TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7959:2008 VỀ BLỐC BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP (AAC)
TCVN 7959 : 2008
BLỐC BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP (AAC)
Autoclaved aerated concrete blocks (AAC)
Lời nói đầu
TCVN 7959 : 2008 do Tiểu chuẩn ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC71/SC3 Sản phẩm bê tông biên soạn trên cơ sở đề nghị của Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Kiến trúc – Xây dựng AMAZING, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
BLỐC BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP (AAC)
Autoclaved aerated concrete blocks (AAC)
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các khối bê tông khí, đóng rắn trong điều kiện chưng áp (gọi tắt là blốc AAC), dùng cho các công trình xây dựng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi (nếu có).
TCVN 3113 Bê tông nặng – Phương pháp xác định độ hút nước.
3. Giải thích thuật ngữ
3.1. Blốc bê tông khí chưng áp (autoclaved aerated concrete blocks (AAC))
Sản phẩm được sản xuất từ vật liệu xi măng, vôi, cát thạch anh nghiền mịn, nước và chất tạo khí (có thể thay cát bằng các khoáng silic hoạt tính như xỉ bazơ dưới dạng nghiền mịn). Hỗn hợp vật liệu được trộn đều, tạo hình bằng khuôn thép. Trong thời gian bắt đầu đông kết phản ứng sinh khí tạo các lỗ rỗng kín làm cho hỗn hợp bê tông trương nở, nhờ đó bê tông có khối lượng thể tích thấp. Sau khi đông rắn sơ bộ sản phẩm được tháo khuôn, cưa thành từng blốc theo kích thước yêu cầu và được đưa vào thiết bị autoclave, tại đó sản phẩm phát triển cường độ trong môi trường hơi nước bão hòa có nhiệt độ và áp suất cao.
4. Phân loại
4.1. Theo cường độ nén, blốc AAC được phân thành các cấp: 2; 4; 6 và 8
4.2. Theo khối lượng thể tích khô, blốc AAC được phân thành các nhóm từ 400 đến 1 000.
5. Hình dạng và kích thước cơ bản
5.1. Blốc AAC có dạng khối hình hộp chữ nhật (xem Hình 1), mặt ngang (4) có thể phẳng hoặc khe chèn vữa.
CHÚ DẪN
1. Chiều dài 4. Mặt ngang
2. Chiều rộng 5. Mặt đứng
3. Chiều cao 6. Mặt cầu
Hình 1 – Mô tả hình dáng thông thường của blốc AAC trong kết cấu tường xây
5.2. Blốc AAC có kích thước giới hạn như sau:
Chiều dài, không lớn hơn 1 500 mm;
Chiều rộng, không lớn hơn 600 mm;
Chiều cao, không lớn hơn 1 000 mm.
CHÚ THÍCH Các kích thước cụ thể có thể tham khảo Phụ lục A.
5.3. Sai lệch kích thước cho phép đối với blốc AAC được quy định theo Bảng 1.
Bảng 1 – Sai lệch kích thước
Kích thước |
Sai lệch cho phép, mm |
Chiều dài |
+ 3 – 5 |
Chiều rộng |
± 3 |
Chiều cao |
+ 3 – 5 |
6. Yêu cầu kỹ thuật
Blốc AAC phải đảm bảo thẳng cạnh, các góc vuông, bề mặt phẳng.
Cường độ nén và khối lượng thể tích khô của blốc AAC phải phù hợp với quy định ở Bảng 3.
Bảng 3 – Cường độ nén và khối lượng thể tích khô
Cấp cường độ nén |
Cường độ nén, MPa (N/mm2) |
Khối lượng thể tích, kg/m3 |
||
giá trị trung bình |
giá trị đơn lẻ tối thiểu |
Khối lượng thể tích danh nghĩa |
Khối lượng thể tích trung bình |
|
2 |
2,5 |
2,0 |
400 |
từ lớn hơn 350 đến 450 |
500 |
từ lớn hơn 450 đến 550 |
|||
4 |
5,0 |
4,0 |
600 |
từ lớn hơn 550 đến 650 |
700 |
từ lớn hơn 650 đến 750 |
|||
800 |
từ lớn hơn 750 đến 850 |
|||
6 |
7,5 |
6,0 |
700 |
từ lớn hơn 650 đến 750 |
800 |
từ lớn hơn 750 đến 850 |
|||
8 |
10,0 |
8,0 |
800 |
từ lớn hơn 750 đến 850 |
900 |
từ lớn hơn 850 đến 950 |
|||
1000 |
từ lớn hơn 950 đến 1050 |
7. Ký hiệu quy ước
Ký hiệu quy ước đối với blốc AAC được thể hiện theo thứ tự các thông tin sau:
– tên sản phẩm (Blốc AAC);
– cấp cường độ nén;
– nhóm khối lượng thể tích khô;
– thứ tự kích thước theo chiều dài, chiều rộng và chiều cao, mm;
– viện dẫn tiêu chuẩn này.
VÍ DỤ: Blốc AAC có cường độ nén 2,5 MPa, khối lượng thể tích 500 kg/m3, dài 600 mm, rộng 200 mm và cao 150 mm, có ký hiệu quy ước như sau:
Blốc AAC 2 – 500 – 600x200x150 TCVN 7959:2008
8. Lấy mẫu
8.1. Mẫu blốc AAC được lấy ngẫu nhiên từ lô sản phẩm. Lô là những khối sản phẩm của cùng một loại, cùng một cấp cường độ và khối lượng thể tích khô tương ứng, được sản xuất trong cùng một khoảng thời gian tương ứng với khối lượng của một ngày sản xuất, nhưng không lớn hơn 100 m3.
8.2. Số lượng mẫu kiểm tra kích thước theo thỏa thuận. Nếu không có quy định riêng, tiến hành kiểm tra kích thước của toàn bộ số mẫu blốc AAC trước khi tiến hành thử khối lượng thể tích và cường độ nén.
Số lượng mẫu kiểm tra chỉ tiêu khối lượng thể tích và cường độ nén không ít hơn 3 mẫu blốc AAC đối với mỗi chỉ tiêu (6 mẫu blốc AAC chưa kể mẫu lưu).
9. Phương pháp thử
9.1. Kiểm tra kích thước
Trước khi kiểm tra kích thước, xem xét từng blốc AAC bằng mắt thường (có thể bằng kính nếu thường đeo) ở khoảng 60 cm, dưới ánh sáng ban ngày hay ánh sáng đèn có cường độ 300 Lux, ghi nhận xét.
Dùng thước đo kim loại có vạch chia đến 1mm, đo các kích thước dài, rộng và cao của từng blốc AAC. Ghi kết quả đơn lẻ và tính kết quả trung bình cho từng kích thước chính xác đến 0,5 mm.
9.2. Xác định khối lượng thể tích khô
9.2.1. Nguyên tắc
Xác định tỷ số giữa khối lượng mẫu khô và thể tích đo được của chính mẫu đó.
9.2.2. Dụng cụ, thiết bị
– Tủ sấy, có bộ phận điều chỉnh và ổn định ở nhiệt độ (105 ± 5) 0C.
– Thước lá kim loại có vạch chia đến 1 mm;
– Cân kỹ thuật, có khả năng cân mẫu chính xác đến 1g.
9.2.3. Chuẩn bị mẫu thử
Mẫu thử có hình lập phương, cạnh 100 mm ± 2 mm, hình trụ hoặc hình lăng tụ, được cắt ra từ mẫu blốc AAC, theo mô tả trên Hình 2a) hoặc Hình 2b) tương ứng.
Sấy mẫu ở nhiệt độ (105 ± 5) 0C đến khối lượng không đổi (khi chênh lệch giữa hai lần cân liên tiếp cách nhau 2 h không lớn hơn 0,2 % khối lượng mẫu).
Để nguội mẫu trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng.
CHÚ DẪN
A Hướng trương nở của bê tông khí trong quá trình sản xuất;
L Chiều dài của blốc AAC
Hình 2 – Mô hình cắt mẫu thử nghiệm
9.2.4. Cách tiến hành
Dùng thước lá đo kích thước từng mẫu, chính xác đến 1 mm và tính thể tích mẫu (V).
Cân khối lượng mẫu sau khi sấy khô (m), chính xác đến 1g.
9.2.5. Biểu thị kết quả
Khối lượng thể tích khô của mẫu (gv) tính bằng kg/m3, là tỷ số giữa khối lượng mẫu sau khi sấy khô (m) và thể tích tính được của mẫu thử (V), lấy chính xác đến 10 kg/m3.
9.2.6. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bảo đảm các thông tin sau:
– đặc điểm nhận dạng của mẫu blốc AAC thử nghiệm;
– các kích thước và nhận xét về mẫu thử sau khi gia công;
– các ghi nhận về sấy mẫu và độ ẩm của mẫu thử;
– khối lượng mẫu và thể tích tính toán của từng mẫu;
– giá trị khối lượng riêng từng viên mẫu và giá trị trung bình;
– các ghi nhận khác trong quá trình thử nghiệm;
– viện dẫn tiêu chuẩn này;
– ngày, tháng, năm và người tiến hành thử nghiệm.
9.3. Xác định cường độ nén
9.3.1. Thiết bị, dụng cụ
– Máy nén, máy nén phải có thang lực phù hợp sao cho tải trọng phá hủy mẫu nằm trong khoảng từ 20% đến 80% tải trọng phá hủy mẫu. Sai số của thang lực không vượt quá ± 20 %.
Máy nén phải có hai tấm má ép bằng thép độ cứng Vicker ít nhất là HV 600, hình vuông cạnh 100 mm ± 0,1 mm, chiều cao mỗi tấm lớn hơn hay bằng 10 mm. Dung sai độ phẳng cho toàn bộ diện tích tiếp xúc với mẫu là 0,01 mm.
– Cân kỹ thuật, chính xác đến 1g.
– Dụng cụ làm phẳng mặt mẫu
9.3.2. Mẫu thử và chuẩn bị thử
9.3.2.1. Chuẩn bị ít nhất 3 mẫu blốc AAC để thử nghiệm. Từ mỗi blốc AAC, cắt ba mẫu thử hình lập phương, kích thước cạnh 100 mm ± 2 mm, theo mô tả trên Hình 2a). Đánh dấu chiều cao của blốc AAC.
Bề mặt chịu nén của mẫu phải đảm bảo phẳng. Có thể mài hoặc trát thêm một lớp vữa thạch cao hay xi măng nếu cần.
9.3.2.2. Trước khi tiến hành thử nén, sấy mẫu ở nhiệt độ 70 0C ± 5 0C, sao cho độ ẩm của mẫu đạt từ 5% đến 15% khi xác định theo TCVN 3113.
9.3.3. Cách tiến hành
Đo kích thước từng mẫu đã chuẩn bị theo 9.3.2 (mẫu hình lập phương), chính xác đến 1 mm.
Đặt từng mẫu lên thiết bị thử sao cho nén được truyền theo chiều cao của mẫu.
Tùy theo cấp cường độ nén dự tính, chọn tốc độ gia tải như sau:
0,05 MPa trong một giây đối với cấp cường độ 2;
0,10 MPa trong một giây đối với cấp cường độ 4;
0,15 MPa trong một giây đối với cấp cường độ 6;
0,2 MPa trong một giây đối với cấp cường độ 8;
Thông thường, tốc độ gia tải thích hợp là sau khoảng một phút thì mẫu bị phá hủy.
Ghi lại tải trọng tại điểm mẫu bị phá hủy (F).
9.3.4. Biểu thị kết quả
a) Cường độ nén (R) của mẫu lập phương cạnh 100 mm (9.3.2), được tính bằng MPa, chính xác đến 0,1 Mpa (0,1 N/mm2), theo công thức sau:
trong đó,
F là tải trọng lớn nhất ghi được khi mẫu bị phá hủy, tính bằng Niutơn;
A là diện tích bề mặt chịu nén của mẫu, tính bằng milimét vuông.
b) Cường độ nén của blốc AAC nhận được bằng cách nhân cường độ nén của mẫu thử với hệ số điều chỉnh (d) theo bảng 4, lấy chính xác đến 0,1 MPa.
Kết quả là giá trị trung bình cộng của các giá trị cường độ nén đơn lẻ, loại bỏ giá trị có sai lệch lớn hơn 15 % so với giá trị trung bình. Ghi lại nhận xét.
Bảng 4 – Hệ số điều chỉnh (d) cường độ nén theo kích thước mẫu thử
Chiều rộng, mm Chiều caoa, mm |
50 |
100 |
150 |
200 |
³ 250 |
40 |
0,80 |
0,70 |
– |
– |
– |
50 |
0,85 |
0,75 |
0,70 |
– |
– |
65 |
0,95 |
0,85 |
0,75 |
0,70 |
0,65 |
100 |
1,15 |
1,00 |
0,90 |
0,75 |
0,75 |
150 |
1,30 |
1,20 |
1,10 |
0,90 |
0,95 |
200 |
1,45 |
1,35 |
1,25 |
1,10 |
1,10 |
³ 250 |
1,55 |
1,45 |
1,35 |
1,25 |
1,15 |
a Chiều cao mẫu sau khi gia công bề mặt |
9.3.5. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
– đặc điểm nhận dạng của mẫu blốc AAC thử nghiệm;
– các kích thước và nhận xét về mẫu thử;
– các ghi nhận về sấy mẫu và độ ẩm của mẫu thử;
– tải trọng phá hủy và cường độ nén của từng viên mẫu và của blốc AAC;
– các ghi nhận về thiết bị và thao tác trong quá trình thử nghiệm;
– viện dẫn tiêu chuẩn này;
– ngày tháng năm và người tiến hành thử nghiệm.
10. Ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
10.1. Ghi nhãn
Để dễ dàng phân biệt loại blốc AAC, cứ ít nhất 10 blốc lại có 1 blốc được đánh dấu bằng mực khó phai các dấu hiệu phân biệt cấp cường độ và nhóm khối lượng thể tích.
Mỗi lô blốc AAC phải có giấy chất lượng kèm theo trong đó ghi rõ:
– tên, tên viết tắt và địa chỉ cơ sở sản xuất;
– ký hiệu quy ước (theo điều 5);
– tháng năm sản xuất, xuất xưởng;
– hướng dẫn sử dụng và bảo quản;
– tính năng khác của sản phẩm (theo yêu cầu)
– viện dẫn tiêu chuẩn này.
10.2. Bảo quản, vận chuyển
Blốc AAC được bao gói tránh ẩm theo từng kiện và bảo quản theo từng nhóm kích thước.
Blốc AAC được vận chuyển bằng mọi phương tiện, đảm bảo tránh ẩm và các tác động gây sứt mẻ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng.
PHỤ LỤC A
(tham khảo)
Một số kích thước blốc AAC thông dụng
Bảng A.1 – Kích thước thông dụng đối với blốc AAC
Kích thước tính bằng milimét
Chiều dài |
Chiều rộng |
Chiều cao |
600 |
200 300 400 |
75 100 125 150 175 200 250 |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7959:2008 VỀ BLỐC BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP (AAC) | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7959:2008 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Xây dựng |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |