hỗn hợp môi chất lạnh

Xem các Bảng 1 đến Bảng 3.

Bảng 1 – Ký hiệu của môi chất lạnh

Số hiệu môi chất lạnh

Tiền tố thành phần Ký hiệu

Tên hóa học b

Công thức hóa học

Khối lượng phân tử gam a g/mol

Điểm sôi chuẩn a 0C

Dãy Metan
R – 11 CFC Tricloflorometan CCl3F

137,4

24

R – 12 CFC Diclodiflorometan CCl2F2

120,9

-30

R-12B1 BCFC Bromclodiflorometan CBrClF2

165,4

-4

R – 13 CFC Clotriflorometan CClF3

104,5

-81

R-13B1 BFC Bromtriflorometan CBrF3

148,9

-58

R – 14 PFC tetraflorometan (cacbon tetraflorua) CF4

88,0

-128

R – 21 HCFC Dicloflorometan CHCl2F

102,9

9

R – 22 HCFC Clodiflorometan CHClF2

86,5

-41

R – 23 HFC Triflorometan CHF3

70,0

-82

R – 30 HCC diclorometan (metylen clorua) CH2Cl2

84,9

40

R – 31 HCFC Cloflorometan CH2ClF

68,5

-9

R – 32 HFC diflorometan (metylen florua) CH2F2

52,0

-52

R – 40 HCC clorometan (metyl clorua) CH3Cl

50,5

-24

R – 41 HFC florometan (metyl florua) CH3F

34,0

-78

R – 50 HC Metan CH4

16,0

-161

Dãy etan
R – 113 CFC 1,1,2-triclo-1,2,2-trifloetan CCl2FCClF2

187,4

48

R – 114 CFC 1,2-diclo-1,1,2,2-tetrafloroetan CClF2CClF2

170,9

4

R – 115 CFC Clopentafloroetan CClF2CF3

154,5

-39

R – 116 PFC Hexafloroetan CF3CF3

138,0

-78

R – 123 HCFC 2,2-diclo-1,1,1-trifloroetan CHCl2CF3

153,0

27

R – 124 HCFC 2-clo-1,1,1,2-tetrafloroetan CHClFCF3

136,5

-12

R – 125 HFC Pentafloroetan CHF2CF3

120,0

-49

R – 134a HFC 1,1,1,2-tetrafloroetan CH2FCF3

102,0

-26

R – 141b HCFC 1,1-diclo-1-floroetan CH3CCl2F

117,0

32

R – 142b HCFC 1-clo-1,1-difloroetan CH3CClF2

100,5

-10

R – 143a HFC 1,1,1-trifloroetan CH3CF3

84,0

-47

R – 152a HFC 1,1-difloroetan CH3CHF2

66,0

-25

R – 170 HC etan CH3CH3

30,0

-89

Dãy propan
R – 218 PFC octafloropropan CF3CF2CF3

188,0

-37

R – 225ea HCFC 1,3-diclo-1,1,2,3,3-pentafloropropan CClF2CHFCClF2

202,9

R – 227ea HFC 1,1,1,2,3,3,3-heptafloropropan CF3CFHCF3

170,0

-16

R – 236fa HFC 1,1,1,3,3,3-hexafloropropan CF3CH2CF3

152,0

-1

R – 245fa HFC 1,1,1,3,3-pentafloropropan CHF2CH2CF3

134,0

15

R – 290 HC propan CH3CH2CH3

44,0

-42

Hợp chất hữu cơ mạch vòng
R – C318 PFC octafloroxyclobutan

200,0

-6

Các hợp chất hữu cơ có hydrocacbon khác
R – 600 HC butan CH3CH2CH2CH3

58,1

0

R – 600a HC 2-metyl propan (isobutan) CH(CH3)2CH3

58,1

-12

Các hợp chất oxy
R – 610   etyl ete CH3CH2OCH2CH3

74,1

35

R – 611   metyl focmat HCOOCH3

60,0

32

Hợp chất sunfua
R – 620   d d

d

d

Các hợp chất nitơ
R – 630   metyl amin CH3NH2

31,1

-7

R – 631   etyl amin CH3CH2(NH2)

45,1

17

Các hợp chất vô cơ
R – 702   Hydro H2

2,0

-253

R – 704   Heli He

4,0

-269

R – 717   amoniac NH3

17,0

-33

R – 718   nước H2O

18,0

100

R – 720   Neon Ne

20,2

-246

R – 728   Nitơ N2

28,1

-196

R – 732   Oxy O2

32,0

-183

R – 740   Acgon Ar

39,9

-186

R – 744   cacbon dioxit CO2

44,0

-78 c

R – 744A   nitơ oxit N2O

44,0

-90

R – 764   sunfua dioxit SO2

64,1

-10

Các hợp chất hữu cơ không bão hòa
R – 1132a HFC 1,1-difloroeten (viniliden florua) CH2=CF2

64,0

-82

R – 1150 HC eten (etylen) CH2=CH2

28,1

-104

R – 1270 HC propen (propylen) CH3CH=CH2

42,1

-48

a  Khối lượng phân tử và điểm sôi chuẩn không phải là một phần của tiêu chuẩn này. Điểm sôi chuẩn là nhiệt độ tại đó chất lỏng bão hòa ở áp suất khí quyển tiêu chuẩn (101,3 kPa).

b  Tên hóa học ưu tiên được kèm theo sau bởi tên thông thường trong ngoặc. Tên hóa học ưu tiên và công thức hóa học phù hợp với tài liệu tham khảo [4] và [5], xem thư mục.

c  Thăng hoa

d  Dự trữ cho sử dụng trong tương lai.

Bảng 2 – Ký hiệu môi chất lạnh của các hỗn hợp R400

Số hiệu môi chất lạnh

Thành phần danh nghĩa c
% khối lượng

Dung sai của thành phần
%

Điểm bắt đầu sôi/ Điểm đọng sương a 0C

R – 400 R – 12/114 d

 
R – 401A R – 22/152a/124 (53/13/34)

±2,0/+0,5 – 1,5/±1,0

-33,3/-26,4
R – 401B R – 22/152a/124 (61/11/28)

±2,0/+0,5 – 1,5/±1,0

-34,9/28,8
R – 401C R – 22/152a/124 (33/15/52)

±2,0/+0,5 – 1,5/±1,0

-30,5/-23,8
R – 402A R – 125/290/22 (60/2/38)

±2,0/+0,1 – 1,0/±2,0

-49,0/-46,9
R – 402B R – 125/290/22 (38/2/60)

±2,0/+0,1 – 1,0/±2,0

-47,0/-44,7
R – 403A R – 290/22/218 (5/75/20)

+0,2-2,0/±2,0/±2,0

-47,8/-44,3
R – 403B R – 290/22/218 (5/56/39)

+0,2-2,0/±2,0/±2,0

-49,2/-46,8
R – 404A R – 125/143a/134a (44/52/4)

±2,0/±1,0/±2,0

-46,2/-45,5
R – 405A R – 22/152a/142b/C318 (45/7/5,5/42,5)

±2,0/±1,0/±1,0/±2,0 b

-35,9/-24,5
R – 406A R – 22/600a/142b (55/4/41)

±2,0/±1,0/±1,0

-32,7/-23,5
R – 407A R – 32/125/134a (20/40/40)

±2,0/±2,0/±2,0

-45,3/-38,9
R – 407B R – 32/125/134a (10/70/20)

±2,0/±2,0/±2,0

-46,8/-42,5
R – 407C R – 32/125/134a (23/25/52)

±2,0/±2,0/±2,0

-43,6/-36,6
R – 407D R – 32/125/134a (15/15/70)

±2,0/±2,0/±2,0

-39,5/-32,9
R – 407E R – 32/125/134a (25/15/60)

±2,0/±2,0/±2,0

-42,9/-35,8
R – 408A R – 125/143a/22 (7/46/47)

±2,0/±1,0/±2,0

-44,6/-44,1
R – 409A R – 22/124/142b (60/25/15)

±2,0/±2,0/±1,0

-34,7/-26,4
R – 409B R – 22/124/142b (65/25/10)

±2,0/±2,0/±1,0

-35,6/-27,9
R – 410A R – 32/125 (50/50)

+0,5-1,5/+1,5-0,5

-51,4/-51,4
R – 410B R – 32/125 (45/55)

±1,0/±1,0

-51,3/-51,6
R – 411A R – 1270/22/152a (1,5/87,5/11,0)

+0,0-1,0/+2,0-0,0/+0,0-1,0

-39,5/-36,6
R – 411B R – 1270/22/152a (3/94/3)

+0,0-1,0/+2,0-0,0/+0,0-1,0

-41,6/-40,0
R – 412A R – 22/218/142b (70/5/25)

±2,0/±2,0/±1,0

-38,0/-28,7
R – 413A R – 218/134a/600a (9/88/3)

±1,0/±2,0/±0,0-1,0

-30,6/-27,9
R – 414A R – 22/124/600a/142b (51,0/28,5/4,0/16,5)

±2,0/±2,0/±0,5/+0,5-1,0

-34,0/-25,8
R – 414B R – 22/124/600a/142b (50,0/39,0/1,5/9,5)

±2,0/±2,0/±0,5/+0,5-1,0

-32,9/-24,3
R – 415A R – 22/152a (82,0/18,0)

±1,0/±1,0

-37,5/-34,7
R – 416A R – 134a/124/600 (59,0/39,5/1,5)

+0,5-1,0/+1,0-0,5/+0,1-0,2

-23,4/-21,8
R – 417A R – 125/134a/600 (46,6/50,0/3,4)

±1,1/±1,0/+0,1-0,4

-38,0/-32,9
R – 418A R – 290/22/152a (1,5/96,0/2,5)

±0,5/±1,0/±0,5

-41,2/-40,1
a  Các nhiệt độ “điểm bắt đầu sôi” và “điểm đọng sương” không phải là một phần của tiêu chuẩn này, chúng được cung cấp chỉ để tham khảo. “Điểm bắt đầu sôi” được định nghĩa là nhiệt độ chất lỏng bão hòa của môi chất lạnh: mà nhiệt độ tại đó môi chất lạnh lỏng bắt đầu sôi lần đầu tiên. Điểm bắt đầu sôi của một hỗn hợp môi chất lạnh không đồng sôi ở áp suất không đổi thấp hơn điểm đọng sương. “Điểm đọng sương” được định nghĩa là nhiệt độ hơi bão hòa của môi chất lạnh: mà nhiệt độ tại đó giọt cuối cùng của môi chất lạnh lỏng sôi. Điểm đọng sương của một hỗn hợp môi chất lạnh không đồng sôi ở áp suất không đổi cao hơn điểm bắt đầu sôi.

b  Các dung sai của thành phần đối với tổng của R 152a và R 142b là (+0/-2).

c  Các thành phần của hỗn hợp được liệt kê một cách quy ước theo thứ tự tăng lên của điểm bắt đầu sôi thông thường.

d  sẽ được quy định.

Bảng 3 – Ký hiệu môi chất lạnh của các hỗn hợp R500 1)

Số hiệu môi chất lạnh

Thành phần danh nghĩa d % khối lượng

Dung sai của thành phần %

Nhiệt độ đồng sôic 0C

Điểm bắt đầu sôi/ Điểm đọng sương a 0C

R – 500 R – 12/152a (73,8/26,2)

+1,0-0,0/+0,0-1,0

0

-33,6/-33,6

R – 501 R – 22/12 (75,0/25,0) b

-41

-40,5/-40,3

R – 502 R – 22/115 (48,8/51,2)

19

-45,2/-45,0

R – 503 R – 23/13 (40,1/59,9)

88

-87,8/-87,8

R – 504 R – 32/115 (48,2/51,8)

17

-57,1/-56,2

R – 505 R – 12/31 (78,0/22,0) b

115

R – 506 R – 31/114 (55,1/44,9)

18

R – 507A R – 125/143a (50/50)

+1,5-0,5/+0,5-1,5

-40

-46,7/-46,7

R – 508A R – 23/116 (39/61)

±2,0/±2,0

-86

-87,4/-87,4

R – 508B R – 23/116 (46/54)

±2,0/±2,0

-46

-87,0/-87,0

R – 509A R – 22/218 (44/56)

±2,0/±2,0

0

-49,8/-48,1

a  Các nhiệt độ “điểm bắt đầu sôi” và “điểm đọng sương” không phải là một phần của tiêu chuẩn này. “Điểm bắt đầu sôi” được định nghĩa là nhiệt độ chất lỏng bão hòa của môi chất lạnh: mà nhiệt độ tại đó môi chất lạnh lỏng bắt đầu sôi lần đầu tiên. Điểm bắt đầu sôi của một hỗn hợp môi chất lạnh không đồng sôi ở áp suất không đổi thấp hơn điểm đọng sương. “Điểm đọng sương” được định nghĩa là nhiệt độ hơi bão hòa của môi chất lạnh: mà nhiệt độ tại đó giọt cuối cùng của môi chất lạnh lỏng sôi. Điểm đọng sương của một hỗn hợp môi chất lạnh không đồng sôi ở áp suất không đổi cao hơn điểm bắt đầu sôi.

b  Thành phần chính xác của hỗn hợp đồng sôi này cần được nghiên cứu bổ sung thêm bằng thực nghiệm.

c Ở các điều kiện cân bằng pha hơi – lỏng (VLE).

d  Các thành phần của hỗn hợp được liệt kê một cách quy ước theo thứ tự tăng lên của điểm bắt đầu sôi thông thường.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Ví dụ về ký hiệu chất đồng phân

Bảng A.1 minh họa ký hiệu của các chất đồng phân đối với dãy etan có ba chất đồng phân diclotrifloroetan.

Bảng A.1 – Chất đồng phân của dãy etan

Chất đồng phân

Công thức hóa học

W1

W2

W1-W2

R -123 CHCl2CF3

71,9

57,0

14,9

R -123a CHClFCClF2

55,5

73,4

17,9

R -123b CCl2FCHF2

89,9

39,0

50,9

Trong đó W1  là tổng của khối lượng nguyên tử của halogen và của các halogen kết hợp với nguyên tử cacbon i.

Bảng A.2 minh họa ký hiệu của các chất đồng phân đối với dãy propan có chín chất đồng phân diclopentafloropropan

Bảng A.2 – Chất đồng phân của dãy propan

Chất đồng phân

Công thức hóa học

Nhóm C2 a

W1

W2

W1-W3

R – 225aa CF3CCl2CHF2

CCl2

57,0

39,0

18,0

R – 225ba CHClFCClFCF3

CClF

55,5

57,0

1,5

R – 225bb CClF2CClFCHF2

CClF

73,4

39,0

34,4

R – 225ca CHCl2CF2CF3

CF2

71,9

57,0

14,9

R – 225cb CHClFCF2CClF2

CF2

89,9

39,0

50,9

R – 225da CClF2CHClCF3

CHCl

73,4

57,0

16,4

R – 225ea CClF2CHFCClF2

CHF

73,4

73,4

0,0

R – 225eb CCl2FCHFCF2

CHF

89,9

57,0

32,9

Trong đó W1 là tổng các khối lượng nguyên tử của halogen và của các halogen kết hợp với nguyên tử cacbon i.
a  Nguyên tử cacbon (thứ hai) trung tâm.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6104 : 1996 (ISO 5149), Hệ thống máy lạnh dùng để làm lạnh và sưởi – Yêu cầu về an toàn.

[2] TCVN 5699-2-24 (IEC 60335-2-24), Thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự – An toàn -Phần 2-24: Yêu cầu cụ thể đối với tủ lạnh, tủ làm kem và làm nước đá.

[3] TCVN 5699-2-40 (IEC 60335-2-40), Thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương ứng – An toàn – Phần 2-40: Yêu cầu cụ thể đối với các bơm nhiệt, máy điều hòa không khí và máy hút ẩm.

[4] International Union of Pure and Applied Chemistry (IUPAC) Blue Book and Guide, Nomenclature of Organic Chemistry, “Blue book”, IUPAC, Pergamon Press, 1979. Edited by J.Rigaudy and S.P. Lkesney [ISBN 0-08-022369-9] (Sách xanh và hướng dẫn của Hiệp hội quốc tế về hóa học thuần túy và hóa học ứng dụng (IUPAC)). Thuật ngữ về hóa học hữu cơ “sách xanh” IUPAC, nhà xuất bản Pergamon, 1979, J.Rigaudy và S.P Lkesney biên soạn [ISBN.0-08-022369-9]).

[5] A Guide to IUPAC Nomenclature of Organic Compounds. Blackwell Scientific Publications. 1993. Edited by R.Panico, W.H. Powell and J.C. Richer. [ISBN 0-632-03488-2] (Sách tra cứu về thuật ngữ các hợp chất hữu cơ của Hiệp hội quốc tế về hóa học thuần túy và hóa học ứng dụng (IUPAC) – Ấn phẩm khoa học của Blackwell, 1993 do R.Panico, W.H. Powell và J.C. Richer biên soạn [ISBN 0-632-03488-2]).



1) Các môi chất lạnh đồng sôi có một số biểu hiện sự chia tách các thành phần ở các điều kiện nhiệt độ và áp suất khác với các điều kiện nhiệt độ và áp suất tại đó chúng được hợp thành. Mức độ chia tách phụ thuộc vào hỗn hợp đồng sôi riêng và cấu hình của thiết bị.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6739:2008 (ISO 817 : 2005) VỀ MÔI CHẤT LẠNH – HỆ THỐNG KÝ HIỆU
Số, ký hiệu văn bản TCVN6739:2008 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản