TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7883-8:2008 (IEC 60255-8:1990) VỀ RƠLE ĐIỆN – PHẦN 8: RƠLE ĐIỆN NHIỆT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7883-8 : 2008

RƠLE ĐIỆN – PHẦN 8: RƠLE ĐIỆN NHIỆT

Electrical relays – Part 8: Thermal electrical relays

Lời nói đầu

TCVN 7883-8 : 2008 thay thế TCVN 4159 : 1985;

TCVN 7883-8 : 2008 hoàn toàn tương đương với IEC 60255-8: 1990;

TCVN 7883-8 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Bộ tiêu chuẩn IEC 60255 còn có các tiêu chuẩn sau:

1) IEC 60255-3: 1989, Electrical relays – Part 3: Single input energizing quantily measuring relays with dependent or independent time

2) IEC 60255-5: 2000, Eletrical Relays – Part 5: Insulation coordination for measuring relays and protection equipment – Requirements and tests

3) IEC 60255-6: 1998, Electrical relays – Part 6: Measuring relays and protection equipment IEC 60255-11: 1979, Electrical relays – Part 1: Interruptions to and alternating component (ripple) in d.c. auxiliary energizing quantily of measuring relays

4) IEC 60255-12: 1980, Electrical relays – Part 12: Directional relays and power relays with two input energizing quantities

5) IEC 6025-13: 1980, Electrical relays – Part 13: Biased (percentage) differentical relays

6) IEC 60255-16: 1982, Electrical relays – Part 16: Impedance measuring relays

7) IEC 60255-21-1: 1988: Electrical relays – Part 21: Vibration, shock, bump and seismic tests on measuring relays and protection equipment – Section One: Vibration tests (sinusoidal)

8) IEC 60255-21-2: 1988, Electrical relays – Part 21: Vibration, shock, bump and seismic tests on measuring relays and protection equipment – Section Two: Shock and bump test

9) IEC 60255-21-3: 1993, Electrical relays – Part 21: Vibration, shock, bump and seismic tests on measuring relays and protection equipment – Section 3: Seismic tests

10) IEC 60255-22-1: 2007, Measuring relays and protection equipment – Part 22-1: Electrical disturbance tests – 1 MHz burst immunity tests

11) IEC 60255-22-2: 1996, Electrical relays – Part 22: Electrical disturbance tests for measuring relays and protection equipment – Section 2: Electrostatic discharge tests

12) IEC 60255-22-3: 2007, Measuring relays and protection equipment – Part 22-3: Electrical disturbance tests – Radiated electromagnetic field immunity

13) IEC 60255-22-4: 2002, Electrical relays – Part 22-4: Electrical disturbance tests for measuring relays and protection equipment – Electrical fast transient/burst immunity test

14) IEC 60255-22-5: 2002, Electrical relays – Part 22-5: Electrical disturbance tests for measuring relays and protection equipment – Surge immunity test

15) IEC 60255-22-6: 2001, Electrical relays – Part 22-6: Electrical disturbance tests for measuring relays and protection equipment – Immunity to conduted disturbances induced by radio frequency fields

16) IEC 60255-22-7: 2003, Electrical relays – Part 22-7: Electrical disturbance tests for measuring relays and protection equipment – Power frequency immunity tests

17) IEC 60255-24: 2001, Electrical relays – Part 24: Common format for transient data exchange (COMTRADE) for power systems

18) IEC 60255-25: 2000, Electrical relays – Part 25: Electromagnetic emission tests for measuring relays and protection equipment

19) IEC 60255-26: 2004, Electrical relays – Part 26: Electromagnetic compatibility requirements for measuring relays and protection equipment

20) IEC 60255-27: 2005, Measuring relays and protection equipment – Part 27: Product safety requirements

 

RƠLE ĐIỆN – PHẦN 8: RƠLE ĐIỆN NHIỆT

Electrical relays – Part 8: Thermal electrical relays

MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi áp dụng và đối tượng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho rơle đo điện phụ thuộc vào thời gian quy định để bảo vệ thiết bị không bị hỏng do nhiệt độ khi có dòng điện chạy qua bằng cách đo dòng điện chạy trong thiết bị bảo vệ.

1.1. Tiêu chuẩn này đề cập đến các loại rơle dưới đây:

a) rơle điện nhiệt có chức năng nhớ toàn bộ các điều kiện tải-dòng điện xảy ra trước các điều kiện làm ngắt rơle;

b) rơle điện có chức năng nhớ một phần, tức là chỉ nhớ các điều kiện dòng điện quá tải.

1.2. Tiêu chuẩn này cũng đề cập đến các yêu cầu cụ thể đối với rơle điện nhiệt sử dụng để bảo vệ động cơ.

Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm nêu các yêu cầu cụ thể đối với rơle điện nhiệt. Tiêu chuẩn này cần kết hợp với các tiêu chuẩn ở mức cao hơn trong bộ tiêu chuẩn IEC 60255.

2. Định nghĩa

Đối với các thuật ngữ chung không đề cập trong tiêu chuẩn này, xem bộ tiêu chuẩn IEC 60050 Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế. Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa sau:

2.1. Đường cong nóng (hot curve)

Đối với rơle điện nhiệt có chức năng nhớ toàn bộ, đường cong đặc tính thể hiện quan hệ giữa thời gian tác động quy định và dòng điện, có tính đến ảnh hưởng nhiệt của dòng điện tải ổn định trước khi xảy ra quá tải.

2.2. Đường cong lạnh (cold curve)

Đối với rơle điện nhiệt, đường cong đặc tính thể hiện quan hệ giữa thời gian tác động quy định và dòng điện, với rơle ở điều kiện chuẩn và ổn định và có dòng điện không tải chạy qua trước khi xảy ra quá tải.

2.3. Đại lượng hiệu chỉnh (Đại lượng bù) (correcting quantity (compensating quantity))

Đại lượng sửa đổi các đặc tính quy định của rơle theo cách quy định. Các đại lượng này có thể là nhiệt độ dầu, v.v…

2.4. Dòng điện cơ bản (basic current)

Giá trị giới hạn quy định của dòng điện tại đó rơle không được tác động.

CHÚ THÍCH: Dòng điện cơ bản đóng vai trò là dòng điện chuẩn để định nghĩa các đặc tính rơle điện nhiệt. Giá trị đặt của rơle điện nhiệt chính là giá trị dòng điện này.

2.5. Hằng số k (constant k)

Hằng số khi nhân với dòng điện cơ bản sẽ cho giá trị dòng điện mà độ chính xác của dòng điện tác động tối thiểu dựa vào.

2.6. Tỷ số tải trước (previous load ratio)

Tỷ số giữa dòng điện tải trước khi xảy ra quá tải và dòng điện cơ bản trong các điều kiện quy định.

MỤC 2. CÁC YÊU CẦU

3. Giá trị tiêu chuẩn

3.1. Đường cong đặc tính

Đặc tính thời gian-dòng điện có thể được nêu ra bằng công thức hoặc bằng phương pháp đồ thị. Công thức dùng cho mô hình nhiệt độ đơn giản được cho trong 3.1.1 và 3.1.2. Các đường cong đặc tính khác là được phép và cần được nhà chế tạo công bố. Xem ví dụ trong phụ lục A.

CHÚ THÍCH 1: Trong thực tế, ví dụ như trong thử nghiệm, sẽ thuận tiện nếu đưa ra đường cong đặc tính là sự kết hợp giữa các giá trị dòng điện và thời gian.

CHÚ THÍCH 2: Hằng số thời gian được sử dụng trong công thức cần như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố.

3.1.1. Đường cong lạnh

Đường cong tổng quát dùng cho rơle điện nhiệt, dựa vào hiệu ứng gia nhiệt và hằng số thời gian, được cho theo công thức sau:

trong đó

t           thời gian tác động;

t           hằng số thời gian;

IB          dòng điện cơ bản;

k          hằng số;

I           dòng điện qua rơle

Hình 1 – Đường cong lạnh

3.1.2. Đường cong nóng

Đường cong nóng liên quan đến việc nung nóng trước trên rơle có chức năng nhớ toàn bộ. Ví dụ, công thức có được bằng cách sửa đổi công thức dùng cho đường cong lạnh tổng quát cho dưới đây, được rút ra từ phụ lục B:

Trong đó Ip là dòng điện tải quy định trước khi xảy ra quá tải.

3.2. Dải giá trị danh nghĩa của các đại lượng cấp điện phụ trợ

Đối với các dải giá trị danh nghĩa khác với phạm vi ưu tiên từ 80 % đến 110 %, giới hạn của dải giá trị danh nghĩa phải được quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố.

3.3. Giá trị chuẩn tiêu chuẩn của các đại lượng và yếu tố gây ảnh hưởng

Giá trị chuẩn tiêu chuẩn và dung sai thử nghiệm của các đại lượng và yếu tố gây ảnh hưởng, giá trị dòng điện trước và đại lượng hiệu chỉnh được cho trong bảng 1, bảng 2 và bảng 3 tương ứng.

Bảng 1 – Điều kiện chuẩn và dung sai thử nghiệm của các đại lượng và yếu tố gây ảnh hưởng

 

Đại lượng và yếu tố gây ảnh hưởng

Điều kiện chuẩn

(xem chú thích)

Dung sai thử nghiệm

Tổng quát

Vị trí Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố 2° theo mọi hướng hoặc, đối với rơle tĩnh, như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố

Đại lượng đặc trưng và đại lượng cấp điện đầu vào

Giá trị đặt của dòng điện cơ bản Dòng điện quy định hoặc như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố
Biên độ (chuẩn để xác định sự biến đổi) Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố.

Đối với bảo vệ động cơ, hai lần hoặc sáu lần dòng điện cơ bản

Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố.

Đối với bảo vệ động cơ: ± 1 %

Thành phần quá độ một chiều trong điện xoay chiều 0 2 % giá trị đỉnh

Thời gian

Giá trị đặt Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố
(Các) tham số giá trị đặt của đường cong Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố

Đại lượng cấp điện phụ trợ

Điện áp (Các) giá trị danh định Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố
Thành phần một chiều trong điện xoay chiều 0 2 % giá trị đỉnh

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn quốc gia: điều kiện ứng dụng đặc biệt hoặc đặc tính của rơle có thể cần sử dụng các giá trị không tiêu chuẩn. Trong trường hợp này, nhà chế tạo phải công bố các giá trị chuẩn và dung sai. Ví dụ, ứng dụng đặc biệt có thể cần sử dụng nhiệt độ 40 °C làm giá trị chuẩn của nhiệt độ môi trường thay vì 20 °C.

Bảng 2 – Giá trị dòng điện trước trong trường hợp do ảnh hưởng của đại lượng gây ảnh hưởng

Đại lượng

Điều kiện chuẩn

Dung sai thử nghiệm

Dòng điện tải quy định trước khi xảy ra quá tải Đối với đường cong lạnh: 0 Không áp dụng
Đối với đường cong nóng: Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố
Tỷ số tải trước đối với bảo vệ động cơ Đối với đường cong nóng: 1,0 hoặc 0,9 do nhà chế tạo chọn ±1 %

Bảng 3 – Điều kiện chuẩn tiêu chuẩn và dung sai thử nghiệm của các đại lượng hiệu chỉnh khi đo ảnh hưởng của các đại lượng gây ảnh hưởng

Đại lượng hiệu chỉnh

Điều kiện chuẩn

Dung sai thử nghiệm

Dòng điện không cân bằng trong hệ thống nhiều pha hình sin Cân bằng Xem chú thích 8, bảng 2 của IEC 60255-6
Vận tốc của máy điện quay cần bảo vệ Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố.

Đối với bảo vệ động cơ: vận tốc danh định của động cơ

Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố.
Nhiệt độ các phần khác nhau của thiết bị cần bảo vệ (xem chú thích 1)
Nhiệt độ môi chất làm mát của thiết bị cần bảo vệ 20 °C hoặc được nhà chế tạo công bố (xem chú thích 2) ±2 °C

CHÚ THÍCH 1: Các giá trị của đại lượng hiệu chỉnh này thể hiện các điều kiện nhiệt độ trạng thái ổn định của thiết bị bảo vệ trước khi xảy ra quá tải. Ứng dụng này tùy thuộc vào nguyên lý của rơle.

CHÚ THÍCH 2: Cần được nhà chế tạo công bố chủ yếu khi sử dụng môi chất làm mát không phải là không khí.

3.4. Giá trị tiêu chuẩn của các giới hạn trong dải giá trị danh nghĩa của các đại lượng và yếu tố gây ảnh hưởng

Giá trị tiêu chuẩn của giới hạn trong dải giá trị danh nghĩa của đại lượng và yếu tố gây ảnh hưởng, giá trị dòng điện trước và các đại lượng hiệu chỉnh được cho trong các bảng 4, bảng 5 và bảng 6 tương ứng.

Bảng 4 – Giá trị tiêu chuẩn của các giới hạn trong dải giá trị danh nghĩa của các đại lượng và yếu tố gây ảnh hưởng

 

Đại lượng và yếu tố gây ảnh hưởng

Dải giá trị danh nghĩa

Tổng quát

Tốc độ thay đổi nhiệt độ môi trường Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố
Độ ẩm tương đối
Vị trí 5° theo mọi hướng hoặc, đối với rơle tĩnh, như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố
Trường từ bên ngoài Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố

Đại lượng đặc trưng và đại lượng cấp điện đầu vào

Biên độ Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố
Dạng sóng Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố.
Thành phần quá độ một chiều trong điện xoay chiều

Thời gian

Giá trị đặt Giới hạn của dải giá trị đặt
(Các) tham số giá trị đặt của đường cong Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố

Đại lượng cấp điện phụ trợ

Điện áp từ 80 % đến 110 % giá trị danh định
Tần số Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố
Dạng sóng

CHÚ THÍCH: Nhà chế tạo cần công bố các ảnh hưởng do thành phần quá độ một chiều trong điện xoay chiều nếu các ảnh hưởng này là đáng kể.

Bảng 5 – Giá trị giới hạn tiêu chuẩn trong dải giá trị danh nghĩa của dòng điện trước

Đại lượng

Dải giá trị danh nghĩa

Dòng điện tải quy định trước khi xảy ra quá tải từ 0 % đến 100 % dòng điện cơ bản

Đối với bảo vệ động cơ, ảnh hưởng của dòng điện tải trước được biểu thị bằng một tỷ số. Tỷ số này là dòng điện tải trước chia cho dòng điện cơ bản. Để thể hiện đường cong đặc tính, tỷ số này phải được chọn từ các giá trị dưới đây, ưu tiên giá trị có gạch chân:

1,0        0,9        0,8        0,7        0,6

Bảng 6 – Giá trị giới hạn tiêu chuẩn trong dải giá trị danh nghĩa của các đại lượng hiệu chỉnh

Đại lượng hiệu chỉnh

Dải giá trị danh nghĩa

Dòng điện không cân bằng trong hệ thống nhiều pha hình sin (xem chú thích 1 và 2) Rơle điện nhiệt có thể có nhiều cách đáp ứng với các đại lượng hiệu chỉnh nên không thể quy định các cách này và cần được nhà chế tạo công bố.
Tốc độ của máy điện quay cần bảo vệ
Nhiệt độ của các bộ phận khác nhau của thiết bị cần bảo vệ
Nhiệt độ của môi chất làm mát của thiết bị cần bảo vệ

CHÚ THÍCH 1: Điều này gồm cả việc quy định ảnh hưởng của các tác động nhiệt qua lại, nếu có, giữa các thành phần pha khác nhau của hệ thống nhiều pha.

CHÚ THÍCH 2: Nếu có yêu cầu, độ không cân bằng của dòng điện có thể được công bố ở dạng các thành phần thứ tự pha.

3.5. Hằng số k

Không có các giá trị tiêu chuẩn. Các giá trị tiêu chuẩn phải được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố. Đối với bảo vệ động cơ, giá trị này phải được chọn trong phạm vi từ 1,0 đến 1,2 và được nhà chế tạo công bố.

3.6. Dải giá trị đặt của dòng điện cơ bản

Không có dải giá trị đặt tiêu chuẩn. Dải này phải được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố. Dải này phải bao trùm dải giá trị từ 0,8 đến 1,1 lần dòng điện danh định.

3.7. Thời gian nhả khớp

Không có dải giá trị đặt tiêu chuẩn. Giá trị này phải được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố. Đối với rơle có chức năng nhớ một phần, ngoài thời gian nhả khớp, thời gian phục hồi trong trường hợp không đạt được điều kiện tác động có thể có liên quan. Nếu vậy, thời gian này phải được nhà chế tạo công bố.

4. Độ chính xác

4.1. Độ chính xác liên quan đến thời gian

4.1.1. Dải giá trị hiệu quả của dòng điện tác động

Dải giá trị hiệu quả của dòng điện tác động phải được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố. Giới hạn trên và giới hạn dưới của dải này phải được thể hiện bằng bội số của giá trị dòng điện cơ bản. Để bảo vệ động cơ, dải tiêu chuẩn phải là 1,25 k IB đến 8 IB.

4.1.2. Thời gian tác động quy định

Sai số giới hạn chuẩn của thời gian tác động quy định được nhà chế tạo đưa ra và có thể được nhân với các hệ số tương ứng với các giá trị khác nhau của dòng điện trong dải giá trị hiệu quả.

Có thể công bố sai số giới hạn chuẩn:

a) bằng đồ thị; hoặc

b) bằng sai số ấn định được chọn từ dải các chỉ số cấp chính xác (xem phụ lục C, điều C.1).

Đối với bảo vệ động cơ, phải áp dụng các giá trị dòng điện tương ứng, là bội số của dòng điện cơ bản, và các giá trị ấn định của sai số thời gian, là hệ số của chỉ số cấp chính xác liên quan đến thời gian.

Bội số của dòng diện cơ bản

1,25 k

(xem chú thích)

1,5

2

6

8

Bội số của chỉ số cấp chính xác liên quan đến thời gian

4

4

2

1

2

CHÚ THÍCH: Hằng số k chỉ quan trọng đối với bội số nhỏ nhất của dòng điện cơ bản vì ảnh hưởng lên thời gian tác động trong vùng này là lớn hơn.

4.1.3. Ảnh hưởng của dòng điện trước và đại lượng hiệu chỉnh đến thời gian quy định

Đối với đường cong lạnh, dòng điện ban đầu bằng không và đối với đường cong nóng thì giá trị dòng điện ban đầu phải được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố. Đối với đường cong nóng, để bảo vệ động cơ giá trị dòng điện trước phải được chọn theo bảng 5. Giá trị của các đại lượng hiệu chỉnh (nếu có) phải được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố.

4.2. Độ chính xác liên quan đến dòng điện tác động

4.2.1. Sai số ấn định

Đối với rơle dòng điện nhiệt, sai số ấn định giữa giá trị tác động đo được và k lần giá trị dòng điện cơ bản phải do nhà chế tạo chọn từ chỉ số cấp chính xác trong các tài liệu mức cao hơn. Đối với bảo vệ động cơ thì không tính đến chỉ số cấp chính xác 20 %. Xem ví dụ trong phụ lục C, điều C.2.

4.2.2. Ảnh hưởng của sự thay đổi các đại lượng hiệu chỉnh đến dòng điện

Như quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc được nhà chế tạo công bố.

MỤC 3. PHƯƠNG PHÁP THỬ

5. Thử nghiệm liên quan đến đặc tính tác động và độ chính xác

5.1. Quy định chung

Phải tuân thủ các điều kiện quy định trong điều 13 của IEC 60255-6 khi thực hiện các thử nghiệm để xác định sai số liên quan đến thời gian hoặc dòng điện kích thích đầu vào.

5.2. Xác định sai số liên quan đến dòng điện kích thích đầu vào

5.2.1. Phép đo dòng điện tác động tối thiểu

Để xác định dòng điện tác động tối thiểu, giá trị dòng điện đầu vào phải thấp hơn giá trị do nhà chế tạo quy định [k.IB(1-chỉ số cấp chính xác/100)]. Dòng điện phải được tăng theo các nấc nhỏ so với độ chính xác công bố cho đến khi thiết bị tác động. Phải có khoảng thời gian thích hợp liên quan đến đặc tính tác động giữa từng lần tăng dòng điện để cho phép lấy tích phân (nếu thích hợp). Điều chỉnh giá trị đặt (nếu có) thời gian tác động của rơle phải thực hiện ở giá trị chuẩn của nó.

5.2.2. Ảnh hưởng lên dòng điện tác động tối thiểu

Sự thay đổi do các đại lượng và yếu tố gây ảnh hưởng lên dòng điện tác động tối thiểu phải được xác định theo 5.2.1. Khi giá trị đặt của thời gian hoặc dòng điện là yếu tố gây ảnh hưởng thì sự thay đổi phải được xác định cho ít nhất ba điểm đặt do nhà chế tạo công bố.

5.2.3. Thay đổi dòng điện do nối mạch dòng điện

Trong các trường hợp cụ thể có thể có những thay đổi do cách nối mạch dòng điện bên ngoài khác nhau đến cùng một rơle, ví dụ nối hai pha thay vì nối ba pha. Nếu có liên quan, nhà chế tạo phải công bố ảnh hưởng lên dòng điện tác động tối thiểu của rơle.

5.3. Xác định sai số liên quan đến thời gian quy định

5.3.1. Xác định đường cong lạnh

Hình 1 đưa ra một ví dụ về mạch điện thử nghiệm để xác định đường cong lạnh.

Điều kiện thử nghiệm: dòng điện đầu vào phải thay đổi ngay từ “không” đến bội số thích hợp của IB. Phải có khoảng thời gian đủ để rơle quay về trạng thái ban đầu trước khi đặt lại dòng điện.

5.3.2. Xác định (các) đường cong nóng

Hình 2 đưa ra một ví dụ về mạch điện thử nghiệm để xác định (các) đường cong nóng của rơle có chức năng nhớ toàn bộ. Điều kiện thử nghiệm: rơle phải được cấp điện với dòng ứng với “tỷ số tải trước” trong thời gian do nhà chế tạo quy định để rơle đạt được cân bằng nhiệt tại điểm đó. Sau đó rơle phải được cấp điện ở bội số thích hợp của dòng điện cơ bản IB.

Tiếp theo, để rơle trở về và ổn định ở dòng điện tải trước trong khoảng thời gian do nhà chế tạo quy định trước khi thực hiện thử nghiệm tiếp theo.

5.3.3. Ảnh hưởng lên thời gian tác động ở 2 IB và 6 IB (chỉ đối với bảo vệ động cơ)

Sự thay đổi do các đại lượng và yếu tố gây ảnh hưởng lên thời gian tác động ở 2 IB và 6IB phải được xác định theo 5.2.1 và 5.2.2.

Khi giá trị đặt của thời gian hoặc dòng điện chính là yếu tố gây ảnh hưởng thì phải xác định sự thay đổi trong ít nhất ba điểm đặt do nhà chế tạo công bố.

5.3.4. Thay đổi thời gian do nối mạch điện

Trong các trường hợp cụ thể có thể có những thay đổi do cách nối mạch điện bên ngoài khác nhau đến cùng một rơle, ví dụ nối hai pha thay vì nối ba pha. Nếu có liên quan, nhà chế tạo phải công bố ảnh hưởng lên dòng điện tác động tối thiểu của rơle.

6. Thử nghiệm các yêu cầu nhiệt

6.1. Thử nghiệm giá trị chịu nhiệt giới hạn trong thời gian tác động của rơle (chỉ để bảo vệ động cơ)

Rơle phải chịu một lần đặt dòng điện 12 IB (hoặc giá trị lớn nhất do nhà chế tạo công bố) vào mạch dòng điện kích thích đầu vào trong thời gian tác động của rơle.

Cả giá trị đặt dòng điện và thời gian phải là các giá trị lớn nhất. Sau thử nghiệm và phục hồi lại các điều kiện chuẩn, rơle phải phù hợp với các yêu cầu quy định.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Đường cong đặc tính, đường cong lạnh

Cho phép sử dụng các đường cong đặc tính không phải đường cong tổng quát, dựa trên hiệu ứng gia nhiệt và hằng số thời gian (xem 3.1), và cần được nhà chế tạo quy định.

Ví dụ, bỏ qua tiêu tán nhiệt vì thời gian ngắn, đường cong đặc tính có thể dựa trên công thức:

t =

Công thức này có hiệu lực đối với các dòng điện cao hơn dòng điện k.IB. Đặc tính này có thể liên quan đến các rơle có chức năng nhớ một phần.

Phụ lục B

(tham khảo)

Đường cong đặc tính, đường cong nóng

B.1. Sửa đổi đường cong lạnh tổng quát (xem 3.1.1) bằng cách xem xét nhiệt độ của các rơle nhiệt tương tự

Nên công thức trên có thể viết thành:

B.2. Nhà chế tạo có thể đưa ra đường cong cân bằng nhiệt như trong ví dụ cho dưới đây với tỷ số tải trước p là một tham số

p =

dòng điện tải trước khi xảy ra quá tải

dòng điện cơ bản

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Ví dụ xác định độ chính xác

Chỉ số cấp chính xác liên quan đến thời gian và chỉ số cấp chính xác liên quan dòng điện là khác nhau.

C.1. Chỉ số cấp chính xác liên quan đến thời gian

C.1.1. tại I = n’.IB:

sai số ấn định   = chỉ số cấp chính xác

= 5 %               (ví dụ)

C.1.2. tại I = n’’.IB:

sai số ấn định   = (chỉ số cấp chính xác).m’’

= 5 %.m’’          (ví dụ)

C.1.3. tại I = n’’’.IB:

sai số ấn định   = (chỉ số cấp chính xác).m’’’

= 5 %.m’’’         (ví dụ)

n = bội số của dòng điện cơ bản

m = bội số của chỉ số cấp chính xác ứng với n

C.2. Chỉ số cấp chính xác liên quan đến dòng điện

Sai số ấn định có liên quan đến giá trị k.IB.

Tại t ® ¥, sai số ấn định = chỉ số cấp chính xác

= 2,5 % (ví dụ)

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

Mục 1: Quy định chung

1. Phạm vi áp dụng

2. Định nghĩa

Mục 2: Các yêu cầu

3. Giá trị tiêu chuẩn

4. Độ chính xác

Mục 3: Phương pháp thử

5. Thử nghiệm liên quan đến đặc tính tác động và độ chính xác

6. Thử nghiệm các yêu cầu nhiệt

Phụ lục A (tham khảo) – Đường cong đặc tính, đường cong lạnh

Phụ lục B (tham khảo) – Đường cong đặc tính, đường cong nóng

Phụ lục C (tham khảo) – Ví dụ xác định độ chính xác

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7883-8:2008 (IEC 60255-8:1990) VỀ RƠLE ĐIỆN – PHẦN 8: RƠLE ĐIỆN NHIỆT
Số, ký hiệu văn bản TCVN7883-8:2008 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Điện lực
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản