TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7327-2:2003 (ISO 13261-2 : 1998) VỀ XÁC ĐỊNH MỨC CÔNG SUẤT ÂM CỦA MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ VÀ BƠM NHIỆT NGUỒN GIÓ – PHẦN 2: CỤM TRONG NHÀ KHÔNG ỐNG GIÓ DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
XÁC ĐỊNH MỨC CÔNG SUẤT ÂM CỦA MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ BƠM NHIỆT NGUỒN GIÓ – PHẦN 2: CỤM TRONG NHÀ KHÔNG ỐNG GIÓ
Sound power rating of air-conditioning and air-source heat pump equipment – Part 2: Non-ducted indoor equipment
Tiêu chuẩn này qui định các phương pháp để xác định mức công suất âm (thanh) của máy điều hòa không khí và bơm nhiệt nguồn gió được dùng ở trong nhà.
Tiêu chuẩn này cũng áp dụng để xác định tại nhà máy sản xuất mức công suất âm cụm ngoài nhà của máy điều hòa không khí và bơm nhiệt nguồn gió không ống gió dùng trong công nghiệp, thương nghiệp, nhà ở, có máy nén được dẫn động điện bao gồm cả bơm nhiệt có nguồn cấp nhiệt tự do, máy điều hòa nguyên cụm và bơm nhiệt nguồn nước. Tiêu chuẩn này bao gồm cả việc xác định mức công suất âm dải ốc ta và xác định mức công suất âm toàn bộ, đơn vị, trọng số A.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho cụm trong nhà có ống gió, hoặc cho máy lạnh làm lạnh chất tải lạnh dàn lạnh phòng có quạt, các thiết bị có máy nén với tốc độ thay đổi được, hoặc thiết bị xử lý trong công nghiệp.
Chú thích – Trong tiêu chuẩn này thuật ngữ “máy điều hòa không khí” và “thiết bị” được dùng với nghĩa “máy điều hòa không khí và bơm nhiệt nguồn gió”.
TCVN 6576 : 1999 (ISO 5151 : 1994) Máy điều hòa không khí và bơm nhiệt không ống gió – Thử nghiệm và đánh giá tính năng.
ISO 3742 : 1988 Acoustics – Determination of sound power levels of noise source – Precision methods for discrete-frequency and narrow-band sources in reverberation rooms.
(Âm học – Xác định các mức công suất âm của các nguồn tiếng ồn – Phương pháp chính xác đối với các tần số riêng và các nguồn có dải hẹp trong phòng phản xạ âm).
ISO 3743-1 : 1994 Acoustics – Determination of sound power levels of noise sources – Engineering methods for small, movable sources in reverberation fields – Part 1: Comparison method for hard-walled test rooms.
(Âm học – Xác định các mức công suất âm của các nguồn tiếng ồn – Phương pháp kỹ thuật đối với các nguồn tiếng ồn nhỏ, di động trong trường phản xạ âm – Phần 1: Phương pháp so sánh cho các phòng thử có tường cứng).
ISO 3743-2 : 1994 Acoustics – Determination of sound levels of noise sources – Engineering methods for small, movable sources in reverberation fields – Part 2: Methods for special reverberation test rooms.
(Âm học – Xác định các mức công suất âm của các nguồn tiếng ồn – Phương pháp kỹ thuật đối với các nguồn tiếng ồn nhỏ, di động trong trường phản xạ âm – Phần 2: Phương pháp đối với các phòng phản xạ âm đặc biệt).
ISO 3744 : 1944 Acoustics – Determination of sound power levels of noise sources using sound pressure – Engineering method in an essentially free field over a reflecting plane.
(Âm học – Xác định các mức công suất âm của các nguồn tiếng ồn khi dùng áp suất âm – Phương pháp kỹ thuật trong một trường tự do trên một mặt phẳng phản xạ âm).
ISO 3745 : 1977 Acoustics – Determination of sound power levels of noise sources – Precision methods for anechoic and semi-anechoic rooms.
(Âm học – Xác định các mức công suất âm của các nguồn tiếng ồn – Phương pháp chính xác đối với các phòng không dội lại âm và nửa không dội lại âm).
ISO 4871 : 1996 Acoustics – Declaration and verification of noise emision values of machinery and equipment.
(Âm học – Xác định và kiểm tra các trị số tiếng ồn phát ra từ máy móc và thiết bị).
ISO 9614 -1 : 1993 Acoustics – Determination of sound power levels of noise sources using sound intensity – Part 1: Measurement at discrete points.
(Âm học – Xác định các mức công suất âm của các nguồn tiếng ồn khi dùng cường độ âm – Phần 1: Đo tại các điểm riêng biệt).
ISO 9614-2 : 1996 Acoustics – Determination of sound power levels of noise sources using sound intensity – Part 2: Measurement by scanning.
(Âm học – Xác định các mức công suất âm của các nguồn tiếng ồn khi dùng cường độ âm – Phần 2: Đo bằng phương pháp quét).
ISO 12001 : 1996 Acoustics – Noise emittled by machinery and equipment – Rules for the drafting presentation of a noise test code
(Âm học – Tiếng ồn phát ra từ máy móc và thiết bị – Các qui tắc cho dự thảo và trình bày một phép thử tiếng ồn).
Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau:
3.1. Máy điều hòa không khí (Air-conditioner): Một hoặc nhiều cụm được chế tạo tại nhà máy thường bao gồm một bộ bốc hơi hoặc dàn lạnh, một tổ hợp máy nén và bộ ngưng tụ và cũng có thể bao gồm một bộ phận sưởi; khi thiết bị này được cung cấp ở dạng có nhiều hơn một cụm, thì các cụm tách biệt phải được thiết kế để được sử dụng cùng nhau.
Chú thích – Các yêu cầu đối với các công suất âm qui định trong tiêu chuẩn này dựa trên cơ sở sử dụng các cụm thích hợp.
3.2. Bơm nhiệt nguồn gió (Air-source heat pump): Một hoặc nhiều cụm được chế tạo tại nhà máy thường bao gồm một cụm trong nhà, một cụm ngoài nhà (máy nén, dàn ngưng, bao gồm bộ phận để sưởi), và có thể bao gồm một bộ phận làm lạnh tùy chọn; khi thiết bị này được cung cấp ở dạng nhiều hơn một cụm thì các cụm tách biệt phải được thiết kế để được sử dụng cùng nhau.
Chú thích – Các yêu cầu đối với các công suất âm qui định trong tiêu chuẩn này dựa trên cơ sở sử dụng các cụm thích hợp.
3.3. Cụm trong nhà không ống gió (Non-ducted indoor air-conditioning equipment): Thiết bị điều hòa không khí và bơm nhiệt thồi gió trực tiếp từ cụm trong nhà của thiết bị rồi lại trở về cụm trong nhà này.
3.4. Dàn (quạt) trong nhà (Room fan-coil unit): Cụm được chế tạo tại nhà máy thường bao gồm một dàn lạnh nước-gió có một quạt chạy điện, được đóng kín trong hộp hoặc được lắp trên khung và tạo thành một thiết bị hoàn chỉnh của hệ thống lạnh.
3.5. Cụm cassette (Cassette unit): Máy điều hòa không khí hoặc bơm nhiệt hệ thống hai hay nhiều cụm (hệ thống tách) trong đó cụm xử lý không khí trong nhà có hai hoặc nhiều đầu phun và một lưới tuần hoàn kín và thường được thiết kế để treo trên trần nhà và một phần nhỏ nhô vào trong phòng.
3.6. Mức công suất âm, Lw (Sound power level, Lw): Mười lần logarit cơ số 10 của tỷ số giữa công suất âm được phát ra bởi nguồn âm thử và công suất âm chuẩn (qui chiếu) được biểu thị bằng đêxiben (dB).
Chú thích – Công suất âm chuẩn được dùng trong tiêu chuẩn này là 1 pW (picowatt).
3.7. Mức áp suất âm, Lp (Sound pressure level, Lp): Mười lần logarit cơ số 10 của tỷ số giữa bình phương của một áp suất âm đã cho và bình phương của một áp suất âm chuẩn, được biểu thị bằng đêxiben (dB).
Chú thích – Áp suất âm chuẩn được dùng trong tiêu chuẩn này là 20 mPa (micropascals).
3.8. Dải ốc ta (Octave band): Dải âm trên một phạm vi tần số trong đó tần số cao nhất bằng hai lần tần số thấp nhất.
Chú thích – Các dải ôcta được dùng trong tiêu chuẩn này là các dải được giới thiệu trong bảng 1.
3.9. Dải một phần ba ốc ta (One-third-octave band): Dải âm trên một phạm vi tần số trong đó tần số cao nhất bằng căn số bậc ba của 2 (xấp xỉ 1,26) lần tần số thấp nhất.
Chú thích – Các dải một phần ba octa được dùng trong tiêu chuẩn này là các dải được giới thiệu trong bảng 1.
Bảng 1 – Các dải tần số tiêu chuẩn
Các giá trị tính bằng hertz
Dải ôcta |
Dải một phần ba ôcta |
||||
Tần số giới hạn dưới |
Tần số giữa* |
Tần số giới hạn trên |
Tần số giới hạn dưới |
Tần số giữa* |
Tần số giới hạn trên |
44 |
63** |
90 |
44 56 71 |
50** 63** 80** |
56 71 90 |
90 |
125 |
180 |
90 112 140 |
100 125 160 |
112 140 180 |
180 |
250 |
355 |
180 224 280 |
200 250 315 |
224 280 355 |
355 |
500 |
710 |
355 450 560 |
400 500 630 |
450 560 710 |
710 |
1000 |
1400 |
710 900 1120 |
800 1000 1250 |
900 1120 1400 |
1400 |
2000 |
2800 |
1400 1800 2240 |
1600 2000 2500 |
1800 2240 2800 |
2800 |
4000 |
5600 |
2800 3550 4500 |
3150 4000 5000 |
3550 4500 5600 |
5600 |
8000 |
11200 |
5600 7100 9000 |
6300 8000 10000 |
7100 9000 11200 |
* Tần số giữa là trung bình nhân của các tần số giới hạn.
** Các dải tần số này được xem là tùy chọn. Chú thích – Các tần số trong bảng này đã được làm tròn cho sử dụng thông thường. |
3.10. Hertz: Đơn vị tần số tính bằng số chu kỳ trong một giây.
3.11. Công suất công bố (published rating): Giá trị ấn định được công bố của đặc tính làm việc của máy điều hòa không khí trong điều kiện vận hành qui định thích hợp với ứng dụng của thiết bị.
Chú thích – Các giá trị này áp dụng cho tất cả các thiết bị có cùng một cỡ kích, kiểu (mẫu) và năng suất danh nghĩa do cùng một nhà sản xuất chế tạo ra trong các điều kiện nhiệt độ được dùng để đánh giá năng suất lạnh và/hoặc năng suất sưởi.
3.11.1. Công suất tiêu chuẩn (Standard rating): Công suất dựa trên cơ sở các phép thử được thực hiện ở các điều kiện tiêu chuẩn.
3.11.2. Công suất ứng dụng (Application rating): Công suất dựa trên cơ sở các phép thử được thực hiện ở các điều kiện khác với các điều kiện tiêu chuẩn.
4. Yêu cầu đối với việc tiến hành các phép thử âm
4.1. Các yêu cầu về thử đối với thiết bị
4.1.1. Các phép thử âm phải được tiến hành theo các phương pháp thử (cấp 1 hoặc cấp 2 như đã phân loại trong ISO 12001) được qui định trong ISO 3742 : 1988; ISO 3743-1; ISO 3743-2; ISO 3744; ISO 3745; ISO 9614-1 và ISO 9614-2 (xem bảng 2).
Bảng 2 – Công suất âm – các phương pháp và thông tin
Tiêu chuẩn quốc tế |
Số liệu về mức công suất âm dải octa |
Số liệu về mức công suất âm toàn bộ trọng số A |
|||
63 Hz Số liệu tùy chọn |
125 Hz đến 4 kHz Số liệu danh định |
8 kHz Số liệu danh định |
Qui trình bình thường |
Qui trình đặc biệt |
|
ISO 3742 : 1988 |
Xem 4.3 |
. |
. |
. |
. |
ISO 3743-1* |
Xem 4.3 |
. |
. |
. |
. |
ISO 3743-2* |
Xem 4.3 |
. |
. |
. |
. |
ISO 3744 |
Xem 4.3 |
. |
. |
. |
. |
ISO 3745 |
Xem 4.3 |
. |
. |
. |
. |
ISO 9614-1 |
Xem 4.3 |
. |
Xem 4.2 |
|
Xem 5.4.1.2 |
ISO 9614-2 |
Xem 4.3 |
|
Xem 4.2 |
. |
Xem 5.4.1.2 |
* ISO 3743-1 và ISO 3743-2 chỉ được sử dụng cho thử nghiệm các thiết bị nhỏ, xách tay. |
4.1.2. Tốc độ không khí cao và luồng không khí ngược gây ra chảy rối có thể ảnh hưởng đến âm do một micro đo được. Các ảnh hưởng này sẽ dẫn tới việc đánh giá quá cao công suất âm của sản phẩm. Do đó tốc độ không khí tại micro không nên vượt quá 2m/s. Sai số đo luồng không khí có thể được kiểm tra bằng cách lặp lại phép đo ở một khoảng cách lớn hơn tính từ sản phẩm. Nếu các mức công suất âm ở cả hai khoảng cách đo có sai số trong khoảng ± 1,0 dB thì có thể bỏ qua ảnh hưởng của luồng không khí.
4.2. Lấy số liệu
4.2.1. Phải xác định các mức công suất âm theo đêxiben (công suất âm chuẩn là 1 pW) đối với các dải một phần ba octa từ 100 Hz đến 10000 Hz, hoặc các dải octa từ 125 Hz đến 8000 Hz, như đã liệt kê trong bảng 1. Phải xác định các mức công suất âm theo tiêu chuẩn quốc tế riêng về âm học, được ghi trong điều 2 và đã được dùng để tiến hành thử nghiệm.
4.2.2. Nếu tiến hành thử nghiệm theo ISO 9614 thì chỉ báo cáo các số liệu đối với các tần số đến và bằng 6300 Hz. Các số liệu trên 6300 Hz chỉ có thể được dùng cho mục đích tham khảo khi sử dụng ISO 9614, bởi vì các số liệu đối với tần số trên 6300 Hz là không đủ tin cậy. Ngoài ra phải đặc biệt quan tâm đến việc xác định mức công suất âm toàn bộ trọng số A khi sử dụng qui trình được giới thiệu trong phụ lục A.
Chú thích – Nếu thông tin bổ sung về các mức công suất âm tại các dải một phần ba ốcta 50 Hz, 63 Hz và 80 Hz được cung cấp để tùy chọn thì nên tuân theo các điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn và các phương pháp đo trong các tiêu chuẩn tương ứng.
4.3. Sự quan tâm đặc biệt về thử nghiệm đối với dải octa 63 Hz tùy chọn
4.3.1. Khi mở rộng các qui trình thử trong ISO 3742, ISO 3743-1; ISO 3743-2 và phụ lục A xuống dưới 100 Hz thì sai lệch tiêu chuẩn không được vượt quá 5 dB.
4.3.2. Khi thử theo ISO 3744, môi trường âm phải có lượng hiệu chỉnh môi trường âm K2 nhỏ hơn hoặc bằng 2 dB.
4.3.3. Khi thử theo ISO 3745, môi trường âm phải có lượng hiệu chỉnh môi trường âm K2 nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 dB.
4.3.4. Khi thử theo ISO 9614 với khoảng cách micro lớn hơn sẽ cho phép đo được các số đo ở các tần số thấp hơn nhưng phải đáp ứng được các số chỉ thị về trường âm của tiêu chuẩn này.
4.4. Sử dụng màn chắn gió
Cần sử dụng màn chắn gió xốp trên micro trong các phép thử này. Tác dụng của màn chắn gió đến độ nhạy của micro không được lớn hơn ± 1 dB đối với các tần số từ 50 Hz đến 4000 Hz hoặc ± 1,5 dB đối với các tần số từ 4000 Hz đến 10000 Hz. Không được thực hiện các phép đo âm với tốc độ không khí qua micro vượt quá 2m/s.
4.5. Lắp đặt thiết bị
4.5.1. Tất cả các thiết bị phải được lắp đặt theo hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất. Nếu cần có sự sai khác so với hướng dẫn lắp đặt này thì nó không được ảnh hưởng đến tính năng âm học của thiết bị và sự sai khác về lắp đặt phải được báo cáo.
4.5.2. Trong trường hợp thiết bị được lắp trên tường thì tường dùng cho lắp đặt thiết bị cần được xây chắc chắn có thành dày hoặc có cấu trúc tương tự (hệ số hấp thụ âm tới theo hướng vuông góc nhỏ hơn 0,06 trên phạm vi tần số quan tâm), hoặc phải có một hệ lắp đặt phụ để giảm tới mức thấp nhất tác dụng gây rung động cho tường. Khi lắp đặt máy điều hòa không khí nguyên một cụm với một phần trong nhà và một phần ngoài nhà (máy điều hòa không khí lắp trên cửa sổ) thì máy phải được lắp theo hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất trên một vách ngăn không lọt âm và phải có đường ống đặt qua tường, khung hoặc giá lắp đặt được cung cấp cùng với thiết bị.
4.5.3. Các lắp đặt điển hình được minh họa trên hình 1 và được mô tả dưới đây
a) Vị trí A (hình 1): Thiết bị được lắp đặt cách xa tường.
b) Vị trí B (hình 1): Thiết bị được lắp đặt vào tường hoặc đi qua tường với đáy thiết bị đặt trên sàn hoặc gần với sàn, hoặc đỉnh (nóc) thiết bị lắp vào trần hoặc gần với trần. Thiết bị phải được lắp đặt với phần nhô vào trong phòng là nhỏ nhất theo hướng dẫn của nhà sản xuất (xem “Y” trên hình 1).
c) Vị trí C (hình 1): Thiết bị được lắp đặt vào tường hoặc đi qua tường nhưng đáy thiết bị không đặt trên sàn hoặc gần với sàn. Thiết bị phải được lắp đặt với phần nhô vào trong phòng là nhỏ nhất theo hướng dẫn của nhà sản xuất và định vị trên tường theo hướng dẫn của nhà sản xuất (xem “X” và “Y” trên hình 1).
d) Vị trí D (hình 1): Thiết bị lắp đặt trên trần có thể được treo trên trần hoặc xuyên qua trần hoặc được treo trên một cơ cấu khung có kết cấu thích hợp.
4.5.4. Các bề mặt lắp đặt phụ phải là các bề mặt không hấp thụ âm (hệ số hấp thụ âm khuếch tán nhỏ hơn 0,06).
4.5.5. Cụm cassette và máy điều hòa không khí nguyên một cụm được thiết kế cho lắp đặt trên bề mặt, trên khung hoặc được gắn vào công trình phải được lắp đặt và vận hành trong điều kiện làm việc bình thường không bị ngăn cản bởi các hàng rào hoặc đường ống.
A Vị trí đối với thiết bị được sử dụng cách xa tường.
B Vị trí đối với thiết bị được lắp trên sàn hoặc gắn với sàn hoặc trên trần và được lắp vào tường hoặc xuyên qua tường.
C Vị trí đối với thiết bị được lắp vào tường hoặc xuyên qua tường.
D Vị trí đối với thiết bị được treo hoặc kẹp chặt vào trần hoặc xuyên qua trần.
X 1,5 m là tối thiểu nếu không có qui định khác của nhà sản xuất.
Y Phần nhô vào phòng nhỏ nhất theo kiến nghị của nhà sản xuất.
Hình 1 – Các vị trí lắp đặt điển hình của thiết bị trong phòng thử.
5. Qui trình đánh giá công suất âm
5.1. Yêu cầu chung
Tiêu chuẩn này sử dụng cả hệ thống đánh giá mức công suất âm dải ốc ta (Lw) và hệ thống đánh giá mức công suất âm toàn bộ đơn vị trọng số A(LWA). Có thể sử dụng các mức công suất âm dải một phần ba ốc ta hoặc các mức công suất âm dải ốc ta để thu được các công suất đánh giá này. Các công suất âm phải được xác định phù hợp với các điều kiện vận hành được xác lập trong các tiêu chuẩn đánh giá tính năng làm việc của thiết bị.
Chú thích – Để cung cấp thông tin bổ sung như đã được giới thiệu trong phụ lục B, các mức công suất âm dải một phần ba ốc ta được điều chỉnh để phản ánh độ nhạy chủ quan đối với mọi thành phần tần số riêng biệt. Các số liệu đã điều chỉnh của tần số riêng biệt được chuyển đổi thành số chỉ thị chất lượng (âm của) mức công suất âm toàn bộ đơn trị được điều chỉnh trọng số A (LWAT).
5.2. Xác định các mức công suất âm của thiết bị
Phải xác định các mức công suất của thiết bị đối với mỗi dải ốc ta hoặc dải một phần ba ốc ta cho trong bảng 1 phù hợp với điều 4. Các mức công suất âm phải được biểu thị bằng đêxiben (công suất âm chuẩn là 1 pW) đối với mỗi dải ốc ta hoặc dải một phần ba ốc ta.
5.3. Xác định mức công suất âm dải ốc ta, Lw
Mức công suất âm dải ốc ta đối với điều kiện qui định phải được xác định trực tiếp từ các mức công suất âm dải ốc ta đo được (xem 4.2) hoặc có thể được tính toán từ các mức công suất âm dải một phần ba ốc ta khi sử dụng phương trình 1.
trong đó
Lw(i) là mức công suất âm dải ôcta, tính theo đêxiben đối với dải ốc ta riêng thứ i từ 125 Hz đến 8000 Hz; dải này cũng có thể bao gồm dải ốc ta tùy chọn 63 Hz khi có được số liệu thử của dải một phần ba ốc ta;
Lw(n) là mức công suất âm dải một phần ba ốc ta tương ứng với dải thứ n;
N là tổng số các dải một phần ba ốc ta trong dải ốc ta thứ i (N=3).
5.4. Xác định mức công suất âm toàn bộ trọng số A, LwA
Mức công suất âm toàn bộ đơn vị trọng số A thu được bằng cách lấy logarit của tổng các số liệu công suất âm dải một phần ba ốc ta trọng số A đã chuyển đổi hoặc các số liệu công suất âm dải ốc ta trọng số A đã chuyển đổi.
5.4.1. Sự chuyển đổi các mức công suất âm, dải một phần ba ốc ta hoặc dải ốc ta thành các mức công suất âm của các dải trọng số A.
Các mức công suất âm của các dải trọng số A phải đạt được bằng cách cộng các giá trị chuyển đổi thích hợp được giới thiệu trong bảng 3.
5.4.1.1. Khi tiến hành thử theo ISO 3742, ISO 3743-1, ISO 3743-2, ISO 3744 hoặc ISO 3745, các mức công suất âm đạt được của thiết bị như qui định trong 5.2 phải được chuyển đổi thành các mức công suất âm trọng số A bằng cách cộng thêm vào các giá trị chuyển đổi thích hợp được giới thiệu trong bảng 3. Mức công suất âm toàn bộ trọng số A phải được tính toán theo qui định trong 5.4.2.
5.4.1.2. Khi tiến hành thử theo ISO 9614, phải sử dụng qui trình riêng mô tả trong phụ lục A để xác định một mức công suất âm toàn bộ trọng số A có thể được xem là có giá trị.
5.4.2. Tính toán mức công suất âm toàn bộ trọng số A, LwA
Mức công suất âm toàn bộ trọng số A đối với các điều kiện qui định phải được xác định từ các mức công suất âm dải octa hoặc dải một phần ba octa trọng số A đạt được trong 5.4.1 khi sử dụng phương trình (2)
trong đó
LWA là mức công suất âm toàn bộ trọng số A, tính theo đêxiben;
LWA(n) là mức công suất âm dải một phần ba ốc ta hoặc dải ốc ta trọng số A trong dải thứ n;
N là tổng số các dải một phần ba ốc ta hoặc các dải ốc ta trọng số A.
trong đó
N = 21 đối với 100 Hz đến 10000 Hz cho các dải một phần ba ốc ta tiêu chuẩn, hoặc
N = 24 đối với 50 Hz đến 10000 Hz để bao gồm các dải một phần ba ốc ta tần số thấp, hoặc
N = 7 đối với 125 Hz đến 8000 Hz cho các dải ốc ta tiêu chuẩn, hoặc
N = 8 đối với 63 Hz đến 8000 Hz để bao gồm các dải ốc ta tần số thấp.
Bảng 3 – Giá trị chuyển đổi trọng số A
Tần số giữa dải tần số Hz |
Giá trị chuyển đổi dải một phần ba ốc ta dB |
Giá trị chuyển đổi dải ốc ta dB |
50 63 80 |
-30,2 -26,2 -22,5 |
-26,2 |
100 125 160 |
-19,1 -16,1 -13,4 |
-16,1 |
200 250 315 |
-10,9 -8,6 -6,6 |
-8,6 |
400 500 630 |
-4,8 -3,2 -1,9 |
-3,2 |
800 1000 1250 |
-0,8 0 +0,6 |
0 |
1600 2000 2500 |
+1,0 +1,2 +1,3 |
+1,2 |
3150 4000 5000 |
+1,2 +1,0 +0,5 |
+1,0 |
6300 8000 10000 |
-0,1 -1,1 -2,5 |
1,1 |
5.5. Các điều kiện tiêu chuẩn để đánh giá
Phải xác định các công suất âm tiêu chuẩn tại các điều kiện để đánh giá được qui định trong 5.5.1 đến 5.5.4.
5.5.1. Các đặc tính về điện
Phải thực hiện các phép thử ở điện áp danh định với pha và tần số được qui định trên biển nhãn của thiết bị và được đo tại đầu nối với nguồn của thiết bị. Đối với thiết bị có hai điện áp danh định được ghi trên biển nhãn thì phải thực hiện các phép thử âm tiêu chuẩn ở cả hai điện áp. Công suất âm cao hơn trong hai công suất âm thu được phải là công suất âm tiêu chuẩn, hoặc cả hai công suất phải được sử dụng và được nhận biết một cách thích hợp. Đối với thiết bị có hai tần số ghi trên biển nhãn thì phải thực hiện các phép thử âm tiêu chuẩn ở cả hai tần số. Công suất âm cao hơn trong hai công suất âm thu được phải là công suất âm tiêu chuẩn hoặc cả hai công suất phải được sử dụng và được nhận biết một cách thích hợp.
5.5.2. Lưu lượng không khí
Lưu lượng không khí ở phía trong nhà và ngoài nhà phải như nhau để tạo ra các năng suất lạnh và sưởi danh định như trong tiêu chuẩn quốc tế được dùng để đánh giá kiểu thiết bị thử.
5.5.3. Vận hành thiết bị
Tất cả các bộ phận cần cho việc tiến hành thử nghiệm năng suất nhiệt tiêu chuẩn phải được vận hành khi lấy số liệu.
5.5.3.1. Làm lạnh
Các điều kiện thử cho các phép thử công suất âm trong quá trình làm lạnh phải là các điều kiện được dùng để đánh giá các năng suất lạnh (T1 và / hoặc T2 và / hoặc T3) được qui định trong ISO 5151.
5.5.3.2. Sưởi
Các điều kiện thử cho các phép thử công suất âm trong quá trình sưởi đối với bơm nhiệt nguồn gió phải là các điều kiện được dùng để đánh giá các năng suất sưởi (các điều kiện nhiệt độ cao và / hoặc thấp nhưng không quá thấp) của các thiết bị này. Các điều kiện thử được qui định trong ISO 5151.
5.5.3.3. Bơm nhiệt nguồn nước
Đối với các bơm nhiệt nguồn nước tự nhiên và bơm nhiệt nguồn nước bề mặt hoặc bơm nhiệt vòng chất lỏng dưới mặt đất, các điều kiện đánh giá năng suất sưởi tiêu chuẩn qui định trong các tiêu chuẩn quốc tế cho các kiểu bơm nhiệt riêng này phải được dùng để đánh giá về âm cho thiết bị.
5.5.4. Dung sai của điều kiện thử
Dung sai cho phép của nhiệt độ cho các phép thử công suất âm là ± 1,0oC đối với nhiệt độ nước và ± 3oC đối với nhiệt độ không khí.
6.1. Qui định chung
6.1.1. Công suất công bố gồm có hai phần
a) mức công suất âm dải ốcta (Lw) đối với mỗi dải trong các dải từ 125 Hz đến 8000 Hz, trừ khi sử dụng ISO 9614 (xem 4.2.2) và
b) mức công suất âm toàn bộ trọng số A (LWA).
6.1.2. Tiêu chuẩn công suất âm ISO, phương pháp thử và cấp No của phương pháp thử được dùng để xác định mức công suất âm và tiêu chuẩn này phải được ghi rõ cùng với công suất âm công bố.
6.1.3. Tất cả các công suất âm công bố phải được biểu thị bằng đêxiben, được làm tròn tới số đêxiben gần nhất. Công suất âm công bố của một thiết bị nào đó được thử theo tiêu chuẩn này phải phù hợp với các yêu cầu trong 4.2 của ISO 4871:1996 có liên quan đến độ không ổn định của phép đo và độ chính xác của phương pháp đo.
Chú thích – Thông tin công bố có thể bao gồm số chỉ thị chất lượng (âm của) mức công suất âm điều chỉnh trọng số A (LWAT) được rút ra từ các giá trị thu được ở các điều kiện năng suất lạnh và năng suất sưởi đối với bơm nhiệt nguồn gió và máy điều hòa không khí.
6.2. Công suất tiêu chuẩn
Công suất tiêu chuẩn phải đạt được tại tất cả các điều kiện năng suất lạnh và năng suất sưởi đối với bơm nhiệt có nguồn cấp nhiệt từ không khí và máy điều hòa không khí và phải được công bố riêng cho mỗi điều kiện (xem 5.5).
6.3. Công suất ứng dụng
Công suất ứng dụng phải được công bố kèm theo công suất âm tiêu chuẩn và chúng được ký hiệu rõ ràng như nhau. Công suất ứng dụng phải bao gồm cả các điều kiện nhiệt tại đó xác định công suất ứng dụng.
(qui định)
Qui trình đánh giá riêng khi sử dụng ISO 9614
A.1. Phạm vi áp dụng
Qui trình đánh giá riêng này được thiết lập để xác định mức công suất âm toàn bộ trọng số A có giá trị, khi sử dụng ISO 9614, công suất này tương đương với công suất thu được khi dùng các tiêu chuẩn quốc tế khác được qui định trong điều 2. Qui trình đánh giá đặc biệt này là cần thiết bởi vì không định rõ được độ không ổn định (độ biến đổi) đối với các tần số trên 6300 Hz khi sử dụng ISO 9614.
A.2. Qui trình
A.2.1. Tính toán mức công suất âm toàn bộ trọng số A khi sử dụng các số liệu dải một phần ba ốc ta chưa được làm tròn từ 100 Hz đến 6300 Hz.
A.2.2. Tính toán mức công suất âm toàn bộ trọng số A khi sử dụng các số liệu dải ốc ta chưa được làm tròn từ 100 Hz đến 10000 Hz (xem 5.4).
A.2.3. So sánh hai giá trị công suất âm toàn bộ trọng số A tính toán được trong A.2.1 và A.2.2.
A.2.3.1. Nếu độ chênh lệch là 1 dB hoặc nhỏ hơn thì giá trị trọng số A tính toán được từ 100 Hz đến 10000 Hz có thể được coi là có giá trị. Giá trị này phải được làm tròn tới đêxiben gần nhất và được dùng là công suất.
A.2.3.2. Nếu độ chênh lệch giữa hai giá trị mức công suất âm toàn bộ trọng số A lớn hơn 1 dB thì không thể đưa ra được công suất âm toàn bộ trọng số A có giá trị.
(tham khảo)
Số chỉ thị chất lượng mức công suất âm toàn bộ đơn trị được điều chỉnh trọng số A (LWAT)
Chú thích – Số chỉ thị chất lượng mức công suất âm toàn bộ, đơn trị, được điều chỉnh trọng số A đã được phát triển như là một phương tiện cho tính toán ảnh hưởng không mong muốn của các âm nghe rõ trong một phổ âm.
B.1. Điều chỉnh các số liệu của mức công suất âm dải một phần ba ôcta thành các số liệu của mức công suất âm dải một phần ba ôcta trọng số A
Tham khảo 5.4.1
B.2. Điều chỉnh các số liệu của mức công suất âm dải một phần ba ôcta đối với đáp ứng (độ nhạy) của các tần số riêng biệt.
B.2.1. Khi mức công suất âm của một dải một phần ba ốcta nào đó được xác định trong 5.2 vượt quá giá trị trung bình của hai dải lân cận 2 dB hoặc lớn hơn thì mức công suất âm của dải này phải được điều chỉnh theo số học phù hợp với bảng B.1. Khi thực hiện sự điều chỉnh, độ chênh lệch so với giá trị trung bình phải được làm tròn tới giá trị lớn hơn 0,5 dB.
Bảng B.1 – Điều chỉnh đối với đáp ứng (độ nhạy) của các tần số riêng biệt
Dải một phần ba ốc ta Hz |
Độ lệch mức công suất âm của dải so với giá trị trung bình của các mức công suất âm của hai dải lân cận dB |
||||||||
Tần số giới hạn dưới |
Tần số giữa * |
Tần số giới hạn trên |
2,0 |
2,5 |
3,0 đến 3,5 |
4,0 đến 4,5 |
5,0 đến 5,5 |
6,0 đến 8,0 |
trên 8,0 |
44 56 71 |
50 63 80 |
56 71 90 |
+ + + |
+ + + |
+ + + |
+ + + |
+ + + |
+ + + |
+ + + |
90 112 140 |
100 125 160 |
112 140 180 |
+ -0,5 0 |
+ -0,5 0 |
+ -0,5 0 |
+ -0,5 0 |
+ -0,5 0 |
+ -1,0 0 |
+ -1,0 0 |
180 224 280 |
200 250 315 |
224 280 355 |
+0,5 1,0 1,0 |
+0,5 1,0 1,5 |
+0,5 1,0 1,5 |
+0,5 1,5 2,0 |
+1,0 1,5 2,0 |
+1,0 1,5 2,5 |
+1,0 2,0 2,5 |
355 450 560 |
400 500 630 |
450 560 710 |
1,5 2,0 2,0 |
2,0 2,0 2,5 |
2,0 2,5 2,5 |
2,5 2,5 3,0 |
2,5 3,0 3,5 |
3,0 3,0 3,5 |
3,0 3,5 4,0 |
710 900 1120 |
800 1000 1250 |
900 1120 1400 |
2,5 2,5 2,5 |
2,5 3,0 3,0 |
3,0 3,0 3,5 |
3,5 3,5 4,0 |
3,5 4,0 4,0 |
4,0 4,5 4,5 |
4,5 4,5 5,0 |
1400 1800 2240 |
1600 2000 2500 |
1800 2240 2800 |
3,0 3,0 3,0 |
3,0 3,5 3,5 |
3,5 4,0 4,0 |
4,0 4,5 4,5 |
4,5 4,5 5,0 |
5,0 5,0 5,0 |
5,0 5,5 5,5 |
2800 3550 4500 |
3150 4000 5000 |
3550 4500 5600 |
3,0 3,0 3,0 |
3,5 3,5 3,5 |
4,0 4,0 4,0 |
4,5 4,5 4,5 |
5,0 5,0 5,0 |
5,5 5,5 5,5 |
5,5 6,0 6,0 |
5600 7100 9000 |
6300 8000 10000 |
7100 9000 11200 |
3,0 3,0 + |
3,5 3,5 + |
4,0 4,0 + |
4,5 4,5 + |
5,0 5,0 + |
5,5 5,5 + |
6,0 6,0 + |
* Tần số giữa là trung bình nhân của các tần số giới hạn.
+ Không áp dụng điều chỉnh tần số riêng biệt. |
|||||||||
Chú thích – Tất cả các tần số giới hạn trên và giới hạn dưới trong bảng đã được làm tròn cho sử dụng thông thường. |
B.2.2. Cũng có thể thực hiện sự điều chỉnh được giới thiệu trong bảng B.1 khi sử dụng phương trình sau đối với các tần số 100 Hz và lớn hơn.
L’ = L – P + 10 log10 {đối log10[log10(đối log10[P/10)-1 + B] + 1}, dB
trong đó
L’ là mức công suất âm dải một phần ba ôcta điều chỉnh, tính bằng đêxiben;
L là mức công suất âm dải một phần ba ôcta ban đầu, tính bằng đêxiben;
P là độ chênh lệch công suất âm dải một phần ba ôcta ban đầu, tính bằng đêxiben;
B = 76,2794 – 75,7439 Y + 29,9803 Y2 – 6,13769Y3 + 0,691827 Y4 – 0,0408822 Y5 + 0,000991561 Y6.
Y = logeF
F là tần số giữa của dải một phần ba ôcta, tính bằng Hertz;
Trong phương trình trên, L’ phải được làm tròn tới giá trị gần nhất 0,5 dB.
B.3. Tính toán số chỉ thị chất lượng mức công suất âm toàn bộ, đơn vị, được điều chỉnh, trọng số A, LWAT
Số chỉ thị chất lượng mức công suất âm toàn bộ, đơn trị, được điều chỉnh, trọng số A đối với các điều kiện qui định phải được xác định từ các mức âm dải một phần ba ôc ta đã được điều chỉnh phù hợp với B.1 và B.2. Các mức công suất âm dải một phần ba ốc ta đã được điều chỉnh này phải được chuyển đổi thành số chỉ thị chất lượng mức công suất âm toàn bộ, đơn trị, được điều chỉnh, trọng số A bằng cách sử dụng phương trình dưới đây và được làm tròn tới đêxiben gần nhất.
LWAT = 10log10
trong đó
LWAT là số chỉ thị mức công suất âm toàn bộ, đơn trị, được điều chỉnh, trọng số A, tính bằng đêxiben;
LWAT(n) là mức công suất âm dải một phần ba ôcta được điều chỉnh, trọng số A trong dải thứ n;
N là tổng số dải một phần ba ôcta được điều chỉnh, trọng số A.
trong đó
N = 21 đối với 100 Hz đến 10000 Hz, hoặc
N = 24 đối với 50 Hz đến 10000 Hz.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7327-2:2003 (ISO 13261-2 : 1998) VỀ XÁC ĐỊNH MỨC CÔNG SUẤT ÂM CỦA MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ VÀ BƠM NHIỆT NGUỒN GIÓ – PHẦN 2: CỤM TRONG NHÀ KHÔNG ỐNG GIÓ DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7327-2:2003 | Ngày hiệu lực | 14/01/2004 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | 30/12/2003 |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | 26/12/2003 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |