TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5669:2007 (ISO 1513:1992) VỀ SƠN VÀ VECNI – KIỂM TRA VÀ CHUẨN BỊ MẪU THỬ

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 31/12/2007

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5669 : 2007

ISO 1513 : 1992

SƠN VÀ VECNI – KIỂM TRA VÀ CHUẨN BỊ MẪU THỬ

Paints and varnishes – Examination and preparation of samples for testing

Lời nói đầu

TCVN 5669 : 2007 thay thế TCVN 5669 : 1992.

TCVN 5669 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 1513 : 1992 và Bản đính chính kỹ thuật 1 : 1994.

TCVN 5669 : 2007 do Tiểu Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC35/SC9 Sơn và vecni – Phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lưng Chất lượng đ nghị, B Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TCVN 5669 : 2007

SƠN VÀ VECNI – KIỂM TRA VÀ CHUẨN BỊ MU THỬ

Paints and varnishes – Examination and preparation of samples for testing

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này là một trong bộ tiêu chuẩn lấy mẫu và thử nghiệm sơn, vecni và các sản phẩm liên quan.

Tiêu chuẩn này quy định quy trình kiểm tra sơ bộ từng mẫu thử, quy trình chuẩn bị mẫu thử bằng cách pha trộn và rút gọn hàng loạt mẫu đại diện cho lô hàng hay cho sơn, vecni chưa được đóng gói hoặc các sn phẩm liên quan, lấy mẫu sản phẩm cần kiểm tra theo TCVN 2090 : 2007.

2. Tàl liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).

TCVN 2090 : 2007 (ISO 15528 : 2000) Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni – Lấy mẫu.

TCVN 2230 : 2007 (ISO 565 : 1990) Sàng thử nghiệm – Lưới kim loại đan, tấm kim loại đột lỗ và lưới đột lỗ bằng điện – Kích thước lỗ danh nghĩa.

3. Thùng chứa mẫu

3.1. Điu kiện đối với thùng chứa mẫu

Ghi lại tất cả khuyết tật của thùng chứa mẫu hay bất kỳ chỗ rò r nào phát hiện được. Nếu thấy xuất hiện hiện tượng sn phẩm chứa trong thùng bị ảnh hưởng thì phải loại bỏ mẫu.

3.2. M thùng chứa mẫu

CNH BÁO Một số loại sơn và các sản phm liên quan (như cht tẩy sơn) dễ làm tăng áp suất khí hoặc hơi trong quá trình lưu giữ. Cẩn thận khi mở thùng chứa, đặc bit nếu quan sát thy np hoặc đáy của thùng chứa b phng.

Nếu xảy ra các hiện tượng như vậy, phải được ghi lại trong báo cáo (điều 10).

Loại bỏ tất cả những vật liệu bao gói và những mảnh vụn khác ra khỏi b mặt ngoài của thùng chứa, đặc biệt là những thứ bám xung quanh miệng thùng. M thùng chứa một cách cẩn thận, sao cho sản phẩm bên trong không bị khuấy trộn.

4. Quy trình kiểm tra sơ bộ đối với sản phẩm lỏng như vecni, nhũ tương, chất pha loãng…

4.1. Kiểm tra bằng mắt thường

4.1.1. Mức hao hụt

Ghi lại mức hao hụt ước lượng, có nghĩa là khoảng không phía trên sản phẩm đựng trong thùng chứa, tính theo phn trăm của tổng dung tích của thùng chứa.

4.1.2. Lp váng b mặt

Ghi lại sự xuất hiện lớp váng bề mặt và tính chất của lớp váng đó như liên tục, cứng, mm, mỏng, dày vừa phải hay quá dày.

Nếu thấy có lớp váng trên mẫu, tốt nhất nên loại bỏ mẫu. Nếu không thể loại bỏ mẫu, có thể tách hoàn toàn lớp váng ra khỏi các thành của thùng chứa và loại bỏ nó, lọc bỏ nếu cần.

Ghi lại việc lấy đi lớp váng có dễ hay không. Đối với mục đích kiểm tra phân tích, nếu có lớp váng thì phải nghiền lớp váng và gộp nó vào trong mẫu để thử.

4.1.3. Độ đặc

Ghi lại mẫu bị xúc biến (thixotropic) hay bị gel hóa, chú ý để không bị nhm lẫn giữa gel hóa và xúc biến (thixotropic).

CHÚ THÍCH 1 Cả sơn vecni xúc biến (thixotropic) và sơn vecni gel hóa đu có độ đặc như thạch, việc khuấy và lc khiến cho độ đc của sơn vecni xúc biến (thixotropic) giảm rõ rệt, trong khi đó phương pháp này không làm giảm độ đặc của sơn vecni gel hóa.

4.1.4. Tách thành các lớp

Ghi lại sự tách thành các lớp của mẫu, ví dụ nước và dầu hay chất nhựa.

4.1.5. Tạp chất nhìn thấy được

Khi nhìn thấy có các tạp chất thì ghi lại và loại bỏ chúng nếu có thể thực hiện được.

4.1.6. Cặn lắng

Khi nhìn thấy có cặn lắng thì ghi lại chi tiết hình dạng của cặn lắng đó.

4.1.7. Độ trong và màu

Trong trường hợp lấy mẫu các loại vecni, chất pha loãng, dung dịch xúc tác vv…, ghi lại độ trong và màu sắc của mẫu.

4.2. Trộn

Khuấy kỹ mẫu và gộp cả cặn lắng vào.

5. Quy trình kiểm tra sơ bộ các sản phẩm lỏng như sơn

5.1. Kiểm tra bằng mắt thường

5.1.1. Mức hao hụt

Ghi lại mức hao hụt ước lượng, tức là khoảng không phía trên b mặt sn phẩm chứa trong thùng được tính bằng phần trăm tổng dung tích của thùng chứa.

5.1.2. Lớp váng

Ghi lại khi xuất hiện lp váng và lớp váng có liên tục, cứng, mềm, dày vừa phải hay quá dày. Nếu trên mẫu có lớp váng thì tốt nhất nên loại bỏ mẫu.

Nếu không thể loại bỏ mẫu thì có thể tách hoàn toàn lớp váng ra khi các thành ca thùng chứa và loại bỏ nó, lọc bỏ nếu cần.

Ghi lại việc lấy đi lớp váng có dễ hay không. Đối vi mục đích kiểm tra phân tích, nếu có lớp váng thì phải nghiền lớp váng và gộp nó vào trong mẫu để thử.

5.1.3. Độ đặc

Ghi lại mẫu bị xúc biến (thixotropic) hay bị gel hóa, chú ý để không bị nhầm ln giữa gel hóa và xúc biến (thixotropic).

CHÚ THÍCH 2 Cả sơn vecni xúc biến (thixotropic) và sơn vecni gel hóa đều có độ đặc như thạch, việc khuấy và lắc khiến cho độ đặc của n vecni xúc biến (thixotropic) giảm rõ rệt, trong khi đó phương pháp này không làm giảm độ đặc của sơn vecni gel hóa.

5.1.4. Tách thành các lp

Ghi lại sự tách thành các lp của mẫu.

5.1.5. Sự lắng

Ghi lại các dạng lắng ví dụ như mềm, rắn hoặc khô rắn. Nếu cặn lắng rắn, khô và bị vỡ vụn khi ct bằng dao phẳng sạch thì mô tả là “khô rắn.

5.1.6. Tạp chất

Khi nhìn thấy bất kỳ tạp chất nào có trong sơn thì ghi lại và loại bỏ chúng càng cẩn thận càng tốt.

5.2. Trộn

5.2.1. Giới hạn

Các mẫu bị gel hóa hoặc cặn lắng khô rắn (xem 5.1.3 và 5.1.5) không thể khuấy trộn đu với nhau và do vậy không dùng cho mục đích thử nghiệm.

5.2.2. Quy định chung

Trong suốt quá trình thực hiện các bước quy định trong 5.2.3 đến 5.2.5, hạn chế sự hao hụt của dung môi xuống mức tối thiểu. Để đạt được điu này, thực hiện tất cả các thao tác thật nhanh, nhưng vẫn thỏa mãn độ trộn đều hỗn hợp.

5.2.3. Loại bỏ lớp váng

Nếu mẫu gốc có chứa lớp váng, tách và loại bỏ tất cả nhng phn thừa đó ra bằng cách lọc mẫu đã hợp nhất qua rây phù hợp với TCVN 2230 : 2007, có lỗ danh nghĩa là 125 µm, trừ khi có nhng quy định khác.

5.2.4. Nếu cặn lắng rắn không xuất hiện

Trộn mẫu kỹ, ngay cả khi không có cặn lắng rõ rệt.

CHÚ THÍCH 3 Nếu mu nhỏ thì dùng dao phng là thích hp, còn đối với mẫu lớn hơn thì phải dùng thìa cứng để khuấy.

Đóng chặt nắp thùng chứa và lắc kỹ, đảo ngược thùng chứa trong khi lc. Mt khác khuấy và lắc thùng chứa bằng cách này cho đến khi mẫu được đồng nhất hoàn toàn.

CHỦ THÍCH 4 Muốn đảm bảo mẫu được trộn đều thì có thể rót mẫu vào thùng chứa sạch và thực hiện nhiều ln.

Trong quá trình chuẩn bị mẫu, tránh không cho không khí lọt vào mẫu. Mu phải được loại hết bọt khi trước khi sử dụng.

5.2.5. Nếu cặn lắng rắn xuất hiện

Trong trường hợp mẫu thử cần kiểm tra có chất cặn lng rắn (nhưng không có cặn lắng khô rắn, xem 5.2.1) thì tiến hành như sau:

Rót toàn bộ mẫu lỏng sang một thùng chứa sạch. Tách b cặn lắng dưới đáy thùng chứa ban đầu bằng dao phẳng và trộn kỹ. Khi mẫu thử đã đng đều, rót mẫu thử v thùng chứa ban đầu từng lượng nhỏ một, vừa rót vừa khuấy ri mi rót tiếp. Trong quá trình khuấy trộn mẫu cần rót từ thùng nọ sang thùng kia vài lần (xem 5.2.4). Mẫu thử phải được loại hết bọt không khí trước khi dùng.

6. Quy trình kiểm tra sơ bộ đối với các sản phẩm dẻo như matit

Nhìn chung kiểm tra những sản phẩm này như đối với sơn theo điu 5.

CHÚ THÍCH 5 Nên sử dng máy trộn công nghiệp loại nhỏ để đảm bảo cho mẫu trộn đu vi nhau.

7. Quy trình kiểm tra sơ bộ đối với sản phẩm dạng bột

Đối với những sn phẩm này thì thông thường không cn có quy trình đặc biệt, nhưng cn ghi chép những trạng thái không bình thường như màu sắc không bình thưng, có những cục vón ln hoặc cứng, hoặc có những dị vật, v.v

8. Phối trộn và rút gọn mẫu thử

8.1. Quy đnh chung

Trong trường hợp có hàng loạt mẫu lấy từ một loại sản phẩm đồng nhất thì có thể hoặc thử riêng từng mẫu hoặc có thể hợp nhất các mẫu thử rồi tiến hành rút gọn theo 8.2 đến 8.4.

8.2. Sn phẩm lng

Sau khi khuấy kỹ từng mẫu một như quy định trong điều 4 và điu 5, rót hoặc chuyển mẫu sang thùng chứa sạch khô có kích thước thích hợp ri trộn kỹ bằng cách lắc, khuấy cho thật đều. Khi mẫu đã đng nhất thì tiến hành rút gọn mẫu theo TCVN 2090 : 2007. Chứa mẫu rút gọn trong một hoặc nhiu thùng chứa sạch, cho phép hao hụt 5 %, sau đó nút chặt, dán nhãn và, nếu cn thì niêm phong thùng chứa lại.

8.3. Sản phẩm có độ nhớt cao

Không thể quy định bất kỳ một quy trình riêng biệt nào để áp dụng chung, tùy theo từng loại mà cn có cách giải quyết cụ thể, cần lưu ý đến khả năng sử dụng các thiết bị cơ khí để khuấy trộn, tính chất khó trộn của vật liệu có độ nht cao và tn thất những hợp phần dễ bay hơi.

8.4. Sản phẩm dạng bột

Đổ vật liệu từ các thùng chứa mẫu khác nhau vào trong thùng khô sạch có kích cỡ thích hp ri trộn đều. Rút gọn mẫu đến cỡ thích hợp (1 kg đến 2 kg) bằng cách chia tư hoặc bằng tay hoặc bằng phương tiện chia mẫu rồi đựng mẫu rút gọn vào trong một hoặc nhiu thùng chứa khô sạch. Nút chặt, dán nhãn và nếu cần niêm phong thùng chứa.

9. Ghi nhãn thùng chứa mẫu

Ghi những nội dung sau lên nhãn thùng chứa mẫu, nếu biết:

a) tên cơ sở sản xuất và mô tả sản phẩm;

b) ngày sản xuất;

c) người gửi mẫu;

d) kích c và chi tiết khác của lô hàng;

e) vị trí lấy mẫu, ngày lấy mẫu và tên người lấy mẫu;

f) số tham khảo hoặc số m sản xuất, thùng chứa, phuy chứa, v.v… mà mẫu được lấy từ đó;

g) ngày pha trộn và người pha trộn;

h) viện dẫn tiêu chuẩn này.

Nếu mẫu được gửi đến…………

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5669:2007 (ISO 1513:1992) VỀ SƠN VÀ VECNI – KIỂM TRA VÀ CHUẨN BỊ MẪU THỬ
Số, ký hiệu văn bản TCVN5669:2007 Ngày hiệu lực 31/12/2007
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành 31/12/2007
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản