TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7899-3:2008 (ISO 13007-3 : 2004) VỀ GẠCH GỐM ỐP LÁT – VỮA, KEO CHÍT MẠCH VÀ DÁN GẠCH – PHẦN 3: THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI VỮA, KEO CHÍT MẠCH

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7899-3 : 2008

ISO 13007-3 : 2004

GẠCH GỐM ỐP LÁT – VỮA, KEO CHÍT MẠCH VÀ DÁN GẠCH – PHẦN 3: THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI VỮA, KEO CHÍT MẠCH

Ceramic tiles – Grouts and adhesives – Part 3: Terms, definitions and specifications for grouts

Lời nói đầu

TCVN 7899-3:2008 hoàn toàn tương đương ISO 13007-3:2004.

TCVN 7899-3:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 189 Sản phẩm gốm xây dựng biên soạn trên cơ sở đề nghị của Công ty TNHH MAPEI Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7899 (ISO 13007) với tên gọi chung là Gạch gốm ốp lát – Vữa, keo chít mạch và dán gạch, gồm các phần sau:

– Phần 1: Thuật ngữ, định nghĩa và yêu cầu kỹ thuật đối với vữa, keo dán gạch;

– Phần 2: Phương pháp thử vữa, keo dán gạch.

– Phần 3: Thuật ngữ, định nghĩa và yêu cầu kỹ thuật đối với vữa, keo chít mạch.

– Phần 4: Phương pháp thử vữa, keo chít mạch.

 

GẠCH GỐM ỐP LÁT – VỮA, KEO CHÍT MẠCH VÀ DÁN GẠCH – PHẦN 3: THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI VỮA, KEO CHÍT MẠCH

Ceramic tiles – Grouts and adhesives – Part 3: Terms, definitions and specifications for grouts

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho vữa, keo chít mạch gạch gốm ốp lát để ốp tường và lát nền phía trong và ngoài công trình.

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ liên quan đến sản phẩm, phương pháp thi công, các chỉ tiêu kỹ thuật đối với vữa, keo chít mạch gạch gốm ốp lát.

Tiêu chuẩn này quy định các mức chỉ tiêu yêu cầu đối với tất cả các loại vữa, keo chít mạch gạch gốm [vữa chít mạch gốc xi măng (CG) và keo chít mạch gốc nhựa phản ứng (RG)].

Tiêu chuẩn này không quy định các yêu cầu hoặc hướng dẫn thiết kế và lắp đặt gạch.

CHÚ THÍCH: Vữa, keo chít mạch gạch gốm ốp lát cũng có thể sử dụng cho các loại gạch khác (đá ốp lát thiên nhiên hoặc nhân tạo v.v… .), nếu vữa, keo không ảnh hưởng đến vật liệu.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).

TCVN 7899-2 : 2008 (ISO 13007-2 : 2005) Gạch gốm ốp lát – Vữa, keo chít mạch và dán gạch -Phần 2: Phương pháp thử vữa, keo dán gạch.

TCVN 7899-4 : 2008 (ISO 13007-4 : 2005) Gạch gốm ốp lát – Vữa, keo chít mạch và dán gạch – Phần 4: Phương pháp thử vữa, keo chít mạch.

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1Gạch ốp lát (wall and floor tiles)

Gạch làm từ gốm hoặc đá thiên nhiên và nhân tạo.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ, định nghĩa gạch ốp lát xem ISO 13006 (hoặc TCVN 7132:2002).

3.2Cht mạch gạch (grouting a tile surface)

Quá trình điền đầy vữa, keo vào khe giữa các viên gạch trừ khe co dãn.

3.3Vữa cht mạch gạch (tile grout)

Sản phẩm thích hợp cho việc chít vào khe giữa các viên gạch.

3.4Vữa chít mạch gốc xi măng (cementitious grout)

CG

Hỗn hợp gồm các chất kết dính thuỷ lực, cốt liệu, phụ gia hữu cơ và vô cơ.

CHÚ THÍCH: Xem thêm TCVN 7899-1 : 2008 (ISO 13007-1 : 2004), thuật ngữ 3.3.

3.5Keo cht mạch gốc nhựa phản ứng (reaction resin grout)

RG

Hỗn hợp đơn hoặc đa thành phần của nhựa tổng hợp cốt liệu, phụ gia hữu cơ và vô cơ đóng rắn nhờ phản ứng hóa học.

CHÚ THÍCH: Xem thêm TCVN 7899-1 : 2008 (ISO 13007-1 : 2004), thuật ngữ 3 5.

3.6Phụ gia lng (liquid admix)

Chất phân tán polyme dạng lỏng đặc biệt để trộn với vữa chít mạch gốc xi măng tại hiện trường

3.7Phương pháp thi công (working method)

Phương pháp chít vữa, keo vào khe giữa các viên gạch và làm sạch gạch

3.8Thời hạn sử dụng (shelf life)

Thời gian lưu giữ dưới điều kiện xác định mà vữa, keo chít mạch vẫn giữ được đặc tính làm việc.

3.9Thời gian ngấu (maturing time)

Khoảng thời gian kể từ lúc vữa, keo chít mạch được trộn xong đến lúc sẵn sàng đưa vào sử dụng.

3.10Thời gian công tác (pot-life)

Khoảng thời gian lớn nhất kể từ sau khi trộn mà vữa, keo sử dụng được.

3.11Thời gian cht mạch (grouting time)

Khoảng thời gian nhỏ nhất kể từ khi dán gạch xong đến khi có thể tiến hành chít mạch gạch.

3.12Thời gian làm sạch (cleaning time)

Khoảng thời gian kể từ khi chít mạch đến khi bắt đầu làm sạch bề mặt gạch.

3.13Thời gian đưa vào sử dụng (service time)

Thời gian ngắn nhất kể từ khi việc lắp đặt hoàn thành đến khi công trình có thể đưa vào sử dụng.

3.14Cường độ uốn (flexural strength)

Giá trị mà tại đó xác định được sự phá huỷ của mẫu vữa, keo bằng cách truyền lực uốn đến ba điểm

3.15Cường độ nén (compressive strength)

Giá trị mà tại đó xác định được sự phá huỷ của mẫu vữa, keo bằng cách truyền lực nén đến hai điểm đối xứng.

3.16Độ hút nước (water absorption)

Lượng nước được hấp thụ qua sự mao dẫn khi bề mặt vữa, keo tiếp xúc với nước.

3.17Độ co ngót (shrinkage)

Sự giảm thể tích vữa, keo trong quá trình đóng rắn.

3.18Độ chịu mài mòn (abrasion resistance)

Khả năng của vữa, keo chịu được mài mòn.

3.19Sự biến dạng ngang (transverse deformation)

Sự biến dạng theo phương ngang ghi lại được tại điểm giữa của thanh vữa, keo đã đóng rắn khi được chất tải tại ba điểm.

3.20Độ bền hóa (chemical resistance)

Khả năng của vữa, keo chống lại sự ăn mòn hóa học.

3.21Tnh chất cơ bản (fundamental characteristic)

Các đặc tính mà vữa, keo bắt buộc phải có.

3.22. Tính chất bổ sung (additional characteristic)

Các đặc tính của vữa, keo trong điều kiện sử dụng cụ thể khi có yêu cầu về tính năng ở mức cao hơn

4. Phân loại và ký hiệu qui ước

Va, keo chít mạch gạch gm được phân loại như sau:

a) hai loại vữa có các ký hiệu bằng chữ như sau:
1) vữa chít mạch gốc xi măng (3.4) CG
2) keo chít mạch gốc nhựa phản ứng (3.5) RG
b) mỗi loại có thể được chia thành:
1) hai cấp vữa, keo có các ký hiệu bằng số như sau:
i) vữa, keo chít mạch thông thường 1
ii) vữa, keo chít mạch chất lượng cao 2
2) với các tính chất bổ sung khác nhau, vữa, keo có ký hiệu là chữ kèm theo, như sau:
i) vữa, keo chít mạch đóng rắn nhanh F
ii) giảm độ hút nước W
iii) độ chịu mài mòn cao A

Đối với mỗi loại va, keo có thể gồm các cấp khác nhau tuỳ theo các đặc tính tuỳ chọn khác nhau, theo Bảng 1. Ký hiệu qui ước của va, keo chít mch gạch gm bao gồm các chữ cái (CG hoặc RG). kèm theo số của cp và/hoặc chữ cái tương ứng với các tính cht (F, A, và/hoặc W) của vữa, keo. Bảng 1 là ký hiệu qui ước của các loại vữa, keo chít mạch hiện hành.

Bảng 1 – Phân loại và ký hiu qui ước

Loại

Cp

Đặc tính

Mô tả

CG

1

 

Vữa chít mạch gốc xi măng thông thường

CG

1

F

Vữa chít mạch gốc xi măng đóng rn nhanh

CG

2

W

Vữa chít mạch gốc xi măng chất lượng cao có độ hút nước thp

CG

2

A

Vữa chít mạch gốc xi măng chất lượng cao có độ chu mài mòn cao

CG

2

WA

Vữa chít mạch gốc xi măng chất lượng cao có độ hút nước thp và độ chịu mài mòn cao

CG

2

WF

Vữa chít mạch gốc xi măng chất lượng cao, đóng rn nhanh và độ hút nước thp

CG

2

AF

Vữa chít mạch gốc xi măng cht lượng cao, đóng rn nhanh và độ chịu mài mòn cao

CG

2

WAF

Vữa chít mạch gốc xi măng chất lượng cao, đóng rắn nhanh, độ hút nước thp và độ chịu mài mòn cao

RG

1

 

Keo chít mạch gc nhựa phản ứng

5. Yêu cầu kỹ thuật

5.1. Vữa chít mạch gốc xi măng

Vữa chít mạch gốc xi măng phải đảm bảo các ch tiêu kỹ thuật cơ bn nêu trong Bng 2, va đóng rắn nhanh đm bảo các ch tiêu về đóng rắn nhanh phù hợp Bng 2. Bảng 3 quy định các ch tiêu bổ sung có thể được yêu cu theo điều kiện s dụng đặc biệt. Lượng nước và/hoặc phụ gia lỏng để trộn vữa phải như nhau trong tt cả các phép thử.

Không quy định đối với đặc tính biến dạng ngang [TCVN 7899-2 : 2000 (ISO 13007-2 : 2005, 4.5]. Tuy nhiên, đ cung cấp thêm thông tin, nhà sn xuất có th công bố các giá trị v biến dạng ngang.

Bng 2 – Yêu cầu kỹ thuật đi với vữa chít mạch gốc xi măng (CG)

Vữa chít mạch gốc xi măng

Tên chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

Tính cht cơ bản CG1

Đ chịu mài mòn

< 2 000 mm3

TCVN 7899-4
(ISO 13007-4), 4.4

Cường độ un trong điu kiện tiêu chuẩn

> 2,5 N/mm2

TCVN 7899-4
(ISO 13007-4), 4.1.3

Cường độ uốn sau các chu k đóng và tan băng

> 2,5 N/mm2

TCVN 7899-4
(ISO 13007-4), 4.1.5

Cường độ nén trong điều kiện tiêu chun

> 15 N/mm2

TCVN 7899-4
(ISO 13007-4), 4.1.4

Cường độ nén sau các chu kỳ đóng và tan băng

> 15 N/mm2

TCVN 7899-4
(ISO 13007-4), 4.1.5

Đ co ngót

< 3 mm/m

TCVN 7899-4
(ISO 13007-4), 4.3

Độ hút nước sau 30 min

< 5 g

TCVN 7899-4
(ISO 13007-4), 4.2

Độ hút nước sau 240 min

< 10 g

TCVN 7899-4
(ISO 13007-4), 4.2

Đóng rắn nhanh CG1F

Vữa chít mạch gc xi măng đóng rắn nhanh (CG1F) phi đáp ứng các yêu cầu của Bảng 2 đối với các chỉ tiêu cơ bản (CG1) ngoại tr yêu cầu v cường độ nén trong điu kiện tiêu chun phải đảm bảo trong 24h hoặc ít hơn.

 

 

Bảng 3 – Tính cht bổ sung đối với vữa chít mạch gc xi măng

Tên chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

Tính cht bổ sung

Độ chịu mài mòn cao (A)

 1 000 mm3

TCVN 7899-4 (ISO 13007-4), 4.4
Độ hút nước giảm sau 30 min (W)

≤ 2g

TCVN 7899-4 (ISO 13007-4), 4.2
Độ hút nước giảm sau 240 min (W)

≤ 5 g

TCVN 7899-4 (ISO 13007-4), 4.2

5.2. Keo chít mạch gc nhựa phản ứng

Keo chít mạch gốc nhựa phản ứng phải đảm bảo các ch tiêu theo Bảng 4

Bảng 4 – Yêu cầu kỹ thuật đối với keo chít mạch gốc nhựa phản ứng (RG)

Tên chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

Tính chcơ bản RG

Độ bn chống mài mòn

≤ 250 mm3

TCVN 7899-4
(ISO 13007-4), 4.4

Cường độ uốn trong điu kiện tiêu chun

≥ 30 N/mm2

TCVN 7899-4
(ISO 13007-4), 4.1.3

Cường độ nén trong điu kiện tiêu chun

≥ 45 N/mm2

TCVN 7899-4
(ISO 13007-4), 4.1.4

Độ co ngót

 1,5 mm/m

TCVN 7899-4
(ISO 13007-4), 4.3

Độ hút nước sau 240 min

≤ 0,1 g

TCVN 7899-4
(ISO 13007-4), 4.2

5.3. Độ bn hóa

Không quy định giá trị cụ thể hoặc hóa cht đối với chỉ tiêu độ bn hóa. Nếu có yêu cu đi với độ bn hóa, tiến hành th nghiệm theo TCVN 7899-2 : 2008 (ISO 13007-2 : 2005), 4.6. trong đó nồng độ hóa chất và nhiệt độ ngâm mẫu phải tương ng với điều kiện tiếp xúc. Môi trường th nghiệm phải tương đồng môi trường mà vật liệu bền hóa sẽ tiếp xúc thực tế. Điều kiện thử nghiệm (nhiệt độ v.v…) phải gần với điu kiện dự kiến sử dụng và tiếp xúc.

6. Ghi nhãn và bao gói

Sản phẩm phù hợp với của tiêu chun này phi được ghi nhãn rõ ràng vi các nội dung sau

a) tên sản phm;

b) tên, tên viết tắt và địa chỉ của cơ s sản xuất;

c) ngày và mã sản xuất, thời gian và điu kiện bảo quản;

d) viện dtiêu chuẩn này [TCVN 7899-3 : 2008 (ISO 13007-3 : 2004];

e) ký hiệu qui ước đối với vữa, keo theo điu 4 (xem Bảng 1);

f) hướng dẫn sử dụng

1) tỷ lệ trộn (nếu có);

2) thời gian ngấu (nếu có);

3) thời gian công tác;

4) phương pháp thi công;

5) thời gian chờ làm sạch và đưa vào sử dụng (nếu có);

6) môi trường sử dụng.

Trong trường hợp sản phẩm được sử dng trong môi trường đặc biệt, ký hiệu vữa, keo chít mạch phải thể hiện thông tin về các ch tiêu đc biệt tương ứng.

Thông tin này phải được ghi rõ trên bao gói và/hoặc trên tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 5669 (ISO 1513), Sơn và vecni – Kim tra và chun bị mẫu thử.

[2] ISO 13006 Ceramic tiles – Definitions, classification, characteristics and marking (Gạch gốm ốp lát – Định nghĩa, phân loại, các đặc tính và ghi nhãn).

[3] TCVN 7899-1 : 2008 (ISO 13007-1 : 2004), Gạch gốm ốp lát – Vữa, keo chít mạch và dán gạch – Phần 1: Thuật ngữ, định nghĩa và yêu cầu kỹ thuật đối với vữa, keo dán gạch.

[4] TCVN 2090 (ISO 15528), Sơn, vecni và nguyên liu cho sơn và vecni – Lấy mẫu.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7899-3:2008 (ISO 13007-3 : 2004) VỀ GẠCH GỐM ỐP LÁT – VỮA, KEO CHÍT MẠCH VÀ DÁN GẠCH – PHẦN 3: THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI VỮA, KEO CHÍT MẠCH
Số, ký hiệu văn bản TCVN7899-3:2008 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản