TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6475-2:2007 VỀ QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG BIỂN – PHẦN 2: PHÂN CẤP HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG BIỂN

Hiệu lực: Hết hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6475-2: 2007

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG BIỂN –

PHẦN 2: PHÂN CẤP HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG BIỂN

Rules for Classification and Technical Supervision of Subsea Pipeline Systems –

Part 2: Classification of Subsea Pipeline Systems

1.     Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về phân cấp và giám sát kỹ thuật trong quá trình thiết kế, chế tạo và khai thác các hệ thống đường ống biển, kể cả các hệ thống đường ống đặt ở các cửa sông và vùng biển Việt Nam dùng để vận chuyển riêng lẻ hoặc hỗn hợp các chất hydrôcácbon ở trạng thái lỏng hoặc khí, như dầu thô, các sản phẩm của dầu, các loại khí.

2.     Tài liệu viện dẫn

Trong tiêu chuẩn này các tiêu chuẩn sau đây được viện dẫn:

  • TCVN 6475-1: 2007 – Quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 1: Quy định chung;
  • TCVN 6475-3: 2007 – Quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 3: Đánh giá để cấp lại giấy chứng nhận;
  • TCVN 6475-5: 2007 – Quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 5: Cơ sở thiết kế;
  • TCVN 6475-7: 2007 – Quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 7: Chỉ tiêu thiết kế;
  • TCVN 6475-12: 2007 – Quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 12: Hàn;
  • TCVN 6475-13: 2007 – Quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 13: Kiểm tra không phá hủy;

3.     Điều kiện để phân cấp đường ống

3.1.     Các đường ống được chế tạo, giám sát kỹ thuật phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này hoặc các yêu cầu tương đương, sẽ được trao cấp và được duy trì cấp khi kết quả kiểm tra thấy rằng chúng vẫn phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

3.2.     Việc phân cấp đường ống chỉ phụ thuộc yêu cầu về thiết kế, chế tạo, vật liệu, khả năng thi công và bảo dưỡng đường ống được nêu trong tiêu chuẩn này.

3.3.     Chủ đường ống phải có trách nhiệm cung cấp các chỉ dẫn và đề ra các giới hạn khai thác để đảm bảo chắc chắn không vượt quá các điều kiện thiết kế dùng trong phân cấp. Các chỉ dẫn và các giới hạn phải được ghi trong Sổ khai thác. Chủ đường ống phải cập nhật đầy đủ các dữ liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.

3.4.     Mọi sự cố, khuyết tật, hư hỏng có ảnh hưởng tới điều kiện phân cấp đều phải thông báo ngay cho Đăng kiểm.

4.     Cấp của đường ống

4.1.         Ký hiệu cấp

Các cấp cơ bản cho đường ống do Đăng kiểm phân cấp được ký hiệu như sau:

  • * VR SP
  • * VR SP
  • (*) VR SP

trong đó:

VR SP : Biểu thị đường ống thỏa mãn các yêu cầu trong tiêu chuẩn này của Đăng kiểm.

*           : Biểu thị đường ống được chế tạo dưới sự giám sát của Đăng kiểm.

*           : Biểu thị đường ống được chế tạo dưới sự giám sát của tổ chức phân cấp khác được Đăng kiểm ủy quyền và/hoặc công nhận.

(*)         : Biểu thị đường ống được chế tạo không có giám sát hoặc dưới sự giám sát của tổ chức phân cấp khác không được Đăng kiểm công nhận.

4.2.     Ghi chú cấp

4.2.1.     Căn cứ vào điều kiện cụ thể, những đường ống do Đăng kiểm phân cấp sẽ được bổ sung một hay vài ghi chú về cấp.

4.2.2.     Ghi chú về chức năng: là ghi chú cho biết chức năng của đường ống. Ví dụ:

  • Đường ống dẫn hóa chất;
  • Đường ống dẫn dầu;
  • Đường ống dẫn khí;
  • Đường ống ép nước;
  • Đường ống đứng dẫn dầu.

4.2.3.     Ghi chú về vùng: là ghi chú cho biết vị trí địa lý, vùng mà đường ống được lắp đặt. Ví dụ:

  • Mỏ Bạch Hổ;
  • Mỏ Đại Hùng …

4.2.4.     Ghi chú giới hạn hoạt động: là ghi chú cho biết đường ống được phân cấp với các giới hạn khai thác chủ yếu. Ví dụ:

  • áp suất khai thác lớn nhất 150 bar;
  • Nhiệt độ thiết kế lớn nhất 90 oC.

4.2.5.     Các ghi chú mô tả: là các ghi chú bổ sung mô tả chi tiết hơn về kiểu của đường ống so với ghi chú về cấp và được đưa vào Sổ đăng ký đường ống. Ví dụ:

  • Đường kính ống, lưu lượng, áp suất thủy tĩnh …

5.     Giám sát kỹ thuật trong giai đoạn thiết kế sơ bộ

5.1.     Đăng kiểm không nhất thiết phải tiến hành giám sát trong quá trình thiết kế sơ bộ. Tuy nhiên, việc giám sát của Đăng kiểm trong giai đoạn đầu của dự án có thể làm giảm bớt khối lượng giám sát trong quá trình thiết kế và chế tạo.

5.2.     Nên tiến hành đồng thời việc giám sát trong giai đoạn thiết kế sơ bộ với việc xem xét các vấn đề liên quan đến môi trường và lịch trình của dự án.

6.     Phân cấp

6.1.     Quy định chung

6.1.1.     Tất cả các khía cạnh của thiết kế và chế tạo có liên quan đến an toàn và tính toàn vẹn của hệ thống đường ống biển phải được xem xét trong quá trình phân cấp.

6.1.2.     Giám sát kỹ thuật là các hoạt động kiểm tra đơn lẻ do Đăng kiểm Việt Nam tiến hành tại các giai đoạn khác nhau từ thiết kế, thi công đến vận hành đường ống biển.

6.1.3.     Phân cấp là công tác tổng hợp tất cả các hoạt động giám sát kỹ thuật, kiểm tra để tiến tới việc cấp giấy chứng nhận cho hệ thống đường ống biển.

6.2.     Hồ sơ kỹ thuật

6.2.1.     Quy định chung

6.2.1. 1.        Phần này quy định các yêu cầu về tài liệu trong quá trình thiết kế, chế tạo/thi công, lắp đặt/chạy thử và trong vận hành.

6.2.1. 2.        Các đặc tính kỹ thuật cho thiết kế, chế tạo đường ống, các thiết bị kèm theo, vật liệu (cấp/ tiêu chuẩn), quy trình chế tạo, lắp đặt, khai thác và cả việc chọn tiêu chuẩn thiết kế phải được trình cho Đăng kiểm khi xét duyệt.

6.2.1. 3.        Các đặc tính kỹ thuật và các tài liệu, hồ sơ liên quan phải bao gồm các giai đoạn thiết kế, chế tạo, lắp đặt, khai thác đường ống.

6.2.2.     Cơ sở thiết kế và thiết kế chi tiết

6.2.2. 1.        Cơ sở thiết kế của hệ thống đường ống phải được trình duyệt, bao gồm:

  • Mục tiêu an toàn;
  • Vị trí, các điều kiện đầu vào và đầu ra;
  • Mô tả hệ thống đường ống với bố trí chung;
  • Các yêu cầu chức năng bao gồm cả sự hạn chế phát triển mỏ như rào chắn an toàn và các van ngầm dưới biển;
  • Các thông số và mô tả việc lắp đặt, sửa chữa và thay thế các chi tiết đường ống, các van, các cơ cấu dẫn động và các phụ tùng;
  • Tuổi thọ thiết kế bao gồm cả các chi tiết kỹ thuật về điểm bắt đầu của tuổi thọ thiết kế như thời điểm chạy thử lần cuối, lắp đặt …
  • Các thông số về lưu chất được vận chuyển trong đường ống bao gồm cả khả năng bị thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của hệ thống đường ống;
  • Khả năng vận chuyển và các thông số kích thước của đường ống;
  • Các hạn chế hình học như các đặc điểm kỹ thuật của đường kính trong không đổi, các yêu cầu đối với phụ tùng, van, mặt bích và việc sử dụng các ống và ống đứng mềm;
  • Các yêu cầu về phóng thoi (Pigging) như bán kính cong, độ méo của ống và khoảng cách giữa các phụ tùng khác nhau có ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống phóng thoi;
  • Các điều kiện địa hình và độ sâu của biển dọc theo tuyến ống dự kiến;
  • Các điều kiện địa chất;
  • Các điều kiện môi trường;
  • Các điều kiện vận hành như áp suất, nhiệt độ, thành phần của sản phẩm, tốc độ dòng chảy…
  • Các nguyên tắc để tính toán độ bền và đánh giá hiện trường (in-place analysis);
  • Nguyên lý kiểm soát ăn mòn.

6.2.2. 2.        Thiết kế phải đưa ra đầy đủ các tài liệu để cho phép Đăng kiểm có thể đánh giá. Tối thiểu các hạng mục sau đây phải được đề cập:

  • Tuyến ống, sơ đồ tuyến ống có ghi tên cụ thể, tọa độ (kinh tuyến, vĩ tuyến) của các vị trí đầu cuối ống, các trạm bơm tăng áp, van, vị trí các dàn hoặc công trình khác có liên quan, tuyến tàu, sự hiện diện của cáp ngầm, các đường ống và đầu giếng hiện có;
  • Vị trí và cách bố trí chông đường ống;
  • Các thiết kế về đường ống giao nhau, vắt ngang;
  • Các đặc trưng lý hóa của lưu chất;
  • Lựa chọn vật liệu (ống và các bộ phận của ống): kích thước và loại vật liệu;
  • Kích thước ống đứng, loại vật liệu và các chi tiết đỡ;
  • Dung sai độ dày thành ống (cả đường ống và ống đứng);
  • Prôfil nhiệt độ, áp suất và giãn nở đường ống;
  • Kích thước và chi tiết của ống chữ J, các đai giãn nở;
  • Các đặc điểm của các đầu nối giữa đường ống với ống đứng;
  • Kiểu và các chi tiết của các buồng phóng và nhận thoi, các van, và các thiết bị điều khiển;
  • Hệ thống đo và sơ đồ tuyến truyền tín hiệu vè dòng chảy trong đường ống;
  • Hệ thống phát hiện rò rỉ và các thiết bị khác;
  • Hệ thống dừng khẩn cấp và các thiết bị an toàn khác, kể cả thiết bị làm giảm áp suất tạm thời trong đường ống;
  • Các chi tiết về hệ thống điều khiển đường ống và thông tin liên lạc;
  • Chương trình thử các hệ thống thông tin, hệ thống điều khiển, hệ thống dừng khẩn cấp và các thiết bị an toàn khác gồm cả phương pháp thử và thiết bị thử được sử dụng;
  • Tính toán độ bền cho ống đứng và kết cấu đỡ ống đứng;
  • Tính toán độ bền và ổn định cho đường ống;

·         Phân tích rủi ro nếu cần;

·         Kiểm soát ăn mòn (bên trong và bên ngoài);

  • Lắp đặt và chạy thử;

6.2.2. 3.        Tùy từng trường hợp cụ thể, các tính toán và số liệu sau đây của đường ống phải được trình duyệt :

  • Chất lỏng được vận chuyển trong đường ống (áp suất cục bộ lớn nhất, điểm hóa hơi của H2S, CO2 và H2O đối với đường ống dẫn khí);
  • Khối lượng riêng của các chất vận chuyển trong ống;
  • Nhiệt độ và áp suất thiết kế;
  • áp suất vận hành cực đại;
  • áp suất thử quy định (cho các đường ống, ống đứng và các buồng phóng và nhận thoi);
  • Tính chất ăn mòn của các chất chứa trong đường ống;
  • Nhiệt độ vận hành lớn nhất, nhỏ nhất và sự phân bố dọc theo đường ống;
  • Thiết kế lưu lượng;
  • Độ chính xác phát hiện rò rỉ và cách xử lý;
  • Điện thế bảo vệ catốt thiết kế;
  • Số liệu về lực đẩy nổi âm và ổn định của toàn tuyến ống;
  • Tính chất ăn mòn của nước biển và các loại đất dưới đáy biển;
  • Nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất của nước biển và không khí;
  • Địa hình và độ sâu đáy biển cho cả tuyến ống, các sai lệch có thể;
  • Số liệu về động đất;
  • Các đặc trưng của đất và địa chất đáy biển (kể cả độ ổn định và sóng cát …);
  • Vận tốc và các hướng gió;
  • Chiều cao, chu kì và hướng sóng;
  • Tốc độ và hướng dòng chảy, dòng thủy triều và nước dâng do bão;
  • Dự đoán sự phát triển và độ lớn của các loài sinh vật biển bám;
  • Các bản tính và số liệu của các tải trọng thiết kế trong chế tạo, thi công và khai thác;
  • Phân tích tình trạng của ống đứng, đường ống bao gồm: ổn định, dòng xoáy sau đường ống, ổn định trên đáy biển, chuyển vị, dao động, mỏi và sự lan truyền vết nứt.

6.2.2. 4.        Các bản vẽ phải được cung cấp cho công tác chế tạo và lắp đặt hệ thống đường ống, bao gồm:

  • Các bản vẽ tuyến đường ống bao gồm cả các thông tin về các đặc tính đáy biển, các giàn, đường ống/cáp, các đầu giếng ngầm dưới biển sẵn có và dự kiến trong tương lai;
  • Các bản vẽ chi tiết đường ống giao nhau;
  • Các bản vẽ bố trí của giàn với các ống đứng, các hệ thống bảo vệ ống đứng, khu vực lấy hàng, giá cập tàu, khu vực cứu nạn …
  • Các bản vẽ chế tạo các đoạn ống;
  • Các bản vẽ về bảo vệ đường ống;
  • Các bản vẽ chế tạo ống đứng và các ngàm kẹp ống đứng.

6.2.2. 5.        Đối với đường ống và các bộ phận đường ống, các tài liệu sau đây phải trình duyệt:

  • Các đặc điểm kỹ thuật trong chế tạo vật liệu;
  • Bản kê vật liệu.

6.2.2. 6.        Đối với hệ thống kiểm soát ăn mòn và lớp bọc gia tải, các tài liệu sau đây phải trình duyệt:

  • Báo cáo thiết kế bảo vệ catốt;
  • Bản ghi các đặc điểm kỹ thuật trong chế tạo và lắp đặt anốt;
  • Bản ghi các đặc điểm kỹ thuật trong chế tạo lớp phủ;
  • Bản ghi các đặc điểm kỹ thuật trong bọc các mối nối hiện trường;
  • Bản ghi các đặc điểm kỹ thuật của hệ thống theo dõi ăn mòn;
  • Bản kê vật liệu.

6.2.2. 7.        Đối với quá trình lắp đặt, các tài liệu sau đây phải trình duyệt:

  • Phân tích hậu quả của các dạng phá hủy (Failure mode effect analysis) và nghiên cứu nguy hiểm và khả năng hoạt động (Hazard and operability study);
  • Các bản vẽ và bản ghi các đặc điểm kỹ thuật trong lắp đặt và thử;
  • Sổ tay lắp đặt;
  • Các báo cáo chứng nhận và bản ghi các đặc điểm kỹ thuật của quy trình hàn;
  • Quy trình vận hành;
  • Quy trình xử lý các sự cố bất ngờ.

6.2.3.     Chế tạo đường ống và bộ phận đường ống

6.2.3. 1.        Trước khi tiến hành chế tạo, các tài liệu sau đây phải được trình Đăng kiểm duyệt:

  • Bản ghi các đặc điểm kỹ thuật của quy trình chế tạo;
  • Các quy trình chế tạo, bao gồm các yêu cầu về thử nghiệm, tiêu chuẩn chấp nhận, sửa chữa và các báo cáo chứng nhận nhân sự…
  • Bản ghi các đặc điểm kỹ thuật của vật liệu;
  • Kế hoạch chất lượng;
  • Bản ghi các đặc điểm kỹ thuật của quy trình hàn, báo cáo chứng nhận quy trình hàn;
  • Các quy trình kiểm tra không phá hủy;
  • Kết quả thử chứng nhận quy trình chế tạo.

6.2.3. 2.        Các hồ sơ hoàn công phải được trình Đăng kiểm duyệt sau khi chế tạo bao gồm:

  • Các quy trình chế tạo, bao gồm các yêu cầu về thử nghiệm, tiêu chuẩn chấp nhận, sửa chữa và các báo cáo chứng nhận nhân sự…
  • Các chứng chỉ vật liệu;
  • Các biên bản kiểm tra trong chế tạo (kiểm tra bằng mắt, kiểm tra không phá hủy, thử mẫu, kiểm tra kích thước và xử lý nhiệt…);
  • Báo cáo thử thủy lực;
  • Bản kê đầy đủ về thành phần hóa học, tính chất cơ học và kích thước;
  • Bản kê các mối hàn.

6.2.4.     Hệ thống kiểm soát ăn mòn và chế tạo lớp bọc gia tải

6.2.4. 1.        Trước khi tiến hành chế tạo, các tài liệu sau đây phải được trình Đăng kiểm duyệt:

  • Loại và độ dày của các lớp bọc chống ăn mòn;
  • Quy trình chế tạo, bao gồm các yêu cầu về thử/kiểm tra, tiêu chuẩn chấp nhận, sửa chữa và các báo cáo chứng nhận nhân sự…
  • Chiều dày của lớp bọc gia tải, vật liệu và trọng lượng riêng;
  • Cốt thép của lớp bọc gia tải;
  • Hồ sơ về vật liệu và thiết kế trộn bê tông;
  • Kết quả thử chứng nhận quy trình chế tạo;
  • Kế hoạch chất lượng với các quy trình kiểm tra, thử nghiệm và hiệu chuẩn;
  • Các bản vẽ của anốt.

6.2.4. 2.        Các hồ sơ hoàn công phải được trình Đăng kiểm duyệt sau khi chế tạo bao gồm:

  • Các quy trình chế tạo, bao gồm các yêu cầu về thử nghiệm, tiêu chuẩn chấp nhận, sửa chữa và các báo cáo chứng nhận nhân sự…
  • Các chứng chỉ vật liệu;
  • Các biên bản kiểm tra trong chế tạo;
  • Bản kê đầy đủ về các kích thước lớp bọc, trọng lượng và sức nổi âm;
  • Bản kê sửa chữa;
  • Bản kê thử độ cách điện.

6.2.5.     Lắp đặt và chạy thử

6.2.5. 1.        Trước khi lắp đặt, các tài liệu sau đây phải được trình Đăng kiểm duyệt:

  • Quy trình lắp đặt, bao gồm chỉ tiêu chấp nhận, chứng chỉ thử nghiệm cho các thiết bị, báo cáo chứng nhận nhân sự (hàn và bọc lớp phủ);
  • Bản ghi các đặc điểm kỹ thuật của việc đào hào chôn ống;
  • Quy trình chạy thử;
  • Quy trình khảo sát;
  • Quy trình lắp đặt các kết cấu bảo vệ và neo giữ;
  • Quy trình lắp đặt các ống đứng và đoạn ống (spool).

6.2.5. 2.        Các hồ sơ hoàn công phải được trình Đăng kiểm duyệt sau khi lắp đặt và chạy thử bao gồm:

  • Các sổ ghi chép, hồ sơ;

§  Báo cáo khảo sát;

  • Báo cáo chạy thử.

6.2.6.     Vận hành

6.2.6. 1.        Để có thể tiến hành các chương trình kiểm tra, các tài liệu sau đây phải được trình Đăng kiểm:

  • Lịch sử vận hành của hệ thống đường ống có chỉ rõ những sự kiện có thể gây ảnh hưởng đến thiết kế và an toàn;
  • Các thông số về tình trạng lắp đặt cần thiết để có thể hiểu rõ được thiết kế và cấu hình của hệ thống đường ống như các báo cáo kiểm tra trước đây, các bản vẽ trong khi rải ống và bản vẽ hoàn công và các báo cáo thử nghiệm;
  • Các đặc tính lý hóa của lưu chất được vận chuyển, các thiết bị phát hiện cát, nếu có;
  • Lịch kiểm tra, bảo dưỡng và các báo cáo;
  • Quy trình kiểm tra và các kết quả kiểm tra, bao gồm cả các báo cáo phụ trợ như các báo cáo khảo sát của thợ lặn, các đoạn phim video.

6.2.6. 2.        Trong trường hợp có các hư hỏng cơ khí hoặc các bất thường khác có thể gây ảnh hưởng xấu đến an toàn, độ tin cậy, độ bền và tính ổn định của hệ thống đường ống, các tài liệu sau đây phải được trình Đăng kiểm trước khi đưa đường ống vào hoạt động:

  • Mô tả sự hư hỏng của đường ống, các bộ phận hay hệ thống của nó có chỉ rõ vị trí, loại, mức độ hư hỏng và các biện pháp khắc phục tạm thời;
  • Kế hoạch và các chi tiết đầy đủ của việc sửa chữa, hoán cải và thay thế, bao gồm cả các quy trình xử lý các sự cố bất ngờ;
  • Các tài liệu chi tiết liên quan đến việc sửa chữa, hoán cải và thay thế cụ thể.

6.2.7.     Sổ khai thác

6.2.7. 1.        Chủ đường ống có trách nhiệm lập Sổ khai thác đường ống. Tất cả các hướng dẫn sử dụng, vận hành, và các giới hạn cho phép khai thác an toàn phải được ghi rõ trong Sổ. Các số liệu này không được vượt quá các số liệu thiết kế dùng để phân cấp đường ống.

6.2.7. 2.        Nếu một cơ quan thẩm quyền của Nhà nước có các yêu cầu đặc biệt khác với yêu cầu ở trên liên quan tới nội dung của Sổ khai thác thì chủ đường ống phải có trách nhiệm thực hiện yêu cầu này.

6.2.7. 3.        Sổ khai thác phải được gửi một bản cho Đăng kiểm để cung cấp các thông tin khi duyệt thiết kế đường ống.

6.3.         Phân cấp trong quá trình duyệt thiết kế

6.3.1.     Duyệt thiết kế

6.3.1. 1.        Duyệt thiết kế là kiểm tra các giả thiết, phương pháp, kết quả của quá trình thiết kế để đảm bảo rằng các yêu cầu của tiêu chuẩn này đã được đáp ứng.

6.3.1. 2.        Duyệt thiết kế bao gồm:

  • Xem xét phương thức thiết kế;
  • Xem xét các thông số thiết kế;
  • Xem xét hồ sơ thiết kế (gồm các bản vẽ, bản tính, các tài liệu thuyết minh …);
  • Tính toán độc lập song song với tính toán của nhà thiết kế;
  • Xem xét các thông số kỹ thuật liên quan đến chế tạo và vận hành rút ra từ thiết kế.

6.3.1. 3.        Các tài liệu thiết kế cần phải xem xét được quy định ở 6.2.

6.3.1. 4.        Phạm vi công việc duyệt thiết kế được quy định ở bảng 6.3-1.

Bảng 6.3-1: Phạm vi công việc duyệt thiết kế

Hoạt động giám sát kỹ thuật, kiểm tra

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Xem xét các thông số thiết kế:

Xem xét các cơ sở thiết kế có chú trọng tới kết quả khảo sát và số liệu môi trường. Đánh giá các chỉ tiêu thiết kế.

x

x

x

Tuyến ống và điều kiện môi trường

x

x

Xem xét các tài liệu thiết kế và bản vẽ:

Xem xét các tài liệu thiết kế đường ống chủ yếu để đảm bảo rằng các điều kiện tải trọng chính đã được xét đến trong thiết kế, các điều kiện có liên quan đã được xác định, phương pháp luận thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan.

x

x

x

Đánh giá các phương pháp chủ yếu được sử dụng và kiểm tra xác suất một số số liệu đầu vào và kết quả tính

x

x

Xem xét chi tiết các bản tính thiết kế chính

x

Tính toán độc lập song song với tính toán của nhà thiết kế

Kiểm tra khả năng chịu áp lực

x

x

x

Tính toán độc lập theo cách đơn giản (với một số hạng mục lựa chọn ngẫu nhiên)

x

x

Tính toán độc lập theo cách phức tạp (với một số hạng mục lựa chọn ngẫu nhiên)

x

Xem xét các thông số kỹ thuật liên quan đến chế tạo và vận hành

Kiểm tra điểm một số giới hạn

x

x

x

Xem xét các thông số kỹ thuật chủ yếu

x

x

Xem xét tỉ mỉ các thông số kỹ thuật chủ yếu

x

Xem xét thiết kế kiểm soát lưu lượng

Xem xét các nguyên tắc chung

x

x

x

Xem xét các tài liệu chính với sự trợ giúp của các tính toán đơn giản

x

x

6.3.2.     Duyệt thiết kế ở mức thấp

6.3.2. 1.        Duyệt chi tiết các tài liệu bao gồm cơ sở thiết kế, tài liệu phân tích/ đánh giá rủi ro, tài liệu quản lý chất lượng và các tài liệu về nguyên lý hoặc phương pháp thiết kế (nếu có). Đăng kiểm Việt Nam phải xác định các vấn đề được coi là nguy hiểm đối với dự án từ công tác xem xét ban đầu và sẽ thông báo với chủ đường ống hay bên thiết kế để nghiên cứu và sửa đổi.

6.3.2. 2.        Đăng kiểm duyệt bản tính/ phương pháp tính được sử dụng. Đối với các tài liệu thiết kế khác được dùng để tham khảo, một số trong số đó sẽ được kiểm tra ngẫu nhiên để xác nhận công tác kiểm soát chất lượng đã được thực hiện.

6.3.2. 3.        Đăng kiểm không cần thực hiện việc chuyển các kết luận từ các bản tính/báo cáo thiết kế vào các bản vẽ và các thông số kỹ thuật để kiểm tra.

6.3.3.     Duyệt thiết kế ở mức vừa

6.3.3. 1.        Duyệt thiết kế ở mức vừa bao gồm: duyệt tất cả các tài liệu thiết kế chính liên quan đến an toàn và tính toàn vẹn của đường ống. Những vấn đề ít nguy hiểm hơn sẽ được kiểm tra ngẫu nhiên. Tất cả các yếu tố nguy hiểm sẽ được duyệt kỹ và sẽ tiến hành tính toán kiểm tra độc lập.

6.3.3. 2.        Đăng kiểm tiến hành việc chuyển các kết luận từ các bản tính/báo cáo thiết kế vào các bản vẽ và các thông số kỹ thuật để kiểm tra ngẫu nhiên.

6.3.4.     Duyệt thiết kế ở mức cao

6.3.4. 1.        Duyệt thiết kế ở mức cao bao gồm: duyệt đầy đủ hầu hết các tài liệu liên quan đến tính toàn vẹn của đường ống. Tất cả các yếu tố nguy hiểm sẽ được duyệt kỹ và tính toán kiểm tra độc lập.

6.3.4. 2.        Đăng kiểm tiến hành việc chuyển các kết luận từ các bản tính/báo cáo thiết kế vào các bản vẽ và các thông số kỹ thuật để kiểm tra.

6.3.4. 3.        Các bản ghi các đặc tính kỹ thuật chính cũng phải được kiểm tra về độ rõ ràng và không tối nghĩa.

6.3.5.     Nội dung duyệt thiết kế

6.3.5. 1.        Nội dung công tác duyệt thiết kế được quy định trong các bảng từ bảng 6.3-2 đến bảng 6.3- 5.

Bảng 6.3-2: Thiết kế đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống đường ống

STT

Mô tả

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Xem xét chung
1 Mục tiêu an toàn

I

I

I

2 Mô tả hệ thống đường ống và tổ chức chung của dự án

I

I

R1

3 Đánh giá rủi ro và xác định các yếu tố tới hạn

R2

R2

R2

4 Kiểm soát tài liệu

I

R1

R2

Kết cấu (chính)
5 Cơ sở thiết kế

R1

R2

R2

6 Tuyến ống

I

R1

R2

7 Đặc trưng hoá lý của chất vận chuyển trong ống

I

I

R1

8 Lựa chọn vật liệu, gồm cả đánh giá ăn mòn bên trong (ống và phụ kiện)

R1

R1

R2

9 Prôfil nhiệt độ/áp suất (tính toán nhiệt/thuỷ lực)

R1

R1

R2

10 Khả năng chịu áp lực (tính toán chiều dày thành ống)

R1

R2

R2

11 ổn định (cả ổn định tạm thời và lâu dài)

R1

R2

R2

12 Dãn nở đường ống (nếu có)

R1

R1

R2

13 Đánh giá nhịp hẫng (nếu có)

R1

R2

R2

14 Tính toán mất ổn định do chuyển vị (nếu có)

R1

R2

R2

15 Đánh giá mất ổn định ngang (nếu có)

R1

R2

R2

16 Thiết kế đoạn giao nhau (nếu có)

R1

R2

R2

17 Thiết kế đầu chờ, tính toán đoạn ống dãn nở (nếu có)

R1

R2

R2

18 Đánh giá đoạn tiếp bờ (nếu có)

R1

R2

R2

19 Tương tác với lưới đánh cá (nếu có)

R1

R2

R2

20 Tính toán lắp đặt

R1

R2

R2

21 Đánh giá việc đào hào chôn ống (nếu có)

I

R1

22 Tính toán độ bền ống đứng cố định (nếu có), kể cả trong điều kiện tạm thời và lâu dài.

R1

R2

R2

23 Thiết kế gối đỡ ống đứng cố định (nếu có), kể cả trong điều kiện tạm thời và lâu dài.

I

R1

Kết cấu (phụ)
24 Thiết kế thiết bị phóng thoi và nhận thoi (nếu có)

I

R1

R1

25 Tính toán bích nối (nếu có)

I

R1

R2

26 Mối nối chữ T, van, … (nếu có)

I

R1

R2

Bản vẽ kết cấu
27 Bản vẽ tuyến ống

I

R1

R1

28 Bản vẽ chi tiết chỗ giao nhau của đường ống

I

R1

R2

29 Bản vẽ bố trí giàn

I

R1

R2

30 Bản vẽ đoạn ống

I

R1

R1

31 Bản vẽ bảo vệ đường ống

I

R1

R2

32 Bản vẽ ống đứng và kẹp ống đứng

I

R1

R1

ống và phụ kiện (kể cả quá trình hàn)
33 Thông số kỹ thuật của ống

R1

R1

R2

34 Thông số kỹ thuật của quá trình hàn

I

R1

R2

35 Bản kê vật liệu

I

R1

Hệ thống chống ăn mòn và bọc gia tải
36 Báo cáo thiết kế bảo vệ catốt

R1

R1

R2

37 Thông số kỹ thuật về lắp đặt và chế tạo anốt

I

R1

R1

38 Thông số kỹ thuật về chế tạo lớp bọc

I

R1

R1

39 Thông số kỹ thuật về lớp bọc mối nối hiện trường

I

R1

R1

40 Thông số kỹ thuật về hệ thống theo dõi ăn mòn

I

R1

R1

41 Bảng kê vật liệu

I

R1

Lắp đặt
42 Đánh giá hậu quả của các dạng phá huỷ (FMEA) và nghiên cứu về nguy cơ và khả năng vận hành được (HAZOP).

I

R1

R1

43 Thông số kỹ thuật và bản vẽ về thử và lắp đặt

I

R1

44 Đánh giá giới hạn về mặt kỹ thuật (ECA – engineering criticality assessment) để xác nhận rằng không xuất hiện nứt gãy trong quá trình rải ống hay vận hành khi biến dạng dẻo tích luỹ ³0,3%) (nếu có)

R1

R2

45 Đánh giá tàu rải ống và các thông số kỹ thuật thử chứng nhận (nếu có thể)

I

R1

Vận hành
46 Xem xét bản tóm tắt thiết kế chế tạo, lắp đặt (DFI résumé)

I

R1

R2

47 Kế hoạch kiểm tra

I

R1

R1

Đảm bảo dòng (nếu không quy định trong bảng 6.3-4 và 6.3-5)
48 Đảm bảo dòng (kể cả đánh giá ăn mòn bên trong)

I

R1

 

Bảng 6.3-3: Tính toán độc lập đối với thiết kế đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống đường ống

STT

Hạng mục

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

1 Độ dày thành ống Tính toán đơn giản theo công thức kinh nghiệm

x

x

x

2 ổn định Tính toán đơn giản theo công thức kinh nghiệm theo lý thuyết sóng Stokes bậc 5 và phương trình lực đơn giản

x

(x)

3 Tính toán nâng cao bằng số liệu thống kê sóng dài hạn

x

4 Dãn nở Tính toán đơn giản theo công thức kinh nghiệm

(x)

x

x

5 Tính toán nâng cao bằng chương trình phần tử hữu hạn phi tuyến đầy đủ. (Lưu ý rằng không cần tính với các thiết kế đường ống không phức tạp)

(x)

x

6 Mất ổn định vị trí (dịch chuyển) Tính toán nâng cao bằng chương trình phần tử hữu hạn phi tuyến đầy đủ có tính tới khả năng chịu lực phi tuyến của đất.

x

7 Nhịp hẫng Tính toán đơn giản theo công thức kinh nghiệm

(x)

x

x

8 Tính toán nâng cao bằng ch­ương trình phần tử hữu hạn phi tuyến đầy đủ có tính tới phân bố lực dọc trục thực tế và ảnh hưởng của nhiều nhịp hẫng

(x)

9 Mỏi Tính toán đơn giản theo tiêu chuẩn tiền định đối với dao động vuông góc với hướng dòng (cross flow vibration)

(x)

x

10 Tính toán nâng cao theo thống kê sóng và dòng chảy có tính tới rung do dòng giao nhau (cross flow vibration)

(x)

11 Lưới đánh cá Tính toán nâng cao bằng chư­ơng trình phần tử hữu hạn phi tuyến đầy đủ có tính tới tải trọng động do lưới đánh cá

(x)

12 Mất ổn định ngang Tính toán đơn giản theo công thức kinh nghiệm

(x)

x

x

13 Tính toán nâng cao bằng phương pháp phần tử hữu hạn có tính tới các đặc trưng vật liệu phi tuyến và tương tác với đất

(x)

14 Rải ống Tính toán đơn giản theo công thức kinh nghiệm

(x)

x

x

15 Tính toán tĩnh nâng cao bằng phương pháp phần tử hữu hạn với các thông số hình học của tàu rải ống

x

16 Tính toán tĩnh nâng cao bằng phương pháp phần tử hữu hạn với đầy đủ các thông số đặc trưng của tàu rải ống

(x)

17 Đoạn ống (spool) Tính toán tĩnh nâng cao bằng phương pháp phần tử hữu hạn

(x)

18 ống đứng cố định Tính toán đơn giản bằng phương pháp phần tử hữu hạn

(x)

x

19 Tính toán tĩnh nâng cao bằng phương pháp phần tử hữu hạn có tính tới tải trọng môi trường, chuyển vị của dàn và mô hình hoá giá đỡ chi tiết

(x)

20 Đất Tính toán đơn giản ma sát dọc trục, ngang (để tính toán ổn định, dãn nở) và khả năng chịu lực của đất dùng để tính toán mất ổn định vị trí

(x)

x

21 Bảo vệ chống ăn mòn Tính toán bảo vệ chống ăn mòn đơn giản

(x)

x

x

22 Tính toán nhiệt độ anốt

(x)

x

23 ăn mòn bên trong Tính toán đơn giản ăn mòn bên trong

(x)

(x)

24 Đường ống bị hư hỏng/mài mòn Tính toán đơn giản theo công thức kinh nghiệm

(x)

(x)

25 Tính toán phần tử hữu hạn phi tuyến nâng cao

(x)

Ghi chú:

x          = Là hạng mục phải tính toán, kiểm tra (nếu liên quan)

(x)        = Là hạng mục nên tính toán, kiểm tra nếu nó thường xuyên được sử dụng hoặc ở mức tới hạn. Khi đó, quyết định cuối cùng về việc có cần tính toán độc lập hay không sẽ dựa trên kết quả duyệt bản tính đơn giản.

Bảng 6.3-4 : Thiết kế đảm bảo dòng (flow assurance)

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Cơ sở thiết kế
1 Biểu đồ (profile) khai thác

I

I

I

2 Thành phần cấu tạo của hydrocacbon, chất lưu pha nước (water cut)

I

I

I

3 áp suất dòng đầu giếng (FWHP) và nhiệt độ dòng đầu giếng (FWHT)

I

I

I

4 Kích thước ống

I

I

I

5 Yêu cầu vận hành (áp suất/ nhiệt độ vào, áp suất/nhiệt độ ra, thời gian làm nguội, cỡ mảnh vụn (slug size)

R1

R1

R1

6 Địa hình tuyến ống

I

I

I

7 Tính chất của đất

I

I

R1

8 Các vòng dãn nở nhiệt/ làm dưỡng dưới biển

I

R1

R1

Biên bản nhiệt-thuỷ lực ở trạng thái đều (steady state)
9 Mô hình đường ống

I

R1

R1

10 Kích thước/ Lưu lượng của đường ống

I

I

R1

11 Profil về nhiệt độ và áp suất ở trạng thái đều

R1

R1

R1

12 Chế độ chảy/ tích tụ chất lỏng (slugging)

R1

R1

R1

13 Nhiệt độ anốt

I

R1

R2

14 Làm nóng

R1

R1

R1

15 Hệ thống cách nhiệt đường ống

R1

R1

R2

16 Hệ số truyền nhiệt tổng thể

R1

R1

R2

17 Tính toán hydrate

R1

R1

R1

18 Tính toán hình thành sáp (wax)

R1

R1

R1

19 Thiết kế hệ thống phun methanol/glycol

R1

R1

R2

20 ảnh hưởng do việc đào hào chôn ống và đặc trưng của đất

R1

R1

R2

Các vấn đề khác
21 Tích tụ cát

R1

R1

R1

22 Mài mòn trong hệ thống ống công nghệ

R1

R1

R1

23 Mài mòn trong các ống thót (choke) và van

R1

R1

R2

24 ăn mòn bên trong

R1

R1

R1

Biên bản nhiệt-thuỷ lực tức thời (transient)
25 Điạ hình chỗ tích tụ chất lỏng (slugging)

R1

R1

R2

26 Dừng hoạt động đường ống

R1

R1

R1

27 Dồn áp suất/ Va đập thủy lực (water hammer)

R1

R1

R1

28 Thời gian làm nguội trong khi dừng hoạt động

R1

R1

R2

29 Giữ chất lỏng trong quá trình dừng hoạt động

R1

R1

R1

30 Khởi động đường ống

R1

R1

R1

31 Hâm nóng đường ống

R1

R1

R2

32 Dồn chất lỏng trong quá trình khởi động

R1

R1

R1

33 Hệ thống bảo vệ áp suất toàn thể ở mức độ cao (HIPPS)

I

R1

R2

34 Hệ thống điều khiển

I

R1

R1

35 Rão đường ống khi khởi động/ dừng (pipeline creep)

I

R1

R1

36 Cập nhật biên bản trạng thái đều và biên bản trạng thái tức thời theo khảo sát sau lắp đặt

I

R1

R2

 

Bảng 6.3-5 : Tính toán độc lập về đảm bảo dòng

STT

Hạng mục

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

1 Kích thước/ Lưu lượng của đường ống Kiểm tra giá trị đầu vào, hệ thống chương trình được dùng và đánh giá tóm tắt kết quả

x

x

x

2 Tính toán đơn giản theo công thức kinh nghiệm hay bảng tính điện tử

x

x

3 Tính toán độc lập bằng hệ thống chương trình nhiều pha phù hợp

x

4 Profil nhiệt độ/áp suất

Nhiệt độ anốt

Kiểm tra giá trị đầu vào, hệ thống chương trình được dùng và đánh giá tóm tắt kết quả

x

x

x

5 Tính toán đơn giản theo công thức kinh nghiệm hay bảng tính điện tử

x

x

6 Tính toán độc lập bằng hệ thống chương trình nhiều pha phù hợp

x

7 Tính toán hydrate/ sáp Kiểm tra giá trị đầu vào, hệ thống chương trình được dùng và đánh giá tóm tắt kết quả

x

x

x

8 Tính toán độc lập bằng hệ thống chương trình nhiều pha và mô phỏng quá trình phù hợp

(x)

x

9 Hệ thống cách nhiệt

Tất cả giá trị U, ảnh hưởng của việc đào hào chôn ống

Kiểm tra giá trị đầu vào, hệ thống chương trình được dùng và đánh giá tóm tắt kết quả

x

x

x

10 Tính toán đơn giản theo công thức kinh nghiệm hay bảng tính điện tử   x x
11 Tính toán độc lập bằng hệ thống chương trình nhiều pha phù hợp   (x) x
12 Đánh giá ăn mòn Tính toán độc lập bằng hệ thống chương trình nhiều pha phù hợp     (x)
13 Đánh giá ăn mòn

Hệ thống ống công nghệ, ống thót

Tính toán độc lập bằng hệ thống chương trình phù hợp     (x)
14 Tích tụ cát Tính toán độc lập bằng hệ thống chương trình nhiều pha phù hợp     (x)
15 Tính toán tức thời

Làm nguội, làm nóng

Kiểm tra giá trị đầu vào, hệ thống ch­ương trình đ­ược dùng và đánh giá tóm tắt kết quả x x x
16 Tính toán độc lập bằng hệ thống chương trình nhiều pha phù hợp

(x)

x

17 Tính toán tức thời

Dâng áp, HIPPS

Kiểm tra giá trị đầu vào, hệ thống chư­ơng trình đ­ược dùng và đánh giá tóm tắt kết quả

(x)

(x)

x

18 Tính toán độc lập bằng hệ thống chương trình nhiều pha phù hợp

(x)

19 Tính toán tức thời

Điạ hình chỗ tích tụ chất lỏng, giữ, dồn chất lỏng

Kiểm tra giá trị đầu vào, hệ thống chương trình đ­ược dùng và đánh giá tóm tắt kết quả

x

x

x

20 Tính toán độc lập bằng hệ thống chương trình nhiều pha phù hợp

(x)

x

Ghi chú:

x          = Là hạng mục phải tính toán, kiểm tra (nếu có liên quan).

(x) = Là hạng mục nên tính toán, kiểm tra nếu nó thường xuyên được sử dụng hoặc ở mức tới hạn. Khi đó, quyết định cuối cùng về việc có cần tính toán độc lập hay không sẽ dựa trên kết quả duyệt bản tính đơn giản.

6.4.         Giám sát kỹ thuật trong quá trình chế tạo mới

6.4.1.     Quy định chung

6.4.1. 1.        Trước khi chế tạo đường ống, chủ đường ống hoặc người đại diện phải trình cho Đăng kiểm các bản vẽ kết cấu, các chi tiết đường ống, trang bị, các thiết bị điều khiển, quy trình lắp đặt theo các yêu cầu tương ứng của tiêu chuẩn này. Hồ sơ trình duyệt gồm 3 bộ. Mọi sửa chữa hoặc bổ sung cho thiết kế được duyệt đều phải trình cho Đăng kiểm.

6.4.1. 2.        Khi trang bị hoặc lắp đặt các bộ phận có kiểu đã được Đăng kiểm phê duyệt, các bản vẽ chế tạo và các đặc tính kỹ thuật của chúng không cần phải trình duyệt như quy định trong 6.4.1.1.

6.4.1. 3.        Phải bố trí các lối đi và phương tiện cần thiết để thực hiện tốt công việc kiểm tra từ lúc bắt đầu chế tạo cho tới khi hoàn thành đường ống bao gồm thử, đánh giá, xử lý, thay thế theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

6.4.1. 4.        Các vật liệu được dùng để chế tạo đường ống và quy trình thử vật liệu phải phù hợp với các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này hoặc các yêu cầu tương đương theo TCVN 6475-1 mục 1.5. Các vật liệu được dùng để chế tạo đường ống phải có chứng chỉ theo quy định về vật liệu. Thép, vật liệu hàn, và các vật liệu khác phải được kiểm tra để đảm bảo chắc chắn rằng chúng được sản xuất đúng như yêu cầu của tiêu chuẩn này hoặc các yêu cầu tương đương theo TCVN 6475-1 mục 1.5. Phải kiểm tra tỉ mỉ trong quá trình chuẩn bị các vật liệu và chế tạo đường ống. Các vật liệu được kiểm tra, thử và lấy mẫu, hoặc cấp giấy chứng nhận ở ngay nhà máy sản xuất theo yêu cầu của tiêu chuẩn này. Đồng thời phải xác nhận lại khi vật liệu đã được tập kết đến.

6.4.1. 5.        Mọi khuyết tật, hư hỏng phát hiện được kể cả vị trí, bản chất, tình trạng phải báo cho Đăng kiểm.

6.4.1. 6.        Bản sao của các bản vẽ được duyệt của đường ống đã được chế tạo, các giấy chứng nhận cần thiết, các biên bản cũng như các bản hướng dẫn khác phải luôn sẵn sàng để sử dụng khi Đăng kiểm yêu cầu.

6.4.1. 7.        Tất cả các ống, các van, các thiết bị đo và kiểm tra, các lớp phủ, thiết bị chống ăn mòn, các phụ tùng… được lắp đặt phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật và bản vẽ đã được Đăng kiểm phê duyệt.

6.4.1. 8.        Khi có bố trí các thiết bị điều khiển từ xa, các thiết bị điều khiển tự động, các thiết bị báo động, thiết bị an toàn trên đường ống, thì chúng phải được lắp đặt và kiểm tra phù hợp với các quy định tương ứng cho các đối tượng đó.

6.4.1. 9.        Dung sai độ lệch, độ vênh của hệ thống đường ống, sai lệch độ tròn và độ thẳng của ống so với thiết kế không được vượt quá những quy định đã được Đăng kiểm phê duyệt.

6.4.1. 10.      Mọi biện pháp sử dụng để đạt được dung sai lắp ráp theo thiết kế không cho phép gây nên biến dạng làm phát sinh ứng suất quá mức trong chế tạo.

6.4.1. 11.      Các phương pháp bảo vệ được áp dụng, như sơn phủ hay biện pháp khác, nhằm giảm ăn mòn phải đảm bảo có hiệu quả trong quá trình vận hành đường ống.

6.4.1. 12.      Ngày hoàn thành kiểm tra trong chế tạo đường ống (là ngày đường ống được phân cấp) được lấy làm ngày chế tạo đường ống đó.

6.4.2.     Giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong quá trình chế tạo

6.4.2. 1.        Giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong quá trình chế tạo được tiến hành bằng các cách: Đăng kiểm viên giám sát trong toàn bộ quá trình, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hoặc kiểm tra ngẫu nhiên các công việc ở mức độ chi tiết đủ để đảm bảo rằng các yêu cầu đối với hệ thống đường ống biển đã được tuân thủ.

6.4.2. 2.        Công tác giám sát kỹ thuật, kiểm tra không chỉ tiến hành đối với các nhà thầu mà còn tiến hành đối với các bên liên quan khác nếu họ thực hiện các công tác liên quan trong quá trình chế tạo.

6.4.2. 3.        Giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong chế tạo bao gồm toàn bộ hoặc một số hoạt động sau đây:

  • Xem xét quá trình chế tạo;
  • Xem xét các quy trình chế tạo;
  • Xem xét các quá trình chứng nhận;
  • Giám sát trong quá trình chế tạo;
  • Xem xét các hồ sơ hoàn công

6.4.2. 4.        Các tài liệu cần phải xem xét được quy định ở 6.2.3, 6.2.4 và 6.2.5.

6.4.2. 5.        Nội dung giám sát trong quá trình chế tạo: chế tạo cấu kiện, lắp ráp cấu kiện, lắp đặt và kiểm tra cuối cùng được quy định tại các bảng 6.4-1, 6.4-2, 6.4-3, và bảng 6.4-4.

Bảng 6.4-1: Nội dung giám sát trong quá trình chế tạo và lắp ráp đường ống và các bộ phận chịu áp lực khác

Hoạt động giám sát kỹ thuật, kiểm tra

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Xem xét quy trình chế tạo và lắp ráp:

Xem xét quy trình chế tạo, lắp ráp và kiểm tra để đảm bảo các thông số kỹ thuật trong quá trình chế tạo là phù hợp

x

x

x

Xem xét phương pháp chế tạo được sử dụng

x

x

Xem xét quá trình chứng nhận:

Xem xét bản ghi các đặc điểm kỹ thuật của quy trình chế tạo (MPS) và quá trình thử chứng nhận quy trình chế tạo, nếu có

x

x

x

Đăng kiểm viên giám sát trong toàn bộ thời gian thử chứng nhận quy trình chế tạo, nếu có thể được, hoặc ngày sản xuất đầu tiên.

x

x

Giám sát trong quá trình chế tạo và lắp ráp:

Đăng kiểm viên chứng kiến các đợt thử và kiểm tra ngẫu nhiên để đảm bảo rằng sản phẩm đã được chế tạo phù hợp với các thông số kỹ thuật

x

x

x

Đăng kiểm viên giám sát toàn bộ quá trình chế tạo và lắp ráp cấu kiện hoặc đi tới từng đợt, bằng cách kiểm tra ngẫu nhiên, đảm bảo sản phẩm làm ra phù hợp với các thông số kỹ thuật.

x

x

Đăng kiểm viên giám sát toàn bộ quá trình chế tạo và lắp ráp cấu kiện, bằng cách kiểm tra ngẫu nhiên, đảm bảo sản phẩm làm ra phù hợp với các thông số kỹ thuật.

x

Kiểm tra hố sơ cuối cùng

x

x

x

 

Bảng 6.4-2: Nội dung giám sát trong quá trình chế tạo và lắp ráp lớp bọc, anốt và các bộ phận không chịu áp lực khác

Hoạt động giám sát kỹ thuật, kiểm tra

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Xem xét quy trình chế tạo và lắp ráp:

Xem xét quy trình chế tạo, lắp ráp và kiểm tra để đảm bảo sự phù hợp của bản ghi các đặc điểm kỹ thuật trong quá trình chế tạo

x

x

Xem xét quá trình chứng nhận:

Xem xét bản ghi các đặc điểm kỹ thuật của quy trình chế tạo (MPS) và quá trình thử chứng nhận quy trình chế tạo, nếu có

x

x

x

Đăng kiểm viên giám sát trong toàn bộ thời gian thử chứng nhận quy trình chế tạo, nếu có thể được, hoặc ngày sản xuất đầu tiên.

x

Kiểm tra trong quá trình chế tạo và lắp ráp:

Đăng kiểm viên chứng kiến các đợt thử và kiểm tra ngẫu nhiên để đảm bảo rằng sản phẩm đã được chế tạo phù hợp với các thông số kỹ thuật

x

x

Đăng kiểm viên giám sát từng đợt trong toàn bộ quá trình chế tạo và lắp ráp và kiểm tra ngẫu nhiên để đảm bảo sản phẩm làm ra phù hợp với các thông số kỹ thuật.

x

Kiểm tra hồ sơ cuối cùng

x

x

x

 

Bảng 6.4-3: Nội dung phân cấp trong quá trình lắp đặt

Hoạt động giám sát kỹ thuật, kiểm tra

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Xem xét quy trình lắp đặt:

Kiểm tra ngẫu nhiên Sổ tay lắp đặt (Installation manual)

x

x

x

Xem xét, duyệt Sổ tay lắp đặt đối với những phần việc quan trọng

x

x

Xem xét quá trình chứng nhận:

Kiểm tra các công tác chứng nhận trong Sổ tay lắp đặt đối với những phần việc quan trọng

x

x

x

Đăng kiểm viên giám sát trong toàn bộ thời gian thử chứng nhận, nếu có thể được, hoặc khi bắt đầu vận hành .

x

x

Giám sát trong quá trình lắp đặt:

Đăng kiểm viên giám sát từng đợt khi bắt đầu các hạng mục công việc ngoài biển (rải ống, lắp ống đứng, các công việc cần có sự giám sát của Đăng kiểm,…)

x

x

x

Đăng kiểm viên giám sát toàn bộ quá trình thử sức căng và các cuộc thử có liên quan; đi giám sát từng đợt trong quá trình rải ống.

x

x

Đăng kiểm viên giám sát toàn bộ quá trình tiến hành mỗi hạng mục công việc ngoài biển (rải ống, lắp ống đứng, các công việc cần có sự giám sát của Đăng kiểm,…)

x

Kiểm tra hố sơ cuối cùng

x

x

x

 

Bảng 6.4-4: Nội dung giám sát trong quá trình thử cuối cùng trước khi vận hành bao gồm cả khảo sát sau lắp đặt và hoàn thành dự án

Hoạt động giám sát kỹ thuật, kiểm tra

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Xem xét quy trình:      
Kiểm tra quy trình thử áp lực hệ thống để đảm bảo rằng quy trình thử có thể thử được hệ thống đường ống đúng theo yêu cầu của thiết kế.

x

x

x

Giám sát trong quá trình thử và hoàn thành:

Đăng kiểm viên giám sát toàn bộ quá trình thử áp lực (tối thiểu 24h)

x

x

x

Đăng kiểm viên giám sát toàn bộ quá trình thử và tiến hành kiểm tra làm sạch, đo đạc, xả nước khỏi đường ống (de-watering) và làm khô. Giám sát từng đợt trong quá trình kiểm tra sau lắp đặt

x

Kiểm tra hố sơ cuối cùng

Kiểm tra ngẫu nhiên hồ sơ hoàn công

x

x

x

Xem xét hồ sơ hoàn công

x

6.4.3.     Giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong chế tạo ở mức thấp

6.4.3. 1.        Khi giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong chế tạo ở mức thấp, việc xem xét quy trình bao gồm xem xét các quy trình quản lý thi công và xác nhận rằng hầu hết các nội dung quan trọng của các thông số kỹ thuật chính đã được nêu trong các quy trình. Đăng kiểm viên không cần thiết phải chứng kiến quá trình thử quy trình, nhưng phải xem xét kết quả.

6.4.3. 2.        Trong quá trình thi công, việc giám sát của Đăng kiểm viên sẽ tiến hành theo các đợt kiểm tra. Công tác giám sát sẽ chú trọng tới các hạng mục nguy hiểm xác định trong danh mục giám sát chi tiết.

6.4.3. 3.        Công tác cuối cùng là kiểm tra ngẫu nhiên các báo cáo chế tạo, kể các biên bản không phù hợp và kết quả kiểm tra tài liệu, kể cả đánh giá nội bộ của nhà thầu và của các bên khác.

6.4.4.     Giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong chế tạo ở mức vừa

6.4.4. 1.        Khi giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong chế tạo ở mức vừa, việc xem xét quy trình bao gồm xem xét kỹ các quy trình quản lý thi công. Các quy trình quan trọng khác sẽ được kiểm tra ngẫu nhiên để xác nhận rằng hầu hết các nội dung quan trọng của các thông số kỹ thuật đã được nêu trong các quy trình.

6.4.4. 2.        Đối với việc thử quy trình và tay nghề nhân công, Đăng kiểm viên sẽ chứng kiến thử các quy trình chính và xem xét kết quả.

6.4.4. 3.        Trong quá trình thi công, Đăng kiển viên sẽ có mặt trong suốt thời gian thi công tại các công trường chính. Việc giám sát kỹ thuật sẽ chú trọng tới các nội dung quan trọng (critical) nêu trong bảng danh mục nội dung công việc chi tiết.

6.4.4. 4.        Công tác cuối cùng sẽ là kiểm tra các biên bản chế tạo kể các biên bản không phù hợp và kết quả kiểm tra tài liệu, kể cả đánh giá nội bộ của nhà thầu và của các bên khác với các hạng mục thực hiện trên công trường chính và kiểm tra xác suất với các hạng mục thực hiện trên các công trường quan trọng khác.

6.4.5.     Giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong chế tạo ở mức cao

6.4.5. 1.        Khi giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong chế tạo ở mức cao, việc xem xét quy trình bao gồm xem xét kỹ các quy trình quản lý thi công. Các quy trình quan trọng khác sẽ được kiểm tra ngẫu nhiên để xác nhận rằng hầu hết các nội dung quan trọng của các thông số kỹ thuật đã được nêu trong các quy trình.

6.4.5. 2.        Đối với việc thử quy trình và tay nghề nhân công, Đăng kiểm viên sẽ chứng kiến toàn bộ các quy trình chính và xem xét kết quả, giám sát từng đợt với các quy trình khác và xem xét kết quả.

6.4.5. 3.        Trong quá trình thi công, Đăng kiển viên sẽ có mặt trong suốt thời gian thi công tại các công trường chính và giám sát từng đợt với các công trường khác. Việc giám sát kỹ thuật sẽ chú trọng tới các nội dung quan trọng (critical) nêu trong bảng danh mục nội dung công việc chi tiết.

6.4.5. 4.        Công tác cuối cùng sẽ là kiểm tra kỹ các biên bản chế tạo kể cả các biên bản không phù hợp và kết quả kiểm tra tài liệu, kể cả đánh giá nội bộ của nhà thầu và của các bên khác với các hạng mục thực hiện trên công trường chính và kiểm tra xác suất với các hạng mục thực hiện trên các công trường quan trọng khác.

6.4.6.     BIên bản kiểm tra cuối cùng

Sau khi hoàn thành mỗi hạng mục công việc trong quá trình thi công, Đăng kiểm sẽ lập biên bản hoàn thành.

6.4.7.     Nội dung giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong chế tạo

Nội dung công tác giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong chế tạo được quy định ở các bảng: từ bảng 6.4-5 đến bảng 6.4-27.

Bảng 6.4-5: Bảng tóm tắt quá trình thi công – Chế tạo

Bảng

Nội dung

6.4-7 Luyện thép
6.4-8 Cán thép tấm
6.4-9 Chế tạo ống
6.4-10 Chế tạo nẹp chống mất ổn định
6.4-11 Xếp dỡ và chất tải
6.4-12 Bọc ống (trong và ngoài)
6.4-13 Chế tạo mối nối cách nhiệt
6.4-14 Chế tạo các bộ phận chịu áp lực
6.4-15 Chế tạo các bộ phận không chịu áp lực

 

Bảng 6.4-6: Bảng tóm tắt quá trình thi công – Lắp đặt
Bảng Nội dung
6.4-16 Khảo sát trước khi lắp đặt và chuẩn bị tuyến ống
6.4-17 Chứng nhận sà lan rải ống, vùng hoạt động hàng hải và thiết bị lắp đặt
6.4-18 Chứng nhận thiết bị, vật liệu tiêu hao, quy trình và nhân công
6.4-19 Bãi xếp ống
6.4-20 Nối ống kép (trên bờ và ngoài biển)
6.4-21 Rải ống
6.4-22 Khảo sát sau khi rải ống
6.4-23 Đào hào chôn ống
6.4-24 Chỉnh sửa nhịp ống và bảo vệ đường ống
6.4-25 Đổ đá vùi
6.4-26 Khảo sát sau khi thi công
6.4-27 Chạy thử

 

Bảng 6.4-7: Giám sát kỹ thuật trong luyện thép

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình R1 R2 R2
2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo R1 R1 R2
3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và thử tay nghề. R1 S1 H
Công tác kiểm tra
4 Luyện thép và đúc phôi thép

S1

S2

S3

5 Kiểm tra phôi thép, kiểm tra cấu trúc vĩ mô xác định xem có lẫn các thành phần phi kim loại hay không

S1

S2

6 Số nhận dạng của phôi thép

S1

S2

7 Phân tích thành phần hoá học

S1

S2

Công tác cuối cùng
8 Xem xét các biên bản thử và chế tạo

R1

R2

R2

9 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-8: Giám sát kỹ thuật trong cán thép tấm

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Nung nóng lại phôi thép, cán và quá trình làm nguội

S1

S2

S3

5 Kiểm tra siêu âm tự động. Hiệu chuẩn thiết bị

S1

S2

6 Kiểm tra siêu âm tự động lại. Kiểm tra siêu âm thủ công.

S1

S2

7 Kiểm tra bằng mắt thường

S1

S2

S3

8 Xác định các mẫu thử

S1

S2

Công tác cuối cùng
9 Xem xét các biên bản thử và chế tạo

R1

R2

R2

10 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-9: Giám sát kỹ thuật trong chế tạo ống
STT Mô tả nội dung Mức giám sát
Thấp Vừa Cao
Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình R1 R2 R2
2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo R1 R1 R2
3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công. S1 H
Công tác kiểm tra
4 Nhận dạng (danh sách ống) và truy suất (tracking) vật liệu

S1

S2

S3

5 Kiểm tra việc tạo hình ống và vát mép

S1

S2

S3

6 Hàn và xử lý vật liệu hàn

S1

S2

7 Sửa chữa mối hàn

S1

S2

8 Xem phim X quang các đoạn sửa và giải thích

S1

S2

S3

9 Dãn nở (expanding) và xem xét các ghi nhận về hệ số dãn nở

S1

S2

10 Kiểm tra việc hiệu chuẩn thiết bị đo

R1

R2

R2

11 Thử thuỷ tĩnh

S1

S2

S3

12 Mặt đầu ống và độ vuông góc (squareness)

S1

S2

13 Xem phim X quang các đầu ống và giải thích

S1

S2

S3

14 Hiệu chuẩn thiết bị siêu âm

R1

R2

R2

15 Siêu âm tự động ống (dọc và ngang)

S1

S2

S3

16 Kiểm tra hạt từ (MPI)-Thiết bị và kiểm tra độ nhạy

R1

R2

R2

17 Kiểm tra hạt từ các đầu ống

S1

S2

S3

18 Kiểm tra hạt từ sau khi sửa chữa thân ống bằng phương pháp mài

S1

S2

S3

19 Kiểm tra thẩm thấu – Kiểm tra quy trình

R1

R2

R2

20 Kiểm tra thẩm thấu các đầu ống

S1

S2

S3

21 Kiểm tra thẩm thấu sau khi sửa chữa thân ống bằng phương pháp mài

S1

S2

S3

22 Đo độ dầy ống sau khi sửa chữa bằng cách mài

S1

S2

S3

23 Kiểm tra siêu âm thủ công đầu ống – Hiệu chuẩn thiết bị

R1

R2

R2

24 Kiểm tra siêu âm thủ công đầu ống (quanh chu vi). Dùng cả đầu dò 90o và đầu dò góc.

S1

S2

S3

25 Kiểm tra kích thước theo các thông số kỹ thuật

S1

S2

S3

26 Kiểm tra bên ngoài bằng mắt thường, kể cả việc làm sạch bên trong ống

S1

S2

S3

27 Cân ống

S1

S3

28 Bộ phận bảo vệ mép vát của ống (nếu cần)

S1

S3

29 Đánh dấu – Kiểm tra biên bản theo dõi, dấu rập tại mép mối hàn, dấu bằng sơn bên trong, mã màu bên ngoài.

S1

S2

S3

30 Bảo quản các ống đã làm xong

S1

S2

31 Cắt và xác định các mẫu thử

S

S1

S2

32 Thử cơ tính các mẫu thử

S1

S2

S3

33 Kiểm tra phân tích thành phần hoá học

R1

R2

R2

Công tác cuối cùng
34 Xem xét các biên bản thử và chế tạo

R1

R2

R2

35 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-10: Giám sát kỹ thuật trong chế tạo nẹp chống mất ổn định

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Ký hiệu vật liệu (danh sách ống)

R1

R2

R3

5 Kiểm tra gia công ống (rèn), xử lý nhiệt (tôi/ram) và gia công cơ khí

S1

S2

S3

6 Hàn và xử lý vật liệu hàn

S1

S2

7 Kiểm tra không phá huỷ (NDT)

S1

S2

S3

8 Hiệu chuẩn thiết bị đo

R1

R2

R2

9 Thử thuỷ tĩnh

S1

S2

S3

10 Kiểm tra kích thước theo các thông số kỹ thuật

S1

S2

S3

11 Kiểm tra bên ngoài bằng mắt thường, kể cả làm sạch bên trong

S1

S2

S3

12 Cân nẹp chống mất ổn định

S1

S2

13 Bộ phận bảo vệ mép vát (nếu cần)

S1

S2

14 Đánh dấu – Kiểm tra biên bản theo dõi, dấu rập mép mối hàn, dấu bằng sơn bên trong, mã màu bên ngoài

S1

S2

15 Bảo quản các nẹp chống mất ổn định đã làm xong

S1

S2

16 Tháo và xác định các mẫu thử

S1

S2

S3

17 Thử cơ tính các mẫu thử

S1

S2

S3

18 Kiểm tra phân tích thành phần hoá học

R1

R2

R2

Công tác cuối cùng
19 Xem xét các biên bản chế tạo

R1

R2

R2

20 Xem xét các biên bản thử

R1

R2

R2

21 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-11: Giám sát kỹ thuật trong các hoạt động xếp dỡ và chất tải

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

Công tác kiểm tra
2 Xếp dỡ và chất tải tại nơi chế tạo

S1

S2

3 Chất tải ở cảng

S1

S2

Công tác cuối cùng
4 Xem xét các biên bản thử

R1

R2

R2

5 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-12: Giám sát kỹ thuật trong bọc ống (trong hoặc ngoài)

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Thử vật liệu bọc

R1

R2

R2

5 Thử chứng nhận

S1

S2

S3

6 Kiểm tra ống trước khi chuẩn bị bề mặt

S1

S2

S3

7 KIểm tra độ nhám (grit)

S1

S2

8 Nhiệt độ xử lý trước, nhiệt độ thép, độ ẩm trong quá trình xử lý trước, điều kiện bề mặt

S1

S2

9 Kiểm tra bằng mắt thường sau khi thổi làm sạch (blast-cleaning) theo tiêu chuẩn làm sạch, độ nhám, các lỗi bề mặt, các chất bẩn như bụi và clorua, độ sạch, tập trung tạp chất (segregation), …

S1

S2

S3

10 Sơn: nhiệt độ sơn, nhiệt độ của thép, độ ẩm trong quá trình sơn, điều kiện bề mặt

S1

S2

11 Tình trạng lưu hoá (curing condition)

S1

S2

12 Đo chiều dày lớp sơn

S1

S2

S3

13 Kiểm tra chấp nhận cho các bộ phận riêng rẽ (panels)

R1

R2

R3

14 Kiểm tra cuối cùng và đánh dấu các ống đã bọc

S1

S2

S3

15 Sửa chữa lớp bọc

S1

S2

S3

16 Lưu kho và bảo quản các ống đã bọc

S1

S2

Công tác cuối cùng
17 Xem xét các biên bản chế tạo

R1

R2

R2

18 Xem xét các biên bản thử

R1

R2

R2

19 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-13: Giám sát kỹ thuật trong chế tạo mối nối cách điện

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Lựa chọn thành phần hoá học cho thép các-bon và các loại vật liệu khác (nếu áp dụng)

S1

S2

5 Rèn và xử lý nhiệt

S1

S2

S3

6 Gia công cơ khí

S1

S2

7 Hàn và xử lý vật liệu hàn

S1

S2

8 Kiểm tra không phá huỷ

S1

S2

S3

9 Kiểm tra việc hiệu chuẩn thiết bị đo

R1

R2

R2

10 Thử thuỷ tĩnh

S1

S2

S3

11 Thử mỏi thuỷ lực

S1

S2

12 Kiểm tra độ cách điện

S1

S2

S3

13 Kiểm tra độ bền chất điện môi

S1

S2

S3

14 Kiểm tra bằng mắt thường

S1

S2

15 Kiểm tra kích thước theo các thông số kỹ thuật

S1

S2

S3

16 Cân mối nối cách điện

S1

S2

17 Đánh dấu

S1

S2

18 Cất trữ các mối nối cách điện

S1

S2

19 Lấy và xác định các mẫu thử

S1

S2

S3

20 Thử cơ tính các mẫu thử chế tạo

S1

S2

S3

21 Kiểm tra phân tích thành phần hoá học

S1

S2

S3

22 Bảo quản và lưu kho các mối nối cách điện

S1

S2

Công tác cuối cùng
23 Xem xét các biên bản chế tạo

R1

R2

R2

24 Xem xét các biên bản thử

R1

R2

R2

25 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-14: Giám sát kỹ thuật trong chế tạo các bộ phận chịu áp lực

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Ký hiệu vật liệu (chứng chỉ vật liệu)

S1

S2

S3

5 Kiểm tra gia công ống (rèn), xử lý nhiệt (tôi/ram) và gia công cơ khí

S1

S2

S3

6 Hàn và xử lý vật liệu hàn

S1

S2

7 Kiểm tra không phá huỷ

S1

S2

S3

8 Kiểm tra việc hiệu chuẩn các thiết bị đo

S1

S2

9 Thử thuỷ tĩnh

S1

S2

S3

10 Kiểm tra kích thước theo các thông số kỹ thuật

S1

S2

S3

11 Kiểm tra bên ngoài bằng mắt thường kể cả kiểm tra độ sạch bên trong ống

S1

S2

S3

12 Cân sản phẩm cuối cùng

S1

S2

13 Bộ phận bảo vệ mép vát (nếu có)

S1

S2

14 Đánh dấu – Kiểm tra biên bản theo dõi, dấu rập mép mối hàn, dấu bằng sơn bên trong, mã màu bên ngoài

S1

S2

15 Cất trữ sản phẩm cuối cùng

S1

S2

16 Cắt và gia công các mẫu thử

S1

S2

S3

17 Thử cơ tính các mẫu thử chế tạo

S1

S2

S3

18 Kiểm tra phân tích thành phần hoá học

S1

S2

S3

Công tác cuối cùng
19 Xem xét các biên bản chế tạo

R1

R2

R2

20 Xem xét các biên bản thử

R1

R2

R2

21 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-15: Giám sát kỹ thuật trong chế tạo các bộ phận không chịu áp lực

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Ký hiệu vật liệu (chứng chỉ vật liệu)

S1

S2

S3

5 Hàn và xử lý vật liệu hàn

S1

S2

6 Kiểm tra không phá huỷ

S1

S2

S3

7 Kiểm tra kích thước theo các thông số kỹ thuật

S1

S2

S3

8 Kiểm tra bên ngoài bằng mắt thường kể cả kiểm tra độ sạch bên trong ống

S1

S2

S3

9 Cân sản phẩm cuối cùng

S1

S2

10 Bộ phận bảo vệ mép vát (nếu có)

S1

S2

11 Đánh dấu – Kiểm tra biên bản theo dõi, dấu rập mép mối hàn, dấu bằng sơn bên trong, mã màu bên ngoài

S1

S2

12 Cất trữ sản phẩm cuối cùng

S1

S2

13 Cắt và gia công các mẫu thử

S1

S2

S3

14 Thử cơ tính các mẫu thử chế tạo

S1

S2

S3

15 Kiểm tra phân tích thành phần hoá học

S1

S2

S3

Công tác cuối cùng
16 Xem xét các biên bản chế tạo

R1

R2

R2

17 Xem xét các biên bản thử

R1

R2

R2

18 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-16: Giám sát kỹ thuật trong khảo sát trước khi lắp đặt và chuẩn bị tuyến ống

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Xác nhận việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử chứng nhận quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Khảo sát trước khi lắp đặt

S1

S2

5 Dọn dẹp bề mặt đáy biển:

Phạm vi dọn dẹp

Phương pháp dọn dẹp và quy trình

Biên bản khảo sát dọn dẹp đáy biển

S1

S2

6 Chỗ giao nhau:

Phạm vi dọn dẹp

Phương pháp dọn dẹp và quy trình

Biên bản khảo sát dọn dẹp chỗ giao nhau với cáp

S1

S2

7 Dọn dẹp vị trí tiếp bờ

Phạm vi dọn dẹp

Phương pháp dọn dẹp và quy trình

Biên bản khảo sát dọn dẹp đáy biển

Biên bản khảo sát dọn dẹp trên bờ

S1

S2

Công tác cuối cùng
8 Xem xét các biên bản khảo sát

R1

R2

R2

9 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-17: Chứng nhận sà lan rải ống, khu vực hoạt động hàng hải và thiết bị lắp đặt

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Hệ thống định vị động (DP) (lần lượt cấp II và III)

S1

S2

5 Hệ thống neo

S1

S2

6 Hệ thống tổ hợp cả neo và định vị động – Thử bệ kẹp thả ống (tensioner) (kéo và dừng)

Mô phỏng trường hợp kéo sà lan và tensioner hỏng

S1

S2

Các thử nghiệm khác trong quá trình kéo xà lan

S1

S2

7 Thử hệ thống căng/ Hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn

R1

R2

R2

Thử hỗn hợp các tensioner: trường hợp một tensioner hỏng khi sử dụng 2 hay 3 tensioner

S1

S2

Thử từng tensioner (phanh, môtơ kéo, hệ thống áp lực ép nén)

S1

S2

Mô phỏng trường hợp mất nguồn cấp năng lượng

S1

S2

Mô phỏng trường hợp mất nguồn cấp năng lượng cho tín hiệu

S1

S2

8 Thử thả và kéo tời / Hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn

R1

R2

R2

Mô phỏng để thử hoạt động an toàn khi hư hỏng

S1

S2

Mô phỏng trường hợp mất nguồn cấp năng lượng chính

S1

S2

Mô phỏng trường hợp mất nguồn cấp năng lượng tín hiệu

S1

S2

9 Thử các kẹp ma sát

Thử hoạt động an toàn khi hư hỏng kẹp

S1

S2

Thử kẹp trong quá trình kéo sà-lan

S1

S2

10 Thử thiết bị phát hiện mất ổn định (móp ống) điều khiển từ xa

S1

S2

11 Hiệu chuẩn thiết bị đo dùng cho bộ điều khiển cấu hình

R1

R2

R2

12 Cấu hình Stinger và thiết bị điều khiển

R1

R2

R2

13 Máy hàn

R1

R2

R2

14 Biên bản bảo dưỡng các thiết bị thiết yếu/ dễ hư hỏng (critical)

R1

R2

R2

15 Thiết bị kiểm tra siêu âm tự động (AUT)

Chương trình chứng nhận

R1

R2

R2

Sổ tay vận hành và mô tả hệ thống chi tiết

R1

R2

R2

Quy trình kiểm tra siêu âm tự động và các mức báo cáo được đề xuất trong chương trình kiểm tra

S1

S2

Đo vận tốc âm

S1

S2

Kích thước và dung sai của mẫu hiệu chuẩn

S1

S2

Hàn mối hàn thử có khuyết tật, kiểm tra bằng X quang/ siêu âm để xác nhận có sự hiện diện của khuyết tật

S1

S2

Quét kiểm tra các mối hàn hồ quang dưới lớp trợ dung (SAW), hàn hồ quang có khí bảo vệ (GMAW) và các mối hàn thử sửa chữa.

S1

S2

Biên bản kiểm tra siêu âm tự động và lựa chọn khu vực để phân vùng

S1

S2

Phân vùng và xác định vị trí/ chiều dài/ chiều cao khuyết tật

R1

R2

R2

Xử lý số liệu thống kê và xác định lỗi trong việc đo kích thước khuyết tật

R1

R2

R2

Ngưỡng chiều cao màn hình (đo siêu âm) đề xuất

R1

R2

R2

16 Hệ thống hàn

Mô tả hệ thống

R1

R2

R2

Quy trình hàn (WPS)

R1

R2

R2

Vát mép và hình dạng mép vát

S1

S2

Gióng và gá lắp

S1

S2

Xác định que hàn, tái sử dụng chất trợ dung hàn, trộn chất trợ dung hàn mới và chất trợ dung tái sử dụng

S1

S2

Thiết bị đo và kiểm soát các thông số hàn của hệ thống hàn

S1

S2

Lấy các mẫu thử

S1

S2

Thử cơ tính

S1

S2

Công tác cuối cùng
17 Xem xét các biên bản và tài liệu

R1

R2

R2

18 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-18: Chứng nhận thiết bị, vật liệu hàn, quy trình và nhân công

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Thử chứng nhận quy trình hàn (kể cả sửa chữa)

Quy trình hàn, quy trình sửa chữa mối hàn

R1

R2

R2

Kiểu thiết bị hàn và ký hiệu

S1

S2

Ký hiệu vật liệu cơ bản và chứng chỉ

R1

R2

R2

Vát mép và hình dạng vát mép

S1

S2

Gióng và gá lắp

S1

S2

Khoét và mài mối hàn sửa chữa

S1

S2

Chứng chỉ và ký hiệu que hàn, tái sử dụng thuốc hàn, trộn thuốc hàn mới và thuốc hàn tái sử dụng

S1

S2

Nhiệt độ giữa các lớp hàn và nung nóng sơ bộ

S1

S2

Ghi và kiểm soát các thông số hàn

S1

S2

Kiểm tra không phá huỷ mối hàn thử

S1

S2

S3

Cắt và xác định mẫu thử

S1

S2

S3

Thử cơ tính

S1

S2

S3

5 Xem xét quy trình kiểm tra không phá huỷ

Quy trình kiểm tra siêu âm tự động cuối cùng

R1

R2

R2

Quy trình kiểm tra siêu âm thủ công

R1

R2

R2

Quy trình kiểm tra hạt từ

R1

R2

R2

6 Chứng nhận quy trình bọc mối nối hiện trường

Quy trình

R1

R2

R2

Ký hiệu vật liệu

S1

S2

Chuẩn bị bề mặt

S1

S2

Bọc ống

S1

S2

Thử lớp bọc

S1

S2

S3

7 Chứng nhận quy trình sửa chữa lớp bọc bên ngoài

Quy trình

R1

R2

R2

Ký hiệu vật liệu

S1

S2

Chuẩn bị bề mặt

S1

S2

Bọc ống

S1

S2

Thử lớp bọc sửa chữa

S1

S2

S3

8 Chứng nhận quy trình sửa chữa lớp bọc bên trong

Quy trình

R1

R2

R2

Ký hiệu vật liệu

S1

S2

Chuẩn bị bề mặt

S1

S2

Bọc ống

S1

S2

Thử lớp bọc sửa chữa

S1

S2

S3

9 Chứng nhận tay nghề thợ hàn/ chứng chỉ thợ hàn

R1

R2

R2

10 Chứng nhận tay nghề người kiểm tra hàn/ Chứng chỉ người kiểm tra hàn

R1

R2

R2

11 Chứng nhận tay nghề người kiểm tra siêu âm/ chứng chỉ người kiểm tra siêu âm

R1

R2

R2

12 Chứng nhận lô vật liệu hàn

Vát mép và hình dạng mép vát

S1

S2

Ký hiệu vật liệu hàn và chứng chỉ

R1

R2

R2

Tái sử dụng thuốc hàn, trộn thuốc hàn mới và thuốc hàn tái sử dụng

S1

S2

Nhiệt độ giữa các lớp hàn và nung nóng sơ bộ

S1

S2

Kiểm soát các thông số hàn

S1

S2

Cắt và ốac định mẫu thử

S1

S2

S3

Thử cơ tính

S1

S2

S3

13 Chế tạo các đầu thả, sửa chữa và kéo ống (pulling head)

Chứng chỉ của bộ phận và vật liệu

R1

R2

R2

Chứng nhận quy trình hàn

R1

R2

R2

Chứng nhận thợ hàn

R1

R2

R2

Gia công cơ khí

S1

S2

Hàn và xử lý vật liệu hàn

S1

S2

Kiểm tra không phá huỷ

R1

R2

R2

Kiểm tra bằng mắt thường và kiểm tra kích thước theo các thông số kỹ thuật

S1

S2

Thử nghiệm

S1

S2

S3

Đánh dấu

S1

S2

Công tác cuối cùng
14 Xem xét các biên bản và tài liệu

R1

R2

R2

15 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-19: Bãi xếp ống

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Kiểm tra ống và các sản phẩm quan trọng tại bãi lắp ráp trước khi xếp hàng chuyển đi

Chiều cao đống ống theo thông số kỹ thuật

S1

S2

Kiểm tra hư hỏng đầu ống và nắp bịt đầu ống

S1

S2

Tình trạng lớp bọc, sự suy giảm phẩm chất và hư hỏng

S1

S2

Ký hiệu ống rõ ràng, đầy đủ, chính xác

S1

S2

Đánh dấu và phân tách/ cách ly rõ ràng các ống bỏ

S1

S2

Biên bản ống đã sửa và ống bỏ

R1

R2

R2

Tình trạng sạch sẽ trong lòng ống trong quá trình lưu kho và trước khi đưa lên tàu chở đi

S1

S2

Chứng chỉ, tài liệu và tình trạng của ống trong hệ thống truy tìm ống

R1

R2

R2

Ký hiệu và chứng chỉ của các sản phẩm chủ yếu và vật liệu hàn

S1

S2

Tình trạng bảo quản của các sản phẩm chủ yếu và que hàn

S1

S2

5 Bản kê hàng hoá, đĩa mềm truy tìm ống và ống trước khi cho lên tàu

Đồng nhất giữa bản kê hàng hoá và đĩa mềm truy tìm ống

S1

S2

Không lẫn ống bỏ và ống chưa sửa

S1

S1

S2

Ký hiệu ống chính xác và rõ ràng

S1

S2

Số lượng ống chính xác

S1

S2

Tình trạng các ống tuân theo các thông số ký thuật

S1

S2

6 Kiểm tra ống bị ngoài biển trả lại

Tách riêng các ống bị trả lại

S1

S1

S2

Xác nhận lý do bị trả lại trong biên bản

S1

S2

Kiểm tra xem có thêm hư hỏng nào không

S1

S2

Xác định xem ống có thể sửa được không

S1

S2

Đánh dấu ống bỏ hay sửa

S1

S2

Ghi ống bị bỏ vào biên bản ống bị bỏ và hệ thống truy tìm ống.

H

7 Lưu kho ống có thể sửa được

Xếp riêng các ống có thể sửa được

S1

S2

Tình trạng bảo quản đối với các ống được sửa

S1

S2

Duy trì dấu “sửa chữa”

S1

S2

8 Sửa các ống có thể sửa được

Sửa theo quy trình đã được chấp nhận

S1

S1

S2

Lập hồ sơ việc sửa chữa

S1

S2

Tiêu chuẩn chấp nhận của việc sửa chữa

S1

S2

Sửa lại dấu hiệu “sửa chữa”

S1

S2

Sửa lại trạng thái của ống đã sửa trong hệ thống truy tìm ống

H

Công tác cuối cùng
9 Xem xét các biên bản và tài liệu

R1

R2

R2

10 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-20: Giám sát kỹ thuật trong nối ống kép (trên bờ và ngoài biển)

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Tất cả các thiết bị phải có và sẵn sàng để sử dụng

R1

R2

R2

5 Tất cả các quy trình sử dụng trong quá trình nối ống kép đều được chấp nhận

R1

R2

R2

6 Chứng chỉ còn hiệu lực của người kiểm tra hàn và người kiểm tra không phá huỷ

R1

R2

R2

7 Kiểm tra ống nhận được và bảo quản

Ký hiệu ống đầy đủ rõ ràng và chính xác

S1

S2

Ký hiệu ống so với Chứng chỉ

S1

S2

Ký hiệu vật liệu hàn

S1

S2

8 Nhận vật liệu hàn và các sản phẩm quan trọng

Điều kiện có thể chấp nhận theo thông số kỹ thuật, đóng gói không bị hư hại.

S1

S2

Ký hiệu và chứng chỉ vật liệu hàn

S1

S2

Điều kiện bảo quản vật liệu hàn

S1

S2

9 Vát mép, làm sạch, gá lắp và hàn tại trạm hàn

Vát mép và hình dạng mép vát

S1

S2

Làm sạch bên trong

S1

S2

Gióng và gá lắp

S1

S2

Ký hiệu que hàn, tái sử dụng thuốc hàn, trộn thuốc hàn mới với thuốc hàn tái sử dụng.

S1

S2

Quy trình hàn, kiểm soát các thông số hàn

S1

S1

S2

Thứ tự ống có anốt và nẹp chống mất ổn định

S1

S2

Nhập dữ liệu vào hệ thống truy tìm ống

S2

10 Kiểm tra không phá huỷ

 

 

 

Mẫu hiệu chuẩn

S1

S2

Hiệu chuẩn thiết bị

S1

S2

Quét

S1

S2

Giải thích các chỉ thị

S1

S2

Đưa ra chỗ phải sửa chữa, vị trí, dạng khuyết tật

S1

S1

S2

Lập hồ sơ

S1

S2

Bảo trì thiết bị

S1

S2

11 Khoét, hàn và kiểm tra không phá huỷ chỗ sửa chữa

Độ sâu và chiều dài khoét, mài

S1

S2

Kiểm tra không phá huỷ chỗ khoét

S1

S2

Ký hiệu vật liệu hàn

S1

S2

Quy trình hàn, kiểm soát các thông số hàn

S1

S2

Kiểm tra không phá huỷ chỗ sửa chữa

S1

S1

S2

12 Kiểm tra công tác chế tạo

 

 

 

Hàn để thử công tác chế tạo

S1

S2

Kiểm tra không phá huỷ để thử công tác chế tạo

S1

S2

Đánh dấu và đưa lên tàu

S1

S2

13 Bọc mối nối hiện trường

Vật liệu và quy trình

S1

S2

Kiểm tra lớp bọc mối nối hiện trường

S1

S2

14 Truy xuất ống – Ghi số liệu

H

Công tác cuối cùng
15 Xem xét các biên bản và tài liệu

R1

R2

R2

16 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-21: Giám sát kỹ thuật trong rải ống

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Tất cả các thiết bị phải có và sẵn sàng để sử dụng

R1

R2

R2

5 Tất cả các quy trình sử dụng đều được chấp nhận

R1

R2

R2

6 Chứng chỉ còn hiệu lực của người kiểm tra hàn và người kiểm tra không phá huỷ

R1

R2

R2

7 Đồng nhất giữa Bản kê hàng hoá và đĩa mềm truy xuất ống (trước khi nhận ống)

H

8 Kiểm tra ống nhận được và bảo quản

Ký hiệu ống đầy đủ rõ ràng và chính xác

S1

S2

Ký hiệu ống so với chứng chỉ

S1

S2

Tình trạng của ống chấp nhận được theo yêu cầu của các thông số kỹ thuật, đầu ống không bị hư hại và đầu bịt ống vẫn gắn chặt, lớp bọc không bị thoái hoá và hư hỏng

S1

S2

Ghi ký hiệu, đánh dấu, để riêng và trả về bờ các ống không đáp ứng yêu cầu của các thông số kỹ thuật

S1

S2

Chiều cao đống ống tuân theo các yêu cầu của thông số kỹ thuật

S1

S2

Ký hiệu các sản phẩm quan trọng và vật liệu hàn

R1

R2

R2

Chứng chỉ, hồ sơ và trạng thái của ống trong hệ thống truy xuất ống của nhà thầu

S1

S2

9 Nhận vật liệu hàn và các sản phẩm quan trọng

Điều kiện có thể chấp nhận theo thông số kỹ thuật, đóng gói không bị hư hại.

S1

S2

Ký hiệu và chứng chỉ vật liệu hàn

S1

S2

Điều kiện bảo quản vật liệu hàn

S1

S2

10 Sửa chữa hư hỏng lớp bọc bên trong và bên ngoài

Tính đúng đắn của quy trình sửa chữa

S1

S2

Thử sửa chữa lớp bọc

S1

S2

11 Vát mép, làm sạch, gá lắp và hàn tại trạm hàn

Vát mép và hình dạng mép vát

S1

S2

Làm sạch bên trong

S1

S2

Gióng và gá lắp

S1

S2

Ký hiệu vật liệu hàn, tái sử dụng thuốc hàn, trộn thuốc hàn mới với thuốc hàn tái sử dụng.

S1

S2

Quy trình hàn, kiểm soát các thông số hàn

S1

S1

S2

Thứ tự ống có anốt và nẹp chống mất ổn định

S1

S2

Nhập dữ liệu vào hệ thống truy tìm ống

S2

12 Kiểm tra không phá huỷ

 

 

 

Mẫu hiệu chuẩn

S1

S2

Hiệu chuẩn thiết bị

S1

S2

Quét

S1

S2

Giải thích các chỉ thị

S1

S2

Đưa ra các chỗ phải sửa chữa, vị trí, dạng khuyết tật

S1

S1

S2

Lập hồ sơ

S1

S2

Bảo trì thiết bị

S1

S2

13 Khoét, hàn và kiểm tra không phá huỷ chỗ sửa chữa

Độ sâu và chiều dài khoét, mài

S1

S2

Kiểm tra không phá huỷ chỗ khoét

S1

S2

Ký hiệu vật liệu hàn

S1

S2

Quy trình hàn, kiểm soát các thông số hàn

S1

S2

Kiểm tra không phá huỷ chỗ sửa chữa

S1

S1

S2

14 Kiểm tra công tác chế tạo

 

 

 

Hàn để thử công tác chế tạo

S1

S2

Kiểm tra không phá huỷ để thử công tác chế tạo

S1

S2

Đánh dấu và đưa lên tàu

S1

S2

15 Bọc mối nối hiện trường

Vật liệu và quy trình

S1

S2

Kiểm tra lớp bọc mối nối hiện trường

S1

S2

16 Thiết bị phát hiện mất ổn định (móp ống)

Chiều dài và sức căng dây cáp kéo

R1

S1

S2

Số ghi trên đồ thị tải trọng

R1

S1

S2

17 Truy xuất ống – Ghi số liệu

S2

18 Rải ống

Chấp hành các yêu cầu đã đặt ra và quy trình đã được chấp nhận để điều khiển, theo dõi và ghi số liệu trong quá trình rải ống

S1

S1

S2

19 Theo dõi và ghi các thông số rải ống

Vị trí tàu

S1

S2

Tốc độ dịch chuyển

S1

S2

Bố trí neo (anchor pattern)

S1

S2

Sức căng

S1

S2

Hoạt động của hệ thống định vị động

S1

S2

Tải trọng trên con lăn

S1

S2

Chiều chìm và mớn nước của tàu

S1

S2

Cấu hình đoạn dốc của sàn tàu (để dẫn ống xuống nước)

S1

S2

Độ sâu nước

S1

S2

Cấu hình của đoạn đường ống treo (giữa tàu và đáy biển)

S1

S2

Theo dõi điểm đường ống chạm đáy biển

S1

S2

Độ cong và ứng suất/ biến dạng trên đoạn uốn lồi/ uốn lõm của đường ống

S1

S2

Phát hiện mất ổn định (móp ống)

S1

S1

S2

Các thông số điều kiện giới hạn vận hành

S1

S2

20 Các công tác tháo dỡ và phục hồi

Tháo các thiết bị bên trong

S1

S2

Hàn bịt đầu ống

S1

S2

Sức căng của tời và chiều dài dây cáp

S1

S2

Kiểm tra đường ống trước khi bắt đầu rải ống lại

S1

S2

21 Kéo bờ (shore pull)

S1

S2

Kiểm tra tính đầy đủ của việc chuẩn bị bề mặt đáy biển

S1

S2

Lắp đặt các đầu kéo

S1

S2

Lực kéo

S1

S2

Sức căng và chiều dài dây cáp

S1

S2

Xoắn

S1

S2

Theo dõi bằng thiết bị lặn ROV

S1

S2

22 Lắp đầu nối (tie-in)

Khảo sát vị trí tại đáy biển trước khi lắp đầu nối

S1

S2

Sức căng của tời và chiều dài dây cáp trong quá trình nâng và hạ

S1

S2

Gióng và gá lắp

S1

S2

Hàn, ký hiệu vật liệu hàn, quy trình hàn, kiểm soát các thông số hàn

S1

S2

Bọc mối nối hiện trường

S1

S2

Khảo sát bằng thiết bị lặn ROV cả hai mặt của đầu nối sau khi hạ xuống.

S1

S2

Công tác cuối cùng
23 Xem xét các biên bản và tài liệu

R1

R2

R2

24 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-22: Khảo sát trong khi rải ống

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa Cao
Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Quan sát bằng thiết bị lặn (ROV) điểm đường ống chạm đáy biển

S1

S2

5 Đồ thị các điểm đường ống chạm đáy biển vẽ lên các trang giấy liền nhau

S1

S2

6 Xác định nhịp hẫng vượt quá chiều dài và chiều cao cho phép

S1

S2

7 Tình trạng của hệ thống bảo vệ chống ăn mòn

S1

S2

8 Tình trạng chỗ giao nhau với cáp

S1

S2

9 Giá đỡ ống, nền móng

S1

S2

Công tác cuối cùng
10 Xem xét các biên bản và tài liệu R1 R2 R2
11 Lập biên bản kiểm tra H H H

 

Bảng 6.4-23: Giám sát kỹ thuật trong đào hào chôn ống

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình R1 R2 R2
2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo R1 R1 R2
3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công. R1 S1 H
Công tác kiểm tra
4 Hiệu chuẩn hệ thống theo dõi thiết bị đào hào chôn ống S1 S2
5 Theo dõi dưới nước S1 S2
6 Các thông số vận hành việc đào hào chôn ống S1 S2
Công tác cuối cùng
7 Xem xét các biên bản và tài liệu R1 R2 R2
8 Lập biên bản kiểm tra H H H

 

Bảng 6.4-24: Giám sát kỹ thuật trong chỉnh sửa nhịp ống và bảo vệ đường ống

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình R1 R2 R2
2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo R1 R1 R2
3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công. R1 S1 H
Công tác kiểm tra
4 Đề xuất những chỗ sửa S1 S2
5 Các hoạt động sửa chữa S1 S2
6 Theo dõi dưới nước S1 S2
Công tác cuối cùng
7 Xem xét các biên bản và tài liệu

R1

R2

R2

8 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-25: Giám sát kỹ thuật trong đổ đá vùi
STT Mô tả nội dung Mức giám sát
Thấp Vừa Cao
Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Lịch trình đổ đá vùi

S1

S2

5 Đổ đá vùi

S1

S2

6 Khảo sát việc đổ đá vùi

S1

S2

Công tác cuối cùng
7 Xem xét các biên bản và tài liệu

R1

R2

R2

8 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-26: Khảo sát hoàn công
STT Mô tả nội dung Mức giám sát
Thấp Vừa Cao
Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Các hoạt động khảo sát

S1

S2

Công tác cuối cùng
5 Xem xét các biên bản và tài liệu

R1

R2

R2

6 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

 

Bảng 6.4-27: Giám sát kỹ thuật trong chạy thử

STT

Mô tả nội dung

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Công tác ban đầu
1 Xem xét các thông số kỹ thuật và quy trình

R1

R2

R2

2 Tham gia các cuộc họp kỹ thuật và xem xét các tài liệu chế tạo

R1

R1

R2

3 Kiểm tra việc thực hiện và thử nghiệm trong quá trình tiến hành thử quy trình và nhân công.

R1

S1

H

Công tác kiểm tra
4 Đo và làm sạch

S1

S2

5 Thử áp lực hệ thống

Lấy mẫu nước

S1

S2

Chất ức chế

S1

S2

Đổ nước

S1

S2

Căn chỉnh thiết bị và thiết bị đo

R1

R2

R2

Đo nồng độ không khí

S1

S2

Điều áp

S1

S2

Thử áp lực/ giữ áp lực

S1

S2

Giảm áp

S1

S2

Tháo nước và làm sạch

S1

S2

6 Đổ sản phẩm

S1

S2

7 Giám sát vận hành (kiểm tra việc khởi động)

S1

S2

Dãn nở

Chuyển dịch

S1

S2

Mất ổn định vị trí theo phương ngang (lateral snaking)

S1

S2

Mất ổn định vị trí

S1

S2

Mất ổn định tổng thể do nhịp hẫng

S1

S2

Tổn thất kim loại/ chiều dày ống

S1

S2

Công tác cuối cùng
8 Xem xét các biên bản và tài liệu

R1

R2

R2

9 Lập biên bản kiểm tra

H

H

H

6.5.         Kiểm tra phân cấp đối với các đường ống hiện có

6.5.1.     Đối với các đường ống không có sự giám sát của Đăng kiểm khi chế tạo, nay yêu cầu Đăng kiểm phân cấp, thì các bản vẽ, các tính toán thiết kế, và các biên bản kiểm tra trước đó phải được trình cho Đăng kiểm xem xét, đồng thời bắt buộc thực hiện một đợt kiểm tra như quy định tại mục 6.5.2.

6.5.2.     Khi phân cấp lại hoặc phục hồi cấp cho các đường ống đã được Đăng kiểm trao cấp nhưng bị rút cấp hay đình chỉ cấp, Đăng kiểm sẽ hướng dẫn để thực hiện kiểm tra phù hợp với tuổi và trạng thái kỹ thuật của đường ống. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy đường ống vẫn thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này thì Đăng kiểm sẽ phục hồi cấp cũ hay trao cấp mới.

6.5.3.     Những đường ống biển trước đây trong quá trình chế tạo mới do một cơ quan Đăng kiểm khác kiểm tra, nay muốn chuyển cấp theo tiêu chuẩn này thì chủ đường ống biển hoặc đại diện phải trình cho Đăng kiểm ba bộ hồ sơ thiết kế theo điều 6.4.1.1 của tiêu chuẩn này. Ngoài ra, chủ đường ống biển hoặc đại diện của họ cũng phải trình cho Đăng kiểm các hồ sơ và chỉ tiêu hoặc yêu cầu kỹ thuật có liên quan đến chế tạo mới, hay sửa chữa đường ống biển cũng như các giấy chứng nhận, các biên bản kiểm tra của bất kỳ một cơ quan Đăng kiểm nào đã cấp trước đây.

6.6.         Hồ sơ phân cấp

6.6.1.     Quy định chung

6.6.1. 1.        Hồ sơ phân cấp do Đăng kiểm cấp. Mục đích của hồ sơ phân cấp là nhằm cung cấp bằng văn bản để thể hiện rằng hệ thống đường ống đã tuân thủ đúng các yêu cầu đã đề ra và là tư liệu thể hiện các công tác đã được Đăng kiểm tiến hành.

6.6.1. 2.        Hồ sơ phân cấp cuối cùng là Giấy chứng nhận phân cấp và Giấy chứng nhận cho từng giai đoạn nêu rõ công tác đã được tiến hành thoả mãn yêu cầu của các Tiêu chuẩn Việt Nam và các yêu cầu của Đăng kiểm.

6.6.1. 3.        Hồ sơ phân cấp trung gian đóng vai trò một báo cáo quá trình cho thấy công tác phân cấp trong các giai đoạn, với các hạng mục của hệ thống đường ống đã được hoàn thành thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

6.6.1. 4.        Hồ sơ phân cấp trung gian bao gồm:

§  Thông báo duyệt hồ sơ đường ống (Pipeline Document Verification Comment)

  • Biên bản kiểm tra đường ống (Pipeline Survey Report)

6.6.1. 5.        Hồ sơ phân cấp cuối cùng bao gồm:

  • Giấy chứng nhận phân cấp (Classification Certificate)

§  Giấy chứng nhận cho từng giai đoạn (Certificate):

o    Thiết kế

o    Chế tạo ống

o    Chế tạo các bộ phận đường ống và phụ kiện

o    Bọc ống và chống ăn mòn

o    Lắp đặt

§  Các Biên bản kiểm tra tổng hợp (General Verification Report) cho các giai đoạn:

o    Thiết kế

o    Chế tạo ống

o    Chế tạo các bộ phận đường ống và phụ kiện

o    Bọc ống và chống ăn mòn

o    Lắp đặt

6.6.2.     Hồ sơ phân cấp trong các giai đoạn của dự án

6.6.2. 1.        Hồ sơ phân cấp trong các giai đoạn của dự án được quy định ở bảng 6.6-1.

Bảng 6.6-1: Hồ sơ phân cấp

Các giai đoạn của dự án Thiết kế Thi công Vận hành

Thiết kế sơ bộ

Thiết kế chi tiết

Chế tạo ống

Chế tạo các bộ phận đường ống và phụ kiện

Bọc ống và chống ăn mòn

Lắp đặt

Hoàn thành

Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa

Hồ sơ phân cấp do Đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận cho từng giai đoạn Giấy chứng nhận phân cấp Xác nhận hàng năm và cấp mới GCN khi kiểm tra định kỳ
Các giai đoạn phân cấp Tiền phân cấp Phân cấp Duy trì cấp

6.6.3.     Hiệu lực của hồ sơ phân cấp

6.6.3. 1.        Hồ sơ phân cấp là tài liệu xác nhận rằng công tác kiểm tra đã được tiến hành và xác nhận tình trạng kỹ thuật của đường ống tại thời điểm kiểm tra.

6.6.3. 2.        Tuy nhiên, riêng đối với Giấy chứng nhận, thời hạn hiệu lực và các yêu cầu để duy trì hiệu lực được ghi rõ trên Giấy chứng nhận.

6.6.3. 3.        Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 5 năm. Giấy chứng nhận đường ống phải có chỗ để ký xác nhận hàng năm duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận. Nếu không có xác nhận hàng năm, Giấy chứng nhận sẽ mất hiệu lực. Sau khi thời hạn này kết thúc, Giấy chứng nhận đường ống có thể sẽ được Đăng kiểm Việt nam cấp lại với điều kiện là một cuộc đánh giá tổng thể về tình trạng của hệ thống đường ống được tiến hành để chứng tỏ rằng hệ thống đường ống vẫn thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

6.6.4.     Giấy chứng nhận phân cấp

6.6.4. 1.        Giấy Chứng nhận của Đăng kiểm Việt Nam xác nhận rằng hệ thống đường ống đã hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu của Tiêu chuẩn Việt Nam và của Đăng kiểm Việt Nam.

6.6.4. 2.        Giấy chứng nhận chỉ được cấp khi tất cả các công việc liên quan đã hoàn toàn thoả mãn. Nếu còn tồn đọng những vấn đề chưa giải quyết xong thì chưa thể cấp Giấy chứng nhận hoặc có thể cấp Giấy chứng nhận với các hạn chế điều kiện hoạt động thích hợp.

6.6.4. 3.        Nội dung của Giấy chứng nhận hệ thống đường ống bao gồm:

  • Mô tả hệ thống đường ống;
  • Phạm vi sử dụng (giới hạn vận hành và điều kiện để sử dụng) của đường ống;
  • Tiêu chuẩn hay tài liệu kỹ thuật mà hệ thống đường ống phải tuân thủ;
  • Phụ lục có các báo cáo kiểm tra kèm theo.

6.6.4. 4.        Nội dung của các báo cáo kiểm tra bao gồm:

  • Hồ sơ làm cơ sở để cấp Giấy chứng nhận (tài liệu, bản vẽ, thư từ, tiêu chuẩn và các tài liệu kỹ thuật có liên quan được sử dụng và tham khảo);
  • Phạm vi công việc của dự án;
  • Danh mục những vấn đề không tuân thủ tiêu chuẩn và các tài liệu kỹ thuật có liên quan.

6.6.5.     Giấy chứng nhận giai đoạn

6.6.5. 1.        Giấy chứng nhận giai đoạn được cấp khi hoàn thành một giai đoạn của dự án hay một bộ phận của đường ống dựa trên các biên bản kiểm tra.

6.6.5. 2.        Giấy chứng nhận giai đoạn xác nhận chính thức rằng việc kiểm tra các tài liệu và/hay các công việc đã được tiến hành đối với hệ thống đường ống đã tuân thủ yêu cầu của các Tiêu chuẩn Việt Nam và các yêu cầu của Đăng kiểm.

6.6.5. 3.        Các thông số kỹ thuật ghi trên Giấy chứng nhận giai đoạn tương tự như trên Giấy chứng nhận phân cấp.

6.6.5. 4.        Mỗi giai đoạn sau đây yêu cầu một giấy Giấy chứng nhận giai đoạn tương ứng:

  • Thiết kế;
  • Chế tạo ống;
  • Chế tạo các bộ phận đường ống và phụ kiện;
  • Bọc ống và chống ăn mòn;
  • Lắp đặt.

6.6.6.     Báo cáo kiểm tra

6.6.6. 1.        Báo cáo kiểm tra được cấp để xác nhận rằng các hạng mục đã được hoàn thành theo đúng yêu cầu.

6.6.6. 2.        Nội dung của các báo cáo kiểm tra phải bao gồm:

  • Mô tả các công tác thực hiện;

o    Phạm vi sử dụng (giới hạn vận hành và điều kiện để sử dụng) của đường ống;

  • Các Tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá trong khi giám sát kỹ thuật, kiểm tra đường ống;
  • Kết luận của công tác giám sát kỹ thuật, kiểm tra (phù hợp hay không phù hợp với các yêu cầu quy định);
  • Các tài liệu được lấy làm cơ sở cho báo cáo kiểm tra (tài liệu, bản vẽ…);
  • Phạm vi của dự án;
  • Các ý kiến của người giám sát kỹ thuật, kiểm tra;
  • Xác định các điểm không phù hợp (nếu có).

6.6.6. 3.        Báo cáo kiểm tra phải ghi rõ ngày tháng năm và có hai chữ ký, một của người lập báo cáo và một của người thẩm tra nội bộ có đủ thẩm quyền.

6.6.7.     Thông báo về hoạt động giám sát kỹ thuật, kiểm tra

6.6.7. 1.        Sau khi xét duyệt hồ sơ, Đăng kiểm cấp Thông báo duyệt hồ sơ đường ống. Trong đó ghi chi tiết những vấn đề mà Đăng kiểm thấy:

  • Không tuân thủ các yêu cầu đặt ra;
  • Không đủ thông tin để kết luận;
  • Các kiến nghị theo kinh nghiệm của Đăng kiểm.

6.6.7. 2.        Hai vấn đề đầu tiên được nêu trên phải được chủ công trình hoặc nhà thầu trả lời cho Đăng kiểm.

6.6.8.     Báo cáo tham dự kiểm tra (Visit reports)

6.6.8. 1.        Báo cáo tham dự kiểm tra do Đăng kiểm viên Đăng kiểm Việt Nam lập.

6.6.8. 2.        Báo cáo tham dự kiểm tra phải có đủ các thông tin để xác định được sản phẩm hay công việc được kiểm tra, điều kiện vận hành hoặc thông số kỹ thuật để kiểm tra và kết luận của Đăng kiểm viên.

6.6.9.     Cấp giấy chứng nhận

6.6.9. 1.        Cấp giấy chứng nhận phân cấp

  • Sau khi hoàn thành giám sát quá trình chế tạo mới, hoặc kiểm tra lần đầu để phân cấp hoặc kiểm tra để phân cấp lại cho đường ống và có đủ các biên bản kiểm tra, nếu đường ống hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này thì Đăng kiểm sẽ cấp cho đường ống giấy chứng nhận phân cấp.
  • Thời hạn hiệu lực giấy chứng nhận phân cấp là 5 năm.

6.6.9. 2.        Xác nhận hàng năm giấy chứng nhận: Hàng năm đường ống được đánh giá để duy trì cấp như quy định tại điều 5.7.3. Nếu kết quả đánh giá hàng năm cho thấy đường ống phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này thì đường ống sẽ được xác nhận hàng năm vào Giấy chứng nhận.

6.6.9. 3.        Cấp giấy chứng nhận phân cấp tạm thời

  • Trong khi chờ để cấp Giấy chứng nhận phân cấp chính thức và khi kết quả kiểm tra cho thấy đường ống phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn này, thì Đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận phân cấp tạm thời để đưa đường ống vào khai thác.
  • Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận phân cấp tạm thời đường ống biển không quá 5 tháng kể từ ngày cấp.

7.     Các yêu cầu về vận hành, kiểm tra và sửa chữa

7.1.         Quy định chung

7.1.1.     Các quy trình

7.1.1. 1.        Trước khi bắt đầu vận hành, phải lập các quy trình chi tiết về vận hành, kiểm tra và sửa chữa. Các quy trình này tối thiểu phải cung cấp được các thông tin sau đây:

  • Tổ chức và quản lý;
  • Khởi động và dừng;
  • Các giới hạn vận hành;
  • Làm sạch và các công tác bảo dưỡng khác, ví dụ như phóng thoi;
  • Kiểm soát ăn mòn, kể cả cách thức kiểm tra và theo dõi;
  • Kiểm tra;
  • Cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp;
  • Báo cáo.

7.1.1. 2.        Phải chuẩn bị các quy trình liên quan đến các hoạt động không thường xuyên hay các hoạt động đặc biệt như trường hợp sửa chữa hoặc hoán cải lớn.

7.1.1. 3.        Nếu một đường ống chỉ là một bộ phận trong hệ thống gồm các đường ống khác, dàn, thiết bị cuối…, thì quy trình vận hành phải đảm bảo bao gồm đầy đủ các phần của hệ thống và phù hợp với việc vận hành các đường ống khác, dàn, thiết bị cuối nêu trên.

7.1.1. 4.        Để giảm tới mức tối thiểu những rủi ro, hư hỏng cho đường ống, chủ đường ống phải đảm bảo kiểm tra chặt chẽ các tàu phục vụ hoạt động gần đường ống. Phải có quy trình neo buộc, chỉ rõ khu vực neo an toàn và khu vực neo nguy hiểm.

7.1.2.     Hồ sơ đường ống đang vận hành

7.1.2. 1.        Cần phải lập và lưu hồ sơ đường ống đang vận hành ghi số liệu về quá trình vận hành đường ống trong suốt thời gian tồn tại của nó. Hồ sơ này phải có tất cả các số liệu quan trọng (xem mục 6.1.1.1 và phải tham chiếu đến tất cả các tài liệu bổ sung để cung cấp một báo cáo hoàn chỉnh.

7.1.2. 2.        Hồ sơ tối thiểu phải có những thông tin sau:

  • Kết quả và kết luận từ quá trình kiểm tra trong vận hành;
  • Những lần hư hỏng và tai nạn đối với hệ thống đường ống;
  • Sửa chữa và hoán cải;
  • Các số liệu vận hành ảnh hưởng tới ăn mòn và các hư hỏng khác (thành phần lưu chất, tốc độ dòng chảy, áp suất, nhiệt độ …).

7.1.2. 3.        Hồ sơ vận hành cùng với bản tóm tắt thiết kế, chế tạo và lắp đặt sẽ là cơ sở để lập kế hoạch kiểm tra trong tương lai.

7.1.2. 4.        Hồ sơ vận hành cùng với bản tóm tắt thiết kế, chế tạo và lắp đặt phải để ở chỗ dễ lấy đề phòng khi sự cố.

7.1.3.     Vận hành

7.1.3. 1.        Phải có sẵn các biện pháp để đảm bảo rằng các thông số quan trọng của lưu chất được giữ trong giới hạn thiết kế đã định. Tối thiểu phải kiểm soát hay theo dõi được các thông số sau đây:

  • áp suất và nhiệt độ dọc theo tuyến ống;
  • Điểm sương đối với tuyến ống dẫn khí;
  • Thành phần lưu chất, tốc độ dòng chảy, khối lượng riêng và độ nhớt.

7.1.3. 2.        Việc điều khiển đường ống phải được thực hiện từ một trung tâm điều khiển đã xác định cụ thể, có các trang thiết bị cần thiết có thể chỉ rõ trạng thái ở mỗi đầu đường ống và đẩm bảo việc điều khiển và dừng hoạt động hiệu quả.

7.1.3. 3.        Khi có nhiều trung tâm điều khiển, ví dụ ở cả hai đầu đường ống, thì việc bố trí phải đẩm bảo tại một thời điểm chỉ có một trung tâm điều khiển có thể khởi động đường ống. Cần phải chỉ rõ rằng trung tâm nào đang điều khiển.

7.1.3. 4.        Phải có hai phương tiện liên lạc bằng tiếng nói độc lập giữa hai đầu đường ống và các trung tâm điều khiển.

7.1.3. 5.        Hệ thống báo động ở mỗi trung tâm điều khiển phải bằng âm thanh và ánh sáng. Phải có thiết bị ghi các sự cố báo động.

7.1.3. 6.        Phải trang bị phương tiện để giám sát rò rỉ và đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống đường ống, các hạng mục sau đây phải được xem xét:

  • Cân bằng khối lượng của đường ống liên tục được đảm bảo;
  • Việc cân bằng dung tích được điều chỉnh theo nhiệt độ và áp suất của đường ống liên tục được đảm bảo;
  • Tốc độ thay đổi áp suất được theo dõi liên tục;
  • Báo động khi áp suất thấp;
  • Báo động lưu lượng cao;
  • Báo động đối lưu.

7.1.3. 7.        Tất cả các thiết bị an toàn trong hệ thống đường ống, kể cả thiết bị kiểm soát áp suất và bảo vệ chống quá áp, hệ thống dừng khẩn cấp và các van dừng tự động phải được thử và kiểm tra theo hạn đã được chấp nhận. Công tác kiểm tra phải đảm bảo rằng toàn bộ thiết bị an toàn là nguyên vẹn và thiết bị đó có thể thực hiện các chức năng an toàn như đã định của nó.

7.1.3. 8.        Thiết bị an toàn nối với các hệ thống đường ống công nghệ phải được thử và kiểm tra thường xuyên.

7.1.3. 9.        Đối với việc kiểm soát áp suất trong điều kiện vận hành bình thường, phải tuân thủ các yêu cầu tại TCVN 6475-5 mục 3.3.

7.1.3. 10.      Việc kiểm soát trong quá trình vận hành phải đảm bảo rằng nhiệt độ vận hành không vượt quá giới hạn nhiệt độ thiết kế. Nếu thiết kế dựa vào một giá trị nhiệt độ bất biến dọc theo toàn tuyến ống thì phải kiểm soát nhiệt độ đầu vào một cách đầy đủ. Nếu thiết kế dựa trên profile nhiệt độ của đường ống thì phải thực hiện các biện pháp kiểm soát bổ sung.

7.1.3. 11.      Nếu các điều kiện vận hành thay đổi so với thiết kế ban đầu thì phải tiến hành chứng nhận lại hệ thống đường ống theo các quy định tại TCVN 6475-3.

7.1.4.     Nguyên tắc theo dõi và kiểm tra

7.1.4. 1.        Cần phải xác định nguyên tắc theo dõi và kiểm tra để làm cơ sở cho chương trình theo dõi và kiểm tra chi tiết. Nguyên tắc này cần được đánh giá lại 5 năm một lần.

7.1.4. 2.        Cần tiến hành theo dõi và kiểm tra để đảm bảo việc vận hành đường ống được an toàn và tin cậy. Tất cả các yêu cầu về theo dõi và kiểm tra cần được xác định trong quá trình thiết kế theo sự ảnh hưởng đến an toàn và độ tin cậy trong quá trình vận hành. Các yêu cầu này phải nằm trong chương trình theo dõi và kiểm tra.

7.1.5.     Thẩm định khai thác

7.1.5. 1.        Sau khi đạt được mức khai thác ổn định phải xác nhận các giới hạn khai thác của hệ thống nằm trong điều kiện thiết kế. Các tham số quan trọng có thể là:

  • Độ giãn nở;
  • Độ dịch chuyển;
  • Độ ngoằn nghèo ngang;
  • Mất ổn định nâng lên;
  • Mất mát kim loại/độ dầy thành ống.

7.1.5. 2.        Sự cần thiết phải thực hiện kiểm tra vạch ranh giới (baseline) của chiều dày thành ống phải được đánh giá dựa trên tính ăn mòn của sản phẩm, dự trữ ăn mòn được dùng trong thiết kế, khả năng xác định kích thước khuyết tật của thiết bị kiểm tra được dùng trong quá trình khai thác đường ống.

7.1.6.     Kiểm tra bất thường

7.1.6. 1.        Phải tiến hành một đợt khảo sát bất thường nếu xảy ra một sự kiện làm ảnh hưởng tới tính an toàn, độ tin cậy và độ bền hoặc ổn định của đường ống.

7.1.6. 2.        Nếu phát hiện các hư hỏng cơ học hay các bất thường trong quá trình kiểm tra chi tiết trong chương trình kiểm tra thì phải đánh giá hư hỏng một cách thích đáng. Trong khi đánh giá có thể phải tiến hành các cuộc kiểm tra bổ sung.

7.2.         Khảo sát cấu hình đường ống

7.2.1.     Quy định chung

Khảo sát cấu hình đường ống (bằng mắt hoặc thiết bị lặn ROV) nhằm xác định cấu hình và tình trạng của đường ống và các bộ phận của nó. Tại vị trí đáy biển không bằng phẳng, cuộc khảo sát này phải thẩm tra vị trí và cấu hình của đường ống.

7.2.2.     Chương trình kiểm tra

7.2.2. 1.        Các cuộc kiểm tra thẩm định khai thác phải được hoàn thành trong vòng một năm từ khi bắt đầu sản xuất, xem mục 7.1.5. Trong trường hợp nhiệt độ hoặc áp suất tăng đáng kể sau lần kiểm tra đầu tiên này, cần xem xét sự cần thiết phải tiến hành các đợt kiểm tra bổ sung.

7.2.2. 2.        Phải thiết lập chương trình kiểm tra dài hạn phản ánh được mục tiêu an toàn tổng thể cho hệ thống đường ống, và chương trình này phải được duy trì và cập nhật thường xuyên. Các vấn đề sau cần xem xét:

  • Điều kiện vận hành đường ống;
  • Hậu quả của sự hư hỏng;
  • Khả năng xảy ra hư hỏng;
  • Phương pháp kiểm tra;
  • Thiết kế và chức năng của đường ống.

o    Chương trình kiểm tra dài hạn phải nêu rõ nguyên tắc được sử dụng để duy trì tính toàn vẹn của hệ thống đường ống và tạo cơ sở trong việc xác định phương pháp và thời hạn kiểm tra của chương trình kiểm tra chi tiết.

7.2.2. 3.        Chương trình kiểm tra dài hạn phải được thực hiện trên toàn bộ hệ thống đường ống. Tối thiểu cần chú ý xem xét các vấn đề sau:

  • Đường ống;
  • Các ống đứng;
  • Các van;
  • Các mối nối chữ T và chữ Y;
  • Các mặt bích;
  • Các neo;
  • Các ngàm kẹp;
  • Kết cấu bảo vệ;
  • Anốt;
  • Lớp bọc.

7.2.2. 4.        Chương trình kiểm tra chi tiết bao gồm các bản ghi các chỉ tiêu kỹ thuật cho công tác kiểm tra phải được chuẩn bị cho từng đợt kiểm tra. Chương trình kiểm tra chi tiết phải được cập nhật dựa vào các đợt kiểm tra trước.

7.2.2. 5.        Các hệ thống đường ống tạm thời không hoạt động cũng sẽ phải chịu một đợt kiểm tra theo chương trình kiểm tra chi tiết.

7.2.2. 6.        Kiểm tra phải được thực hiện để đảm bảo rằng các yêu cầu thiết kế vẫn thoả mãn và không có các hư hỏng xảy ra. Chương trình kiểm tra tối thiểu phải thể hiện:

  • Độ sâu phần lộ ra và phần được chôn của đường ống;
  • Các nhịp hẫng bao gồm sơ đồ về chiều dài, chiều cao và điều kiện đỡ tại các đầu của nhịp hẫng;
  • Tình trạng của các gối đỡ nhân tạo được lắp đặt để giảm nhịp hẫng;
  • Sói cục bộ đáy biển gây ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của đường ống hoặc kết cấu đi kèm;
  • Sự dịch chuyển sóng cát ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của đường ống;
  • Sự dịch chuyển quá mức của ống bao gồm cả các hiệu ứng dãn nở;
  • Xác định khu vực xảy ra mất ổn định quá mức theo phương thẳng đứng hoặc mất ổn định ngang;
  • Tính toàn vẹn của các đầu nối cơ học và các mặt bích;
  • Tính toàn vẹn của hệ thống van ngầm kể cả hệ thống bảo vệ;
  • Các mối nối chữ T và Y bao gồm cả các kết cấu bảo vệ;
  • Sự lún xuống của đường ống trong trường hợp ống không chôn, đặc biệt tại vị trí có van hoặc mối nối chữ T;
  • Tính toàn vẹn của lớp bảo vệ đường ống (các tấm nệm, các lớp bọc, bao cát, dốc sỏi…);
  • Sự hư hỏng cơ học của đường ống, lớp bọc và anốt;
  • Các ngoại vật lớn trên hoặc gần đường ống có thể làm hư hỏng đường ống hoặc hệ thống bảo vệ ăn mòn bên ngoài;
  • Sự rò rỉ.

7.2.2. 7.        Việc kiểm tra các ống đứng phải là một phần của chương trình kiểm tra dài hạn hệ thống đường ống. Bên cạnh các yêu cầu áp dụng chung cho kiểm tra đường ống, cần chú ý đặc biệt kiểm tra các vấn đề sau:

  • Chuyển vị của ống đứng do đường ống giãn nở hoặc sự lún của nền móng;
  • Hư hỏng lớp bọc;
  • Kỹ thuật dùng để kiểm soát ăn mòn cho bất kì ống đứng nào gần ống dẫn hoặc ống chữ J;
  • Mức độ sinh vật biển bám;
  • Mức độ của các hư hỏng trước đó do ăn mòn;
  • Tính toàn vẹn và chức năng của kết cấu đỡ ống đứng và ống dẫn hướng;
  • Tính toàn vẹn và chức năng của kết cấu bảo vệ.

7.2.2. 8.        Các phần nguy hiểm của hệ thống đường ống dễ bị tổn thương dẫn đến hư hỏng hoặc phải chịu các thay đổi lớn về điều kiện đáy biển, như gối đỡ và/hoặc đoạn ống được chôn phải được kiểm tra với khoảng thời gian ngắn giữa 2 lần, thường là hàng năm. Các phần còn lại cũng cần được kiểm tra để đảm bảo toàn bộ hệ thống đường ống được kiểm tra trong chu kỳ 5 năm.

7.3.         Kiểm tra và theo dõi ăn mòn bên ngoài

7.3.1.     Quy định chung

7.3.1. 1.        Trong vùng có mực nước biến đổi và vùng khí quyển, lớp bọc bị hư hỏng và/hoặc kém liên kết có thể gây ra các phá hoại ăn mòn nghiêm trọng. ống đứng chứa chất lỏng nóng hầu hết bị những hư hỏng dạng này.

7.3.1. 2.        Trong vùng có ngập nước sự hư hỏng lớp bọc thường không nguy hiểm trừ khi sự hư hỏng này kết hợp với tính thiếu hiệu quả của hệ thống bảo vệ catốt.

7.3.1. 3.        Đối với ống đứng nằm trong các ống chữ J chứa chất lỏng không có tính ăn mòn, không cần kiểm tra ăn mòn bên ngoài nếu các đặc trưng thích hợp của chất lỏng được kiểm tra bằng các cuộc thử chu kỳ.

7.3.1. 4.        Khi có yêu cầu có thể dùng các thiết bị đặc biệt bên trong để kiểm tra phát hiện ăn mòn bên ngoài của ống đứng và đường ống tại cả ba vùng, bao gồm cả các ống đứng nằm trong ống chữ J.

7.3.2.     ống đứng trong vùng có mực nước biến đổi và vùng khí quyển

7.3.2. 1.        Trong vùng nước thay đổi và vùng khí quyển, phải tiến hành kiểm tra lớp bọc bên ngoài bằng mắt thường để đánh giá sự cần thiết của công tác bảo dưỡng. Bên cạnh các dấu hiệu nhìn thấy bằng mắt thường của các hư hỏng trực tiếp trên lớp bọc, các dấu hiệu khác như các vết ố, hoặc chỗ phồng rộp hoặc vết nứt của lớp bọc cũng phải được xem xét cẩn thận vì chúng là những dấu hiệu cho thấy quá trình gỉ đang diễn ra. Các hệ thống bọc mà việc kiểm tra tiếp cận sự ăn mòn dưới lớp bọc bị cản trở phải được xem xét cẩn thận.

7.3.2. 2.        Tần suất kiểm tra bên ngoài ống đứng tại vùng có mực nước biến đổi của phải được xác định dựa vào loại lưu chất, vật liệu làm đường ống, đặc tính lớp bọc và lượng dự trữ ăn mòn.

7.3.3.     Đường ống và ống đứng trong vùng ngập nước

7.3.3. 1.        Trên diện rộng, việc kiểm tra hệ thống bảo vệ chống ăn mòn bên ngoài đường ống và ống đứng bằng anốt hy sinh có thể chỉ cần kiểm tra tình trạng của các anốt. Sự tổn hao quá mức của anốt cho thấy các lớp bọc không đạt được hiệu quả mong muốn, ngoại trừ các vị trí gần giàn, khung và các kết cấu khác có ống thoát nước dẫn đến sự tổn hao sớm hơn của các anốt trên ống gần đó.

7.3.3. 2.        Các phép đo điện thế trên anốt và tại bất kì vị trí nào lớp bọc bị hư hỏng làm lộ ra thép ống, có thể được tiến hành để thẩm tra sự bảo vệ phù hợp. Các phép đo građien điện trường tại vùng lân cận của anốt có thể được sử dụng trong đánh giá định lượng sơ bộ của dòng điện đầu ra của anốt.

7.3.3. 3.        Đối với đường ống được bảo vệ catốt bằng dòng điện cảm ứng, các phép đo điện thế bảo vệ tối thiểu phải được tiến hành tại những vị trí gần nhất và xa nhất so với anốt.

7.3.3. 4.        Việc khảo sát hệ thống bảo vệ chống ăn mòn bên ngoài phải được tiến hành trong vòng một năm sau khi lắp đặt.

7.4.         Kiểm tra và theo dõi ăn mòn bên trong

7.4.1.     Quy định chung

7.4.1. 1.        Việc kiểm tra ăn mòn bên trong được tiến hành để xác nhận tính toàn vẹn của hệ thống đường ống, chủ yếu bằng cách đo chiều dày thành ống tại hiện trường.

7.4.1. 2.        Mục đích của việc theo dõi ăn mòn bên trong là để xác nhận lưu chất vẫn không có tính ăn mòn hoặc để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp ngăn ngừa ăn mòn và để xác định các yêu cầu cho việc kiểm tra ăn mòn.

7.4.1. 3.        Theo dõi ăn mòn như định nghĩa ở trên thông thường không đưa ra thông tin định lượng về tổn thất cực hạn của độ dày thành ống. Mặc dù việc theo dõi ăn mòn có thể tiến hành bằng cách đo chiều dày thành ống tại vị trí lựa chọn, nhưng việc theo dõi này vẫn không thể thay thế được chương trình kiểm tra đường ống nhằm bao trùm được toàn bộ hệ thống, gồm chiều dài và chu vi. Mặt khác, các kỹ thuật kiểm tra ăn mòn bên trong thường không đủ độ nhậy để thay thế cho việc theo dõi ăn mòn.

7.4.1. 4.        Các yêu cầu đối với kiểm tra và theo dõi ăn mòn, khả năng của kỹ thuật được lựa chọn phải được đánh giá tại giai đoạn đầu khi tiến hành thiết kế hệ thống đường ống.

7.4.1. 5.        Đường ống và ống đứng được chế tạo từ hợp kim chống ăn mòn thường không cần phải kiểm tra và theo dõi ăn mòn bên trong.

7.4.2.     Kiểm tra ăn mòn

7.4.2. 1.        Kiểm tra ăn mòn bên trong phải được tiến hành với một công cụ (thoi kiểm tra) có khả năng kiểm tra bề mặt bên trong của đường ống dọc theo chu vi và chiều dài hoặc phần quan trọng của đường ống.

7.4.2. 2.        Các kỹ thuật để phát hiện ăn mòn bên trong (như kiểm tra rò rỉ từ thông, kiểm tra siêu âm) phải được lựa chọn dựa trên các đánh giá về vật liệu, đường kính và chiều dày ống, dạng hư hỏng dự kiến và các yêu cầu về giới hạn phát hiện và khả năng xác định kích thước của khuyết tật. Các yêu cầu này phải được xác định dựa trên thiết kế và các thông số vận hành.

7.4.2. 3.        Tần suất kiểm tra ăn mòn bên trong phải được xác định dựa trên các yếu tố sau:

  • Mức độ nguy hiểm của đường ống;
  • Tính ăn mòn tiềm tàng của lưu chất;
  • Giới hạn phát hiện ăn mòn và độ chính xác của hệ thống kiểm tra;
  • Kết quả từ các đợt khảo sát trước và quá trình theo dõi ăn mòn;
  • Sự thay đổi của các thông số vận hành đường ống…

7.4.3.     Theo dõi ăn mòn

7.4.3. 1.        Các nguyên tắc chính của việc theo dõi ăn mòn sau đây phải được áp dụng:

  • Phân tích lưu chất, cụ thể là theo dõi các thông số vật lý của dung chất và lấy mẫu dung chất để phân tích hoá học các thành phần có tính ăn mòn, các chất phụ gia làm chậm quá trình ăn mòn hoặc các chất tạo ra do ăn mòn;
  • Dùng các đầu dò kiểm tra độ ăn mòn;
  • Đo chiều dày tại chỗ, đo lặp tại vị trí xác định, sử dụng thiết bị cầm tay hoặc lắp đặt cố định.

7.4.3. 2.        Việc lựa chọn kỹ thuật và thiết bị theo dõi ăn mòn phải được dựa trên:

  • Mục đích theo dõi, bao gồm các yêu cầu về độ chính xác và độ nhạy;
  • Tính ăn mòn của lưu chất và phương pháp phòng ngừa ăn mòn được áp dụng;
  • Cơ chế ăn mòn tiềm tàng.

7.4.3. 3.        Mục đích chính và điển hình của việc theo dõi ăn mòn là phát hiện những thay đổi của tính ăn mòn thực tế của lưu chất hoặc sự thay đổi về tính hiệu quả của các biện pháp ngăn ngừa ăn mòn. Đối với đường ống dẫn khí khô (đã xử lý hoàn toàn), việc kiểm tra có thể không cần thiết, miễn là việc theo dõi cho thấy không có chất lỏng ăn mòn đi vào đường ống hoặc tạo thành do ngưng tụ tại hạ nguồn của cụm đầu vào.

7.5.         Khuyết tật và sửa chữa

7.5.1.     Quy định chung

7.5.1. 1.        Việc sửa chữa, hoán cải để giữ cấp đường ống phải được thực hiện theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Trong những trường hợp khi chủ đường ống đã tiến hành sửa chữa, hoán cải thì phải báo cáo cho Đăng kiểm biết để kiểm tra ngay sau lần sửa chữa hoặc hoán cải đó.

7.5.1. 2.        Chủ đường ống phải trình cho Đăng kiểm duyệt những tài liệu sau:

  • Mô tả công tác hoán cải và sửa chữa;
  • Điều kiện môi trường trong công tác hoán cải và sửa chữa;
  • Các công cụ và thiết bị sử dụng trong hoán cải và sửa chữa;
  • Các quy trình hoán cải, sửa chữa và thử. Các tiêu chuẩn chấp nhận.

7.5.1. 3.        Sửa chữa và hoán cải phải không làm giảm cấp an toàn của hệ thống đường ống xuống dưới cấp an toàn đã định.

7.5.1. 4.        Nếu việc sửa chữa liên quan đến các quá trình hàn, thợ hàn, phương pháp và thiết bị hàn phải phù hợp với các yêu cầu quy định tại TCVN 6475-12.

Đối với các dạng sửa chữa khác (ví dụ như sửa chữa thay thế bích nối), các yêu cầu về nhân lực, phương pháp và thiết bị cần thiết để tiến hành công việc phải được Đăng kiểm chấp nhận trong từng trường hợp.

7.5.1. 5.        Tất cả các sửa chữa cần được thử và kiểm tra bởi các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm theo các quy trình được chấp nhận. Nhân sự, thiết bị, và phương pháp kiểm tra không phá hủy phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại TCVN 6475-13.

7.5.1. 6.        Hệ thống đường ống có khuyết tật vẫn có thể vận hành tạm thời với các điều kiện thiết kế hoặc điều kiện vận hành đã được hạn chế cho đến khi các khuyết tật được loại bỏ hoặc sau khi đã tiến hành sửa chữa. Tuy nhiên phải có biên bản đảm bảo rằng tính toàn vẹn của đường ống và cấp an toàn đã định vẫn được duy trì. Các biên bản này có thể bao gồm các điều kiện hạn chế hoạt động và/hoặc các biện pháp phòng ngừa tạm thời.

7.5.1. 7.        Ngoài ra, hệ thống đường ống có khuyết tật có thể được chứng nhận lại với các điều kiện vận hành thấp hơn (xem TCVN 6475-3 và TCVN 6475-7), như giảm áp suất. Các hệ thống này có thể được phép hoạt động mà bỏ qua việc sửa chữa.

7.5.1. 8.        Khi phát hiện ra khuyết tật, phải tiến hành đánh giá khuyết tật, và việc đánh giá này tối thiểu phải bao gồm:

  • Xác định các kích thước và đặc điểm của khuyết tật;
  • Cơ chế gây ra khuyết tật;
  • Độ chính xác và tính không chắc chắn của kết quả kiểm tra;
  • Các lựa chọn cho các điều kiện vận hành sau này của hệ thống đường ống;
  • Các phương pháp sửa chữa.

7.5.1. 9.        Trong mỗi trường hợp phải tiến hành đánh giá kỹ lưỡng các khuyết tật và tác động của chúng đến an toàn và độ tin cậy của công tác vận hành đường ống.

7.5.1. 10.      Các khuyết tật gây ảnh hưởng đến an toàn hoặc độ tin cậy của đường ống phải được loại bỏ bằng cách cắt bỏ phần bị hư hỏng của ống hoặc đường ống có thể được chứng nhận lại để hoạt động với một áp suất thiết kế thấp hơn theo các quy định tại TCVN 6475-3 và TCVN 6475-7.

7.5.1. 11.      Phụ thuộc vào tình trạng hư hỏng, sửa chữa tạm thời có thể được chấp nhận cho đến khi có thể tiến hành sửa chữa hoàn toàn. Nếu tiến hành sửa chữa tạm thời, cần phải đưa ra tài liệu chứng tỏ rằng tính toàn vẹn và cấp an toàn vẫn được duy trì bởi việc sửa chữa tạm và/hoặc việc sửa chữa tạm thời kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác.

7.5.2.     Mất ổn định tổng thể

7.5.2. 1.        Trong trường hợp mất ổn định tổng thể (mất ổn định theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang) gây ra biến dạng uốn dẻo, đường ống có thể vẫn hoạt động cho đến khi được đánh giá là cần phải tiến hành sửa chữa, miễn là các thông số vận hành vẫn được giữ trong một phạm vi có thể ngăn chặn được sự tích luỹ phá huỷ mỏi do biến dạng lớn với số chu trình nhỏ tại đoạn bị mất ổn định.

7.5.3.     Các rãnh, lỗ, nứt và vết khía

Các khuyết tật sắc nhọn như các rãnh, lỗ, vết khía có thể được loại bỏ bằng cách mài hoặc bằng các phương pháp sửa chữa được chấp nhận khác. Các khuyết tật phẳng khi tất cả các cạnh sắc nhọn đã được loại bỏ được xem là các khuyết tật do khuyết kim loại (xem mục 7.5.4).

7.5.4.     Các khuyết tật do khuyết kim loại

Các khuyết tật do khuyết kim loại gây ra bởi ăn mòn, mài mòn hay do mài khi sửa chữa cần phải được kiểm tra để xác định mức độ hư hỏng.

7.5.5.     Vết lõm

7.5.5. 1.        Các vết lõm được xem là phần lõm nếu chúng tạo ra sự thay đổi lớn về độ cong của thành ống và chúng làm cho đường kính ống thay đổi hơn 2% so với đường kính danh nghĩa (xem TCVN 6475 – 7).

7.5.5. 2.        Các vết lõm ảnh hưởng đến các đường hàn dọc và đường hàn tròn có thể gây ra nứt, vì vậy cần phải xem xét việc loại bỏ phần ống bị hư hỏng. Phần hư hỏng có thể được cắt bỏ và sửa chữa bằng cách lắp một ống bọc ngoài tách biệt và được hàn hoàn toàn quanh chu vi. ống này phải được thiết kế sao cho chịu được toàn bộ áp suất vận hành bên trong.

7.5.6.     Rò rỉ

7.5.6. 1.        Trước khi tiến hành việc sửa chữa bất kì sự rò rỉ nào, phải tiến hành tìm hiểu nguyên nhân gây ra.

7.5.6. 2.        Phương pháp sửa chữa rò rỉ đường ống cần được chọn thích hợp phụ thuộc vào vật liệu ống, kích thước đường ống, vị trí rò rỉ, điều kiện tải trọng, áp suất và nhiệt độ. Có thể sử dụng các phương pháp sau:

  • Phần hư hỏng dạng hình trụ được cắt bỏ và một đoạn ống mới được lắp nối vào bằng mối nối hàn hoặc cơ khí.
  • Lắp đặt các ngàm kẹp và độ kín đạt được bằng cách hàn hoặc dùng vật liệu đắp hoặc các biện pháp cơ học được kiểm chứng khác.

7.5.6. 3.        Rò rỉ tại mặt bích và đầu nối có thể được bịt kín bằng cách lắp đặt một ngàm kẹp bao phủ bích hoặc đầu nối bị rò rỉ, hoặc bằng cách tăng lực siết bulông hoặc thay thế gioăng và mặt bịt kín. Trước khi tăng lực siết bulông, cần tính toán và xác nhận là không xảy ra sự vượt quá ứng suất tại bulông, mặt bích hoặc gioăng/ mặt bịt kín. Trong trường hợp phải tháo bulông do phải thay thế gioăng, phải sử dụng bulông mới cho mối nối bích.

7.5.6. 4.        Tất cả các ngàm kẹp sửa chữa, ống cuộn, ống bao và mối nối cơ học phải được kiểm tra trước khi lắp đặt và thử rò rỉ sau khi lắp đặt.

7.5.7.     Sửa chữa bằng hàn

7.5.7. 1.        Quy trình hàn và thợ hàn sửa chữa phải được chứng nhận theo các yêu cầu quy định tại TCVN 6475 -12.

7.5.7. 2.        Hàn sửa chữa dưới nước được tiến hành theo các yêu cầu quy định tại TCVN 6475 -12.

7.5.7. 3.        Hàn dưới nước phải được tiến hành trong buồng lặn khô, xem TCVN 6475 -12.

7.5.7. 4.        Hàn sửa chữa trong trường hợp đặc biệt có thể được tiến hành trên đường ống trong khi đang vận hành, điều này phụ thuộc vào vật liệu và chiều dày ống, loại sản phẩm, áp lực và nhiệt độ. Phải có văn bản chứng tỏ việc sửa chữa được thực hiện ở điều kiện với mức an toàn chấp nhận được. Trong trường hợp này, phải thiết lập một quy trình an toàn.

7.5.7. 5.        Tất cả các đường hàn sửa chữa phải được kiểm tra bằng mắt thường và kiểm tra không phá huỷ theo các yêu cầu quy định tại TCVN 6475 -13. Sau khi sửa chữa, có thể phải tiến hành thử áp lực cho phần đường ống được sửa chữa.

8.     Duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận

8.1.         Quy định chung

8.1.1.     Trong quá trình vận hành, cần phải tiến hành kiểm tra để duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

8.1.2.     Việc duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận chỉ có thể tiến hành khi bản gốc của Giấy chứng nhận phân cấp đường ống được cấp với các điều kiện để duy trì hiệu lực.

8.2.         Duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận

8.2.1.     Đường ống đang vận hành sẽ vẫn duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận nếu:

  • Hệ thống đường ống vẫn vận hành trong giới hạn đã định;
  • Chủ công trình cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan đến các hoạt động kiểm tra và bảo dưỡng;
  • Chủ công trình vẫn duy trì các hệ thống theo dõi và tiến hành các đánh giá tình trạng đã được lắp đặt trước đây nếu có áp dụng;
  • Thông tin về các hư hỏng, sửa chữa và hoán cải ảnh hưởng đến cấp của đường ống được báo ngay cho Đăng kiểm Việt Nam biết;
  • Các khuyến nghị ghi trong biên bản không phù hợp do Đăng kiểm Việt Nam đưa ra được khắc phục trong khoảng thời gian đã định.

8.2.2.     Sau mỗi đợt sửa chữa hay hoán cải hệ thống đường ống, Đăng kiểm sẽ cấp báo cáo kiểm tra. Trong trường hợp này không cần phải cấp Giấy chứng nhận phân cấp mới.

8.2.3.     Đường ống biển đã tạm ngừng hoạt động phải chịu các đợt kiểm tra chu kỳ nếu muốn được phục hồi lại Giấy chứng nhận phân cấp. Các yêu cầu kiểm tra sẽ do Đăng kiểm Việt Nam quyết định.

8.2.4.     Giấy chứng nhận đường ống có thể bị rút nếu chủ công trình:

o    Không tuân thủ các quy trình vận hành hệ thống đường ống đã được Đăng kiểm Việt nam duyệt;

  • Không tiến hành chương trình kiểm tra và bảo dưỡng thường kỳ theo quy trình đã được Đăng kiểm Việt Nam duyệt;
  • Không thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
  • Không khắc phục các khuyến nghị trong các biên bản không phù hợp do Đăng kiểm Việt Nam cấp.

8.2.5.     Ngoài ra, Giấy chứng nhận đường ống biển còn có thể bị rút nếu hệ thống đường ống biển:

  • Bị hư hỏng hoặc nghi ngờ bị hư hỏng theo hướng gây ra sự suy giảm an toàn hoặc tính toàn vẹn của đường ống;
  • Có những dấu hiệu hư hỏng theo hướng gây ra sự suy giảm an toàn hoặc tính toàn vẹn của đường ống;
  • Bị thay đổi hay sửa chữa tới mức có thể làm suy giảm an toàn hoặc tính toàn vẹn của đường ống;
  • Được xem xét để giải bản.

8.2.6.     Nếu các tình huống dẫn đến rút cấp của đường ống biển được khắc phục thì Giấy chứng nhận có thể được khôi phục. Tuy nhiên, hệ thống đường ống biển có thể phải chịu một đợt đánh giá đặc biệt hay kiểm tra để phục hồi cấp.

8.3.         Giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong quá trình khai thác

8.3.1.     Giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong quá trình khai thác được tiến hành bằng cách đánh giá hồ sơ hay kiểm tra xác suất các công việc ở mức chi tiết vừa đủ để đảm bảo rằng hệ thống đường ống vẫn thỏa mãn các yêu cầu đã định.

8.3.2.     Việc đánh giá các hoạt động nêu trên phải gắn liền với các công việc của chủ đường ống cũng như của các nhà thầu.

8.3.3.     Trong quá trình vận hành, công tác đánh giá nói trên bao gồm:

  • Xem xét quá trình vận hành:
  • Xem xét hệ thống quản lý vận hành;
  • Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, nếu tháy cần thiết;
  • Xem xét các thông số kỹ thuật vận hành và các quy trình:
  • Xác nhận các giả thiết trong thiết kế;
  • Phương pháp báo cáo;
  • Kế hoạch kiểm tra;
  • Phương pháp kiểm tra;
  • Các quy trình dùng để đánh giá kết quả kiểm tra.
  • Chứng kiến hoạt động vận hành:
  • Chứng kiến quá trình kiểm tra;
  • Xem xét biên bản kiểm tra.

8.3.4.     Các tài liệu, hồ sơ cần thiết cho công tác giám sát kỹ thuật, kiểm tra trong quá trình khai thác được quy định ở 6.2.6.

8.3.5.     Phạm vi công tác giám sát kỹ thuật trong quá trình khai thác được quy định trong bảng 8.3-1:

Bảng 8.3-1: Phạm vi công tác giám sát kỹ thuật trong quá trình khai thác

Hoạt động giám sát kỹ thuật, kiểm tra

Mức giám sát

Thấp

Vừa

Cao

Xem xét chung các tài liệu chính để xác nhận việc tuân thủ hồ sơ thiết kế.

Kiểm tra hồ sơ sửa chữa và hoán cải.

x x x
Giám sát khi bắt đầu các hoạt động kiểm tra chu kỳ, sửa chữa, hoán cải. Đối với những hạng mục cần quan tâm đặc biệt, Đăng kiểm viên giám sát suốt quá trình tiến hành. Xem xét hồ sơ khảo sát, hoán cải của các nhà thầu.   x x
Xem xét các tài liệu chính để xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn cần áp dụng. Giám sát khi bắt đầu và khi tiến hành các hoạt động kiểm tra chu kỳ, sửa chữa, hoán cải. Đối với những hạng mục cần quan tâm đặc biệt, Đăng kiểm viên giám sát suốt quá trình chuẩn bị và tiến hành công việc. Cấp hồ sơ xác nhận công tác kiểm tra, hoán cải đó     x

8.3.6.     Kiểm tra trong quá trình khai thác được tiến hành để xác nhận rằng đường ống liên tục thoả mãn yêu cầu của tiêu chuẩn này về tính toàn vẹn của đường ống.

8.3.7.     Đánh giá hàng năm được tiến hành nhằm xác nhận rằng mọi hư hỏng của hệ thống đường ống nằm trong giới hạn chấp nhận được và đường ống liên tục thoả mãn mục tiêu đề ra.

8.3.8.     Các lần đánh giá hàng năm không nhất thiết phải bao hàm các lần kiểm tra hàng năm mà có thể không cần thực hiện khi áp dụng phương pháp kiểm tra trên cơ sở rủi ro. Đánh giá hàng năm bao hàm các hoạt động được nêu tại mục 8.3.3 ở trên, và có thể chỉ bao hàm việc xem xét các báo cáo xác nhận đường ống đã được vận hành trong giới hạn thiết kế của nó.

8.3.9.     Khi có hư hỏng, sửa chữa hoặc hoán cải, đánh giá bổ sung phải được tiến hành nhằm xác định rằng mọi hư hỏng, sửa chữa và hoán cải đối với hệ thống đường ống biển không ảnh hưởng gì tới mục đích sử dụng của đường ống.

8.4.         Nghĩa vụ của chủ đường ống

8.4.1.     Để duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận trong giai đoạn vận hành, Đăng kiểm Việt Nam cần được thông tin về tình trạng của đường ống. Đăng kiểm Việt Nam có quyền được thông tin về các vấn đề liên quan đến vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng.

8.4.2.     Chủ đường ống phải thông báo cho Đăng kiểm Việt Nam biết ngay lập tức nếu một trong các sự việc sau đây xuất hiện, và Đăng kiểm Việt Nam sẽ xem xét khả năng có tiến hành đánh giá hay không:

8.4.2. 1.        Hệ thống đường ống bị hư hỏng hoặc nghi ngờ bị hư hỏng có thể ảnh hưởng tới an toàn, độ tin cậy, độ bền hoặc ổn định.

8.4.2. 2.        Hệ thống đường ống biển có dấu hiệu hư hỏng có thể ảnh hưởng tới an toàn, độ tin cậy, độ bền hoặc ổn định.

8.4.2. 3.        Đường ống biển bị sửa đổi, sửa chữa, thay thế.

8.4.3.     Đăng kiểm Việt Nam cần được:

8.4.3. 1.        Thông báo khi tiến hành các công tác kiểm tra để duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

8.4.3. 2.        Thông báo kịp thời khi có thể kiểm tra được các bộ phận của hệ thống đường ống vốn không thường xuyên tiếp cận được.

8.4.3. 3.        Thông báo kịp thời trước khi tiến hành các hoạt động sửa chữa hệ thống đường ống.

8.4.4.     Chủ đường ống phải cung cấp cho Đăng kiểm Việt Nam các bản vẽ và thông số kỹ thuật cần thiết cũng như các quy trình được duyệt. Đăng kiểm Việt Nam sẽ xem xét chấp nhận:

8.4.4. 1.        Các quy trình vận hành và bảo dưỡng và duyệt lại chúng;

8.4.4. 2.        Chương trình kiểm tra và các yêu cầu thường lệ và đặc biệt;

8.4.4. 3.        Phạm vi kiểm tra;

8.4.4. 4.        Chương trình giám sát vận hành;

8.4.4. 5.        Báo cáo giám sát vận hành và kết quả kiểm tra.

8.4.5.     Khi biên bản về sự không phù hợp được cấp chính thức, nếu khắc phục được các sự không phù hợp trong thời hạn đã định thì Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực.

8.4.6.     Chủ đường ống phải thông báo cho Đăng kiểm Việt Nam khi khắc phục được các sự không phù hợp để Đăng kiểm Việt Nam tiến hành thẩm tra.

8.5.         Hồ sơ phân cấp trong khai thác

8.5.1.     Hồ sơ để duy trì Giấy chứng nhận bao gồm:

  • Giấy chứng nhận;
  • Biên bản kiểm tra;
  • Các biên bản về sự không phù hợp.

8.6.         Biên bản về sự không phù hợp

8.6.1.     Nếu sau khi đánh giá hệ thống đường ống trong quá trình vận hành, các hạng mục kiểm tra không đáp ứng được các yêu cầu đề ra thì Đăng kiểm Việt Nam sẽ đưa ra biên bản không phù hợp.

8.6.2.     Chủ đường ống chịu trách nhiệm đề xuất biện pháp khắc phục.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6475-2:2007 VỀ QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG BIỂN – PHẦN 2: PHÂN CẤP HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG BIỂN
Số, ký hiệu văn bản TCVN6475-2:2007 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản