QUYẾT ĐỊNH 40/2022/QĐ-UBND NGÀY 11/11/2022 QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 21/11/2022

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 40/2022/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư số 11/2021/TT-BLDTBXH ngày 30/9/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại Tờ trình s 3802/TTr-SLĐTBXH ngày 26/9/2022 và Giám đc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 3042/TTr-SNV ngày 11/10/2022 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao độn– Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về: Lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực doanh nghiệp; giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm); bảo him xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con du và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân Thành phố:

a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố.

b) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực trên địa bàn Thành phố trong phạm vi quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nếu có).

đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố:

a) Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố theo phân công.

b) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Về lĩnh vực việc làm:

a) Tổ chức thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hằng năm, dự án, đề án về việc làm, hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động, dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tuyn dụng và quản lý lao động tại Việt Nam theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; thu thập, lưu trữ, tng hợp, phân tích, dự báo, phổ biến và quản lý thông tin thị trường lao động của Thành phố.

b) Hướng dẫn và thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

c) Quản lý nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật; tổ chức cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.

d) Thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật lao động.

đ) Quản lý tổ chức được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phân cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

e) Thực hiện quản lý nhà nước về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

5. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hđồng:

a) Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết.

b) Xác nhận việc đăng ký hđồng nhận lao động thực tập đối với doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian dưới 90 ngày; xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hp đng lao động trực tiếp giao kết.

c) Cung cấp thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động để người lao động sau khi kết thúc hợp đồng ở nước ngoài về nước lựa chọn việc làm phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ nghề nghiệp được tích lũy sau quá trình làm việc ở nước ngoài.

d) Hỗ trợ người lao động sau khi về nước tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện nhằm hòa nhập xã hội.

6. Về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm):

a) Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố sau khi được phê duyệt; sắp xếp, tổ chức hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.

b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và nhà giáo; tổ chức hội giảng nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp Thành phố, các hội thi có liên quan đến người học các chương trình giáo dc nghề nghiệp.

d) Tổ chức thực hiện việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; việc thành lập, công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; việc thành lập, đình chỉ hoạt động phân hiệu của trường trung cấp; việc công nhận, không công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục, việc công nhận, miễn nhiệm giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục. Thực hiện việc công nhận Hội đồng quản trị trường trung cấp tư thục; việc cấp, đình chỉ, thu hồi giy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

đ) Rà soát, xây dựng, quản lý danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác; tổ chức thực hiện quy định về đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề trong doanh nghiệp; thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ và các đối tượng chính sách khác.

7. Về lĩnh vực lao động, tin lương:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập th, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công, chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại, bán, cho thuê, chuyn đi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; giải th, phá sản doanh nghiệp; trong sắp xếp, đi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

b) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh.

c) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động chưa thành niên, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác.

d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động tại địa phương.

đ) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật lao động về việc đăng ký và quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyn của Ủy ban nhân dân Thành phố.

8. Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố kiến nghị trong đó đề xuất phương án xử lý (nếu có) với các bộ, ngành có liên quan giải quyết những vn đề về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền.

c) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo him xã hội tạm thời nghỉ việc đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý xin tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan triển khai tổ chức thực hiện tuyên truyền bảo hiểm xã hội trên địa bàn phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng tại địa phương trên cơ sở Kế hoạch tuyên truyền bảo hiểm xã hội theo từng giai đoạn do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt.

9. Về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi địa phương; Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Hướng dẫn và triển khai công tác quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục công b hp quy sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động tại địa phương.

c) Hướng dẫn về công tác kim định kỹ thuật an toàn lao động; tiếp nhận tài liệu và xác nhận việc khai báo, sử dụng các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

d) Chủ trì, phối hợp tổ chức điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên; điều tra lại các vụ tai nạn lao động và phối hợp với ngành y tế điều tra bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội.

đ) Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn; tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động; công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra tại địa phương.

e) Tiếp nhận tài liệu thông báo việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động trên địa bàn quản lý.

10. Về lĩnh vực người có công:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

b) Triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưng người có công với cách mạng, các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ theo phân cấp trên địa bàn.

c) Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác tiếp nhận và an táng hài ct liệt sĩ theo phân công hoặc phân cấp; thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ; thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyn hài cốt liệt sĩ.

d) Quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ.

đ) Hướng dẫn và tổ chức các phong trào “Đn ơn đáp nghĩa”; quản lý và sử dụng Quỹ “Đn ơn đáp nghĩa” Thành phố.

11. Về lĩnh vực bảo trợ xã hội:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội, giảm nghèo; chế độ, chính sách và pháp luật đối với người cao tui, người khuyết tật, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có thu nhập thấp (nếu có) và các đối tượng bảo trợ xã hội khác.

b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bn vng theo thẩm quyền; các chương trình, đề án, dự án về công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo, y tế lao động xã hội và các chương trình, đề án trong lĩnh vực bảo trợ xã hội.

c) Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội, tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội; hướng dẫn tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào các cơ sở trợ giúp xã hội và từ cơ sở trợ giúp xã hội về gia đình.

d) Tng hp, thng kê số liệu về đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác.

12. Về lĩnh vực trẻ em:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, mô hình, dự án thuộc thẩm quyền về: bảo vệ trẻ em; sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; chăm sóc, nuôi dưng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; Tháng hành động vì trẻ em.

b) Điều phối thực hiện quyn trẻ em phù hợp với đặc đim, điều kiện của địa phương; đề xuất việc bố trí, vận động nguồn lực bảo đảm thực hiện quyn của trẻ em và bảo vệ trẻ em tại địa phương theo thẩm quyền; tổ chức, quản lý hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo thẩm quyền; hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

c) Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; đề xuất việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em khi địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; xây dựng báo cáo hng năm hoặc đột xuất về việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương.

13. Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội:

a) Thực hiện nhiệm vụ thường trực về phòng, ngừa tệ nạn mại dâm, hỗ trợ giảm tác hại, hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm.

b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng, ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng theo phân công hoặc ủy quyn của Ủy ban nhân dân Thành phố.

c) Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyn của Ủy ban nhân dân Thành phố.

d) Tuyên truyền, ph biến chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy; về phòng, ngừa tệ nạn mại dâm.

14. Về lĩnh vực bình đng giới:

a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hin các quy định pháp luật về bình đng giới và phònngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại địa phương.

b) Hướng dẫn lng ghép vấn đề bình đẳngiới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; tham mưu tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương.

c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch, mô hình, dự án về bình đng giới; Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

15. Quản lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập th, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi chuyên ngành, lĩnh vực.

16. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.

17. Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.

18. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.

20. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo mục tiêu, chương trình cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân Thành phố.

21. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

22. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

23. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

24. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Quyết định này và theo phân công, phân cấp hoặc y quyn của Ủy ban nhân dân Thành phố.

25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.

26. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền cy ban nhân dân Thành phố.

27. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch y ban nhân dân Thành phố giao và theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Sở:

a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có Giám đốc và từ 03 đến 04 Phó Giám đốc.

b) Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là người đứng đầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn Thành phố; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; báo cáo trước Hội đồng nhân dân, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biu Hội đồng nhân dân Thành phố theo yêu cầu.

c) Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là người giúp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội vng mặt, một Phó Giám đốc Lao động – Thương binh và Xã hội được Giám đốc Lao động – Thương binh và Xã hội ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.

d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định theo tiêu chun chức danh được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và theo quy định của pháp luật. Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội không kiêm nhiệm chức danh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân (trừ trường hợp văn bản có giá trị pháp lý cao hơn quy định khác).

đ) Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyn, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định và theo quy định của pháp luật.

e) Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố, theo tiêu chuẩn chức danh do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.

2. Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở:

a) Các phòng thuộc Sở (09 phòng):

– Văn phòng;

– Thanh tra;

– Phòng Kế hoạch – Tài chính;

– Phòng Bảo trợ xã hội;

– Phòng Người có công;

– Phòng Giáo dục nghề nghiệp;

– Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đng giới;

– Phòng Lao động – Tiền lương – Bảo hiểm xã hội;

– Phòng Việc làm – An toàn lao động.

b) Chi cục và tổ chức tương đương thuộc Sở (01 đơn vị): Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội.

Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và cơ cấu tổ chức của Chi cục có không quá 03 phòng.

3. Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (37 đơn vị):

– Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1 Hà Nội;

– Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội;

– Cơ sở Cai nghiện ma túy số 3 Hà Nội;

– Cơ sở Cai nghiện ma túy số 4 Hà Nội;

– Cơ sở Cai nghiện ma túy số 5 Hà Nội;

– Cơ sở Cai nghiện ma túy số 6 Hà Nội;

– Cơ sở Cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội;

– Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 Hà Nội;

– Trung tâm Bảo trợ xã hội 2 Hà Nội;

– Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội;

– Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội;

– Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 2 Hà Nội;

– Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật Hà Nội;

– Trung tâm Phục hi chức năng Việt – Hàn;

– Làng Trẻ em Birla Hà Nội;

– Làng Trẻ em SOS Hà Nội;

– Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội;

– Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội;

– Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng và điu trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội;

– Trung tâm Nuôi dưng và Điều dưng người có công Hà Nội;

– Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưng người có công số 2 Hà Nội;

– Trung tâm Điều dưỡng người có công số Hà Nội;

– Trung tâm Điều dưng người có công số II Hà Nội;

– Trung tâm Điều dưỡng người có công số III Hà Nội;

– Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội;

– Trung tâm Kim định kỹ thuật an toàn Hà Nội;

– Ban Phục vụ lễ tang Hà Nội;

– Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội;

– Trường Trung cấp nghề Nấu ăn – Nghiệp vụ du lịch và Thời trang Hà Nội;

– Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội;

– Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội;

– Trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội;

– Trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội;

– Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật và Công nghệ Hà Nội;

– Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Bắc Thăng Long;

– Trường Trung cấp Kỹ thuật tin học Hà Nội;

– Trường Phổ thông dân lập Hermann Gmeiner.

Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và cơ cấu tổ chức theo quy định của pháp luật.

4. Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 4. Biên chế

a) Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.

b) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hằng năm Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trình Ủy ban nhân dân Thành phố để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với nhng trường hợp đã được bổ nhiệm giữ chức vụ người đứng đầu, cấp phó của người đng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Sở, sau khi sp xếp mà thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ thì được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định tại Quyết định số 140/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với các chức danh lãnh đạo trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.

Điều 6. Điều khoản thi hành

1. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 11 năm 2022 và thay thế các quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố: Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 08/9/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội; Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 08/9/2016 của UBND Thành phố quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội.

2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Như Điều 6;
– Bộ Nội vụ;
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
– Thường trực Thành ủy;
– Thường trực HĐND Thành phố;
– Chủ tịch, các PCT UBND Thành phố;
– Các Ban 
HĐND Thành phố;
– VPUBTP: các PCVP; T
H, NCKGVX;
– Trung tâm Báo chí Thủ đô;
– Trung tâm Tin học – Công báo Thành phố;
– Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Hồng Sơn

 

QUYẾT ĐỊNH 40/2022/QĐ-UBND NGÀY 11/11/2022 QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Số, ký hiệu văn bản 40/2022/QĐ-UBND Ngày hiệu lực 21/11/2022
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lao động - tiền lương
Bộ máy hành chính
Ngày ban hành 11/11/2022
Cơ quan ban hành Hà Nội
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản