TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6614-1-3:2008 (IEC 60811-1-3:2001) VỀ PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM CHUNG ĐỐI VỚI VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN VÀ VẬT LIỆU LÀM VỎ BỌC CỦA CÁP ĐIỆN VÀ CÁP QUANG – PHẦN 1-3: PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG CHUNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG – THỬ NGHIỆM HẤP THỤ NƯỚC – THỬ NGHIỆM ĐỘ CO NGÓT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6614-1-3:2008

PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM CHUNG ĐỐI VỚI VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN VÀ VẬT LIỆU LÀM VỎ BỌC CỦA CÁP ĐIỆN VÀ CÁP QUANG – PHẦN 1-3: PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG CHUNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG – THỬ NGHIỆM HẤP THỤ NƯỚC – THỬ NGHIỆM ĐỘ CO NGÓT

Common test methods for insulating and sheathing materials of electric and optical cables – Part 1-3: General application – Methods for determining the density – Water absorption tests – Shrinkage test

Lời nói đầu

TCVN 6614-1-3:2008 hoàn toàn tương với IEC 60811-1-3:2001;

TCVN 6614-1-3:2008 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E4/SC1 Dây và cáp có bọc cách điện PVC biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

TCVN 6614-1-3:2008 là một phần của bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6614.

Hiện tại, bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6614 (IEC 60811) đã có các phần dưới đây, có tên gọi chung là “Phương pháp thử nghiệm chung đối với vật liệu cách điện và vật liệu làm vỏ bọc của cáp điện và cáp quang”.

Phần 1-1, Phương pháp áp dụng chung – Đo chiều dày và kích thước ngoài – Thử nghiệm xác định đặc tính cơ.

Phần 1-2, Phương pháp áp dụng chung – Phương pháp lão hóa nhiệt.

Phần 1-3, Phương pháp áp dụng chung – Phương pháp xác định khối lượng riêng – Thử nghiệm hấp thụ nước – Thử nghiệm độ co ngót.

Phần 1-4, Phương pháp áp dụng chung – Thử nghiệm ở nhiệt độ thấp.

Phần 2-1: Phương pháp qui định cho hợp chất đàn hồi – Thử nghiệm tính kháng ôzôn, thử nghiệm kéo dãn trong lò nhiệt và thử nghiệm ngâm trong dầu khoáng.

Phần 3-1: Phương pháp qui định cho hợp chất PVC – Thử nghiệm nén ở nhiệt độ cao – Thử nghiệm tính kháng nứt.

Phần 3-2: Phương pháp qui định cho hợp chất PVC – Thử nghiệm tổn hao khối lượng – Thử nghiệm ổn định nhiệt.

 

PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM CHUNG ĐỐI VỚI VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN VÀ VẬT LIỆU LÀM VỎ BỌC CỦA CÁP ĐIỆN VÀ CÁP QUANG – PHẦN 1-3: PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG CHUNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG – THỬ NGHIỆM HẤP THỤ NƯỚC – THỬ NGHIỆM ĐỘ CO NGÓT

Common test methods for insulating and sheathing materials of electric and optical cables – Part 1-3: General application – Methods for determining the density – Water absorption tests – Shrinkage test

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử nghiệm vật liệu polyme dùng làm cách điện và dùng làm vỏ bọc của cáp điện và cáp quang dùng trong phân phối điện và viễn thông, kể cả cáp sử dụng trên tàu thủy và các ứng dụng ngoài khơi.

Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp xác định khối lượng riêng, thử nghiệm hấp thụ nước và thử nghiệm độ co ngót áp dụng cho các loại hợp chất thông dụng nhất dùng làm cách điện và vỏ bọc ( hợp chất đàn hồi, PVC, PE, PP, v.v…..)

1.1. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài iệu ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 6039:1995 (ISO 1183:1987), Chất dẻo – Phương pháp xác định khối lượng riêng và tỷ khối của chất dẻo không xốp.

2. Giá trị thử nghiệm

Tiêu chuẩn này không qui định đầy đủ các điều kiện thử nghiệm (như nhiệt độ, thời gian, v.v….) và các yêu cầu thử nghiệm; chúng được qui định trong các tiêu chuẩn đối với kiểu cáp tương ứng.

Tất cả các yêu cầu thử nghiệm trong tiêu chuẩn này đều có thể được sửa đổi theo tiêu chuẩn cáp tương ứng để phù hợp với yêu cầu của kiểu cáp cụ thể.

3. Khả năng áp dụng

Các giá trị để ổn định và các thông số thử nghiệm được qui định cho các loại hợp chất thông dụng nhất dùng làm cách điện và vỏ bọc của cáp, sợi dây và dây dẫn.

4. Thử nghiệm điển hình và thử nghiệm khác

Các phương pháp thử nghiệm trong tiêu chuẩn này trước hết là nhằm để sử dụng cho thử nghiệm điển hình. Trong một số thử nghiệm nhất định, khi các điều kiện để thử nghiệm điển hình có sự khác biệt căn bản so với các điều kiện để thử nghiệm thường xuyên thì phải chỉ ra sự khác biệt đó.

5. Ổn định trước

Tất cả các thí nghiệm phải được thực hiện sau khi ép đùn hoặc lưu hóa (hoặc liên kết chéo), nếu có, của hợp chất dùng làm cách điện hoặc vỏ bọ, ít nhất là 16 h.

Nếu thử nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ phòng thì các mảnh thử nghiệm phải được giữ ít nhất trong 3 h ở nhiệt độ (23 ± 5)0C.

6. Nhiệt độ thử nghiệm

Nếu không có qui định nào khác, các thử nghiệm phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường.

7. Giá trị giữa

Sau khi nhận được số kết quả thử nghiệm và xếp chúng theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần thì giá trị giữa là giá trị chính giữa nếu số lượng giá trị nhận được là số lẻ, và là giá trị trung bình của hai giá trị chính giữa nếu số lượng giá trị nhận được là số chẵn.

8. Phương pháp xác định khối lượng riêng

8.1. Phương pháp lơ lửng (phương pháp thông dụng)

8.1.1. Vật liệu và thiết bị thử nghiệm

1) Etanol (cồn etylic) loại phân tích hoặc chất lỏng thích hợp khác dùng cho các vật có khối lượng riêng nhỏ hơn 1g/ml.

2) Dung dịch kẽm clorua dùng cho các vật có khối lượng riêng bằng hoặc lớn hơn 1g/ml.

3) Nước cất hoặc nước đã khử ion.

4) Xylanh trộn.

5) Bộ điều nhiệt.

6) Tỷ trọng kế được hiệu chuẩn ở (23,0 ± 0,1)0C.

7) Nhiệt kế được chia độ với các vạch chia bằng 1/10 độ C.

8.1.2. Qui trình

8.1.2.1. Từ cách điện hoặc vỏ bọc cần thử nghiệm, mẫu được lấy vuông góc với trục của ruột dẫn và cắt thành các mảnh nhỏ có chiều dài các cạnh từ 1mm đến 2mm. Khối lượng riêng được xác định bằng cách cho mẫu lơ lửng trong chất lỏng không phản ứng với vật liệu cần thử nghiệm.

Chất lỏng sau đây là phù hợp:

– Đối với khối lượng riêng dự kiến là nhỏ hơn 1g/ml, sử dụng hỗn hợp etanol và nước;

– Đối với khối lượng riêng bằng 1g/ml hoặc lớn hơn, sử dụng hỗn hợp kẽm clorua và nước.

8.1.2.2. Ba mảnh của mẫu phải được đặt trong chất lỏng ở nhiệt độ (23,0 ± 0,5)0C, tránh tạo ra bọt khí. Nước cất phải được thêm vào chất lỏng cho đến khi các mảnh thử nghiệm lơ lửng tự do trong chất lỏng chứa trong xylanh trộn. Hỗn hợp chất lỏng phải đồng nhất và được giữ ở nhiệt độ đã chỉ ra.

Khối lượng riêng của hỗn hợp chất lỏng phải được xác định bằng tỷ trọng kế và thể hiện đến ba chữ số thập phân; khối lượng riêng xác định được bằng khối lượng riêng của các mẫu cần thử nghiệm.

CHÚ THÍCH : Cũng có thể sử dụng phương pháp gradien được qui định trong TCVN 6039 (ISO 1183).

8.2. Phương pháp tỷ trọng kế (phương pháp chuẩn)

8.2.1. Thiết bị thử nghiệm

Thiết bị thử nghiệm dùng cho phương pháp này gồm:

– cân có độ chính xác 0,1mg;

– tỷ trọng kế có dung tích 50ml;

– vật chứa chất lỏng có cơ cấu điều khiển nhiệt tĩnh;

– chất lỏng dùng để ngâm (cồn etylic 96%).

8.2.2. Mảnh thử nghiệm

Mảnh thử nghiệm phải được lấy từ cách điện hoặc vỏ bọc trần. Khối lượng mảnh thử nghiệm không được nhỏ hơn 1g và không lớn hơn 5g. Mảnh thử nghiệm được lấy bằng cách cắt mẫu cách điện hoặc vỏ bọc thành một số mảnh nhỏ; các ống nhỏ cách điện hoặc vỏ bọc phải được cắt thành hai hoặc nhiều phần theo chiều dọc để ngăn ngừa kẹt bọt khí.

8.2.3. Ổn định

Các mảnh thử nghiệm phải ở nhiệt độ môi trường (23 ± 2)0C.

8.2.4. Qui trình

Sau khi cân tỷ trọng kế rỗng và khô, cân một lượng thích hợp mảnh thí nghiệm trong tỷ trọng kế đó. Mảnh thử nghiệm phải được bao phủ bằng chất lỏng dùng để ngâm (cồn 96%) và loại bỏ tất cả các bọt khí ra khỏi mảnh thử nghiệm bằng cách, ví dụ, đặt chân không vào tỷ trọng kế đặt trong bình làm khô. Loại bỏ chân không và tỷ trọng kế được điền đầy chất lỏng dùng để ngâm đưa về nhiệt độ (23 ± 0,5)0C trong vật chứa chất lỏng, tỷ trọng kế được điền đầy đến giới hạn dung tích của nó. Tỷ trọng kế phải được lau khô và cân lại cùng với các thành phần được chứa trong nó, sau đó nó được làm rỗng và được điền đầy bằng chất lỏng dùng để ngâm. Không khí được rút ra hết và cân lại tỷ trọng kế và các thành phần chứa trong nó được xác định ở nhiệt độ (23 ± 0,5)0C.

8.2.5. Tính toán

Khối lượng riêng của cách điện và vỏ bọc được tính như sau:

Khối lượng riêng ở 230C = 

Trong đó

m   là khối lượng của mảnh thử nghiệm, tính bằng gam;

m1  là khối lượng của chất lỏng cần thiết để làm đầy tỷ trọng kế, tính bằng gam;

m2  là khối lượng của chất lỏng cần thiết để làm đầy tỷ trọng kế, khi có chứa mảnh thử nghiệm, tính bằng gam;

d    là khối lượng riêng của cồn etylic, 96%, ở 230C và bằng 0,7988g/ml.

8.3. Phương pháp khối lượng biểu kiến

8.3.1. Thiết bị thử nghiệm

Thiết bị thử nghiệm dùng cho phương pháp này gồm:

– cân phân tích có độ chính xác 0,1mg để cân mẫu lơ lửng;

– vật chứa chất lỏng;

– chất lỏng dùng để ngâm: nước đã khử ion (hoặc nước cất) hoặc cồn etylic (96%).

8.3.2. Mảnh thử nghiệm

Mảnh thử nghiệm phải được lấy từ cách điện hoặc vỏ bọc trần. Khối lượng mảnh thử nghiệm không được nhỏ hơn 1g nhưng không lớn hơn 5g. Mảnh thử nghiệm được lấy bằng cách cắt mẫu cách điện hoặc vỏ bọc thành một hoặc nhiều mảnh nhỏ; các ống cách điện hoặc vỏ bọc cỡ nhỏ phải được cắt thành hai hoặc nhiều phần theo chiều dọc để ngăn ngừa kẹt bọt khí.

8.3.3. Ổn định

Mảnh thử nghiệm phải ở nhiệt độ môi trường (23 ± 2)0C.

8.3.4. Qui trình

Đầu tiên mảnh thử nghiệm được cân trong môi trường không khí. Sau đó, mảnh thử nghiệm được móc vào một móc thích hợp và móc này cùng với mảnh thử nghiệm được treo vào cân. Sau đó nhúng mảnh thử nghiệm vào nước cất hoặc nước đã khử ion (hoặc cồn etylic, 96% nếu khối lượng riêng dự kiến nhỏ hơn 1g/ml) ở (23 ± 0,5)0C và xác định khối lượng biểu kiến của nó. Cần cẩn thận để mảnh thử nghiệm được bao phủ hoàn toàn bằng chất lỏng và bề mặt thử nghiệm không có bọt khí trước khi ghi lại khối lượng biểu kiến. Có thể cần cho thêm một lượng nhỏ hoạt chất bề mặt để đảm bảo loại bỏ tất cả các bọt khí.

Khối lượng ghi lại phải được hiệu chỉnh theo khối lượng biểu kiến khi không có móc trong chất lỏng dùng để ngâm.

8.3.5. Tính toán

Khối lượng riêng, tính bằng gam trên mililit của cách điện và vỏ bọc được tính như sau:

Khối lượng riêng ở 230C = 

Trong đó

m    là khối lượng của mảnh thử nghiệm cân trong không khí, tính bằng gam;

ma    là khối lượng biểu kiến của mảnh thử nghiệm cân trong nước, tính bằng gam.

CHÚ THÍCH: Khi chất lỏng dùng để ngâm là nước thì khối lượng riêng được coi là bằng 1,0g/ml. Neu sử dụng cồn etylic 96% thì giá trị ma cần được hiệu chỉnh theo khối lượng riêng của cồn (0,7988 g/ml ở 230C).

8.4. Hiệu chỉnh đối với chất độn polyetylen (PE)

Các chất chống oxy hóa và các chất nhuộm màu hữu cơ thường được sử dụng với một lượng không đáng kể thì có thể được bỏ qua. Tuy nhiên, khi sử dụng các chất phụ gia khác ví dụ như chất độn vô cơ với một lượng đáng kể thì phải thực hiện hiệu chỉnh thích hợp. Điều này phải được thực hiện bằng cách xác định bản chất và lượng chất độn bằng phương pháp hóa học tin cậy sử dụng công thức:

d = 

Trong đó:

d là khối lượng riêng của PE (giá trị đã hiệu chỉnh), tính bằng g/cm3;

dlà khối lượng riêng đo được của hợp chất PE, tính bằng g/cm3;

dlà khối lượng riêng của phụ gia hoặc chất độn (giá trị đo được), tính bằng g/cm3;

m là khối lượng của polyme PE (hiệu giữa mvà mF), tính bằng gam;

mc  là khối lượng của hợp chất PE (giá trị đo được), tính bằng gam;

m là khối lượng của chất độn (giá trị do được), tính bằng gam.

Đối với hợp chất chứa cacbon đen, việc hiệu chỉnh được thực hiện bằng công thức đơn giản dưới đây:

d = dc – 0,0045 x cB

Trong đó

clà giá trị bằng số của tỷ lệ phần trăm cacbob đen.

9. Thử nghiệm hấp thụ nước

9.1. Thử nghiệm điện

9.1.1. Thiết bị thử nghiệm

1) Nguồn điện xoay chiều và một chiều.

2) Vôn mét.

3) Vật chứa nước có thiết bị gia nhiệt.

9.1.2. Chuẩn bị mảnh thử nghiệm

Các lõi cần thử nghiệm phải được lấy ra khỏi mẫu cáp dài khoảng 3m. Cần thận trọng để tránh làm hư hại cách điện khi lấy các lõi ra.

9.1.3. Qui trình thử nghiệm

a) Thử nghiệm sơ bộ

Các lõi phải được ngâm trong vật chứa nước trong đó nước đã được gia nhiệt đến nhiệt độ qui định trong tiêu chuẩn đối với loại cáp cụ thể.

Các đầu của lõi phải nhô cao khỏi mực nước để không bị hỏng do dòng diện rò dọc theo bề mặt lõi khi đặt điện áp yêu cầu giữa ruột dẫn và nước.

Sau khi lõi được ngâm vào nước trong 1h, đặt điện áp 4kV xoay chiều giữa các ruột dẫn và nước trong 5 min. Nếu mẫu bất kỳ của lõi bị đánh thủng thì phải lấy mẫu lõi đó ra khỏi vật chứa nước và không được sử dụng trong thử nghiệm chính qui định ở điểm b) dưới đây. Tuy nhiên, phải lặp lại thử nghiệm nhưng không quá hai lần, bằng cách lấy mẫu lõi khác tương tự và cho chịu thử nghiệm sơ bộ tương tự.

Mục đích của thử nghiệm sơ bộ nhằm đảm bảo là chỉ những lõi không bị hư hại mới được sử dụng cho thử nghiệm chính.

b) Thử nghiệm chính

Các lõi qua được thử nghiệm sơ bộ phải được giữ trong vật chứa nước có nước được duy trì ở nhiệt độ qui định trong tiêu chuẩn liên quan.

Đặt điện áp một chiều trong bảng dưới đây giữa các ruột dẫn và nước trong thời gian qui định trong tiêu chuẩn đối với loại cáp cụ thể, cực âm được nối với ruột dẫn của mỗi mảnh thử nghiệm.

Chiều dày t của cách điện qui định

Giá trị trung bình

mm

Điện áp một chiều

V

0,8 và 0,9

800

1,0 và 1,2

1000

1,2 < t ≤ 1,6

1400

1,6 < t ≤ 2,0

2000

t > 2,0

2500

9.1.4. Đánh giá kết quả

Không được xảy ra phóng điện đánh thủng.

9.2. Thử nghiệm hấp thụ nước có phân tích trọng lượng

9.2.1. Chuẩn bị mảnh thử nghiệm

a) Đối với cáp có ruột dẫn có diện tích mặt cắt danh nghĩa bằng hoặc nhỏ hơn 25mm2 và điện áp danh định đến và bằng 0,6/1kV:

Mỗi mảnh thử nghiệm phải là một mảnh của lõi có chiều dài khoảng 300mm.

b) Đối với tất cả các loại cáp khác:

Các phần có chiều dày 0,6mm đến 0,9mm phải được mài hoặc cắt ở cách điện với các bề mặt song song và không sần sùi.

Các mảnh thử nghiệm dài từ 80mm đến 100mm và rộng 4mm đến 5mm phải được đột từ các phần này.

c) Hai mảnh thử nghiệm phải được chuẩn bị từ mỗi lõi cần thử nghiệm.

9.2.2. Qui trình thử nghiệm

a) Đối với các mảnh thử nghiệm như trong điểm a) của 9.2.1:

Làm sạch bề mặt mảnh thử nghiệm bằng cách lau, sử dụng giấy lọc có thấm nước.

Để mảnh thử nghiệm khô ở (70 ± 2)0C cho đến khi khối lượng không đổi. Cũng có thể làm khô bằng cách đặt mảnh thử nghiệm trong 24h trong lò áp suất thấp ở áp suất không quá 6,6 mbar và (70 ± 2)0C. Làm nguội mẫu trong bình làm khô.

Cân mảnh thử nghiệm với độ chính xác đến 0,1mg. Đặt M1 là khối lượng tính bằng miligam.

Cuốn mảnh thử nghiệm xung quanh trục có đường kính ít nhất bằng sáu đến tám lần đường kính của mảnh thử nghiệm, để uốn mảnh thành hình chữ U và ấn các đầu qua các lỗ hở trên nắp của bình thủy tinh thích hợp. Chỉ hai mảnh thử nghiệm của cùng một lõi được nằm trong bình thủy tinh này.

Điều chỉnh vị trí của mảnh thử nghiệm sao cho 250mm chiều dài của mảnh thử nghiệm nằm trong nước khi đổ nước vào bình thủy tinh đến mép của nắp đậy.

Sử dụng nước cất hoặc nước đã khử iôn đã đun sôi từ trước.

Để mảnh thử nghiệm ở nhiệt độ và trong thời gian qui định trong tiêu chuẩn sản phẩm. Nếu không qui định thời gian thì thời gian này phải là hai tuần đối với các chiều dày qui định đến 1,0mm, ba tuần đối với các chiều dày từ 1,1mm đến 1,5mm, và bốn tuần đối với các chiều dày lớn hơn 1,5mm. Nếu không qui định nhiệt độ thì nhiệt độ phải là nồng độ lớn nhất của ruột dẫn trừ đi 50C, nhưng không vượt quá 900C. Mức nước phải được duy trì đến bề mặt bên trong của nắp đậy.

Để nước nguội về nhiệt độ phòng. Lấy mảnh thử nghiệm ra và lắc hết nước bám vào nó, lau nhẹ bằng giấy lọc và cân mảnh, lấy giá trị miligam gần nhất, sau khi lấy ra khỏi nước từ 2min đến 3min. Đặt M2 là khối lượng vừa cân được, tính bằng miligam.

Cuối cùng làm khô mảnh thử nghiệm trong các điều kiện giống với các điều kiện được sử dụng trước khi ngâm, tức là sử dụng một trong hai phương pháp mô tả trên đây mà đã được sử dụng trước khi cân lần thứ nhất. Đặt M3 là khối lượng cuối cùng này, tính bằng miligam.

b) Đối với các mảnh thử nghiệm như điểm b) của 9.2.1:

Mảnh thử nghiệm, có các bề mặt được làm sạch cẩn thận, phải được gia nhiệt ở (70 ± 2)0C trong chân không (áp suất dư gần bằng 1 mbar) trong 72h. Vật liệu có các thành phần về cơ bản là khác nhau không được xử lý đồng thời trong cùng một ngăn hoặc một lò.

Sau khi xử lý, mảnh thử nghiệm phải được để nguội trong 1h trong bình làm khô và được cân làm tròn đến 0,1mg gần nhất (khối lượng M1).

Sau đó, các mảnh thử nghiệm phải được ngâm trong nước đã khử ion (hoặc nước cất) ở nhiệt độ và trong thời gian qui định trong tiêu chuẩn đối với loại cáp cụ thể. Nếu không qui định nhiệt độ thì nhiệt độ phải bằng giá trị nhiệt độ lớn nhất của ruột dẫn trừ đi 50C, nhưng không lớn hơn 900C. Từng mảnh thử nghiệm phải được ngâm hoàn toàn trong cốc thủy tinh riêng được trang bị bộ ngưng, hoặc trong cốc chuyên dụng có nắp bằng thủy tinh.

Nếu sử dụng bộ ngưng, phần bên trên phải được đậy bằng lá nhôm để ngăn nhiễm bẩn.

Sau thời gian qui định trong tiêu chuẩn đối với loại cáp cụ thể, hoặc sau 14 ngày nếu không qui định thời gian trong tiêu chuẩn cáp, mảnh thử nghiệm phải được chuyển sang nước đã khử ion (hoặc nước cất) ở nhiệt độ phòng và giữ ở đó để làm nguội. Sau đó từng mảnh thử nghiệm phải được lấy ra khỏi nước, vảy để loại hết các giọt nước bám vào, làm khô bằng giấy lọc loại không để lại sợi, cân mảnh thử nghiệm và làm tròn đến 0,1mg gần nhất (khối lượng M2). Cuối cùng, mảnh thử nghiệm phải được xử lý trong các điều kiện như điều kiện được sử dụng trước khi ngâm. Đặt M3 là khối lượng cuối cùng tính bằng miligam.

9.2.3. Thể hiện kết quả

a) Sự biến đổi khối lượng, tính bằng miligam, phải được tính bằng một trong hai công thức sau:

1) nếu khối lượng cuối cùng M3 nhỏ hơn M1:

(M2-M3)/A

2) nếu khối lượng cuối cùng M3 lớn hơn M1:

(M2-M1)/A

Trong đó A, đối với các mảnh thử nghiệm như trong điểm a) của 9.2.1, là diện tích bề mặt tính bằng centimet vuông của phần chiều dài 250 mm của mảnh được ngâm trong nước, và đối với các mảnh thử nghiệm như trong điểm b) của 9.2.1 thì A là tổng diện tích bề mặt của mảnh thử nghiệm được ngâm trong nước, tính bằng centimet vuông.

b) Giá trị trung bình của sự biến đổi khối lượng của hai mảnh thử nghiệm phải được ghi lại là giá trị biến đổi của lõi.

10. Thử nghiệm độ co ngót đối với cách điện

10.1. Lấy mẫu

Phải lấy một mẫu dài khoảng 1,5L mm của từng lõi cần thử nghiệm cách đầu của đoạn cáp ít nhất là 0,5m.

L là chiều dài cho trước trong tiêu chuẩn cáp liên quan.

10.2. Chuẩn bị mảnh thử nghiệm

Tất cả các lớp bọc, trừ các màn chắn đùn ép bám chặt, nếu có, phải được lấy ngay ra khỏi các mẫu ruột dẫn có cách điện.

Trong khoảng thời gian không quá 5 min tính từ khi cắt mẫu, phải đánh dấu chiều dài thử nghiệm L ± 5mm trên phần giữa của từng mảnh của lõi. Đo khoảng cách giữa các dấu với độ chính xác 0,5mm. Từng mảnh thử nghiệm phải được chuẩn bị bằng cách cắt và tuốt cách điện ra khỏi cả hai đầu của từng mẫu đến vị trí cách các dấu từ 2mm đến 5mm.

10.3. Qui trình

Các mảnh thử nghiệm phải được đỡ nằm ngang trong lò không khí bằng các đầu ruột dẫn trần hoặc trên bề mặt của bể chứa bột tan, để cách điện có thể di chuyển tự do. Chúng phải được gia nhiệt ở nhiệt độ và thời gian qui định trong tiêu chuẩn đối với kiểu cáp qui định.

Sau đó các mảnh thử nghiệm được để nguội trong không khí về nhiệt độ phòng và khoảng cách giữa hai dấu trên mỗi mảnh được đo lại và làm tròn đến 0,5mm gần nhất.

10.4. Thể hiện kết quả

Chênh lệch giữa các khoảng cách giữa các dấu trước khi xử lý nhiệt và sau khi xử lý nhiệt và làm nguội phải được ghi lại dưới dạng phần trăm của khoảng cách giữa các dấu trước khi xử lý.

11. Thử nghiệm độ co ngót đối với vỏ bọc PE

11.1. Thiết bị thử nghiệm

Lò được gia nhiệt bằng điện và thông gió tự nhiên.

Thước đo có độ chia 1mm.

11.2. Lấy mẫu

Cáp cần thử nghiệm phải được để ở nhiệt độ phòng trong 24h trước khi thử nghiệm.

Một mẫu có chiều dài (500 ± 5)mm phải được lấy cách một đầu của đoạn cáp ít nhất là 2m.

11.3. Chuẩn bị mảnh thử nghiệm

Phải xác định chiều dài ban đầu (L1) của vỏ bọc, ngay sau khi cắt, là giá trị trung bình của hai phép đo. Các phép đo này phải được thực hiện theo chiều dọc và song song với trục mẫu cáp giữa các dấu đối diện nhau trên đường kính tại các đầu của mẫu. Nếu mẫu bị cong, thì các phép đo này phải được lấy ở bên ngoài và bên trong chỗ cong.

11.4. Qui trình thử nghiệm

Mảnh thử nghiệm phải được đỡ nằm ngang trong lò không khí được gia nhiệt trước đến nhiệt độ trong tiêu chuẩn đối với kiểu cáp qui định. Mảnh này phải được giữ trong lò trong thời gian qui định trong tiêu chuẩn đối với kiểu cáp qui định.

Sau đó mảnh thử nghiệm được lấy ra khỏi lò và để nguội ở nhiệt độ phòng. Chu kỳ này phải được thực hiện năm lần. Sau khi để nguội về nhiệt độ phòng, phải xác định chiều dài cuối cùng của vỏ bọc (L2) như qui định trong 11.3.

11.5. Thể hiện kết quả

Độ co ngót tính bằng phần trăm Dđược tính toán bằng cách sử dụng công thức sau:

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1.   Phạm vi áp dụng

2.   Giá trị thử nghiệm

3.   Khả năng áp dụng

4.   Thử nghiệm điển hình và thử nghiệm khác

5.   Ổn định trước

6.   Nhiệt độ thử nghiệm

7.   Giá trị giữa

8.   Phương pháp xác định khối lượng riêng

9.   Thử nghiệm hấp thụ nước

10. Thử nghiệm độ co ngót đối với cách điện

11. Thử nghiệm độ co ngót đối với vỏ bọc PE

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6614-1-3:2008 (IEC 60811-1-3:2001) VỀ PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM CHUNG ĐỐI VỚI VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN VÀ VẬT LIỆU LÀM VỎ BỌC CỦA CÁP ĐIỆN VÀ CÁP QUANG – PHẦN 1-3: PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG CHUNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG – THỬ NGHIỆM HẤP THỤ NƯỚC – THỬ NGHIỆM ĐỘ CO NGÓT
Số, ký hiệu văn bản TCVN6614-1-3:2008 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Điện lực
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản