TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7773-2:2007 (ISO 11841-2 : 2000) VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – TỪ VỰNG VỀ BỘ LỌC – PHẦN 2: ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA BỘ LỌC VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA BỘ LỌC

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7773-2 : 2007

ISO 11841-2 : 2000

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – TỪ VỰNG VỀ BỘ LỌC – PHẦN 2 : ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA BỘ LỌC VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA BỘ LỌC

Road vehicles and internal combustion engines – Filter vocabulary – Part 2: Definitions of characteristics of filters and their components

Lời nói đầu

TCVN 7773-2 : 2007 hoàn toàn tương đương ISO 11814-2 : 2000.

TCVN 7773-2 : 2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 7773 gồm các tiêu chuẩn sau: Phương tiện giao thông đường bộ và động cơ đốt trong – Từ vựng về bộ lọc.

TCVN 7773-1 : 2007 (ISO 11841-1 : 2000) Phần 1: Định nghĩa về các bộ lọc và các thành phần của bộ lọc.

TCVN 7773-2 : 2007 (ISO 11841-2 : 2000) Phần 2: Định nghĩa về các đặc tính của bộ lọc và các thành phần của bộ lọc.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – TỪ VỰNG VỀ BỘ LỌC – PHẦN 2 : ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA BỘ LỌC VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA BỘ LỌC

Road vehicles and internal combustion engines – Filter vocabulary – Part 2: Definitions of characteristics of filters and their components

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ về các đặc tính của bộ lọc và thành phần của bộ lọc sử dụng trong phương tiện giao thông đường bộ và động cơ đốt trong thông dụng (ví dụ, động cơ tàu thủy, động cơ tĩnh tại).

Mục đích của tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn hoá các định nghĩa, tạo điều kiện dễ dàng cho sự thông hiểu các định nghĩa và tạo cơ sở cho sự chuyển dịch thống nhất ra tiếng nước ngoài.

Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng khi thiết lập các tài liệu kỹ thuật khác.

2. Tài liệu viện dẫn

ISO 2942 : 1994, Hydraulic fluid power – Filter elemends – Verification of fabrication integrity and determination of the first bubble point (Truyền động thủy lực – Phần tử lọc – Kiểm tra tính toàn vẹn trong chế tạo và xác định điểm sôi đầu tiên).

ISO 5011 : 2000, Inlet air cleaning equipment for – internal combustion engines and compressors – Per – formance testing (Thiết bị lọc không khí nạp cho các động cơ đốt trong và máy nén khí – Thử tính năng).

3. Phân loại các đặc tính của bộ lọc và các thành phần của bộ lọc

Các đặc tính của bộ lọc và các thành phần của bộ lọc được phân loại theo năm tiêu chí như chỉ dẫn trên Hình 1.

Đặc tính

1) Cỡ kích thước (xem 4.1) 2) Nhiệt độ (xem 4.2) 3) Áp suất (xem 4.3) 4) Dòng chảy/chất lưu (xem 4.4) 5) Sự lọc (xem 4.5)
– Diện tích lọc

– Tổng diện tích của bộ lọc

    – Hướng dòng chảy

– Lưu lượng thể tích

– Lưu lượng theo khối lượng

 
– Thể tích lọc     – Phạm vi độ nhớt động  
– Phạm vi nhiệt độ làm việc   – Tính tương hợp của môi trường  
  – Đặc tính mỏi do lưu lượng – Kích thước lỗ lọc
– Áp suất danh nghĩa

– Phạm vi áp suất làm việc

– Áp suất thử

– Áp suất mở

– Áp suất đóng

– Sức hạn chế

– Sự sụt áp suất

– Độ chênh phá hủy

– Độ chênh áp ban đầu

– Độ chênh áp cuối cùng

– Tổn thất áp suất

– Áp suất nổ (tăng đột ngột)

– Áp suất gây hỏng

– Kích thước trung bình của lỗ lọc

– Hiệu suất lọc tức thời

– Hiệu suất lọc riêng

– Hiệu suất lọc tích tụ

– Giá trị bc

– Tuổi thọ của bộ lọc

– Dung lượng chất bẩn

– Dung lượng chất bẩn biểu kiến

Hình 1 – Phân loại các đặc tính của bộ lọc và các thành phần của bộ lọc

4. Định nghĩa về các đặc tính của bộ lọc và các thành phần của bộ lọc

Số thứ tự

No

Thuật ngữ

Đơn vị

Định nghĩa Chú thích
4.1 Phân loại theo cỡ kích thước
4.1.1 Diện tích lọc

A. filtering surface

P. Surface filtrante

cm2

m2

Diện tích hiệu dụng của một phần tử lọc Diện tích toàn bộ bị giảm đi do các phần diện tích, ví dụ, diện tích của mặt tựa hoặc liên kết không có tác dụng trong việc lọc.
4.1.2 Tổng diện tích của bộ lọc

A. total filter area

P. surface totale du filtre

dm2

Tổng diện tích của vật liệu lọc bao gồm cả các diện tích của mặt tựa/liên kết

4.1.3 Thể tích lọc

A. filtering volume

P. volume filtrant

cm3

Thể tích hiệu dụng của vật liệu lọc: diện tích hiệu dụng của bề mặt x chiều dầy vật liệu

4.2 Phân loại theo nhiệt độ
4.2.1 Phạm vi nhiệt độ làm việc

A. operating tem – perature range

P. plage des tem – pératures de fonctionnement

OC

Phạm vi nhiệt độ cho phép để vận hành một bộ lọc hoặc phần tử lọc Nhiệt độ làm việc sẽ được xác định bởi chất lưu và môi trường.
4.3 Phân loại theo áp suất a
4.3.1 áp suất danh nghĩa

A. nominal pressure

P. pression nominal

Pa

Áp suất được dùng cho thiết kế và có thể được dùng để ký hiệu/chứng nhận bộ lọc Liên quan đến áp suất làm việc lớn nhất cho phép; nhỏ hơn hoặc bằng áp suất tính toán.
4.3.2 Phạm vi áp suất làm việc

A. operating pressure range

P. plages des pressions de fonctionnement

Pa

Phạm vi giữa áp suất làm việc nhỏ nhất và áp suất làm việc lớn nhất

4.3.3 Áp suất thử

A. test pressure

P. pression d’essai

Pa

Áp suất cao hơn áp suất tính toán để thử bộ lọc hoặc thành phần của bộ lọc trong điều kiện quy định Không xảy ra biến dạng dư, hư hỏng hoặc sự cố.
4.3.4 Áp suất mở

A. opening pressure

P. pression d’ouverture

Pa

Độ chênh áp khí mở van nhánh, được đặc trưng bởi lưu lượng thể tích quy định ở độ nhớt đã cho của chất lưu

4.3.5 Áp suất đóng

A. closing pressure

P. pression de fermeture

Pa

Độ chênh áp khí đóng kín van nhánh được đặc trưng bởi lưu lượng thể tích quy định ở độ nhớt đã cho của chất lưu

4.3.6 Sức hạn chế

A. restriction

P. restriction

Pa

Sức cản của bộ lọc đối với dòng chảy của chất lưu được lọc Sức hạn chế là nguyên nhân của độ chênh áp và tổn thất. Sức hạn chế bằng độ chênh áp so với khí quyển để mở bộ lọc đường nạp (hút).
4.3.7 Sự sụt áp suất

A. pressure drop (deprecated)

P. chute de pression (refeté)

Pa

Sự thay đổi của áp suất theo thời gian từ giá trị tuyệt đối cao hơn tới giá trị tuyệt đối thấp hơn Thuật ngữ này thường được sử dụng chung và có nghĩa là độ chênh áp cần được tránh xảy ra.

Thuật ngữ này cũng được sử dụng cho thử rò rỉ.

4.3.8 Độ chênh áp

A. differential pressure

P. pression differentielle

Pa

Độ chênh lệnh về áp suất tĩnh trước và sau bộ lọc Điểm đo áp suất được đặt phù hợp với đặc tính kỹ thuật của thử nghiệm.
4.3.8.1 Độ chênh áp ban đầu

A. initial differen- rential pressure

P. pression différen- tielle initiale

Pa

Độ chênh áp của một bộ lọc hoặc phần tử lọc mới, không bị nhiễm bẩn

4.3.8.2 Độ chênh áp cuối cùng

A. final different – tial pressure

P. pression diffé- rentielle finale

Pa

Độ chênh áp của một bộ lọc hoặc phần tử lọc sau một khoảng thời gian làm việc hoặc khoảng thời gian thử Các giới hạn cho phép được định nghĩa cho các yêu cầu của hệ thống, ví dụ, cho các chuyển mạch sử dụng.
4.3.9 Tổn thất áp suất

A. pressure loss

P. perte de pression

Pa

Sự giảm áp suất thường xuyên do sự giảm năng lượng dòng chảy (cột áp do vận tốc) gây ra bởi bộ lọc hoặc phần tử lọc được xác định theo ISO 5011

4.3.10 Áp suất phá hủy

A. burst pressure

P. pression d’e’clatement

Pa

Áp suất thử tĩnh bên trong tại đó bộ lọc bị phá hủy Phép thử này được sử dụng chủ yếu cho bộ lọc bắt vít.
4.3.11 Áp suất gây hỏng

A. collapse pressure

P. pression d’écrasement

Pa

Áp suất độ chênh lệnh tại đó phần tử lọc sẽ bị hư hỏng bởi áp suất ngoài hoặc trong làm ảnh hưởng đến sự làm việc đúng của phần tử lọc Thử theo qui trình thử (phương pháp thử) quy định, ví dụ, ISO 2941.
4.4 Phân loại theo dòng chảy/chất Lưu
4.4.1 Hướng dòng chảy

A. direction of flow flux direction

P. sens du flux

Chỉ báo hướng chất Lưu chảy qua bộ lọc hoặc phần tử lọc Thường được ký hiệu bằng một mũi tên.
4.4.2 Lưu lượng thể tích

A. volume flow nominal volume flow flow rate

P. débit volumique débi volumique nominal débit

l/min

m3/min

Thể tích của chất Lưu chảy qua bộ lọc trong một đơn vị thời gian Trong trường hợp môi trường nén được cần chỉ ra điều kiện chuẩn.
4.4.3 Lưu lượng theo khối lượng

A. mass flow

P. débit massique

kg/min

Khối lượng của chất Lưu chảy qua bộ lọc trong một đơn vị thời gian

4.4.4 Phạm vi độ nhớt động

A. kinematic viscosity range

P. plage de viscosité

mm2/s

Phạm vi độ nhớt cho phép đối với sự vận hành của bộ lọc hoặc phần tử lọc

4.4.5 Tính tương hợp của môi trường

A. media compatibility

P. compatibilité des milieux filtrants

Tính tương hợp của vật liệu lọc hoặc phần tử lọc với chất lưu

4.4.6 Đặc tính mỏi do lưu lượng

A. flow-fatigue characteristics

P. cacractéristiques de fatigue due au débit

Khả năng của phần tử lọc chịu được hư hỏng về kết cấu do những thay đổi trong điều kiện Lưu lượng, nhiệt độ và áp suất gây ra Thử theo qui trình (phương pháp) quy định, ví dụ ISO 3724.
4.5 Phân loại theo sự lọc
4.5.1 Kích thước lỗ lọc

A. pore size

P. diamètre des pores

mm

Đường kính tương đương của các lỗ lọc của vật liệu lọc, được xác định theo ISO 2942 Kích thước lỗ lọc không cho phép rút ra kết luận về sự lọc hoặc hiệu suất lọc riêng của vật liệu lọc.
4.5.2 Kích thước trung bình của lỗ lọc

A. mean flow pore size mfp

P. diametre moyen des pores dmp

mm

Kích thước của lỗ lọc trong đó 50 % dòng không khí đi qua các lỗ lọc nhỏ hơn và 50 % đi qua các lỗ lọc lớn hơn

4.5.3 Hiệu suất lọc tức thời

A. instantaneous filtration efficiency

P. effcacité de filtration instantanée

%

Tỷ số giữa chất bẩn thử được giữ lại và chất bẩn được thêm vào, được tính toán bởi

trong đó

d1 là nồng độ chất bẩn thử tại đường vào bộ lọc

d2 là nồng độ chất bẩn thử tại đường ra bộ lọc

Đo hiệu suất của bộ lọc hoặc phần tử lọc ở các điều kiện thử quy định trong thời gian thử xác định.

Thông thường chất bẩn thử là một loại bụi quy định, có thể có thêm chất hữu cơ. Trong trường hợp thử bộ lọc nhiên liệu, cũng cần xác định hiệu suất lọc đối với nước.

4.5.3.1 Hiệu suất lọc riêng

A. fractional filtration efficiency

P. effcacité de filtration dimensionnelle

%

Hiệu suất lọc đối với một cỡ kích thước hạt quy định Hiệu suất lọc riêng có thể được xác định bằng phương pháp trọng lực khi dùng các dải kích thước hạt hạn chế khác nhau hoặc bằng sự phân loại và đếm hạt từ phổ các kích thước hạt.
4.5.4 Hiệu suất lọc tích tụ

A. cumulative filtration efficiency

P. efficacité de filtration cumulée

%

Hiệu suất lọc tổng tới khi kết thúc phép thử, được tính toán bởi

trong đó

M1 là khối lượng bụi được giữ lại bởi bộ lọc

Mo là khối lượng bụi được phun vào hệ thống lúc bắt đầu thử

Đo hiệu suất của bộ lọc hoặc phần tử lọc ở các điều kiện thử quy định. Thông thường chất bẩn thử là một loại bụi quy định, có thể có thêm chất hữu cơ. Trong trường hợp thử bộ lọc nhiên liệu cũng cần xác định hiệu suất lọc đối với nước.
4.5.5 Giá trị bx

A. bx value

P. rapport bx

Tỷ số của lượng các hạt tại đường vào bộ lọc và số lượng các hạt tại đường ra bộ lọc đối với các hạt lớn hơn x (mm) được tính toán bởi

trong đó

N1 là số lượng các hạt lớn hơn x tại đường vào bộ lọc

N2 là số lượng các hạt lớn hơn x tại đường ra bộ lọc

Đo hiệu suất của bộ lọc hoặc phần tử lọc ở các điều kiện thử quy định. Giá trị bx là kết quả của phép thử theo chu trình kín theo ISO 4572.
4.5.6 Tuổi thọ của bộ lọc

A. filter life

P. dure’e de vie du filtre

h

Khoảng thời gian sử dụng của một bộ lọc hoặc phần tử lọc tới khi bảo dưỡng hoặc thay thế hoặc tới khi có độ chênh lệnh áp suất cuối cùng quy định Thông thường khoảng thời gian sử dụng hoặc thay thế được xác định trong sổ tay bảo dưỡng của xe cộ hoặc động cơ.
4.5.7 Dung lượng chất bẩn

A. contaminant capacity dust capacity

P. capacité de rétention capacité de poussière

g

Khối lượng chất bẩn được giữ lại bởi bộ lọc hoặc phần tử lọc tạo ra điều kiện cuối cùng quy định, ví dụ, độ chênh lệnh áp suất cuối cùng xác định Dung lượng chất bẩn được giữ lại được rút ra bằng cách nhân dung lượng chất bẩn biểu kiến (4.5.8) với hiệu suất lọc tích tụ cuối cùng.
4.5.8 Dung lượng chất bẩn biểu kiến

A*. apparent capacity a value

P**. capacité apparute valeur a

g

Khối lượng chất bẩn được bổ sung thêm vào bộ lọc trong quá trình thử tới khi đạt được điều kiện cuối cùng Giá trị a biểu thị một trong những kết quả của phép thử theo chu trình kín theo ISO 4572.
a Để tránh các giá trị bằng số lớn hoặc nhỏ có thể sử dụng các bội số thập phân hoặc ước số thập phân của đơn vị quốc tế (SI) Pascal.

1 Pa = 1 N/m2 = 0,01 hPa = 0,001 kPa = 10-5 bar

1 bar = 100 kPa = 1000 hPa = 105 Pa = 1 000 000 Pa

1 m bar = 1 h Pa

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 2941 : 1974, Hydraulic fluid power – Filter elements – Verification of collapse/burst ristics – trance (Truyền động thủy lực – Phần tử lọc – Kiểm tra sức bền chống hư hỏng/nổ).

[2] ISO 3724 : 1976, Hydraulic fluid power – Filter elements – Verification of fatigue character – rustics (Truyền động lực – Phần tử lọc – Kiểm tra đặc tính mỏi do lưu lượng).

[3] ISO 4572 : 1981, Hydraulic fluid power – Filters – Multi-pass method for evaluating filtration (Truyền động thủy lực – Bộ lọc – Phương pháp chu trình kín để đánh giá tính năng lọc).

 


* A: Tiếng Anh

** P: Tiếng Pháp.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7773-2:2007 (ISO 11841-2 : 2000) VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – TỪ VỰNG VỀ BỘ LỌC – PHẦN 2: ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA BỘ LỌC VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA BỘ LỌC
Số, ký hiệu văn bản TCVN7773-2:2007 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản