TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7309:2003 (ISO 8106 : 1985) VỀ BAO BÌ BẰNG THUỶ TINH – XÁC ĐỊNH DUNG TÍCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
BAO BÌ BẰNG THỦY TINH – XÁC ĐỊNH DUNG TÍCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ
Glass containers – Determination of capacity by gravimetric method – Test method
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khối lượng để xác định dung tích đến tràn miệng và dung tích chứa qui định của bao bì bằng thuỷ tinh và xác định sự phù hợp của chúng với các giới hạn yêu cầu kỹ thuật.
ISO 1770, Solid- stem general purpose thermometers ( Nhiệt kế thông dụng có thân liền).
ISO 7348, Glass containers – Manufacture – Vocabulary (Bao bì bằng thuỷ tinh – Sản xuất – Thuật ngữ).
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa được qui định trong ISO 7348.
Tính toán dung tích của một bao bì bằng thuỷ tinh từ khối lượng nước đổ đầy bao bì, được điều chỉnh bằng yếu tố nhiệt độ và khối lượng riêng của nước.
Phép thử phải được tiến hành với một số lượng bao bì xác định đại diện cho lô hàng.
6.1. Nhiệt kế thông dụng, với thang chia độ là 1 oC.
6.2. Cân, với độ chính xác được quy định trong bảng 1.
6.3. Thiết bị điều chỉnh dòng chảy.
6.4. Đĩa gạt, để xác định mép tràn của các bao bì có miệng rộng.
6.5. Thước đo độ sâu, để xác định mức đổ đầy.
Bảng 1 – Giới hạn độ chính xác được qui định để xác định khối lượng dung tích của bao bì
Dung tích ml |
Độ chính xác của phép đo g |
Đến 10 |
± 0,2 |
Từ trên 10 đến 250 |
± 0,5 |
Từ trên 250 đến 1 000 |
± 1 |
Từ trên 1 000 đến 5 000 |
± 2,5 |
Trên 5 000 |
± 10 |
7.1. Nhiệt độ thử được chọn từ nhiệt độ môi trường, khoảng 22 ± 5 °c
7.2. Dùng nhiệt kế thông dụng (6.1), đo nhiệt độ của nước ở nhiệt độ môi trường và đảm bảo rằng nhiệt độ đó được duy trì trong khoảng ± 1 oC của giá trị đo được trong quá trình thử.
7.3. Dùng cân (6.2), cân bao bì khô và rỗng ở nhiệt độ môi trường và đảm bảo rằng nhiệt độ đó được duy trì trong khoảng ± 1 oC của giá trị đo được trong quá trinh thử.
7.4 Đặt bao bì trên một mặt phẳng ngang và đổ nước vào bao bì sao cho mức nước càng gần đến miệng của bao bì càng tốt. Giữ khô bề mặt bên ngoài của bao bì trong quá trình thử.
7.5. Để xác định dung tích đến tràn miệng, bao bì phải được làm đầy nước bằng thiết bị điều chỉnh dòng chảy (6.3), cho đến khi đỉnh của mặt khum trùng với mức đỉnh của miệng bao bì. Đối với các bao bì có miệng rộng, nên dùng đĩa gạt (6.4). Không được để có bọt không khí ở mặt dưới của đĩa gạt.
7.6. Để xác định dung tích chứa qui định, điều chỉnh thước đo độ sâu (6.5), đến mức quy định và cắm thẳng đứng thước vào chính giữa cổ của bao bì. Bao bì phải được đổ đầy nước bằng thiết bị điều chỉnh dòng chảy, cho đến khi điểm giữa phần mặt khum của nước vừa chạm đến đầu thước đo.
7.7. Cân bao bì đã được làm đầy nước ở trên với độ chính xác được quy định trong bảng 1.
8.1. Tính toán dung tích
Dung tích của bao bì được tính toán là hiệu giữa giá trị của khối lượng của bao bì chứa đầy nước với bao bì rỗng, và được biểu thị bằng thể tích tính bằng miiilít.
8.2. Tính toán dung tích thực tế
Dung tích thực tế của bao bì được tính bằng mililít và được tính theo công thức:
Dung tích thực tế = m X VCF
trong đó
m là khối lượng nước đã xác định được, tính bằng gam;
VCF là hệ số hiệu chỉnh thể tích nước tại nhiệt độ thử.
Bảng 2 cho biết các giá trị hệ số hiệu chỉnh thể tích của nước cất đối với nhiệt độ trong dãy cho phép.
Bảng 2 – Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ của nước cất ở áp suất 1 bar (0,1 Mpa)
Nhiệt độ OC |
Hệ số hiệu chỉnh thế tích VCF |
16 |
1,001 02 |
17 |
1,001 23 |
18 |
1,001 41 |
19 |
1,001 60 |
20 |
1,001 80 |
21 |
1,002 01 |
22 |
1,002 23 |
23 |
1,002 47 |
24 |
1,002 71 |
25 |
1,002 96 |
26 |
1,003 23 |
27 |
1,003 50 |
28 |
1,003 78 |
Ví dụ đối với nước cất:
Nhiệt độ thử = 18 oC
Khối lượng nước = 500 g
Dung tích thực tế = 500 x 1,001 41
= 500,71 ml
Chú thích – Nếu dùng nước không phải là nước cất thì phải áp dụng hệ số hiệu chỉnh thích hợp.
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm những thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) bản mô tả các bao bì;
c) kích thước mẫu;
d) bản báo cáo về qui trình lấy mẫu được sử dụng;
e) mức dung tích đến tràn miệng hoặc dung tích chứa qui định của mỗi bao bì;
f) nhận dạng của các bao bì không đáp ứng được giới hạn yêu cầu kỹ thuật;
g) dung tích của hàng hoá, nếu bao bì có yêu cầu thông số kỹ thuật này, thì được tính bằng giá trị trung bình của các dung tích riêng lẻ của số lượng bao bì thử đã định trước;
h) tính toán để xác định liệu mẫu thử có đáp ứng với yêu cầu chấp nhận hay không.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7309:2003 (ISO 8106 : 1985) VỀ BAO BÌ BẰNG THUỶ TINH – XÁC ĐỊNH DUNG TÍCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7309:2003 | Ngày hiệu lực | 14/01/2004 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | 30/12/2003 |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | 26/12/2003 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |