TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7835-F10:2007 (ISO 105-F10 : 1989) VỀ VẬT LIỆU DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU – PHẦN F10: YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO VẢI THỬ KÈM ĐA XƠ
TCVN 7835-F10 : 2007
ISO 105-F10 : 1989
VẬT LIỆU DỆT –
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU –
PHẦN F10: YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO VẢI THỬ KÈM ĐA XƠ
Textiles – Tests for colour fastness –
Part F10: Specification for adjacent fabric : Multifibre
Lời nói đầu
Bộ TCVN 7835-F: 2007 thay thế TCVN 4185 – 86.
TCVN 7835-F10 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 105-F10:1989.
TCVN 7835-F10 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 7835 – F : 2007, Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu gồm các phần sau:
– Phần F01: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng len;
– Phần F02: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng bông và visco;
– Phần F03: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng polyamit;
– Phần F04: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng polyeste;
– Phần F05: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng acrylic;
– Phần F06: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng tơ tằm;
– Phần F07: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng axetat hai lần thế;
– Phần F08: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng triaxetat;
– Phần F09: Yêu cầu kỹ thuật cho vải cọ sát chuẩn: Bông;
– Phần F10: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm đa xơ.
VẬT LIỆU DỆT –
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU –
PHẦN F10: YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO VẢI THỬ KÈM ĐA XƠ
Textiles – Tests for colour fastness –
Part F10: Specification for adjacent fabric : Multifibre
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định cho vải thử kèm đa xơ không nhuộm được sử dụng để đánh giá sự dây màu trong phép thử độ bền màu. Vải thử kèm đa xơ có đặc tính dây màu đã được chuẩn hóa.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 4536: 2002 (ISO 105-A01: 1994), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần A01: Nguyên tắc chung.
TCVN 5466: 2002 (ISO 105-A02: 1993), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.
TCVN 5467: 2002 (ISO 105-A03: 1993), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu.
TCVN 7835 – C10 (ISO 105-C10), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần C10: Độ bền màu với giặt bằng xà phòng hoặc xà phòng và soda. Phép thử B (2).
TCVN 5236: 2002 (ISO 105-J02: 1997), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần J02: Phương pháp sử dụng thiết bị để đánh giá độ trắng tương đối.
TCVN 7835-F01 (ISO 105-F01), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần F01: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng len.
TCVN 7835-F02 (ISO 105-F02), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần F02: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng bông và visco.
TCVN 7835-F03 (ISO 105-F03), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần F03: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng polyamit.
TCVN 7835-F04 (ISO 105-F04), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần F04: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng polyeste.
TCVN 7835-F05 (ISO 105-F05), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần F05: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng acrylic.
TCVN 7835-F07 (ISO 105-F07), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần F07: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng axetat hai lần thế.
TCVN 7835-F08 (ISO 105-F08), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần F01: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng triaxetat.
3. Các yêu cầu chung
3.1. Mỗi thành phần của vải thử kèm đa xơ phải được làm từ xơ có đặc tính dây màu giống với đặc tính dây màu của xơ được sử dụng trong các vải thử kèm xơ đơn tương ứng được qui định trong TCVN 7835-F01 ÷ F05, F07, F08 (ISO 105-F01 ÷ F05, F07, F08). Đặc tính dây màu của vải thử kèm đa xơ phải được xác định theo phương pháp nêu trong phụ lục A.
3.2. Có hai loại vải thử kèm đa xơ như mô tả trong bảng 1.
Bảng 1 – Vải thử kèm đa xơ
Đa xơ DW |
Đa xơ TV |
Axetat hai lần thế Vải bông tẩy trắng Polyamit Polyeste Acrylic Len |
Axetat hai lần thế Vải bông tẩy trắng Polyamit Polyeste Acrylic Visco |
Một số qui trình thử độ bền màu không thể tiến hành nếu tồn tại len và/hoặc acetat hai lần thế. Trong trường hợp đó, phải sử dụng vải thử kèm đa xơ TV thay cho loại DW.
CHÚ THÍCH 1: Để biết về nguồn cung cấp, tham khảo tại cơ quan tiêu chuẩn quốc gia.
3.3. Có thể sử dụng vải có cấu trúc khác nhưng có cùng khổ vải và cùng đặc tính dây màu với vải đa xơ mô tả trong tiêu chuẩn này và điều này phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.
3.4. Vì có sự khác nhau trong kết quả thử khi sử dụng vải thử kèm đa xơ thay cho vải thử kèm xơ đơn nên loại vải thử kèm đã sử dụng phải được đề cập trong báo cáo thử nghiệm.
4. Đặc tính của vải
4.1. Vật liệu làm sợi dọc
Xơ: polyeste filamăng sáng (không chứa chất tăng trắng quang học)
Sợi: 15,5 tex/27 filamăng/R02
400 vòng xoắn/m hướng xoắn Z.
4.2. Vật liệu làm sợi quang
Xem bảng 2
Bảng 2 – Vật liệu làm sợi quang
Tính chất |
Axetat hai lần thể |
Bông tẩy trắng |
polyamit |
polyeste |
acrylic |
Len |
triaxetat |
visco |
Xơ cắt ngắn (stapen) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Độ sáng hoặc cấp |
Sáng |
“Chất lượng trung bình thấp” tới “sáng” |
nửa mờ |
nửa mờ |
nửa mờ |
Chất lượng “Australian 64’s” |
Sáng |
nửa mờ |
Tex trên filamăng |
0,333 |
__1) |
0,333 |
0,17 |
0,28 |
__2) |
0,333 |
0,17 |
Chiều dài, mm |
50,8 |
27 đến 25,7 |
38,0 |
38,0 |
38,0 |
82,5 ± 27 |
50,8 |
40,0 |
Sợi Độ nhỏ Độ săn sợi đơn Vòng xoắn/m Độ săn sợi xe Vòng xoắn/m |
30 tex x 2
640 Z
400 S |
30 tex x 2
570 Z
590 S |
30 tex x 2
670 Z
400 S |
30 tex x 2
640 Z
400 S
|
30 tex x 2
640 Z
400 S |
30 tex x 2
540 Z
130 S
|
30 tex x 2
640 Z
400 S |
30 tex x 2
510 Z
400 S |
Độ trắng 3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
X Y Y W10 |
0,320±0,003 0,338±0,003 80,0±2,0 63±5 |
0,318±0,003 0,335±0,003 86,0±2,0 76±5 |
0,320±0,003 0,335±0,003 83,0±2,0 71±5 |
0,318±0,003 0,336±0,003 80,0±2,0 68±5 |
0,318±0,003 0,335±0,003 82,0±2,0 72±5 |
0,338±0,003 0,335±0,003 65,0±2,0 _4) |
0,320±0,003 0,338±0,003 80,0±2,0 63±5 |
0,328±0,003 0,345±0,003 82,0±2,0 47±5 |
1) Micronaire: 4,4 trung bình
2) Đường kính: 22,22 mm 3) D65, góc quan trắc 100, tính toán theo TCVN 5236: 2002 (ISO 105-J02). 4) Giá trị độ trắng cho xơ này sẽ được đề cập trong lần xuất bản sau của tiêu chuẩn này. |
4.3. Cấu trúc vải
Khổ rộng mắc sợi trên lược của máy dệt: 127 cm
Dệt: 6/6 trên dải vải chính
1/1 trên dải vải biên
Số lượng sợi:
Sợi dọc: 35,4 sợi trên cm
Sợi ngang: 29,5 sợi trên cm (trung bình)
Mỗi sọc sợi ngang được đo theo hướng dọc phải rộng 1,5 cm, sọc theo hướng cắt phải có khổ rộng 0,5 cm đối với sợi polyeste cắt.
Mẫu dệt thoi
Loại DW Loại TV
62 sợi acetat hai lần thế 62 sợi triacetat xơ ngắn
48 sợi bông tẩy trắng 48 sợi bông tẩy trắng
56 sợi polyamit xơ ngắn 56 sợi polyamit xơ ngắn
48 sợi polyeste xơ ngắn 48 sợi polyeste xơ ngắn
44 sợi acrylic xơ ngắn 44 sợi acrylic xơ ngắn
60 sợi len chải kỹ 60 sợi visco xơ ngắn
16 sợi polyeste xơ ngắn – sọc cắt – 16 sợ polyeste xơ ngắn
4.4. Chuẩn bị
Nên giặt vải dệt thoi trong một máy Jig như sau:
Đặt nước ở 70 0C với chất tẩy rửa không ion (phần ngưng của oxit etylen) và natri tetraphotphat.
Chạy hai vòng, cho nhỏ giọt vào chậu.
Giặt hai vòng ở 50 0C.
Giặt hai vòng dưới dòng nước lạnh.
Sấy ở 93 0C.
Định hình khổ từ 114 cm đến 116 cm.
Phụ lục A
(qui định)
Phương pháp thiết lập sự ổn định về đặc tính dây màu giữa các lô sản xuất khác nhau của vải thử kèm
A.1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này qui định phương pháp kiểm soát chất lượng để thiết lập đặc tính dây màu không thay đổi giữa các lô sản xuất vải thử kèm khác nhau.
A.2. Nguyên tắc
Tiến hành phép thử so sánh sự dây màu giữa mẫu thử của lô chuẩn và mẫu của lô mới. Sự dây màu của mỗi vải thử kèm sau đó được so sánh với thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.
A.3. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất
A.3.1. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất, như qui định trong TCVN 7835-C10 (ISO 105-C10).
A.3.2. Mẫu vải thử kèm chuẩn không nhuộm và vải thử kèm cần thử, mỗi mẫu có kích thước 40 mm x 100 mm.
A.3.3. Đối với sự dây màu của vải polyamit, len và tơ tằm: Irgalan Orange RL-KWL 250 % (thuốc nhuộm C.I Vàng axit 86) (thuốc nhuộm C.I Acid Orange 86). Đối với sự dây màu của bông và visco: Solophenyl Blue GL 230 % (C.I xanh trực tiếp 71) (thuốc nhuộm C.I Direct Blue 71). Đối với sự dây màu của axetat hai lần thế và triaxetat, polyamit và polyeste: Terasil Yellow 2GW 200 % (thuộc nhuộm C.I Vàng phân tán 54) (thuốc nhuộm C.I Disperse Yellow 54). Đối với sự dây màu của polyeste, axetat hai lần thế, triaxetat và polyamit: Terasil Navy Blue BGLN (thuốc nhuộm C.I Xanh phân tán 130) (thuốc nhuộm C.I Disperse Blue 130).
A.4. Cách tiến hành
A.4.1. Đặt mẫu thử vải chuẩn không nhuộm và vải thử kèm không nhuộm cần thử (A.3.2) vào các cốc đựng riêng biệt và cho thêm vào mỗi cốc lượng dung dịch xà phòng cần thiết (xem A.3.1) và dung dịch nhuộm phù hợp (xem điều A.7).
A.4.2. Xử lý mỗi mẫu ở nhiệt độ 50 0C ± 2 0C trong 45 phút.
A.4.3. Lấy mẫu vải ra, giặt hai lần trong nước lạnh loại 3 (xem A.3.1) và sau đó dưới dòng nước lạnh đang chảy trong 10 phút rồi vắt khô. Mở mẫu vải ra và phơi khô trong không khí ở nhiệt độ không vượt quá 60 0C.
A.4.4. Đánh giá sự dây màu của mẫu vải thử kèm chuẩn bằng cách sử dụng thang màu xám để đánh giá sự dây màu (xem A.3.1) để đảm bảo rằng cấp dây màu là 3-4.
A.4.5. So sánh sự dây màu giữa vải thử kèm chuẩn và vải thử kèm cần thử bằng cách sử dụng thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu (xem A.3.1).
A.5. Đánh giá kết quả
Vải thử kèm cần thử được chấp nhận đặc tính dây màu của nó khi sự chênh lệch về màu sắc giữa sự dây màu của vải chuẩn và của vải thử không lớn hơn 4-5 khi đo bằng thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.
A.6. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo sự dây màu của vải thử kèm cần thử (xem điều A.5).
A.7. Chú thích
Lượng thuốc nhuộm được sử dụng phải đảm bảo sự dây màu của mẫu chuẩn là 3-4 trong khi cũng đảm bảo còn thuốc nhuộm ở trong dung dịch thử sau khi kết thúc phép thử. Các nồng độ thuốc nhuộm sau đây được đưa ra để tham khảo:
Irgalan Orange RL-KWL (250 %) : 0,025 g/l.
Solophenyl Blue GL (230 %) : 0,0015 g/l.
Terasil Yellow 2GW (200 %): 0,002 g/l.
Terasil Navy Blue BGLN (100 %) : 0,100 g/l.
Phép thử phải được tiến hành riêng với từng loại thuốc nhuộm.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7835-F10:2007 (ISO 105-F10 : 1989) VỀ VẬT LIỆU DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU – PHẦN F10: YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO VẢI THỬ KÈM ĐA XƠ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7835-F10:2007 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |