TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7789-5:2007 (ISO/IEC 11179-5 : 2005) VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – SỔ ĐĂNG KÝ SIÊU DỮ LIỆU (MDR) – PHẦN 5: QUY TẮC ĐẶT TÊN VÀ ĐỊNH DANH

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7789- 5 : 2007

ISO/IEC 11179-5 : 2004

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – SỔ ĐĂNG KÝ SIÊU DỮ LIỆU(MDR) PHẦN 5: QUY TẮC ĐẶT TÊN VÀ ĐỊNH DANH

Information technology – Metadata registries (MDR) Part 5: Naming and identification principles

Lời nói đầu

TCVN 7789-5:2007 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 11179-5 : 2005

TCVN 7789-5:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 154 “Quá trình, các yếu tố dữ liệu và tài liệu trong quản lý thương mại, công nghiệp và hành chính” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – SỔ ĐĂNG KÝ SIÊU DỮ LIỆU(MDR) PHẦN 5: QUY TẮC ĐẶT TÊN VÀ ĐỊNH DANH

Information technology – Metadata registries (MDR) Part 5: Naming and identification principles

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn cho việc đặt tên và định danh các mục được quản trị: khái niệm phần tử dữ liệu, miền khái niệm, phần tử dữ liệu và miền giá trị. Nó mô tả các phần và cấu trúc định danh. Định danh được xác định một cách ngắn gọn chỉ bao gồm các phương pháp nhằm thiết lập định danh duy nhất cho các mục được quản trị nói trên trong một sổ đăng ký. Nó mô tả cách đặt tên trong một MDR, bao gồm quy tắc và quy luật để có thể phát triển các quy ước đặt tên, và mô tả các quy ước đặt tên mẫu. Các quy tắc và quy luật đặt tên được mô tả ở đây áp dụng chủ yếu để đặt tên cho các khái niệm phần tử dữ liệu, miền khái niệm, phần tử dữ liệu và miền giá trị. Khi cụm từ “mục được quản trị” được sử dụng trong tiêu chuẩn này, thì có nghĩa là nói đến một cách cụ thể bốn mục nói trên. Tiêu chuẩn này phải được sử dụng chung với việc thiết lập các quy luật và thủ tục đối với các thuật ngữ, việc phân loại, định nghĩa và đăng ký của các mục được quản trị.

Trong Phụ lục A, tất cả các ví dụ được đưa ra bằng các thuật ngữ tiếng Anh. Tuy nhiên, có một lưu ý rằng những quy tắc này sẽ phù hợp với các ngôn ngữ của các quốc gia khác, thậm chí khi các ngôn ngữ nói trên được sử dụng các chữ tượng hình, ví dụ như: tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Hàn Quốc, thì các thuật ngữ được sử dụng trong việc đặt tên sẽ được điều chỉnh một cách đúng đắn. Phụ lục B bao gồm phiên bản các quy luật sang ngôn ngữ Châu Á.

Nằm ngoài phạm vi của các quy luật đặt tên là để thiết lập sự tương đương về ngữ nghĩa đối với việc đặt tên giữa các ngôn ngữ khác nhau. Việc đặt tên cần thiết phải được bổ sung bằng các phương pháp khác như các bản thể học hoặc các bảng từ vựng đã được điều chỉnh trong việc thiết lập các ngữ nghĩa tương đương.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 7789-1 (ISO/IEC 11179-1), Công nghệ thông tin – Sổ đăng ký siêu dữ liệu (MDR) – Phần 1: Khung cơ cấu

TCVN 7789-2 (ISO/IEC 11179-2), Công nghệ thông tin – Sổ đăng ký siêu dữ liệu (MDR) – Phần 2: Phân loại

TCVN 7789-3 (ISO/IEC 11179-3), Công nghệ thông tin – Sổ đăng ký siêu dữ liệu (MDR) – Phần 3: Đăng ký siêu mô hình và các thuộc tính cơ bản

TCVN 7789-6 (ISO/IEC 11179-3), Công nghệ thông tin – Sổ đăng ký siêu dữ liệu (MDR) – Phần 6: Đăng ký

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trình bày trong TCVN 7789-1 (ISO/IEC 11179-1), TCVN 7789-2 (ISO/IEC 11179-2), TCVN 7789-3 (ISO/IEC 11179-3), TCVN 7789-6 (ISO/IEC 11179-6) như sau:

3.1. Mục được quản trị (administered item)

Mục đăng ký đối với các thông tin quản trị được ghi lại trong một bản ghi quản trị. [TCVN 7789-3:2007 (ISO/IEC 11179-3)]

3.2. Ngữ cảnh (context)

Hệ thống ngôn từ được sử dụng cho tên hoặc định nghĩa. [TCVN 7789-3:2007]

3.3. Từ vựng (lexical)

Liên quan đến từ hoặc từ vựng (toàn bộ từ tạo nên một ngôn ngữ) của một ngôn ngữ để phân biệt với ngữ pháp và cấu trúc câu của nó.

3.4. Tên (name)

Ký hiệu quy ước của một đối tượng diễn đạt bởi ngôn ngữ

[TCVN 7789-3:2007]

3.5. Tên phần (name part)

Phần của tên (part of name)

Thuật ngữ riêng được sử dụng như một phần của tên trong mỗi mục được quản trị.

3.6. Quy ước đặt tên (naming convention)

Tập hợp các quy luật cho việc tạo thành tên và các liên kết của chúng.

3.7. Thuật ngữ lớp đối tượng (object class term)

Trong một mục được quản trị bao gồm nhiều loại đối tượng khác nhau, phần của tên trong mục được quản trị này sẽ trình bày đúng từng loại đối tượng.

3.8. Quy tắc (principle)

Về cơ bản, việc định danh đầu tiên tạo nền tảng cho việc xác định hành động đối với các đối tượng hoặc kết quả riêng.

CHÚ THÍCH: Một quy tắc được hỗ trợ thông qua một hoặc nhiều quy luật.

3.9. Thuật ngữ đặc tính (property term)

Đối với một mục được quản trị bao gồm nhiều loại đặc tính khác nhau, phần của tên trong mục được quản trị này sẽ diễn đạt đặc tính của từng loại đối tượng.

3.10. Thuật ngữ từ hạn định (qualifier term)

Phân biệt từ hoặc nhiều từ trong một khái niệm.

3.11. Thuật ngữ biểu diễn (representation term)

Ký hiệu quy ước là trường hợp của một lớp biểu diễn.

3.12. Quy luật (rule)

Trình bày các hướng dẫn, thủ tục, điều kiện và/hoặc quan hệ.

3.13. Ngữ nghĩa học (semantics)

Nhánh của hệ thống ngôn ngữ học đề cập đến các nghĩa của từ.

3.14. Dấu phân tách (separator)

Ký hiệu hoặc khoảng trống kèm theo hoặc phân tách một phần trong phạm vi của một tên; sự phân định.

3.15. Tập cấu trúc (structure set)

Là các khái niệm trong phạm vi của ngôn từ, và quan hệ của nó với các khái niệm khác; bao gồm cả các mô hình dữ liệu, nguyên tắc phân loại và các bản thể học của dữ liệu.

3.16. Cú pháp (syntax)

Quan hệ giữa các ký tự hoặc các nhóm ký tự với nhau, không phụ thuộc vào nghĩa hoặc cách thông dịch hay sử dụng của chúng, cấu trúc của cách diễn đạt trong một ngôn ngữ, và các quy luật ảnh hưởng đến cấu trúc của một ngôn ngữ.

4. Thẻ định danh dữ liệu trong sổ đăng ký

Mỗi mục được quản trị phải có thẻ định danh dữ liệu duy nhất trong sổ đăng ký của một (tổ chức có thẩm quyền đăng ký)

Việc kết hợp thẻ định danh tổ chức có thẩm quyền đăng ký, thẻ định danh dữ liệu và thẻ định danh phiên bản phải tạo ra một định danh duy nhất cho mục được quản trị. Xem TCVN 7789-6 (ISO/IEC 11179-6).

Một thẻ định danh dữ liệu được ấn định cho bất cứ mục được quản trị được đăng ký. Đồng thời, mục được quản trị có thể:

– Được phân loại theo TCVN 7789-2 (ISO/IEC 11179-2),

– Được quy định theo TCVN 7789-3 (ISO/IEC 11179-3),

– Được xác định tính chất theo TCVN 7789-4 (ISO/IEC 11179-4),

– Được đặt tên theo TCVN 7789-5 (ISO/IEC 11179-5), và

– Được đăng ký theo TCVN 7789-6 (ISO/IEC 11179-6).

5. Định danh

Việc thẻ định danh tổ chức có thẩm quyền đăng ký (RAI), thẻ định danh dữ liệu (DI), và thẻ định danh phiên bản (VI) tạo thành thẻ định danh dữ liệu đăng ký quốc tế (IRDI). Một IRDI được quy định cho một mục được quản trị. Việc thẻ định danh dữ liệu được ấn định bởi một tổ chức có thẩm quyền đăng ký; việc thẻ định danh dữ liệu phải là duy nhất trong lĩnh vực của một tổ chức có thẩm quyền đăng ký. Các yêu cầu cho một tổ chức có thẩm quyền đăng ký, và một thảo luận về IRDI sẽ được nói đến trong TCVN 7789-6(ISO/IEC 11179-6).

Do mỗi tổ chức có thẩm quyền đăng ký có thể xác định được kế hoạch chỉ định DI của mình, nên không bảo đảm rằng việc thẻ định danh dữ liệu (DI) là duy nhất cho một mục được quản trị. Ví dụ, nếu cả 2 RAs đều sử dụng 6 số ký tự Ả Rập liên tiếp, ở đó có thể là hai mục được quản trị với hai DI giống nhau; tuy nhiên, mục được quản trị sẽ hầu như chắc chắn là không giống nhau. Cả hai RAI và DI là cần thiết cho việc định danh một mục được quản trị.

Nếu các thuộc ngữ cụ thể của một mục được quản trị thay đổi, thì sau đó một phiên bản mới của mục được quản trị sẽ phải được tạo ra và được đăng ký. Người quản lý sổ đăng ký phải xác định rõ các thuật ngữ nói trên. Trong trường hợp như vậy, một thẻ định danh phiên bản (VI) được yêu cầu để hoàn thành việc định danh duy nhất cho một mục được quản trị. Để được hướng dẫn đầy đủ hơn, xem tiêu chuẩn TCVN 7789-6 (ISO/IEC 11179-6).

Một thẻ định danh dữ liệu đăng ký quốc tế (IRDI) có thể được dùng như chìa khóa trong việc trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, các tổ chức hoặc các bên tham gia khác, những người mong muốn có chung một mục được quản trị cụ thể, nhưng không được dùng tên hoặc ngữ cảnh giống nhau.

ISO/IEC không quy định khổ giấy hoặc nội dung của một thẻ định danh dữ liệu (DI) duy nhất.

6. Tên

6.1. Tên trong một sổ đăng ký

Một mục được quản trị phải có ít nhất là một tên trong một sổ đăng ký của một tổ chức có thẩm quyền đăng ký. Nếu ở đó có nhiều tên khác nhau mà phù hợp với mục được quản trị đã được nói đến thì các tên được ưu tiên có thể sẽ được định danh. Bất cứ mục được quản trị nào trong sổ đăng ký có thể phải tùy thuộc vào các quy ước đặt tên. Các phụ lục sẽ đưa ra các ví dụ về quy ước đặt tên được áp dụng đối với từng mục được quản trị khác nhau. Các tên khác có thể được phát triển bởi sự mở rộng của các quy tắc.

Mỗi mục được quản trị phải có ít nhất là một tên trong một ngữ cảnh cụ thể. Xem TCVN 7789-3 (ISO/IEC 11179-3) để có thêm thông tin chi tiết.

6.2. Quy ước đặt tên

Tên cho một mục được quản trị phải được chỉ rõ trong từng ngữ cảnh. Một quy ước đặt tên mô tả phương pháp để có thể biết được cách trình bày tên như thế nào. Một quy ước đặt tên có thể được mô tả một cách đơn giản; ví dụ, nơi tổ chức có thẩm quyền đăng ký không quản lý được hết việc trình bày tên trong từng ngữ cảnh cụ thể, cũng như việc chỉ đăng ký các tên đã tồn tại rồi. Quy ước đặt tên có thể là theo tục lệ, việc chỉ rõ làm cách nào để có thể đặt tên được rõ ràng chính xác là điều mà tổ chức có thẩm quyền đăng ký (hoặc một tổ chức có thẩm quyền tương đương) mong đợi để thi hành đúng theo quy ước đặt tên. Các mục tiêu của quy ước đặt tên theo tục lệ có thể bao gồm tính nhất quán của tên, hình thức của tên và ngữ nghĩa của tên. Một quy ước đặt tên đang tồn tại cũng có thể đem thi hành khi loại trừ các thực tế không thích hợp đối với mục được quản trị mà được xuất phát từ tên, như nguồn dữ liệu được đưa vào của một phần tử dữ liệu hoặc việc xác định vị trí các trường dữ liệu của chúng trong tập tin.

Một quy ước đặt tên có thể được quy định trong một văn bản có liên quan. Một quy ước đặt tên phải bao hàm tất cả các khía cạnh của tài liệu có liên quan dưới đây:

– Phạm vi của quy ước đặt tên, ví dụ, việc thiết lập tên công nghiệp;

– Việc phân quyền thiết lập tên;

– Các quy luật ngữ nghĩa chi phối nguồn gốc và nội dung của các thuật ngữ được sử dụng trong một tên, ví dụ, các thuật ngữ được bắt nguồn từ các mô hình dữ liệu, các thuật ngữ thường được sử dụng trong những quy tắc …;

– Các quy luật cú pháp bao hàm cả trật tự của thuật ngữ được quy định;

– Các quy luật từ vựng bao hàm cả các danh sách thuật ngữ được quản lý, độ dài của tên, bộ ký tự, ngôn ngữ;

– Việc thiết lập một quy luật cho dù các tên có phải là duy nhất hay không.

7. Phát triển quy ước đặt tên

7.1. Lời giới thiệu

Điều này liệt kê các quy tắc được sử dụng để phát triển một quy ước đặt tên. Các quy luật được bắt nguồn từ các quy tắc; các quy luật này tạo thành một quy ước đặt tên. Quy luật về cú pháp, ngữ nghĩa và từ vựng được thiết lập khác nhau bởi các tổ chức như các hiệp hội hoặc các tổ chức thiết lập chuẩn cho khu vực thương mại; mỗi tổ chức có thể thiết lập các quy luật cho việc định dạng tên trong các ngữ cảnh của chúng. Phụ lục A và B bao gồm các ví dụ về các quy luật trong quy ước đặt tên mà chúng là phù hợp với các quy tắc được trình bày trong điều này.

Các quy ước đặt tên được mô tả có thể được áp dụng cho các mục được quản trị mà không chịu sự kiểm soát của tổ chức có thẩm quyền đăng ký trong việc đăng ký, hoặc tổ chức có thẩm quyền khác trước khi ghi vào sổ đăng ký. Tối thiểu, các quy luật về phạm vi và phân quyền phải được tài liệu hóa. Khi thích hợp, các ngữ nghĩa, cú pháp, từ vựng và quy luật đơn nhất phải được ghi lại.

Các quy luật về phạm vi và phân quyền cần thiết phải được thêm vào các tài liệu hóa để mô tả quy ước đặt tên, các quy ước cũng phải được tài liệu hóa từ các quy luật về ngữ nghĩa, cú pháp, từ vựng và quy luật đơn nhất.

– Quy luật về ngữ nghĩa cho phép/giúp cho nghĩa sẽ được truyền đạt.

– Quy luật về cú pháp sẽ liên kết các mục một cách nhất quán, thích hợp, các trật tự phải được quy định.

– Quy luật về từ vựng (dạng từ và từ vựng) sẽ làm giảm đi những dư thừa và làm tăng lên độ chính xác.

– Một quy luật đơn nhất tài liệu hóa về cách ngăn ngừa các từ đồng âm khác nghĩa xuất hiện trong phạm vi của quy ước đặt tên.

Các ví dụ trong phụ lục A sẽ chỉ ra cách tạo thành tên cho mỗi mục được quản trị như thế nào từ một tập hợp các mục mà đã được lựa chọn từ các tập hợp thuật ngữ có thể được dùng cho quy ước đặt tên. (Các tên của các mục được quản trị khác có thể được tạo thành bởi các quy luật dựa vào các mô tả trong phần này của TCVN 7789 (ISO/IEC 11179)). Tên của các mục nói trên có thể được phát triển từ tên của các mục được quản trị đã được hình thành, từ mỗi nghĩa đã được ấn định (ngữ nghĩa) và vị trí tương đối hoặc tuyệt đối (cú pháp) trong một tên. Chúng có thể, nhưng không cần thiết phải được phân định bằng một ký hiệu phân tách. Các tên có thể tùy thuộc vào các quy luật từ vựng. Một sự phân quyền, ví dụ, người quản lý dữ liệu trong một hiệp hội hoặc Ủy ban phê duyệt chuẩn đặt tên trong lĩnh vực thương mại quốc tế, nên điều chỉnh bộ/ phạm vi các giá trị của mỗi mục.

7.2. Quy tắc về phạm vi

Phạm vi của một quy ước đặt tên quy định lĩnh vực của nó trong thực tế. Trong các thuật ngữ của MDR, phạm vi của một quy ước đặt tên có thể được mở rộng hoặc thu hẹp theo như phạm vi của tổ chức có thẩm quyền đăng ký hoặc tổ chức có thẩm quyền khác. Phạm vi cần phải được tài liệu hóa để xem quy ước đặt tên là theo mô tả hoặc quy tắc.

Phạm vi của mỗi quy ước đặt tên được trình bày trong MDR phải tài liệu hóa.

7.3. Quy tắc phân quyền

Việc định danh của tổ chức có thẩm quyền là việc ấn định tên hoặc thi hành quy ước đặt tên, do đó, cần thiết phải được dẫn chứng đầy đủ bằng tài liệu về quy ước đặt tên.

Việc phân quyền trong mỗi quy ước đặt tên được trình bày trong MDR phải được tài liệu hóa.

7.4. Quy tắc ngữ nghĩa:

Ngữ nghĩa liên quan đến nghĩa của các phần của tên và có thể phân định chúng bằng các dấu phân tách. Tập hợp quy luật ngữ nghĩa được tài liệu hóa cho dù các tên có truyền đạt được nghĩa hay không, và nếu vậy.

Các phần của tên bắt nguồn từ các bộ cấu trúc để định danh các mối quan hệ giữa (phân loại) các bộ phận với nhau. Xem các ví dụ về bộ quy luật ngữ nghĩa trong phụ lục A.

Quy luật ngữ nghĩa của mỗi quy ước đặt tên được trình bày trong MDR phải được tài liệu hóa.

7.5. Quy tắc về cú pháp

Cú pháp chỉ rõ việc sắp xếp các phần trong một tên. Việc sắp xếp có thể được chỉ rõ là tương đối hay tuyệt đối, hoặc sự kết hợp giữa sự tương đối và tuyệt đối.

Việc sắp xếp tương đối chỉ rõ các phần trong các thuật ngữ của các phần khác, ví dụ, một quy luật trong một quy ước có thể quy định rằng thuật ngữ từ hạn định phải luôn xuất hiện trước khi phần này bị hạn định các lần xuất hiện.

Việc sắp xếp tuyệt đối chỉ rõ một sự cố định trong phần của tên, ví dụ, một quy luật có thể quy định rằng thuật ngữ đặc tính phải thường xuyên là phần cuối cùng của một tên.

Quy tắc cú pháp của mỗi quy ước đặt tên được trình bày trong MDR cần phải được tài liệu hóa. Xem các ví dụ về bộ quy luật cú pháp trong phụ lục A.

7.6. Quy tắc từ vựng

Từ vựng được đưa ra liên quan đến sự xuất hiện của tên: các thuật ngữ được ưu tiên và không được ưu tiên, các từ đồng nghĩa, các chữ viết tắt, độ dài của phần tên, cách viết/cách đánh vần, bộ ký tự có thể dùng được, độ nhạy của chữ, … Kết quả của việc áp dụng các quy luật từ vựng phải đảm bảo rằng tất cả các tên bị chi phối bởi một quy ước đặt tên cụ thể là phải có một hình thức nhất quán, thích hợp.

Các quy luật về từ vựng của mỗi quy ước đặt tên được trình bày trong MDR cần phải được tài liệu hóa. Xem phụ lục A để biết thêm các ví dụ về bộ quy luật từ vựng.

7.7. Quy tắc đơn nhất

Có thể có hoặc không có các yêu cầu về tên là duy nhất trong phạm vi của chúng. Các quy luật đơn nhất đối với tên được trình bày trong MDR nên được tài liệu hóa.

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

Các ví dụ về quy ước đặt tên trong một sổ đăng ký siêu dữ liệu

A.1. Yêu cầu chung

Các quy luật này xuất phát từ các quy tắc được mô tả trong điều 7 của tiêu chuẩn này, bao gồm cả các ví dụ. Chúng chỉ ra việc thiết lập các tên trong sổ đăng ký, và có thể được áp dụng để phát triển tên trong ngữ cảnh mà tại đó có thể tự quyết định việc phân quyền đối với từng phạm vi của chủ thể. Một quá trình đầy đủ sẽ đưa ra tên cho một phần tử dữ liệu; tên của các mục được quản trị khác cũng sẽ được phát triển trong suốt quá trình này.

Các ví dụ này được viết bằng tiếng Anh Mỹ. Người sử dụng các ngôn ngữ khác có thể chỉ rõ sự khác biệt hoặc các quy luật về ngữ nghĩa, cú pháp và từ vựng cần thiết được thêm vào để tùy chỉnh các quy ước đặt tên theo ngôn ngữ của mình. Ví dụ, một quy luật viện dẫn sự phân quyền đối với cách viết từ trong các thuật ngữ có thể được thêm vào trong các quy luật từ vựng. Phụ lục B đưa ra các ví dụ bằng các ngôn ngữ Châu Á.

A.2. Ngữ nghĩa của các phần thuộc tên

Các phần của tên gồm có các thuật ngữ riêng biệt. Các thuật ngữ trong phụ lục này được xuất phát từ các mục được quản trị trong siêu mô hình MDR được mô tả trong TCVN 7789-3 (ISO/IEC 11179-3). Đó là: các thuật ngữ phân loại đối tượng, các thuật ngữ đặc tính, thuật ngữ từ điển hình và thuật ngữ từ hạn định. Vì các thuật ngữ này là không bắt buộc trong siêu mô hình MDR, do đó, chúng được trình bày như các ví dụ về việc áp dụng các quy tắc ngữ nghĩa cho việc thiết lập tên.

Thuật ngữ lớp đối tượng

Trong siêu mô hình MDR, một loại đối tượng là một tập hợp các quan điểm, các khái niệm trừu tượng hoặc những thứ tồn tại trong thế giới thực, chúng được định danh với các ranh giới và ngữ nghĩa rõ ràng, và các đặc tính cũng như cách dùng của chúng tuân theo các quy luật tương tự. Mỗi loại đối tượng đều có một tên riêng. Việc đăng ký các loại đối tượng trong một sổ đăng ký là không bắt buộc, nhưng nếu được sử dụng, tập hợp các tên của loại đối tượng hiện tại và tiềm năng phải đưa ra được một nguyên tắc phân loại cho các thuật ngữ loại đối tượng.

Một thuật ngữ loại đối tượng có thể là một phần thuộc tên của lĩnh vực khái niệm, khái niệm phần tử dữ liệu và phần tử dữ liệu trong mục được quản trị; và để trình bày một hoạt động hoặc đối tượng trong một ngữ cảnh cụ thể. Việc sử dụng một hệ phương pháp làm mô hình, chẳng hạn như một biểu đồ quan hệ thực thể (ERD) hoặc mô hình đối tượng, là một cách để xác định vị trí và sắp đặt các mục được quản trị trong mối quan hệ với các thực thể thuộc mô hình ở mức độ cao hơn. Các thuộc ngữ của các thực thể thuộc mô hình quan hệ thực thể là tương đương với các mục được quản trị mà chúng có liên quan đến nhờ vào việc áp dụng đầy đủ hơn nữa hệ phương pháp. Trong một mô hình đối tượng, các phần tử dữ liệu được diễn đạt như các thuộc ngữ của đối tượng.

Các mô hình sẽ cung cấp một phần nào về kế hoạch phân loại các mục được quản trị. Các mục được quản trị mà bao gồm các loại đối tượng có thể được định danh với các thực thể thuộc mô hình có liên quan của chúng bằng bản đồ thuật ngữ loại đối tượng đến tên thực thể thuộc mô hình. Trong TCVN 7789-1:2007(ISO/IEC 11179 -1 : 2004), Phụ lục A đưa ra các ví dụ về bản đồ giữa các thuật ngữ loại đối tượng, ERD và các thực thể thuộc mô hình của đối tượng.

Trong tên của các phần tử dữ liệu sau:

Employee Last Name (họ của người lao động)

Cost Budget Period Total Amount (tổng số chi phí của ngân sách cho từng giai đoạn)

Tree Height Measure (phép đo chiều cao của cây)

Member Last Name (họ của hội viên)

các thuật ngữ Employee (người lao động), Cost (chi phí), Tree (cây), và Member (hội viên) là các thuật ngữ loại đối tượng.

Các thuật ngữ loại đối tượng có thể được sử dụng như các tên trong phạm vi khái niệm.

Thuật ngữ đặc tính

Trong siêu mô hình MDR, một đặc tính là một đặc điểm/nét đặc trưng phổ biến của tất cả các bộ phận trong một loại đối tượng. Mỗi đặc tính có một tên riêng. Việc đăng ký các đặc tính trong một sổ đăng ký là không bắt buộc, nhưng nếu được sử dụng, tập hợp tên của các đặc tính hiện tại và tiềm năng phải cung cấp được một nguyên tắc phân loại cho các thuật ngữ đặc tính.

Tập hợp các thuật ngữ đặc tính có thể được hình thành từ một tập hợp các phần của tên trong một nguyên tắc phân loại đặc tính. Tập hợp này phải gồm có các thuật ngữ mà các thuật ngữ này là riêng biệt (mỗi định nghĩa không được chồng chéo lên bất cứ định nghĩa nào khác), và đầy đủ (trình bày tất cả các khái niệm thông tin được quy định để chỉ rõ các mục được quản trị nào sử dụng các đặc tính, như các phần tử dữ liệu, các khái niệm phần tử dữ liệu và miền giá trị).

Trong tên của các phần tử dữ liệu sau:

Employee Last Name (họ của người lao động)

Cost Budget Period Total Amount (tổng toàn bộ chi phí của ngân sách cho từng thời kỳ)

Tree Height Measure (đo lường chiều cao của cây)

Member Last Name (họ của hội viên)

thuật ngữ Last Name (họ), Total Amount (tổng số), và Height (chiều cao) là các đặc tính.

Việc sử dụng các thuật ngữ từ hai bộ cấu trúc trên sẽ đưa ra được một cách phân loại bổ sung. Cả hai thuật ngữ loại đối tượng và thuật ngữ đặc tính của các khái niệm phần tử dữ liệu và các phần tử dữ liệu là được sử dụng để thiết lập một tên mà có thể bao hàm được các thông tin quan trọng cho các mục được quản trị, và hơn nữa còn loại trừ được các yếu tố không thích hợp hoặc không có liên quan mà có thể được đưa vào khi mà không có quy ước nào được sử dụng. Tên của các khái niệm phần tử dữ liệu có thể được hình thành bởi việc kết hợp các thuật ngữ loại đối tượng và các thuật ngữ đặc tính.

Thuật ngữ biểu diễn

Một thuật ngữ biểu diễn có thể là một phần trong tên của mỗi mục được quản trị, nó mô tả sự biểu diễn của một mục được quản trị bao gồm sự biểu diễn cho các phần tử dữ liệu và lĩnh vực tác dụng. Mỗi thuật ngữ có thể được phát triển từ một danh sách các từ đã được kiểm soát hoặc từ một nguyên tắc phân loại. Trong siêu mô hình MDR, một loại sự biểu diễn là việc phân loại các loại sự biểu diễn khác nhau. Mỗi loại sự biểu diễn sẽ có một tên. Việc đăng ký các loại sự biểu diễn trong một sổ đăng ký là không bắt buộc, nhưng nếu được sử dụng, tập hợp tên của các loại sự biểu diễn hiện tại và tiềm năng phải đưa ra được một nguyên tắc phân loại các thuật ngữ loại sự biểu diễn.

Các dạng phân loại thuật ngữ biểu diễn như sau:

– Tên – Tổng lượng
– Đo lường – Con số
– Số lượng – Văn bản

Thuật ngữ này mô tả các giá trị hợp lệ trong mục được quản trị mà bao gồm sự biểu diễn. Trong nhiều trường hợp, thuật ngữ biểu diễn có thể là không cần thiết đối với phần của thuật ngữ đặc tính. Khi đó, một thuật ngữ hoặc một phần của thuật ngữ có thể được loại trừ trong cấu trúc tên. Điều này có thể được thiết lập như là một quy luật trong quy ước đặt tên.

Việc sử dụng các quy luật ở trên, một phần tử dữ liệu mô tả phép đo chiều cao của một cây sẽ có tên phần tử dữ liệu là Tree Height Measure. Từ Measure (đo lường) là thuật ngữ biểu diễn của phần tử dữ liệu. Tuy nhiên, phần tử dữ liệu mô tả họ của một người sẽ có tên phần tử dữ liệu là Person Last Name Name (tên tên họ của một người). Từ Tên (name) thứ hai là thuật ngữ đại diện của phần tử dữ liệu. Tuy nhiên, để tra cứu/thực hiện được rõ ràng, một từ thừa sẽ được loại bỏ.

Thuật ngữ từ hạn định

Trong trường hợp cần thiết, các thuật ngữ từ hạn định có thể được gắn liền với các thuật ngữ loại đối tượng, các thuật ngữ đặc tính và các thuật ngữ biểu diễn để phân biệt khái niệm phần tử dữ liệu, lĩnh vực thuộc khái niệm, phần tử dữ liệu và miền giá trị từ các cái khác. Các thuật ngữ từ hạn định nói trên có thể được xuất phát từ bộ cấu trúc trong một ngữ cảnh cụ thể. Trong các quy luật thuộc một quy ước đặt tên, việc giới hạn số lượng các thuật ngữ từ hạn định sẽ được đề nghị/đưa ra.

Ví dụ, tên của phần tử dữ liệu

Cost Budget Period Total Amount (Tổng toàn bộ chi phí của ngân sách cho từng thời kỳ)

thuật ngữ Budget Period (ngân sách cho từng thời kỳ) là một thuật ngữ từ hạn định.

CHÚ THÍCH. Những hạn định trong các thuật ngữ từ hạn định cho phép làm giảm đi các cái dư thừa và làm tăng phạm vi tác động của việc dùng lại dữ liệu bằng cách loại ra các từ đồng nghĩa. Cách làm này cũng được áp dụng cho các thuật ngữ loại đối tượng, thuật ngữ đặc tính và các thuật ngữ biểu diễn. Một cơ cấu như cuốn từ điển đồng nghĩa dành cho các thuật ngữ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cách làm trên.

Các ngữ nghĩa học của dấu phân tách

Các loại phân cách khác nhau sẽ kết nối các phần của tên, bao gồm các dấu phân tách như các khoảng trống và gạch nối, và các nhóm ký hiệu như các dấu ngoặc đơn. Những cái này có thể có:

a) Trong trường hợp không có nghĩa về mặt ngữ nghĩa học. Một quy luật đặt tên có thể nói rõ ra rằng các dấu phân tách sẽ bao gồm một khoảng trống trắng hoặc chính xác là một ký tự riêng biệt (ví dụ một gạch nối hoặc gạch dưới) mà không cần phải chú ý tới các mối quan hệ giữa các phần ngữ nghĩa. Nó như là một quy luật để làm đơn giản việc thiết lập tên.

b) Trong trường hợp có nghĩa về mặt ngữ nghĩa học. Ví dụ, các dấu phân tách có thể truyền đạt nghĩa về mặt ngữ nghĩa học bằng cách ấn định một dấu phân tách giữa các từ trong một thuật ngữ từ hạn định từ dấu phân tách được dùng để phân định các từ trong các phần khác của thuật ngữ. Trong trường hợp này, dấu phân tách định danh một cách rõ ràng thuật ngữ từ hạn định không giống với phần còn lại của tên.

Ví dụ, trong tên phần tử dữ liệu sau

Cost_Budget-Period_Total_Amount

dấu phân tách giữa các từ trong thuật ngữ từ hạn định là một gạch nối; các phần khác của tên là được phân định bằng gạch dưới.

Trong một vài ngôn ngữ, như tiếng Đức và tiếng Hà Lan, thông thường quy tắc ngữ pháp để kết nối được xây dựng là phải liên tục trong một từ đơn (trong một từ tiếng Anh hoặc Pháp có thể có một cụm từ bao gồm các danh từ và tính từ). Các ngôn ngữ này có thể phải sử dụng một dấu phân tách mà không làm gián đoạn giữa các từ, như một gạch nối, một khoảng trống hoặc gạch dưới, nhưng nó được dùng để thay thế cho việc viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi phần thuộc tên trong một từ đơn (thỉnh thoảng được gọi là CamelCase). Thông thường, quy ước đặt tên này cũng được sử dụng trong các ngôn ngữ lập trình như C++ và Java.

Các ngôn ngữ Châu Á thường thiết lập các từ sử dụng hai ký tự tách biệt nhau và có nghĩa khác nhau, nhưng khi chúng được kết nối với nhau sẽ có nghĩa thứ ba không liên quan gì đến các phần của nó. Điều này có thể gây khó khăn cho việc hiểu được ngữ nghĩa của một tên bởi vì tình trạng có nhiều nghĩa có thể được tạo ra bởi việc đặt các ký tự cạnh nhau. Một giải pháp hợp lý là sử dụng một dấu phân tách để phân biệt khi lập tên có hai ký tự tạo thành một từ đơn, và tương tự khi chúng là các từ riêng.

Bảng dưới đây cho biết các phần của tên được kết hợp để tạo thành tên của các mục được quản trị như thế nào. Xem các ví dụ về các tên có liên quan với mục được quản trị trong phần A.4.

Bảng A.1-Mối quan hệ của các phần thuộc tên với các tên trong mục được quản trị

Lĩnh vực thuộc khái niệm

Các khái niệm của phần tử dữ liệu

Các yếu tố dữ liệu

Lĩnh vực tác dụng

Thuật ngữ loại đối tượng x x
Thuật ngữ đặc tính x x
Thuật ngữ biểu diễn x x
Thuật ngữ từ hạn định x x x x

A.3. Ví dụ về bộ quy luật đầy đủ trong quy ước đặt tên

Các quy luật này thực hiện đầy đủ về mặt ngữ nghĩa như đã được mô tả ở trên và kết nối chúng với các quy luật khác dựa vào các quy tắc từ điều khoản 7 của tiêu chuẩn này.

Ví dụ về bộ quy luật dành cho tên trong sổ đăng ký

Tên: Tên sổ đăng ký trong MDR

Ngữ cảnh: tên được ưu tiên/lựa chọn trong sổ đăng ký

Phạm vi: Sổ đăng ký mẫu MDR

Cơ quan có thẩm quyền: ISO/IEC SC 32/WG2

Quy tắc ngữ nghĩa:

a) Các loại đối tượng sẽ trình bày được những điều quan trọng của toàn bộ một ngôn từ mà trong ngôn từ đó nó có thể được tìm thấy trong một mô hình.

VÍ DỤ: Cost (Chi phí)

b) Một và chỉ cần duy nhất một thuật ngữ loại đối tượng được hiện hữu.

c) Các thuật ngữ đặc tính phải được xuất phát từ bộ cấu trúc hệ thống đặc tính và trình bày đặc tính được một loại đối tượng tiêu biểu.

VÍ DỤ: Total Amount (tổng toàn bộ)

d) Một và chỉ cần duy nhất một thuật ngữ đặc tính được hiện hữu.

CHÚ THÍCH: Việc kết hợp thuật ngữ lớp đối tượng và thuật ngữ đặc tính sẽ tạo thành tên cho các khái niệm phần tử dữ liệu.

e) Các từ hạn định có thể được xuất phát đúng như việc xác định sự phân quyền theo phạm vi của chủ thể và cần thiết phải được thêm vào để tạo thành tên duy nhất trong từng ngữ cảnh cụ thể. Trật tự của các thuật ngữ từ hạn định là không quan trọng. Các thuật ngữ từ hạn định là không bắt buộc.

VÍ DỤ: Budget Period (ngân sách cho từng thời kỳ)

f) Sự biểu diễn các tác dụng hợp lý của một bộ phần tử dữ liệu và lĩnh vực tác dụng được mô tả bằng các thuật ngữ biểu diễn.

g) Một và chỉ cần duy nhất một thuật ngữ biểu diễn được hiện hữu.

VÍ DỤ: Amount (tổng)

CHÚ THÍCH: Thông thường, các thuật ngữ biểu diễn được thêm vào các từ hạn định sẽ tạo thành tên cho các lĩnh vực tác dụng.

Quy tắc cú pháp:

a) Thuật ngữ loại đối tượng sẽ phải chiếm vị trí đầu tiên (bên trái) trong một tên.

b) Các thuật ngữ từ hạn định sẽ phải đứng trước phần đã được hạn định. Trật tự của các từ hạn định sẽ không được sử dụng để phân biệt các tên.

c) Thuật ngữ đặc tính sẽ phải chiếm vị trí tiếp sau.

d) Thuật ngữ biểu diễn phải chiếm vị trí cuối cùng. Nếu bất cứ từ nào trong thuật ngữ biểu diễn cũng như bất cứ từ nào trong thuật ngữ đặc tính là thừa, thì từ thừa đó sẽ được xoá bỏ.

VÍ DỤ: Cost Budget Period Total Amount (Tổng toàn bộ chi phí của ngân sách cho từng thời kỳ)

Quy tắc từ vựng

a) Các danh từ chỉ được sử dụng ở dạng số ít. Các động từ (thông thường) để ở thì hiện tại.

b) Các phần của tên và các từ trong thuật ngữ gồm có đa từ (multi-word) được tách rời bằng các khoảng trống. Không có các ký tự riêng biệt nào được chấp nhận.

c) Tất cả từ trong tên là đều theo một trường hợp hỗn hợp. Các quy luật về “cách pha trộn – mixed case” là được định nghĩa bởi RA. Các quy luật này có thể là khác với các phần của tên trong mục được quản trị (loại đối tượng, đặc tính, loại sự biểu diễn).

d) Các từ viết tắt, các từ cấu tạo bằng những chữ đầu của một nhóm từ và các chữ đầu của một tên là được chấp nhận.

VÍ DỤ: Cost Budget Period Total Amount (Tổng toàn bộ chi phí của ngân sách cho từng thời kỳ).

Quy tắc đơn nhất:

Tất cả các tên thuộc mỗi ngôn ngữ sẽ phải là duy nhất trong ngữ cảnh đó.

A.4. Ví dụ về bộ quy luật dành cho tên của các phần tử dữ liệu trong các cụm từ thêm vào XML

“XML namespaces cung cấp một phương pháp đơn giản cho việc hạn định tên của các thuộc ngữ và yếu tố được sử dụng trong các tài liệu Extensible Markup Language (ngôn ngữ đánh dấu mở rộng) bằng việc liên kết chúng với các namespaces được định danh bởi các giấy chứng nhận IRI”2. Việc này sẽ được thực hiện bằng cách ấn định một tiền tố cho tên của các yếu tố và thuộc ngữ. Các ví dụ dưới đây sẽ chỉ ra được việc áp dụng các quy luật này trong một quy ước đặt tên như thế nào.

Các quy luật nói trên là được xuất phát từ các quy tắc đã được mô tả trong điều khoản 7. Ví dụ đầu tiên không giống với các quy luật đã được mô tả ở trên trong việc áp dụng các giới hạn từ vựng cụ thể, riêng biệt – XML.

Tên: tên của cụm từ thêm vào XML

Ngữ cảnh: Các bản báo cáo của lược đồ XML

Phạm vi: tất cả tên của các yếu tố và thuộc tính trong XML DTD’s

Sự phân quyền: người chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu XML Quy tắc ngữ nghĩa:

a) Các loại đối tượng sẽ trình bày được những điều quan trọng của toàn bộ một ngôn từ mà trong ngôn từ đó nó có thể được tìm thấy trong một mô hình.

VÍ DỤ: Cost (Chi phí)

b) Một và chỉ cần duy nhất một thuật ngữ loại đối tượng được hiện hữu.

c) Các thuật ngữ đặc tính phải được xuất phát từ bộ cấu trúc hệ thống đặc tính và phải trình bày được một loại đối tượng tiêu biểu.

VÍ DỤ: Total Amount (tổng toàn bộ)

d) Một và chỉ cần duy nhất một thuật ngữ đặc tính được hiện hữu.

e) Các từ hạn định có thể được xuất phát đúng như việc xác định sự phân quyền theo phạm vi của chủ thể và cần thiết phải được thêm vào để tạo thành tên duy nhất trong từng ngữ cảnh cụ thể. Trật tự của các thuật ngữ từ hạn định là không quan trọng. Các thuật ngữ từ hạn định là không bắt buộc.

VÍ DỤ: Budget Period (ngân sách cho từng thời kỳ)

f) Sự biểu diễn cho các tác dụng hợp lý của một bộ phần tử dữ liệu là được mô tả bằng các thuật ngữ biểu diễn.

g) Một và chỉ cần duy nhất một thuật ngữ biểu diễn được hiện hữu.

VÍ DỤ: Amount (tổng)

Quy tắc cú pháp:

a) Thuật ngữ loại đối tượng sẽ phải chiếm vị trí đầu tiên (cực tả) trong một tên.

b) Các thuật ngữ từ hạn định sẽ phải đứng trước phần đã được hạn định. Trật tự của các từ hạn định sẽ không được sử dụng để phân biệt các tên.

c) Thuật ngữ đặc tính sẽ phải chiếm vị trí tiếp sau.

d) Thuật ngữ biểu diễn phải chiếm vị trí cuối cùng. Nếu bất cứ từ nào trong thuật ngữ biểu diễn cũng như bất cứ từ nào trong thuật ngữ đặc tính là thừa, thì từ thừa đó sẽ được xoá bỏ.

VÍ DỤ: Cost Budget Period Total Amount (Tổng toàn bộ chi phí của ngân sách cho từng thời kỳ)

Quy tắc từ vựng

a) Các danh từ chỉ được sử dụng ở dạng số ít. Các động từ (thông thường) là trong thì hiện tại. b) Các phần của tên được tách rời bằng cách viết hoa ký tự thứ nhất của từ thứ hai.

c) Tất cả từ trong tên là đều theo một trường hợp hỗn hợp.

d) Các chữ viết tắt, các từ cấu tạo bằng những chữ đầu của một nhóm từ và các chữ đầu của một tên chỉ được chấp nhận khi chúng được sử dụng thông thường trong các thuật ngữ thương mại.

e) Các từ chỉ bao gồm các chữ cái và các con số.

VÍ DỤ: Cost BudgetPeriodTotalAmount (Tổng toàn bộ chi phí của ngân sách cho từng thời kỳ).

Quy tắc đơn nhất:

Tất cả các tên phải là duy nhất trong một DTD.

Ví dụ về cách sử dụng

Trong ví dụ này, tên của một phần tử dữ liệu được sử dụng trong một cụm từ thêm vào yếu tố XML:

< !ELEMENT CostBudgetPeriodTotalAmount (#PCDATA) >

Một ví dụ bổ sung có thể được mở rộng để chỉ ra việc sử dụng tiền tố trong việc định danh namespace có liên quan đến yếu tố hoặc thuộc ngữ của một giản đồ XML đã được ấn định.

Một quy luật về ngữ nghĩa bổ sung là được định nghĩa như sau:

h) Không nhiều hơn một chỉ báo namespace được hiện hữu.

Một quy luật cú pháp bổ sung được định nghĩa như sau:

e) Nếu một chỉ báo namespace được sử dụng, thì nó phải đứng trước tất cả các thuật ngữ khác. Và một quy luật về từ vựng bổ sung được định nghĩa như sau:

f) Một chỉ báo namespace là chữ thường và được tách ra khỏi các thuật ngữ khác bằng dấu hai chấm.

Ví dụ một tên XML sử dụng một chỉ báo namespace:

< !ELEMENT acct:CostBudgetPeriodTotalAmount >

A.5. Ví dụ về thuộc ngữ của một phần tử dữ liệu

Bảng dưới đây sẽ trình bày một ví dụ về thuộc ngữ của một phần tử dữ liệu cùng với tất cả tên được bắt nguồn từ mục được quản trị. Cụ thể, phần tử dữ liệu này là được xuất phát từ:

Khái niệm phần tử dữ liệu: việc định danh quốc gia bao gồm

Phạm vi của khái niệm: quốc gia

Phạm vi tác dụng của nó: ISO Tiếng Anh-Language Country Short Name (tên ngắn gọn của quốc gia bằng ngôn ngữ tiếng Anh từ ISO).

Ba tên được đưa ra trong ví dụ về phần tử dữ liệu này là: một tên trong sổ đăng ký: tên địa chỉ gửi thư tín trong quốc gia; một tên mà xuất hiện trong một hệ thống ứng dụng, một quy ước mà cần đến các dấu phân tách để tách rời ngữ nghĩa: Country.Mailing_Address (địa chỉ_gửi thư .trong quốc gia); và một tên của giản đồ XML, tên mà tận dụng một tiền tố cho việc định danh namespace trong giản đồ XML, bao gồm: addr: CountryMailingAddressName.

Các quy luật về ngữ nghĩa, cú pháp và quy luật về từ vựng được thừa nhận để có thể được tài liệu hóa trong tiêu chuẩn này.

Tên thuộc ngữ siêu dữ liệu

Hệ thống ứng dụng

1

Định nghĩa phần tử dữ liệu

Ngữ cảnh định nghĩa phần tử dữ liệu Sổ đăng ký

Định nghĩa phần tử dữ liệu Tên của quốc gia nơi mà một bức thư sẽ được chuyển tới.

Ngữ cảnh định nghĩa phần tử dữ liệu Hệ thống dữ liệu tối ưu

Định nghĩa phần tử dữ liệu Tên của một quốc gia nơi mà người nhận thư đã được xác định vị trí.

Ngữ cảnh định nghĩa phần tử dữ liệu Giản đồ địa chỉ trong XML

Định nghĩa phần tử dữ liệu Tên của quốc gia trong một địa chỉ.

2

Tác dụng chấp nhận được và lĩnh vực tác dụng

Tác dụng chấp nhận được (mỗi tác dụng chấp nhận được) Tất cả các tên quốc gia ngắn gọn bằng ngôn ngữ tiếng Anh theo ISO 3166, phù hợp với các nghĩa tác dụng. (được ghi như: Afghanistan, Albania,….., Zimbabwe)

Ngày bắt đầu có tác dụng (mỗi tác dụng chấp nhận được) 19970110

Ngày kết thúc tác dụng (mỗi tác dụng chấp nhận được) (Chưa ứng dụng)

Ngữ cảnh của lĩnh vực tác dụng Sổ đăng ký

Tên mục nhập trong lĩnh vực tác dụng Tên ngắn gọn của quốc gia bằng ngôn ngữ tiếng Anh theo ISO

Định nghĩa lĩnh vực tác dụng Tất cả tên ngắn gọn của mọi quốc gia bằng ngôn ngữ tiếng Anh đã được ISO công nhận

Phần mô tả lĩnh vực tác dụng (Chưa ứng dụng)

Định danh mục nhập trong lĩnh vực tác dụng {RAI} 5678:1

Kiểu dữ liệu CHARACTER VARYING (biến đổi ký tự)

Nguồn/giản đồ kiểu dữ liệu ANSI ISO SQL

Số ký tự lớn nhất 44

Định dạng (Chưa ứng dụng)

Đơn vị đo lường (Chưa ứng dụng)

Độ chính xác (Chưa ứng dụng)

Gốc của lĩnh vực tác dụng ISO 3166:1:1997

Dẫn giải lĩnh vực tác dụng Lĩnh vực tác dụng chỉ bao gồm một tập hợp con của tên để định rõ từng quốc gia; nó không bao gồm tên của các khu vực trong một quốc gia.

3

Các thuộc ngữ của loại sự biểu diễn

Loại sự biểu diễn Tên

Hạn định của loại sự biểu diễn Ngắn gọn

4

Tên và định danh phần tử dữ liệu

Tên phần tử dữ liệu Tên địa chỉ gửi thư trong quốc gia (Country Mailing Address Name)

Ngữ cảnh của tên phần tử dữ liệu Sổ đăng ký

Tên cho ngữ cảnh của tên Quy ước đặt tên được ưu tiên trong sổ đăng ký (Registry Preferred Naming Convention)

Tên phần tử dữ liệu Tên.địa chỉ_gửi thư.trong quốc gia (Country.Mailing_Address.Name)

Ngữ cảnh của tên phần tử dữ liệu Hệ thống dữ liệu tối ưu (Facility Data System)

Tên cho ngữ cảnh của tên Quy ước đặt tên cho hệ thống dữ liệu tối ưu (Facility Data System Naming Convention)

Tên phần tử dữ liệu địa chỉ: tên gửi thư theo địa chỉ trong quốc gia (addr: CountryAddressMailingName)

Ngữ cảnh của tên phần tử dữ liệu Giản đồ địa chỉ XML (XML Address Schema)

Tên cho ngữ cảnh của tên Quy ước đặt tên cho giản đồ XML (XML Schema Naming Convention)

Định danh mục nhập phần tử dữ

liệu

{RAI} 5394:1

5

Các thuộc ngữ của phần tử dữ liệu khác

Ví dụ phần tử dữ liệu Đan Mạch (Denmark)

Gốc của phần tử dữ liệu Hệ thống ứng dụng

Dẫn giải phần tử dữ liệu Yếu tố này được cần đến cho việc phân phát thư bên ngoài quốc gia gốc.

Tổ chức chịu trách nhiệm Cơ quan đưa ra thi hành và đảm bảo làm đúng theo yêu cầu

Liên hệ với người quản lý Người chịu trách nhiệm quản lý các hệ thống dữ liệu tối ưu

6

Khái niệm phần tử dữ liệu và lĩnh vực thuộc khái niệm

Ngữ cảnh của khái niệm phần tử dữ liệu

Sổ đăng ký

Tên của khái niệm phần tử dữ liệu

Để định danh quốc gia

Định nghĩa khái niệm phần tử dữ liệu

Là việc định danh một sự tồn tại nguyên thủy về mặt địa chính của thế giới

Loại đối tượng

Quốc gia

Hạn định loại đối tượng

Địa chỉ gửi thư (Mailing Address)

Đặc tính

Việc định danh

Hạn định đặc tính

(không có)

Định danh mục nhập của khái niệm phần tử dữ liệu

{RAI} 12468:1

Ngữ cảnh của lĩnh vực thuộc khái niệm

Sổ đăng ký

Tên của lĩnh vực thuộc khái niệm

Quốc gia

Định nghĩa lĩnh vực thuộc khái niệm

Các sự tồn tại nguyên thủy về mặt địa chính của thế giới.

Định danh mục nhập của lĩnh vực thuộc khái niệm

{RAI} 2468:1

Gốc lĩnh vực thuộc khái niệm

ISO 3166:1

Nghĩa của tác dụng (với mỗi nghĩa tác dụng)

Sự tồn tại nguyên thủy về mặt địa chính được biết đến như <Trung Quốc-China>

Ngày bắt đầu có nghĩa tác dụng (cho mỗi nghĩa tác dụng)

19970110

Ngày kết thúc nghĩa tác dụng (cho mỗi nghĩa tác dụng)

(chưa ứng dụng)

Định danh nghĩa tác dụng (cho mỗi nghĩa tác dụng)

<được ấn định bằng hệ thống như 1001 … 1230: một cho đến mỗi nghĩa tác dụng>

7

Ví dụ về các kiểu phân loại

Các tác dụng của việc phân loại đối với kiểu phân loại

Từ then chốt

Quốc gia, địa chỉ, việc gửi thư (Country, Address, Mailing)

Nhóm

Địa chỉ gửi thư (Mailing Address)

Đối tượng

Địa chỉ, quốc gia (Address, Country)

Việc sắp từng lớp các kiểu khái niệm trừu tượng

Chuyên môn hóa

8

Trạng thái đăng ký và quản trị

Trạng thái đăng ký phần tử dữ liệu

Được ghi lại trong sổ đăng ký

Trạng thái quản trị phần tử dữ liệu

Xem xét chất lượng bên trong

Trạng thái đăng ký lĩnh vực tác dụng

Tiêu chuẩn

Trạng thái quản trị lĩnh vực tác dụng

Mục đích

Trạng thái đăng ký khái niệm phần tử dữ liệu

Được ghi lại trong sổ đăng ký

Trạng thái quản trị khái niệm phần tử dữ liệu

Xem xét chất lượng bên trong

Trạng thái đăng ký lĩnh vực thuộc khái niệm

Tiêu chuẩn

Trạng thái quản trị lĩnh vực thuộc khái niệm

Mục đích

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

Ví dụ về các quy ước đặt tên bằng ngôn ngữ Châu Á

Các quy luật này đều được xuất phát từ các quy tắc trong điều khoản 7. Các ví dụ được mô tả ở đây là giống với ví dụ trong phụ lục A.

Các ngôn ngữ Châu Á thường thiết lập các từ sử dụng hai ký tự tách biệt nhau và có nghĩa khác nhau, nhưng khi chúng được kết nối với nhau sẽ có nghĩa thứ ba không liên quan gì đến các phần của nó. Điều này có thể gây khó khăn cho việc hiểu được ngữ nghĩa của một tên bởi vì tình trạng có nhiều nghĩa có thể được tạo ra bởi việc đặt cạnh nhau các ký tự.

Các ví dụ là được viết bằng tiếng Anh Mỹ, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc và tiếng Trung Quốc.

CHÚ THÍCH: để có thể đọc được chữ Châu Á trong các ví dụ này, người đọc cần phải được cài đặt các bộ ký tự

Châu Á.

Quy tắc ngữ nghĩa:

a) Các loại đối tượng sẽ trình bày được những điều quan trọng của toàn bộ một ngôn từ mà trong ngôn từ đó nó có thể được tìm thấy trong một mô hình.

VÍ DỤ:

– Tiếng Việt: Chi phí

– Tiếng Anh: Cost

– Tiếng Nhật: 

– Tiếng Hàn: 

– Tiếng Trung: 

b) Một và chỉ cần duy nhất một thuật ngữ loại đối tượng được hiện hữu.

c) Các thuật ngữ đặc tính phải được xuất phát từ bộ cấu trúc hệ thống đặc tính và trình bày được một loại đối tượng tiêu biểu.

VÍ DỤ:

– Tiếng Việt: Tổng lượng

– Tiếng Anh: Total Amount

– Tiếng Nhật: 

– Tiếng Hàn: 

– Tiếng Trung: 

d) Một và chỉ cần duy nhất một thuật ngữ đặc tính được hiện hữu.

CHÚ THÍCH: Việc kết nối thuật ngữ loại đối tượng và thuật ngữ đặc tính sẽ tạo thành tên cho các khái niệm phần tử dữ liệu.

e) Các từ hạn định có thể được xuất phát đúng như việc xác định sự phân quyền theo phạm vi của chủ thể và cần thiết phải được thêm vào để tạo thành tên duy nhất trong từng ngữ cảnh cụ thể. Trật tự của các thuật ngữ từ hạn định là không quan trọng. Các thuật ngữ từ hạn định là không bắt buộc.

VÍ DỤ:

– Tiếng Việt: ngân sách cho từng thời kỳ

– Tiếng Anh: Budget Period

– Tiếng Nhật: 

– Tiếng Hàn: 

– Tiếng Trung: 

f) Sự biểu diễn cho các tác dụng hợp lý của một bộ phần tử dữ liệu và lĩnh vực tác dụng là được mô tả bằng các thuật ngữ biểu diễn.

g) Một và chỉ cần duy nhất một thuật ngữ biểu diễn được hiện hữu.

VÍ DỤ:

– Việt Nam: Tổng

– Tiếng Anh: Amount

– Tiếng Nhật: 

– Tiếng Hàn: 

– Tiếng Trung: 

CHÚ THÍCH: Thông thường, các thuật ngữ biểu diễn được thêm vào các từ hạn định sẽ tạo thành tên cho các lĩnh vực tác dụng.

Quy tắc cú pháp:

a) Thuật ngữ loại đối tượng sẽ phải chiếm vị trí đầu tiên (cực tả) trong một tên.

b) Các thuật ngữ từ hạn định sẽ phải đứng trước phần đã được hạn định. Trật tự của các từ hạn định sẽ không được sử dụng để phân biệt các tên.

c) Thuật ngữ đặc tính sẽ phải chiếm vị trí tiếp sau.

d) Thuật ngữ biểu diễn phải chiếm vị trí cuối cùng. Nếu bất cứ từ nào trong thuật ngữ biểu diễn cũng như bất cứ từ nào trong thuật ngữ đặc tính là thừa, thì từ thừa đó sẽ được xoá bỏ.

VÍ DỤ:

– Tiếng Việt: Tổng toàn bộ chi phí của ngân sách cho từng thời kỳ

– Tiếng Anh: Cost Budget Period Total Amount

– Tiếng Nhật: 

– Tiếng Hàn: 

– Tiếng Trung: 

Quy tắc từ vựng:

b) Các danh từ chỉ được sử dụng ở dạng số ít. Các động từ (thông thường) trong thì hiện tại.

CHÚ THÍCH: Trong tiếng Nhật, quy luật này sẽ không được áp dụng bởi vì không có dạng danh từ số nhiều và không có sự khác biệt về thì của động từ.

c) Các mục của tên và các từ trong thuật ngữ đa từ là được tách rời bằng các khoảng trống. Không có các ký tự riêng biệt nào được chấp nhận.

CHÚ THÍCH: Trong tiếng Nhật, các thuật ngữ gồm có đa từ (multi-word) được diễn đạt tự nhiên mà không dùng các khoảng trống, bất cứ ký tự nào cũng sẽ không được chấp nhận, nhưng một ký tự là dấu chấm có thể được sử dụng để phân định các thuật ngữ nói trên.

d) Tất cả từ trong tên là đều theo một trường hợp hỗn hợp.

CHÚ THÍCH: Trong tiếng Nhật, tất cả các từ trong tên là theo trường hợp hỗn hợp của Zen-kaku và Han-kaku.

e) Các chữ viết tắt, các từ cấu tạo bằng những chữ đầu của một nhóm từ và các chữ đầu của một tên là được chấp nhận.

VÍ DỤ:

– Tiếng Việt: Tổng toàn bộ chi phí của ngân sách cho từng thời kỳ

– Tiếng Anh: Cost Budget Period Total Amount

– Tiếng Nhật:  hoặc 

– Tiếng Hàn: 

– Tiếng Trung: 

Quy tắc đơn nhất:

Tất cả các tên thuộc mỗi ngôn ngữ sẽ phải là duy nhất trong ngữ cảnh đó.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Thẻ định danh dữ liệu trong sổ đăng ký

5. Định danh

6. Tên

7. Phát triển quy ước đặt tên

Phụ lục A

A.1. Yêu cầu chung

A.2. Ngữ nghĩa của các phần thuộc tên

A.3. Ví dụ về bộ quy luật đầy đủ trong quy ước đặt tên

A.4. Ví dụ về bộ quy luật dành cho tên của các phần tử dữ liệu trong các cụm từ thêm vào XML

A.5. Ví dụ về thuộc ngữ của một phần tử dữ liệu

Phụ lục B

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7789-5:2007 (ISO/IEC 11179-5 : 2005) VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – SỔ ĐĂNG KÝ SIÊU DỮ LIỆU (MDR) – PHẦN 5: QUY TẮC ĐẶT TÊN VÀ ĐỊNH DANH
Số, ký hiệu văn bản TCVN7789-5:2007 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản