TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7599:2007 VỀ THUỶ TINH XÂY DỰNG – BLỐC THUỶ TINH RỖNG
TCVN 7599 : 2007
THỦY TINH XÂY DỰNG – BLỐC THỦY TINH RỖNG
Glass in building – Hollow glass blocks
Lời nói đầu
TCVN 7599 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC160 Thủy tinh trong xây dựng biên soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỦY TINH XÂY DỰNG – BLỐC THỦY TINH RỖNG
Glass in building – Hollow glass blocks
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho blốc thủy tinh rỗng được sản xuất bằng phương pháp ép gắn nóng từ hai nửa khối hộp thủy tinh hệ natri canxi silicat, dùng trong kết cấu xây dựng không chịu lực.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi (nếu có).
TCVN 1046 : 2004 (ISO 719 :1985) Thủy tinh – Độ bền nước của hạt thủy tinh ở 98 oC – Phương pháp thử và phân cấp.
TCVN 6016 : 1995 (ISO 679 : 1989) Xi măng – Phương pháp thử – Xác định độ bền. TCVN 7219 : 2002 Kính tấm xây dựng – Phương pháp thử.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Blốc thủy tinh rỗng (hollow glass block)
Hai nửa khối hộp thủy tinh được gắn nóng tạo thành một khoang rỗng kín khí.
3.2. Mặt chính của blốc thủy tinh rỗng (surface of hollow glass block)
Mặt lấy ánh sáng và trang trí cho công trình xây dựng.
3.3. Mặt xây của blốc thủy tinh rỗng (work surface of hollow glass block)
Mặt ghép hai nửa blốc, có quét một lớp vật liệu màu trắng.
3.4. Độ lệch khối của blốc thủy tinh rỗng (twisting or misalignment of hollow glass block)
Sai lệch mặt xây của blốc thủy tinh so với mặt phẳng chuẩn.
4. Kiểu và kích thước cơ bản
4.1. Kiểu và kích thước cơ bản của blốc thủy tinh rỗng được quy định ở Bảng 1 và mô tả trên Hình 1.
Bảng 1 – Kiểu và kích thước cơ bản của blốc thủy tinh rỗng
Đơn vị tính bằng milimét
Kiểu dáng |
Ký hiệu |
Kích thước danh nghĩa |
||
chiều dài, L |
chiều rộng, H |
chiều dày, T |
||
Blốc mặt vuông |
B 115 x 115 x 80 B 145 x 145 x 95 B 190 x 190 x 95 B 197 x 197 x 98 B 300 x 300 x 95 |
115 145 190 197 300 |
115 145 190 197 300 |
80 95 95 98 95 |
Blốc mặt chữ nhật |
B 190 x 90 x 80 B 197 x 95 x 98 B 300 x 40 x 95 |
190 197 300 |
90 95 140 |
80 98 95 |
Chú thích Các kích thước khác theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng. |
Chú giải | L – Chiều dài; | H – Chiều rộng; | T – Chiều dày |
Hình 1 – Ví dụ về kiểu, dáng của blốc thủy tinh rỗng
5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1. Sai lệch kích thước
Tùy theo kích thước ngoài của blốc thủy tinh rỗng, sai lệch kích thước được qui định theo Bảng 2.
Bảng 2 – Sai lệch kích thước
Đơn vị tính bằng milimét
Kích thước |
Sai lệch cho phép |
L, H < 100 |
± 1 |
100 ≤ L, H < 200 |
± 1,5 |
L, H ≥ 200 |
± 2 |
20 ≤ T < 100 |
± 1,5 |
T ≥ 100 |
± 2 |
T < 20 |
_ |
5.2. Độ lệch khối
Sai lệch cho phép đối với độ lệch khối không lớn hơn: 0,8 mm/100 mm cạnh dài
5.3. Yêu cầu ngoại quan
Khuyết tật ngoại quan của blốc thủy tinh rỗng không vượt quá quy định của Bảng 3.
Bảng 3 – Khuyết tật ngoại quan
Dạng khuyết tật |
Mức |
Nứt, rạn chân chim, dị vật ≥ 1 mm |
không có |
Vân, bọt khí, dị vật < 1 mm |
cho phép có |
5.4. Các chỉ tiêu kỹ thuật
Các chỉ tiêu kỹ thuật của blốc thủy tinh rỗng quy định tại Bảng 4.
Bảng 4 – Chỉ tiêu kỹ thuật
Tên chỉ tiêu |
Mức |
1. Độ bền nước, không nhỏ hơn |
cấp 3 |
2. Độ bền nén, MPa, không nhỏ hơn |
4,4 |
3. Độ bền sốc nhiệt |
đạt yêu cầu |
6. Phương pháp thử
6.1. Mẫu thử
Chuẩn bị ít nhất 10 viên blốc thủy tinh, sao cho đại diện cho cả lô sản phẩm, để kiểm tra sai lệch kích thước và ngoại quan. Từ số viên mẫu đã qua kiểm tra và đạt các chỉ tiêu ngoại quan và kích thước, lấy ra 7 mẫu để thử độ bền sốc nhiệt và 3 mẫu để thử độ bền nén và độ bền nước.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng các phần mẫu đã qua thử nghiệm độ bền nén để xác định độ bền nước.
6.2. Kiểm tra kích thước
Dùng thước cặp, thước lá có độ chính xác 1 mm, đo các kích thước cạnh thực của blốc thủy tinh tại điểm giữa các cạnh blốc. Tính toán sai lệch kích thước so với kích thước thiết kế. Chiều dày blốc thủy tinh được đo tại bốn điểm của bốn góc vuông.
Kết quả là giá trị trung bình của các kết quả đo và làm tròn đến hàng thập phân thứ nhất.
6.3. Kiểm tra khuyết tật ngoại quan
Quan sát và đánh giá blốc thủy tinh từ một khoảng cách 0,60 m với ánh sáng ban ngày hoặc 1,5 m với nguồn sáng khuếch tán có độ rọi từ 430 lx đến 540 lx. Nguồn sáng được chiếu trực tiếp và vuông góc với bề mặt quan sát.
6.4. Xác định độ bền nước
Theo TCVN 1046 : 2004 (ISO 719 :1985).
6.5. Xác định độ lệch khối
Áp sát mặt chính của blốc thủy tinh vào tấm ke góc (1), dùng dưỡng (3) đo khe hở lớn nhất tạo thành giữa mặt xây và mặt còn lại của tấm ke góc, chính xác đến 0,1 mm (Hình 2).
Chú giải
1 tấm ke góc
2 blốc thủy tinh
3 dưỡng
Hình 2 – Mô tả thử độ lệch khối của blốc thủy tinh
6.6. Xác định độ bền nén
6.6.1. Nguyên tắc
Xác định khả năng chịu tải trọng đến phá hủy của blốc thủy tinh ở hai bề mặt xây.
6.6.2. Thiết bị
– Máy nén thủy lực, có dải đo lớn hơn cường độ blốc bê tông thử.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng máy nén mẫu bê tông để thử cường độ blốc thủy tinh.
6.6.3. Chuẩn bị mẫu thử
Lấy 3 mẫu blốc thủy tinh không có khuyết tật ngoại quan theo 6.1 để thử độ bền nén.
Chuẩn bị vữa xi măng theo TCVN 6016 : 1995 (ISO 679 : 1989) với cường độ nén sau khi bảo dưỡng 7 ngày đêm ở nhiệt độ 27 oC ± 2 oC, độ ẩm không khí 80 % đến 90 %, không nhỏ hơn 10 MPa để thử.
Lớp vữa trên bề mặt ép mẫu song song với mặt chính của blốc (L x H) và vuông góc với mặt xây (L x T) phải đồng đều và bằng (10 ± 3) mm (Hình 3).
6.6.4. Cách tiến hành
Đo và xác định diện tích mặt ép mẫu (S) trước khi trát vữa và bảo dưỡng mẫu.
Tiến hành ép mẫu với tốc độ tăng tải khoảng 0,2 MN/m2 trong một giây, cho đến khi mẫu vỡ. Ghi tải trọng phá hủy blốc thủy tinh (P).
Kích thước tính bằng centimét
Hình 3 – Mô tả thử độ bền nén của blốc thủy tinh
6.6.4. Biểu thị kết quả
Độ bền nén RN, tính bằng MPa, theo công thức:
RN =
trong đó:
P là tải trọng phá hủy, tính bằng Niutơn (N);
S là tiết diện bề mặt ép, tính bằng milimét vuông (mm2).
Kết quả là giá trị trung bình của 3 giá trị thử, chính xác đến 0,1 MPa.
6.7. Xác định độ bền sốc nhiệt
6.7.1. Nguyên tắc
Xác định khả năng chịu nóng lạnh đột ngột blốc thủy tinh với nhiệt độ chênh lệch là 40 oC.
6.7.2. Dụng cụ
– thùng nước nóng và thùng nước lạnh, có khả năng điều chỉnh nhiệt độ để chênh lệch nhiệt độ giữa hai thùng đảm bảo 40 oC ± 2 oC.
– nhiệt kế 100 oC;
– dụng cụ gắp mẫu thử.
6.7.3. Cách tiến hành
Chuẩn bị 7 mẫu blốc thủy tinh sau khi thử đạt các chỉ tiêu ngoại quan (6.1) để thử.
Chuẩn bị một thùng nước lạnh ở nhiệt độ 25 oC và một thùng nước nóng ở 65 oC. Cho mẫu thử vào thùng nước nóng sao cho mẫu ngập hoàn toàn trong thời gian từ 5 phút đến 7 phút. Sau đó, lấy mẫu ra và nhúng chìm hoàn toàn vào thùng nước lạnh. Đảm bảo nhiệt độ giữa hai thùng luôn chênh lệch khoảng 40 oC ± 2 oC. Lưu mẫu một phút trong thùng nước lạnh rồi lấy ra, lau khô và quan sát.
6.7.4. Đánh giá kết quả
Nếu blốc thủy tinh sau khi thử nóng lạnh và không xuất hiện vết nứt thì đạt yêu cầu về độ bền sốc nhiệt.
7. Ghi nhãn, bao gói và bảo quản
7.1. Nhãn hiệu của nhà sản xuất được ghi trên bề mặt xây của blốc thủy tinh.
7.2. Blốc thủy tinh được đóng trong thùng các tông, có vách ngăn bằng bìa giữa các viên, đặt đứng theo chiều xây.
Trên thùng các tông có nhãn với các thông tin sau:
– tên, tên viết tắt hoặc nhãn hiệu của cơ sở sản xuất;
– ký hiệu và kích thước blốc;
– số lượng blốc trong một thùng;
– mã truy tìm nguồn gốc;
– ký hiệu dễ vỡ;
– viện dẫn tiêu chuẩn này.
7.3. Để đảm bảo an toàn, blốc xếp trong kho với độ cao không quá 1,5 m.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7599:2007 VỀ THUỶ TINH XÂY DỰNG – BLỐC THUỶ TINH RỖNG | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7599:2007 | Ngày hiệu lực | 14/08/2007 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Xây dựng |
Ngày ban hành | 14/08/2007 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |