TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7125:2007 (ISO 3380 : 2002) VỀ DA – PHÉP THỬ CƠ LÝ – XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CO ĐẾN 100 ĐỘ C

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7125 : 2007

ISO 3380 : 2002

DA- PHÉP THỬ CƠ LÝ – XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CO ĐẾN 1000C

Leather – Physical and mechanical tests – Determination of shrinkage temperature up to 1000C

Lời nói đầu

TCVN 7125 : 2007 thay thế TCVN 7125 : 2002.

TCVN 7125 : 2007 hoàn toàn tương đương ISO 3380 : 2002.

TCVN 7125 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DA- PHÉP THỬ CƠ LÝ – XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CO ĐẾN 1000C

Leather – Physical and mechanical tests – Determination of shrinkage temperature up to 1000C

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định nhiệt độ co của da đến 1000C. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại da.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696 : 1987), Nước phân tích sử dụng trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu và phương pháp thử.

TCVN 7117 : 2007 (ISO 2418 : 2002), Da – Phép thử hóa, cơ lý và độ bền màu – Vị trí lấy mẫu.

TCVN 7118 : 2007 (ISO 2589 : 2002), Da – Phép thử cơ lý – Xác định độ dày.

3. Nguyên tắc

Làm nóng một mẫu thử trong nước với tốc độ qui định cho đến khi xảy ra hiện tượng co da đột ngột.

4. Thiết bị, dụng cụ

4.1. Sơ đồ bố trí ở dạng giản đồ các dụng cụ phù hợp được chỉ ra trong hình 1. Dụng cụ này bao gồm các phần sau:

4.1.1. Bình, thể tích tối thiểu là 500ml và độ sâu làm việc tối thiểu là 110mm. Bình này có thể được điều áp để làm việc được ở nhiệt độ lớn hơn 1000C.

4.1.2. Dụng cụ giữ mẫu thử cố định, ví dụ ghim hoặc kẹp, 30mm ± 5mm ở phía trên đáy của bình.

4.1.3. Dụng cụ giữ mẫu thử có thể chuyển động được, ví dụ cái móc hoặc kẹp. Một đầu được gắn với phần trên của mẫu thử. Còn đầu kia được gắn với một sợi dây vòng qua một puli và giới hạn khối lượng nặng hơn 3g so với dụng cụ giữ mẫu có thể chuyển động.

4.1.4. Kim đồng hồ, có thiết bị kiểm tra sự chuyển động của nó. Trong dụng cụ đã chỉ ra, kích thước tương đối giữa puli và kim chỉ phải sao cho bất kỳ chuyển động nào của dụng cụ giữ mẫu chuyển động được (4.1.3) phải được khuyếch đại bằng một hệ số ít nhất là 5 lần.

4.1.5. Thiết bị đo nhiệt độ, được chia độ đến 10C và chính xác đến ± 0,50C với đầu đo được đặt gần với tâm của miếng mẫu thử và có khoảng làm việc thích hợp với mẫu thử trong phép thử.

4.1.6. Nước cất hoặc nước khử ion, phù hợp với các yêu cầu cho nước loại 3 trong TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696 : 1987).

4.1.7. Thiết bị gia nhiệt, có khả năng gia nhiệt với tốc độ 20C ± 0,20C/phút cho bình có chứa nước cất hoặc nước khử ion dưới độ sâu làm việc qui định.

4.1.8. Dụng cụ khuấy, có khả năng khuấy nước trong bình sao cho nhiệt độ tại phần trên và phần dưới của mẫu thử không được sai khác nhau hơn 10C.

4.2. Đồng hồ đo độ dày, phù hợp với yêu cầu của TCVN 7118 : 2007 (ISO 2589 : 2002).

4.3. Bình hút ẩm,  hoặc bình khác có thể hút chân không.

4.4. Bơm chân không, có khả năng giảm áp suất tuyệt đối trong bình hút ẩm xuống dưới 4 kPa trong vòng 2 phút.

4.5. Ống thử bằng thủy tinh, có đường kính trong là 10mm ± 2mm và chiều cao tối thiểu là 100mm.

Chú giải

1. Puli

2. Lực 3g

3. Kim đồng hồ

4. Thiết bị đo nhiệt độ (nhiệt kế)

5. Dụng cụ giữ mẫu cố định

6. Bình

7. Mẫu thử

8. Dụng cụ giữ mẫu có thể chuyển động

Hình 1 – Thiết bị đo nhiệt độ co (dạng giản đồ)

5. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

5.1. Mẫu thử phù hợp với TCVN 7117 : 2007 (ISO 2418 : 2002).

5.2. Xác định độ dày của mẫu thử theo TCVN 7118 : 2007 (ISO 2589 : 2002).

5.3. Cắt một mẫu thử hình chữ nhật kích thước 50mm ± 2mm x 3,0mm ± 0,2mm, nếu độ dày của mẫu bằng hoặc nhỏ hơn 3mm. Nếu độ dày mẫu lớn hơn 3mm thì cắt miếng mẫu hình chữ nhật kích thước 50mm ± 2mm x 2,0mm ± 0,2mm. Chuẩn bị 2 mẫu thử song song với sống lưng và 2 mẫu thử vuông góc với sống lưng.

CHÚ THÍCH 1: Nếu có yêu cầu thử nhiều hơn hai can da to hoặc da nhỏ trong một lô, thì chỉ lấy duy nhất một mẫu theo mỗi hướng từ mỗi con da to hoặc da nhỏ để tổng số mẫu thử không nhỏ hơn hai mẫu đối với mỗi hướng.

CHÚ THÍCH 2: Không có yêu cầu về việc ổn định mẫu thử cho phép thử này hoặc tiến hành phép thử dưới các điều kiện chuẩn.

6. Cách tiến hành

Đối với mẫu thử khô, tiến hành các bước từ 6.1 đến 6.3. Đối với mẫu thử ướt, bỏ qua các bước từ 6.1 đến 6.3.

6.1. Cho 5,5ml ± 0,5ml nước cất hoặc nước khử ion vào ống thử bằng thủy tinh (4.5) và nhấn chìm mẫu thử, dùng một que khuấy để giữ cho mẫu chìm, nếu cần.

6.2. Để ống thử trong bình hút ẩm (4.3), giữ ống ở vị trí thẳng đứng nếu cần. Rút khí tạo chân không trong bình hút ẩm và duy trì áp suất tuyệt đối trong bình thấp hơn 4 kPa từ 1 phút đến 2 phút.

6.3. Cho không khí vào bình hút ẩm và giữ mẫu thử chìm tối thiểu trong 1 giờ và tối đa trong 6 giờ.

6.4. Gắn một đầu của miếng mẫu vào dụng cụ giữ mẫu cố định (4.1.2) và đầu kia vào dụng cụ giữ mẫu có thể chuyển động (4.1.3). Điều chỉnh sợi dây, puli và quả nặng sao cho miếng mẫu thử được giữ căng bởi quả nặng.

6.5. Rót vừa đủ nước cất hoặc nước khử ion ấm vào bình (4.1.1) đến độ sâu ít nhất là 30mm ở trên phần trên của mẫu thử. Nếu nhiệt độ co của mẫu thử đã biết trước hay dự đoán là thấp hơn 600C thì sử dụng nước có nhiệt độ thấp hơn 100C so với nhiệt độ dự kiến.

6.6. Đun nóng nước và duy trì tốc độ tăng nhiệt độ là 20C/phút ± 0,20C/phút.

6.7. Cứ sau khoảng thời gian 30 giây, ghi nhiệt độ và giá trị đọc tương ứng của kim chỉ. Tiếp tục các quan sát này cho đến khi mẫu co đáng kể, nước sôi mạnh hoặc đạt đến nhiệt độ mong muốn. Khi nước sôi thì ghi lại nhiệt độ.

6.8. Kiểm tra các kết quả hoặc vị trí của kim chỉ với nhiệt độ để tìm ra nhiệt độ ứng với sự chuyển động của kim mà tại đó tương đương với độ co của mẫu thử 0,3% so với chiều dài cực đại của nó. Ghi nhiệt độ này làm nhiệt độ co của mẫu thử.

6.9. Nếu nhiệt độ co được xác định theo 6.8 không được cao hơn ít nhất 50C so với nhiệt độ nước khi đưa vào bình thì loại bỏ kết quả và lặp lại các bước tiến hành từ 6.1 đến 6.8 và sử dụng nước có nhiệt độ ban đầu thấp hơn.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7125:2007 (ISO 3380 : 2002) VỀ DA – PHÉP THỬ CƠ LÝ – XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CO ĐẾN 100 ĐỘ C
Số, ký hiệu văn bản TCVN7125:2007 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản