TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7555:2005 (ISO 830:1999) VỀ CÔNG TENƠ VẬN CHUYỂN – TỪ VỰNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 17/02/2006

TCVN 7555:2005

ISO 830:1999

CÔNG TENƠ VẬN CHUYỂN – TỪ VỰNG

Freight contai ners – Vocabulary

 

Lời nói đầu

TCVN 7555:2005 hoàn toàn tương đương ISO 830:1999.

TCVN 7555:2005 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 104 “Công te nơ vận chuyển” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

CÔNG TENƠ VẬN TẢI – TỪ VỰNG

Freight contai ners – Vocabulary

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này trình bày các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến công tenơ vận tải.

CHÚ THÍCH: Các chi tiết và bộ phận khác nhau sử dụng trong cấu trúc của các công te nơ vận chuyển được quy định trong ISO 9897-1.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 7555 (ISO 668:1995), Công tenơ vận chuyển loạt 1 – Phân loại, kích thước và khối lượng danh định.

TCVN 7552-1 (ISO 1496-1:1990), Công te nơ vận chuyển loạt 1 – Đặc tính kỹ thuật và thử nghiệm – Phần 1: Công te nơ vận chuyển hàng thông thường thông dụng.

ISO 1496-2:1996, Series 1 freight containes – Specification and testing – Part 2: Thermal containers (Công te nơ vận chuyển loạt 1 – Đặc tính kỹ thuật và thử nghiệm – Phần 2: Công te nơ cách nhiệt.

ISO 1496-3:1995, Series 1 frerght containers – Specification and testing – Part 3: Tank containers for liquido, gases and pressuriszd dry bulk (Công te nơ vận chuyển loạt 1 – Đặc tính kỹ thuật và thử nghiệm – Phần 3: Công te nơ thùng chứa để chứa chất lỏng, chất khí và hàng rời, khô có áp suất).

ISO 1496-4:1991, Series 1 freight containers – Specification and testing – Part 4: Non – pressurired containers for dry bulk. (Công te nơ vận chuyển loạt 1 – Đặc tính kỹ thuật và thử nghiệm – Phần 4: Công te nơ chứa hàng rời, khô có áp suất).

ISO 1496-5:1991, Series 1 freight containers – Specification and testing – Part 5: Plat form and plat form – based containers. (Công te nơ vận chuyển loạt 1 – Đặc tính kỹ thuật và thử nghiệm – Phần 5: Công te nơ sàn và công te nơ kiểu sàn).

ISO 3874:1997, Series 1 freight containers – Handling and securiy (Công te nơ vận chuyển loạt 1 – vận hành và kẹp chặt).

ISO 6346:1995, Freight containers – Coding, identification and marking (Công te nơ vận chuyển – Lặp mã, nhận dạng và ghi nhãn).

ISO 9897:1997, Freight containers, container equipment data exchange (CEDEX) – General communication codes (Công te nơ vận chuyển, trao đổi dữ liệu về trang bị của công te nơ – Mã liên lạc chung).

ISO 10374:1991, Freight containers – Automatic identification. (Công te nơ vận chuyển – Sự nhận dạng và tự động).

3. Thuật ngữ và định nghĩa chung

3.1. Công te nơ vận chuyển (freight container)

Trang bị để vận chuyển hàng hóa

a) có tính chất lâu bền và đủ cứng vững để thích hợp cho việc sử dụng lặp lại;

b) được thiết kế đặc biệt để dễ dàng cho việc chuyên chở hàng hóa bằng một hoặc nhiều phương thức vận chuyển mà không cần phải xếp tải lại trung gian;

c) được lắp với các cơ cấu cho phép vận hành nhanh, đặc biệt là chuyển công te nơ từ phương thức vận chuyển này sang phương thức vận chuyển khác;

d) được thiết kế dễ dàng xếp đầy tải và dỡ hết tải;

e) có dung tích bên trong tối thiểu là 1 m3 (35,3 ft3).

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ: “Công te nơ vận chuyển” không bao gồm phương tiện giao thông hoặc bao gói thông thường.

3.2. Công te nơ ISO (ISO container)

Công te nơ vận chuyển tuân theo tất cả các tiêu chuẩn ISO về công te nơ có liên quan xuất hiện tại thời điểm sản xuất công te nơ.

4. Kiểu công te nơ

4.1. Quy định chung

4.1.1. Phân loại

Các kiểu công te nơ (xem Bảng 1) được hợp thành nhóm, và các nhóm được phân chia ra theo các khái niệm sau: Phương thức vận chuyển, loại hàng hóa và đặc tính kỹ thuật của công te nơ. Do đó:

a) giả thiết rằng các công te nơ được sử dụng cho bất kỳ hoặc tất cả các phương thức vận chuyển trên mặt đất, nghĩa là đường bộ, đường sắt, đường biển, trừ khi có quy định khác;

b) sự phân loại chính được thực hiện theo loại hàng hóa vận chuyển bằng công te nơ.

Công te nơ vận chuyển hàng thông thường (xem 4.2.1) bao gồm các công te nơ không sử dụng riêng hoặc không ưu tiên cho loại hàng đặc biệt. Nhóm này được phân chia theo kiểu cấu trúc và/hoặc phương tiện tiếp cận để xếp tải (đóng gói) và dỡ tải.

Công te nơ vận chuyển hàng chuyên dùng (xem 4.2.2) bao gồm các công te nơ nhạy cảm với nhiệt độ, dùng vận chuyển chất lỏng và khí gas, chất rắn dạng rời, khô và các loại hàng đặc biệt như ôtô hoặc gia súc. Nhóm này được phân chia theo thuộc tính vật lý thích hợp của công te nơ như khả năng duy trì một nhiệt độ ổn định trong các điều kiện quy định, các áp suất thử v.v…

4.1.2. Mã của kiểu (type codes)

Mã của kiểu công te nơ được giới thiệu trong ISO 6346.

Mã của kiểu gồm có hai ký tự: Ký tự thứ nhất là một chữ cái chỉ kiểu công te nơ và ký tự thứ hai là một chữ số chỉ đặc tính chủ yếu liên quan đến kiểu công te nơ.

CHÚ THÍCH 1: Bảng 1 giới thiệu tóm tắt về các kiểu công te nơ và các điều có liên quan của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 2: Bảng tóm tắt hoặc các định nghĩa không phải là danh sách toàn diện về các kiểu công te nơ.

CHÚ THÍCH 3: Trong 4.2.1, 4.2.2 và 4.2.3, các ngoặc kép sau tên gọi của kiểu công te nơ chỉ ra tài liệu về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu về thử nghiệm của kiểu công te nơ đó.

CHÚ THÍCH 4: Khi các mã của kiểu công te nơ được trích dẫn sau các định nghĩa thì đó chỉ là các ví dụ điển hình.

4.2. Thuật ngữ và định nghĩa

4.2.1. Công te nơ vận chuyển hàng thông thường (general cargo container)

Công te nơ vận chuyển không dùng cho vận chuyển hàng không hoặc không ưu tiên để vận chuyển loại hàng đặc biệt như hàng cần có điều khiển nhiệt độ, chất lỏng hoặc khí gas, chất rắn dạng rời, khô hoặc các hàng hóa như ôtô hoặc gia súc.

4.2.1.1. Công te nơ thông dụng (general cargo container)

Công te nơ vận chuyển hàng thông thường, được che kín hoàn toàn, chịu được thời tiết, có một mái cứng vững, các thành bên cứng vững, các thành ở hai đầu cứng vững và sàn, tối thiểu là một trong các thành ở hai đầu có các cửa, được sử dụng thích hợp để vận chuyển tất cả các loại hàng thông thường.

CHÚ THÍCH: Dạng đơn giản nhất của kiểu công te nơ này là kiểu có mã G0.

4.2.1.2. Công te nơ chuyên dùng (specific – purpose container)

Công te nơ hàng thông thường có đặc điểm kết cấu “chuyên dùng” để xếp tải và dỡ tải bằng cách không dùng đến các cửa ở một đầu của công te nơ, hoặc có đặc điểm kết cấu chuyên dùng khác như thông gió.

CHÚ THÍCH: Các kiểu công te nơ chuyên dùng này được định nghĩa trong 4.2.1.2.1 đến 4.2.1.2.4.

4.2.1.2.1. Công te nơ kín được thông gió (closed veutilated contai ner)

Công te nơ chuyên dùng hoàn toàn kín và chịu được thời tiết, có một mái cứng vững, các thành bên cứng vững, các thành ở hai đầu cứng vững và một sàn, tối thiểu là một trong các thành ở hai đầu có các cửa và có thiết bị để thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức.

CHÚ THÍCH: Các mã của kiểu đối với dạng đơn giản nhất của công te nơ này là:

– V0 đối với các công te nơ được thiết kế riêng cho vận chuyển hàng cần có thông gió tự nhiên, và

– V2 đối với các công te nơ có thông gió cưỡng bức.

4.2.1.2.2. Công te nơ mở nắp (open – top container)

Công te nơ chuyên dùng không có mái cứng vững nhưng có một nắp che mềm dẻo và di động hoặc tháo ra được, làm bằng vải bạt, hoặc chất dẻo, hoặc chất dẻo có gia cường, được đỡ trên vòm mái di động hoặc tháo ra được.

CHÚ THÍCH 1: Các công te nơ này có thể có các bộ phận di động hoặc tháo ra được, nằm ngang ở phía trên các cửa của hai đầu công te nơ.

CHÚ THÍCH 2: Dạng đơn giản nhất của kiểu công te nơ này là kiểu có mã U0.

4.2.1.2.3. Sàn (plat form):

Công te nơ chuyên dùng không có bất cứ cấu trúc nào ở phía trên nhưng có cùng một chiều dài, chiều rộng, yêu cầu về độ bền, và các thiết bị định vị và thiết bị nâng để bảo đảm tính lắp lẫn trong các giới hạn của công te nơ ISO.

CHÚ THÍCH: Công te nơ kiểu này có mã P0.

4.2.1.2.4. Công te nơ kiểu sàn (platform – based container)

Công te nơ chuyên dùng không có các thành bên nhưng có cấu trúc của đế tương tự như cấu trúc của công te nơ sàn.

Xem 4.2.1.2.3.

4.2.1.2.4.1. Công te nơ kiểu sàn có cấu trúc phần trên không đầy đủ và hai đầu cố định (platform – based container with incomplele superstructure and fixed ends)

Công te nơ kiểu sàn không có cấu trúc chịu tải dọc cố định, thường xuyên nào giữa các đầu của công te nơ, ngoài cấu trúc của đế.

CHÚ THÍCH:: Công te nơ kiểu này có mã P 1 và P 2.

4.2.1.2.4.2. Công te nơ kiểu sàn có cấu trúc phần trên không đầy đủ và hai đầu cố định (platform – based container with incomplete superstructure and folding ends)

Công te nơ kiểu sàn có cấu trúc phía trên không đầy đủ (như nêu trong 4.2.1.4.1) nhưng có các khung ở hai đầu gập lại được bao gồm một cấu trúc theo chiều ngang đầy đủ nối giữa các trụ góc.

CHÚ THÍCH: Công te nơ kiểu này có mã P3 và P4.

4.2.1.2.4.3. Công tenơ kiểu sàn có cấu trúc phần trên đầy đủ (platform – based container with compele superstructure)

Công te nơ kiểu sàn có cấu trúc chịu tải dọc, cố định, thường xuyên giữa các đầu phía trên đỉnh của công te nơ.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “tải” được sử dụng ở đây là tải trọng tĩnh/động, không phải là tải hàng.

CHÚ THÍCH 2: Công te nơ kiểu này có mã P5.

4.2.2. Công te nơ vận chuyển hàng chuyên dùng (specific cargo container)

Thuật ngữ chung áp dụng cho các kiểu công te nơ được sử dụng chủ yếu để vận chuyển các loại hàng đặc biệt.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ được áp dụng cho các kiểu công te nơ được định nghĩa trong 4.2.2.1 đến 4.2.2.4.

4.2.2.1. Công te nơ cách nhiệt (thermal container)

Công te nơ vận chuyển có các thành, cửa, sàn và mái cách nhiệt được thiết kế để làm chậm tốc độ truyền nhiệt giữa bên trong và bên ngoài công te nơ.

Xem ISO 1496 – 2.

CHÚ THÍCH 1: Định nghĩa của công te nơ cách nhiệt bao gồm các công te nơ có các thiết bị làm lạnh, nung nóng hoặc điều chỉnh môi trường.

CHÚ THÍCH 2: Phương pháp gọi tên áp dụng cho các công te nơ cách nhiệt được nêu trong 7.2.

4.2.2.1.1. Công te nơ cách nhiệt đơn giản (insulated container)

Công te nơ cách nhiệt không có thiết bị làm lạnh và/hoặc nung nóng được lắp đặt vĩnh viễn hoặc gá đặt vào công te nơ.

CHÚ THÍCH: Công te nơ kiểu này có mã H5 và H6.

4.2.2.1.2. Công te nơ được làm lạnh bằng cơ học (mechanically refrigerated container)

Công te nơ cách nhiệt được lắp với thiết bị làm lạnh cơ khí và có thiết bị sinh nhiệt.

CHÚ THÍCH: Công te nơ kiểu này có mã R0.

4.2.2.1.3. Công te nơ được làm lạnh và nung nóng (refrigerated and heated container)

Công te nơ cách nhiệt được lắp với thiết bị làm lạnh (cơ khí hoặc môi chất lạnh dùng hết được) và thiết bị sinh nhiệt.

CHÚ THÍCH: Công te nơ kiểu này có mã R1 và R3.

4.2.2.2. Công te nơ thùng chứa (tank container)

Công te nơ vận chuyển gồm có hai bộ phận cơ bản: Thùng chứa hoặc các thùng chứa và khung sườn, và tuân theo các yêu cầu của ISO 1496-3. Xem ISO 1496-3.

CHÚ THÍCH 1: Phương pháp gọi tên áp dụng cho công te nơ thùng chứa được nêu trong 7.3.

CHÚ THÍCH 2: Công te nơ kiểu này có mã T0 và T9.

4.2.2.3. Công te nơ chứa hàng rời, khô (dry bulk container)

Công te nơ để vận chuyển chất rắn rạng rời, khô, có khả năng chịu được các tải trọng do sự đổ đầy, các chuyển động vận chuyển và xả các chất rắn dạng rời, khô, không được bao gói, có các cửa nạp và xả và thiết bị phụ, phụ tùng.

4.2.2.3.1. Công te nơ chứa hàng rời, khô, không chịu áp (non – pressurized dry bulk container)

Công te nơ chứa hàng rời, khô cho phép xếp tải và dỡ tải bằng trong lực.

4.2.2.3.2. Công te nơ chứa hàng rời, khô, không chịu áp (pressurized dry bulk container)

Công te nơ chứa hàng rời, khô có thể được xếp tải và dỡ tải bằng trong lực hoặc xả bằng áp lực.

CHÚ THÍCH 1: Phương pháp gọi tên áp dụng cho các công te nơ chứa hàng rời, khô được nêu trong 7.4.

CHÚ THÍCH 2: Công te nơ kiểu này có mã B0 đến B6.

4.2.2.3.3. Kiểu hợp (box type)

Công te nơ chứa hàng rời, khô, không chịu áp, được dỡ tải bằng lật nghiêng, có không gian chứa hàng hình hộp và một cửa mở tối thiểu là tại một đầu của công te nơ.

CHÚ THÍCH: Công te nơ này cũng có thể được sử dụng như một công te nơ vận chuyển thông dụng.

4.2.2.3.4. Kiểu hầm chứa (hopper type)

Công te nơ chứa hàng rời, khô không chịu áp, được dỡ tải theo phương nằm ngang, không có cửa và do đó không thể sử dụng như một công te nơ vận chuyển thông dụng.

4.2.2.4. Công te nơ được đặt tên theo hàng hóa (named – car go types)

Các kiểu công te nơ khác nhau như công te nơ ôtô, công te nơ gia súc và các công te nơ khác, được thiết kế phù hợp với các yêu cầu của công te nơ ISO và được sử dụng duy nhất hoặc chủ yếu để vận chuyển các hàng hóa đặc biệt (được gọi theo tên).

CHÚ THÍCH: Các mã của kiểu đã được phân cho công te nơ gia súc (SO), công te nơ ôtô (S1), công te nơ cá tươi sống (S2) và các mã khác được giành cho các kiểu công te nơ được đặt tên theo hàng hóa khác.

5. Đặc tính của công te nơ

5.1. Ký hiệu

5.1.1. Ký hiệu cỡ kích thước

Đối với công te nơ vận chuyển loạt 1, ký hiệu của cỡ kích thước được nêu trong Bảng 2.

5.1.2. Mã cỡ kích thước của công te nơ

Các mã của cỡ kích thước được giới thiệu trong ISO 6346.

Mã của cỡ kích thước gồm có hai ký tự: Ký tự thứ nhất là một chữ cái hoặc chữ số chỉ thị chiều dài bên ngoài của công te nơ và ký tự thứ hai là một chữ số hoặc chữ cái chỉ thị chiều rộng và chiều cao bên ngoài của công te nơ.

5.2. Thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến kích thước và dung tích

5.2.1. Kích thước bên ngoài (external dimentions)

5.2.1.1. Kích thước danh nghĩa (nominal dimensions)

Kích thước được bỏ qua dung sai và được qui tròn tới số nguyên gần nhất dùng để nhận dạng công te nơ.

CHÚ THÍCH: Kích thước danh nghĩa được nêu trong TCVN 7553 (ISO 668) và thường được tính bằng đơn vị đo lường hệ Anh.

5.2.1.2. Kích thước thực (actual dimensions)

Kích thước bên ngoài toàn bộ lớn nhất (bao gồm cả dung sai dương, nếu có) đối với chiều dài, chiều rộng và chiều cao được đo dọc theo các cạnh bên ngoài của công te nơ.

CHÚ THÍCH: Dung sai đường chéo áp dụng cho bất kỳ mặt nào trong 6 mặt của công te nơ được biểu thị dưới dạng hiệu số cho phép giữa các chiều dài của các đường chéo (được đo giữa các tâm của các lỗ lắp ghép tại góc công te nơ) của mặt được đo. Cho phép có các dung sai đường chéo này ngay cả khi kích thước các cạnh của bề mặt được đo có giá trị lớn nhất.

5.2.2. Kích thước bên trong (internal dimensions)

Các kích thước của hình hộp chữ nhật lớn nhất vẽ được bên trong công te nơ mà không bị cản trở nếu bỏ qua các phần nhô vào trong của các bộ phận định vị ở góc trên đỉnh của công te nơ.

CHÚ THÍCH 1: Trừ khi có quy định khác, thuật ngữ “kích thước bên trong” đồng nghĩa với thuật ngữ “kích thước bên trong không bị cản trở (unobstructed internal dimensions).

CHÚ THÍCH 2: Một số yêu cầu liên quan đến kích thước bên trong được nêu trong TCVN 7553 (ISO 668), TCVN 7552-1 (ISO 1496 – 1) và ISO 1496 – 2.

5.2.3. Cửa mở (door opening)

Thuật ngữ thường dùng để định nghĩa cỡ kích thước của lỗ cửa, nghĩa là các kích thước chiều rộng và chiều cao của một hình hộp lớn nhất có thể đưa vào công te nơ qua lỗ cửa mà không bị cản trở.

CHÚ THÍCH 1: Độ mở nhỏ nhất của cửa được quy định trong TCVN 7552-1 (ISO 1496 – 1) đối với một số công te nơ thông dụng, và trong ISO 1496 – 2 đối với công tenơ cách nhiệt.

CHÚ THÍCH 2: Xem định nghĩa “lỗ hở” (opening) trong 6.1.10.1.

5.2.4. Thể tích bên trong (internal volume)

Thể tích được xác định bằng cách nhân các kích thước bên trong của chiều dài, chiều rộng và chiều cao với nhau.

CHÚ THÍCH: Trừ khi có quy định khác, thuật ngữ “thể tích bên trong” đồng nghĩa với các thuật ngữ “thể tích bên trong không bị cản trở) (unobstructed internal volume), “dung tích” (capacity) hoặc “dung tích không bị cản trở” (unobstruted capacity).

5.3. Thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến khối lượng danh định và khối lượng

5.3.1. Khối lượng danh định (rating), R

Khối lượng1) cả bì của một công te nơ, là khối lượng lớn nhất cho vận hành và khối lượng nhỏ nhất cho thử nghiệm, kiểm tra.

CHÚ THÍCH: Khối lượng danh đinh được nêu trong TCVN 7553 (ISO 668).

5.3.2. Khối lượng bì (tare mass), T

Khối lượng của công te nơ rỗng (không chứa hàng) bao gồm tất cả các phụ tùng và thiết bị gắn liền với kiểu công te nơ đó trong điều kiện làm việc bình thường của nó.

Ví dụ: Một công te nơ được làm lạnh bằng cơ học, có lắp thiết bị lạnh và toàn bộ nhiên liệu.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ: bì” (tare) đồng nghĩa với thuật ngữ “khối lượng bì” (tare mass) và thuật ngữ thường được sử dụng (nhưng không chính xác) “trọng lượng bì” (tare werght).

5.3.3. Trọng tải có ích (payload), P

Khối lượng lớn nhất cho phép của trọng tải có ích bao gồm cả các thiết bị phụ để xếp hàng hóa và/hoặc vật chèn, lót hàng không gắn liền với công te nơ trong điều kiện làm việc bình thường.

– T

CHÚ THÍCH 1: R, P, và T theo định nghĩa được biểu thị bằng đơn vị khối lượng: Khi các yêu cầu kiểm tra dựa trên trọng lực được rút ra từ các giá trị này thì đó là các lực quan tính được ký hiệu”:

Rg, Pg. Tg.

Được tính theo đơn vị Newton hoặc bội số của Newton.

CHÚ THÍCH 2: Trừ “tải” (load) khi được sử dụng để mô tả một đại lượng vật lý thì đơn vị được tính theo đơn vị khối lượng. Trừ “xếp tải” (loading), ví dụ như trong “xếp tải bên trong (internal loading), có đơn vị được tính theo đơn vị lực.

5.4. Thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến khả năng

CHÚ THÍCH “khả năng” được định nghĩa bên dưới không phải là tất cả các khả năng của các kiểu công te nơ khác nhau mà là các khả năng được đánh giá trong các định nghĩa.

5.4.1. Khả năng xếp thành chồng (stacking capability)

Khả năng của một công te nơ đỡ được một số công te nơ xếp đầy tải có cùng một chiều dài danh nghĩa và cùng một khối lượng danh định trong điều kiện có gia tốc, trong các khoang tàu thủy, có tính đến độ lệnh tâm giữa các công te nơ do có các khe hở trong khoang.

5.4.2. Khả năng chịu nén (restraint capability)

Khả năng của một công te nơ chịu được các gia tốc dọc xuất hiện trong quá trình làm việc, khi công te nơ được giữ chặt bởi các bộ phận trên đế của nó thành một thiết bị vận tải.

5.4.3. Khả năng chịu tải của sàn (floor loading capability)

(Thông thường) tải trọng tính hoặc động do tải trọng có ích hoặc thiết bị xếp dỡ tải có bánh xe gây ra khi xếp tải hoặc dỡ tải khỏi công te nơ.

5.4.4. Khả năng chịu tải của sàn (floor loading capability)

(Thử công te nơ vận tải) khả năng của sàn công te nơ chịu được các tải trọng do thiết bị xếp dỡ tải có bánh xe và có đặc tính kỹ thuật xác định gây ra.

5.4.5. Độ cứng vững (rigidity)

Khả năng của một công te nơ chịu được các tải trọng lắc ngang hoặc dọc ở mức đã cho do chuyển động của con tàu gây ra.

5.4.6. Khả năng chịu thời tiết (weatherproofness)

Khả năng chịu được phép thử thời tiết đã xác định.

6. Thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến các bộ phận và cấu trúc của công te nơ

6.1. Bộ phận (components)

6.1.1. Bộ phận định vị ở góc (corner fitting)

Bộ phận định vị được bố trí ở góc của công te nơ dùng để đỡ, xếp thành đóng, vận chuyển (bằng cần trục) và giữ chặt công te nơ.

6.1.2. Dầm ngang trên đỉnh và đáy của đầu mút công te nơ (top-and bottom- transverse members)

6.1.2.1. Dầm ngang trên đỉnh của đầu mút (top- and transverse member)

Bộ phận dầm ngang trên đỉnh của “khung đầu mút” của công te nơ nối với bộ phận định vị ở góc trên đỉnh của đầu mút này.

Xem 6.2.3.

CHÚ THÍCH 1: Khi được lắp phía trên các cửa của đầu mút, các bộ phận này thường được gọi là “các xà ngang cửa” và trong các công te nơ mở nắp các xà ngang cửa thường di động được (“lắc” hoặc” xoay quanh bản lề”) và đôi khi có thể tháo ra được.

CHÚ THÍCH 2: Các công te nơ kiểu sàn có các trụ góc đứng tự do không có dầm ngang trên đỉnh của đầu mút.

6.1.2.2. Dầm ngang đáy của đầu mút (bottom- end transverse member)

Bộ phận dầm ngang ở đáy của “khung đầu mút” của công te nơ đối với các bộ phận định vị ở góc trên đáy của đầu mút này. Xem 6.2.3.

CHÚ THÍCH: Khi được lắp phía dưới của các cửa trên đầu mút, các bộ phận này thường được gọi là “ngưỡng cửa”.

6.1.2.3. Thang (ladder)

Lối đi men (cat walk)

Khu vực dùng để đi vào vùng xếp tải hoặc mái của công te nơ một cách an toàn.

6.1.3. Các ray trên đỉnh và đáy mặt bên (top and bototm side rails)

6.1.3.1. Ray trên đỉnh mặt bên (top side rail)

Bộ phận của cấu trúc theo chiều dọc ở trên đỉnh mặt bên của công te nơ nối với các bộ phận đỉnh ở góc của mặt bên này.

CHÚ THÍCH: Trong các công te nơ kiểu sàn có mặt bên hở và mở nắp, các bộ phận của cấu trúc dọc này có thể tháo ta được và không dùng để chịu tải dọc – Trong các công te nơ mở nắp, các bộ phận này được dùng để đỡ vòm mái tháo ra được (hoặc trượt), và các vòm mái được dùng để đỡ nắp che bằng vải bạt hoặc chất dẻo.

6.1.3.2. Ray ở đáy mặt bên (bottom side rail)

Bộ phận của cấu trúc theo chiều dọc ở đáy của mặt bên nối với các bộ phận định vị ở góc của mặt bên này.

6.1.4. Trụ góc (corner post)

Bộ phận thẳng đứng của cấu trúc ở mỗi bên cửa “khung đầu mút” của công te nơ, nối với một bộ phận định vị ở góc trên đỉnh và một bộ phận định ở góc của đáy (và do đó tạo thành một “cấu trúc góc”).

Xem 6.2.3.

6.1.5. Sàn (floor)

Bộ phận đỡ trọng tải có ích của công te nơ.

CHÚ THÍCH: Sàn thường được thiết kế từ một số ván sàn hoặc các panen. Trong một số loại công te nơ cách nhiệt bộ phận sàn có thể được thiết kế đặc biệt để cho phép không khí (hoặc khí) lưu thông bên dưới hàng hóa.

6.1.6. Giá đỡ sàn (floor bearer)

Bộ phận trong “cấu trúc đáy” của công te nơ dùng để đỡ sàn. Xem 6.2.1.

CHÚ THÍCH 1: trong các công te nơ vận chuyển hàng thông thường, bộ phận này được đặt theo chiều ngang. Trong trường hợp này giá đỡ sàn cũng được gọi là “dầm ngang” hoặc “dầm ngang trung gian”, nghĩa là dầm ngang trong cấu trúc đế nằm ở giữa các “dầm ngang ở đáy của mút” trong “khung đầu mút”.

CHÚ THÍCH 2: Trong các công te nơ kiểu sàn, đôi khi các ván sàn lát theo chiều ngang được đỡ bằng các dầm dọc phụ thêm, trong trường hợp này cũng có thể coi các dầm dọc phụ thêm là giá đỡ sàn.

6.1.7. Vòm mái (roof bow)

Bộ phận này được lắp ngang qua đỉnh của công te nơ và tạo thành một phần của cấu trúc cứng vững của mái hoặc để đỡ mái che mềm dẻo, tháo ra được trong trường hợp bộ phận này thường được tháo ra hoặc được thiết kế để đẩy trượt đi khi xếp hàng hóa trên đỉnh của công te nơ.

6.1.8. Rãnh chạc (fork pocket)

Rãnh chạc nâng (fork litf pocket):

Rãnh được gia cường chạy ngang qua “cấu trúc đế” của công te nơ vận chuyển, xuyên qua ray ở đáy mặt tại các vị trí quy định để cho phép luồn chạc của thiết bị nâng dùng chạc để nâng và vận chuyển công te nơ.

6.1.9. Rãnh khớp với cổ ngỗng (gooseneck tunnel)

Rãnh xoi tại một đầu mút (thường là đầu “trước”) của công te nơ được thiết kế để thích ứng với phần cổ ngỗng của khung (satxi) có cổ ngỗng.

CHÚ THÍCH: Trong một số kiểu công te nơ, các rãnh khớp với cổ ngỗng được làm ở mỗi đầu của công te nơ.

6.1.10. Lỗ hở, cửa và nắp (openings, doors and covers)

6.1.10.1. Lỗ hở (opening)

Lỗ được che kín bằng panen di động hoặc tháo ra được, được thiết kế như một kết cấu chịu tải và cũng chịu được thời tiết và kín khí một cách hợp lý.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “hở” (open) được áp dụng cho một hoặc nhiều mặt bên, mặt đầu hoặc mái của công te nơ thường để hở. Thuật ngữ này cũng được áp dụng ngay khi công te nơ được trang bị các nắp mềm dẻo.

6.1.10.2. Cửa mặt đầu (end door)

Bộ phận panen chịu tải đặt ở thành mặt đầu được bố trí để mở hoặc đóng lỗ hở có chiều rộng và chiều cao tối thiểu theo quy định.

6.1.10.3. Cửa mặt bên (side door)

Bộ phận panen chia tải đặt ở thành bên. Được bố trí để mở hoặc đóng lỗ hở có kích thước không quy định nhưng tối thiểu phải đủ lớn để cho phép một người đi qua.

6.1.10.4. Nắp che (cover)

Tấm mềm dẻo, tháo ra được thường dùng để che chắn chịu thời tiết cho các lỗ hở ở trên đỉnh, mặt bên và/hoặc mặt đầu của công te nơ.

Ví dụ: Tấm vải bạt, chất dẻo hoặc vải phủ chất dẻo.

CHÚ THÍCH: Nắp che thường được gọi “vải nhựa” hoặc “vải dâu”.

6.1.10.5. Thông gió (vent)

Lỗ thông giá (Ventilator):

Lỗ hở cho phép trao đổi không khí giữa bên trong công te nơ và khí quyển bên ngoài.

6.1.11. Khu vực chuyển tải (load – transfer area)

Một phần của cấu trúc đáy của công tenơ được thiết kế riêng để chuyển một phần hoặc toàn bộ khối lượng của công te nơ cho bộ phận dầm dọc của xe chở hàng.

6.1.12. Vùng chuyển tải (load – transfer zone)

Vùng trong đó có bố trí khu vực chuyển tải.

6.1.13. Tấm tăng cường (doubler plate)

Tấm gia cố nằm ngang liền kề với bộ phận định vị ở góc trên đỉnh và/hoặc đáy để bảo vệ các chi tiết có liên quan của công te nơ trước sự không thẳng hàng của các cơ cấu định vị, kẹp chặt và/hoặc cơ cấu nâng.

6.2. Cấu trúc (structures)

6.2.1. Cấu trúc đế (base structure)

Đế (base):

Cụm chi tiết lắp cứng vững trong đó có các bộ phận thông thường nhất như:

a) bốn bộ phận định vị ở góc của đáy;

b) hai ray ở đáy mặt bên;

c) hai dầm ngang ở đáy của đầu mút;

d) một sàn cà các giá đỡ (ngoài trừ kiểu thùng chứa);

e) các cấu trúc tùy chọn như rãnh chạc nâng và/hoặc rãnh khớp với cổ ngỗng.

Xem chú thích của 6.2.3 “khung đầu mút”.

CHÚ THÍCH: Cấu trúc đến cũng bao gồm các khu vực chuyển tải ở các vị trí quy định để cho phép chuyển tải giữa công te nơ và xe chở hàng.

6.2.2. Kiểu cấu trúc sàn (plat form- based)

Đặc tính kết cấu điển hình của các dầm rất khỏe hoặc các dầm có gâu tăng cứng khỏe trên ván sàn của công te nơ không có các thành bên để có thể đạt được các giới hạn uốn dọc quy định cho tất cả các công te nơ ISO.

6.2.3. Khung đầu mút (and frame)

Cụm chi tiết tại mỗi đầu mút của công te nơ gồm có hai bộ phận định vị ở góc trên đỉnh và hai bộ phận định vị ở góc của đáy, hai trục góc và một dầm ngang trên đỉnh, một dầm ngang ở đáy của đầu mút.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ được sử dụng thông thường này trùng một phần với thuật ngữ “cấu trúc đế” ở chỗ trong cả hai thuật ngữ đều có bộ phận định vị ở góc của đáy và dầm ngang ở đáy của đầu mút. Cần thận trọng sử dụng các thuật ngữ này để tránh sự nhầm lẫn có thể xảy ra.

6.2.4. Cấu trúc góc (corner structure)

Cụm chi tiết gồm có một bộ phận định vị ở góc trên đỉnh, một bộ phận định vị ở góc của đáy và một trụ góc.

6.2.5. Thành mặt đầu (end wall)

Tấm chắn ở mặt đầu (mút) của công te nơ vận chuyển được giới hạn bởi khung đầu mút và cố định với khung đầu mút nhưng không bao gồm khung đầu mút.

CHÚ THÍCH 1: Trừ khi có quy định khác, thành ở mặt đầu được xem là chịu toàn bộ tải trọng ở mức tối thiểu của một kiểu công te nơ.

CHÚ THÍCH 2: Về “các cấu trúc tương đương” có nghĩa là các cấu trúc có cùng một độ bền như các thành phần ở mặt đầu nhưng không cần thiết phải có cùng độ bền chịu thời tiết.

CHÚ THÍCH 3: Về đầu mút “sau” và “trước” của công te nơ, đầu mút sau” thường có nghĩa là đầu mút có cửa và đầu mút trước thường có nghĩa là đầu mút đối diện với đầu mút có cửa. Cần tránh sử dụng các thuật ngữ này khi công te nơ có các đầu nút giống nhau. Nếu cần phải phân biệt giữa hai đầu mút thì cần phải đưa ra một số đặc điểm để có thể phân biệt được rõ ràng đầu mút này với đầu mút kia (ví dụ như các dấu màu sắc, tấm nhãn, phương tiện dỡ tải v.v…).

6.2.6. Thành bên (side wall)

Tấm chắn ở mặt bên của công te nơ vận chuyển được giới hạn bởi các ray trên đỉnh và ở đáy mặt bên và các cấu trúc góc, được cố định với các bộ phận này nhưng không bao gồm các bộ phận này.

Xem chú thích 2 trong 6.2.3.

CHÚ THÍCH 1: trừ khi có quy định khác, thành bên được xem là chịu tải trọng ở mức tối thiểu của một kiểu công te nơ.

CHÚ THÍCH 2: Về “các cấu trúc tương đương” có nghĩa là các cấu trúc có cùng một độ bền như các thành bên nhưng không cần thiết phải có cùng độ bền chịu thời tiết.

CHÚ THÍCH 3: Thuật ngữ “khung mặt bên” đôi khi cũng được sử dụng, nhưng vì không thể định nghĩa được thuật ngữ này mà không có sự trùng nhau đáng kể với nhiều thuật ngữ thông thường khác như “khung đầu mút” và “cấu trúc đế” cho nên nó ít được sử dụng ngoại trừ đối với công te nơ thùng chứa.

6.2.7. Mái (roof)

Cụm chi tiết cứng vứng, chịu thời tiết tạo thành tấm che trên đỉnh của công te nơ, được giới hạn và được đỡ bởi các dầm ngang trên đỉnh của đầu mút, các ray trên đỉnh mặt bên và các bộ phận định vị ở góc trên đỉnh.

CHÚ THÍCH: Mặt dù mái là cụm chi tiết cứng vững nhưng trong một số trường hợp nó có thể tháo ra được.

7. Thuật ngữ và định nghĩa áp dụng cho một số kiểu công te nơ

7.1. Công te nơ kiểu sàn (platform – based containers)

7.1.1. Liên hợp công te nơ (interloked pile)

Một số các công te nơ sàn hoặc công te nơ kiểu sàn gập được có các đầu mút gập xuống, được khóa liên kết với nhau để tạo thành một khối (mô đun).

7.1.2. Cấu trúc phần trên không đầy đủ (incomplete superstructure)

Cấu trúc thiếu bộ phận chịu tải dọc cố định thường xuyên giữa các đầu mút, ngoại cấu trúc đế.

7.1.3. Cấu trúc đầu mút đầy đủ, cố định (fixed complete and structure)

Khung đầu mút không gấp có bộ phận nối ngang giữa các trụ góc.

7.1.4. Cấu trúc đầu mút đầy đủ, gập được (fol complete and structure)

Khung đầu mút gấp được có bộ phận nối ngang giữa các trụ góc.

7.2. Công te nơ cách nhiệt (thermal container)

7.2.1. Thiết bị tháo được (removable equipment)

Thiết bị làm lạnh và/hoặc nung nóng, máy phát điện hoặc các thiết bị khác được thiết kế chủ yếu để gắn vào hoặc tách rời khỏi công te nơ (cách nhiệt).

7.2.1.1. Định vị bên trong (located internally)

Được đặt vào vị trí hoàn toàn ở bên trong đường bao kích thước ngoài của công te nơ (cách nhiệt) như đã định nghĩa trong TCVN 7553 (ISO 668).

7.2.1.2. Định vị bên ngoài (located externally)

Được đặt vào vị trí hoàn toàn hoặc một phần ở bên ngoài đường bao kích thước của công te nơ (cách nhiệt) như đã định nghĩa trong TCVN 7553 (ISO 668).

CHÚ THÍCH: Trong định nghĩa này có thể hiểu rằng bất kỳ thiết bị nào định vị bên ngoài đều có thể tháo ra được hoặc thu gọn lại được để cho phép hoặc tạo điều kiện dễ ràng cho vận chuyển trong một số phương thức vận tải.

7.2.2. Thanh nẹp (batten)

Chi tiết nhô ra khỏi thành bên trong của công te nơ (cách nhiệt) để giữ cho hành hóa cách xa thành nhằm tại ra sự lưu thông không khí.

CHÚ THÍCH: Thanh nẹp có thể được làm liền với thành, được kẹp chặt vào thành hoặc được bổ sung vào trong quá trình đóng (xếp) hàng vào công te nơ.

7.2.3. Vách ngăn (bulkhead)

Vách phân chia công te nơ (cách nhiệt) tạo thành một khoang thông gió và/hoặc đường lưu thông không khí.

CHÚ THÍCH: Vách ngăn có thể là chi tiết được làm liền với công te nơ hoặc là chi tiết tách rời.

7.2.4. Đường ống dẫn không khí trên trần (ceiling air duct)

Đường dẫn hoặc các đường dẫn trong công te nơ (cách nhiệt) được bố trí gần sát với trần để dẫn dòng không khí.

7.2.5. Đường ống dẫn không khí dưới sàn (flooc air duct)

Đường dẫn hoặc các dường dẫn trong công te nơ (cách nhiệt) được bố trí từ bên dưới bề mặt đỡ hàng hóa để dẫn dòng không khí.

7.2.6. Giá chốt (pin mounting)

Hệ thống lắp ráp sử dụng hai chốt thẳng đứng lắp vào các lỗ đối tiếp ở trên dầm ngang trên đỉnh của đầu mút sao cho toàn bộ khối lượng của thiết bị tháo ra được tựa lên dầm ngang trên đỉnh của đầu mút này.

7.2.7. Các điểm lắp ráp trên dưới (lower mounting points)

Các trục ren để kẹp chặt hai góc bên dưới của thiết bị tháo ra được.

7.2.8. Thiết bị biến đổi môi trường (modified – atmosphere fitting)

Thiết bị được đặt trong công te nơ cách nhiệt cho phép thay đổi môi trường tự nhiên trong công te nơ bằng môi trường nhân tạo sau khi xếp tải và đóng kín công te nơ.

7.2.9. Thiết bị kiểm soát môi trường (controlled – atmosphere fitting)

Thiết bị đặt trong công te nơ cách nhiệt cho phép duy trì liên tục môi trường mong muốn bên trong công te nơ.

7.3. Công te nơ ở thùng chứa (tank container)

7.3.1. Khung (framework)

Các giá đỡ thùng chứa, cấu trúc đầu mút vá tất cả các bộ phận không sử dụng cho mục đích chứa hàng, toàn bộ cấu trúc này truyền các lực tĩnh và động xuất hiện khi nâng, điều khiển vận hàng, giữ chặt và chuyển toàn bộ công te nơ thùng chứa.

7.3.2. Thùng chứa (tank)

Xitéc rất hợp với đường ống và phụ tùng đường ống được thiết kế để chứa các loại hàng thích hợp.

7.3.3. Khoang (compartment)

Đoạn của thùng chứa được tạo thành bởi vỏ tre, đầu mút hoặc toàn bộ các vách ngăn.

CHÚ THÍCH: Các tấm chắn, các tấm lượn sóng hoặc các tấm đục lỗ khác không tạo thành các khoang thùng chứa theo nghĩa của định nghĩa này.

7.3.4. Khí gas (gas)

Lưu chất có áp suất hơi lớn hơn áp suất tuyệt đối 300 kPa ở 50oC hoặc theo định nghĩa khác của chuyên gia có đủ trình độ và có uy tín lớn.

7.3.5. Chất lỏng (fquid)

Lưu chất có áp suất hơi không lớn hơn áp suất tuyệt đối 300 kPa ở 50oC hoặc theo định nghĩa của các chuyên gia có đủ trình độ và uy tín lớn.

7.3.6. Chuyên gia có đủ trình độ và uy tín lớn (competent authority)

Chuyên gia có uy tín lớn (hoặc các chuyên gia có uy tín lớn) do chính phủ chỉ định trong mỗi quốc gia và trong mỗi trường hợp riêng để phê duyệt các công tenơ thùng chứa.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này cũng áp dụng cho các công tenơ chứa hàng rời,khô (7.4).

7.3.7. Hàng nguy hiểm (dangerous goods)

Các chất do Ủy ban chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về vận chuyển các hàng hóa nguy hiểm hoặc chuyên gia có đủ trình độ và uy tín lớn đã được định nghĩa trong 7.3.6 xếp vào loại hàng hóa nguy hiểm.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này cũng áp dụng cho các công te nơ chứa hàng rời, khô (7.4).

7.3.8. Áp suất làm việc lớn nhất cho phép (maximum allowable working pressure)

Áp suất do chuyên gia có đủ trình độ và uy tín lớn hoặc người chịu trách nhiệm khác cho phép một thùng làm việc chứa và lớn hơn áp suất này không được đưa thùng chứa vào sử dụng.

7.3.9. Áp suất thử (test pressure)

Áp suất theo áp kế tại đó tiến hành thử thùng chứa

7.3.10. Dung tích tổng (total capacity)

Thể tích nước chứa đầy thùng chứa ở 20oC

7.3.11. Chỗ rỗng (ullage)

Phần của “dung tích tổng” của thùng chứa ở đó không chất được hàng hóa.

CHÚ THÍCH: Chỗ rỗng được hiển thị bằng phần % của dung tích tổng.

7.3.12. Mặt phân cách (interface)

Bề mặt nhận biết được liền kề với vùng bên ngoài.

7.3.13. Mối nối (connection)

Điểm đặc trưng ở mặt phân cách dùng để nối với điểm tương tự ở mặt bên ngoài.

7.4. Công te nơ chứa hàng rời khô (dry bulk container)

7.4.1. Hàng rời khô(dry bulk)

Tập hợp các hạt rắn tách biệt thường tiếp xúc với nhau và có khả năng tạo ra dòng chảy.

7.4.2. Lỗ hở để chất hàng (opening for cargo loading)

Lỗ hở trong công te nơ để nạp đầy hàng rời, khô.

7.4.3. Lỗ hở để dỡ hàng (opening for car go loading)

Lỗ hở trong công te nơ để dỡ hàng rời, khô.

7.4.4. Mặt phân cách cho thiết bi xông khói bên ngoài (interface for external fumigation device)

Điểm tại đó mối nối giữa công te nơ và thiết bị xông khói được nối hoặc được tháo ra.

7.4.5. Mật độ hàng rời (bulk density)

Khối lượng trên một đơn vị thể tích của hàng rời, khô được đo khi hàng rời, khô ở trạng thái không liên kết hoặc không bị lèn chặt.

7.4.6. Không gian hàng hóa (cargo space)

Không gian được giới hạn bởi các thành công te nơ hoặc vỏ che khi các lỗ hở được che kín.

8. Các định nghĩa áp dụng cho điều khiển vận hành, giữ chặt, nhận biết bằng mắt và nhận biết tự động đối với công te nơ

8.1. Điều khiển vận hành và giữ chặt (handling and securing)

8.1.1. Công te nơ rỗng (emty container)

Công ten ơ ở tình trạng trọng lượng bì.

8.1.2. Công te nơ đầy tải (loaded container)

Công te nơ ở trạng thái khác với tình trạng trọng lượng bì.

8.1.3. Độ lệch tâm của trọng tâm (eccentricity of center of gravity)

Chênh lệch theo chiều dọc và/hoặc chiều ngang trong mặt phẳng nằm ngang giữa trọng tâm của công te nơ (công tenơ rỗng hoặc đầy tải, có hoặc không có thiết bị và phụ tùng) và tâm hình học của các đường chéo nối các tâm của bốn bộ phận định vị của góc dưới đáy.

8.1.4. Trọng tâm di động (mobile centre of gravity)

Trọng tâm của công te nơ được chất tải với chất lỏng, hàng rời, hàng hóa treo hoặc các hàng hóa tương tự khi được nâng lên trong điều kiện động lực học.

8.2. Nhận dạng bằng mắt (visual idetification)

8.2.1. Hệ thống nhận dạng (identification system)

Hệ thống nhận dạng gồm có tất cả và chỉ có các thành phần sau:

– mã của người chủ sở hữu: ba chữ cái;

– bộ nhận dạng loại thiết bị: một chữ cái;

– số loạt: sáu chữ số;

– số kiểm tra: một chữ số.

8.2.2. Mã của người chủ sở hữu (owner code)

Mã gồm có ba chữ cái viết hoa, độc nhất và được đăng ký với văn phòng công te nơ quốc tế (BIC) một cách trực tiếp hoạc thông qua tổ chức đăng ký trung gian của quốc gia.

CHÚ THÍCH: BIC (bureau international des containers) văn phòng công tenơ quốc tế.

8.2.3. Bộ nhận dạng loại thiết bị (equipment category irdentifier)

Bộ nhận dạng gồm có một chữ cái latinh viết hoa như sau:

– U cho tất các công te nơ vận tải;

– J cho các thiết bị tháo ra được liên kết với các công te nơ vận tải;

– Z cho rơmóoc và satxi.

8.2.4. Số loạt (serial number)

Số nhận dạng loạt gồm có sáu chữ số ả rập.

CHÚ THÍCH: Nếu số các chữ số có nghĩa không đạt tới sáu thì phải thêm chữ số không (0) vào phía trước để đạt được số có sáu chữ số vi dụ: số có các chữ số là 1234 thì số loạt sẽ là 001234.

8.2.5. Số kiểm tra (check digit)

Chữ số hợp thức hóa độ chính xác của việc phát ra mã của người chủ sở hữu bộ nhận dạng thiết bị và số loạt công te nơ.

8.3. Nhận dạng tự động (automatic identification)

8.3.1. Bảo vệ chống giả mạo với phương tiện thông thường và điện tử (physically and electronically secure)

Khả năng đáp ứng các yêu cầu sẵn sàng cho sử dụng được quy định trong ISO 10374 sau khi đã hoàn thành kết quả có thử nghiệm quy định.

8.3.2. Chống giả mạo với phương tiện thông thường (physically temper-proof)

Được thiết kế sao cho có thể phát hiện được ngay bằng mắt sự tháo ra và lặp lại với dụng ý xấu bằng các dụng cụ thông thường sẵn có.

8.3.3. Chống giả mạo với phương tiện điện tử (electronically tamper- proof)

Được thiết kế sao cho không thể sửa đổi với dụng ý xấu thông tin điện tử đã được lưu trữ bằng các tín hiệu điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử thông thường có sẵn.

8.3.4. Nhãn (tag)

Dấu hiệu nhận dạng được gắn cố định vào công te nơ hoặc thiết bị có liên quan tới công te nơ trên đó ghi mà duy nhất của người chủ sở hữu, số loạt và chúng có thể đọc đươc từ xa bằng thiết bị dò điện tử.

8.3.5. Phạm vi (range)

Khoảng cách giữa thiết bị dò điện tử và nhãn nhận dạng.

8.3.6. Tốc độ truyền (passing speed)

Tốc độ mà nhãn truyền cho thiết bị dò.

8.3.7. Tình trạng chuyển động của công te nơ (container movement status)

Thông tin chỉ báo vị trí, tốc độ hoặc hướng của công te nơ so với thiết bị dò.

8.3.8. Độ tin cậy của hệ thống AEI (AEI sfstem reliability)

Khả năng của hệ thống nhận dạng tự động bằng điện tử (AEI) để thu nhận thông tin bắt buộc từ mỗi nhãn được lắp đặt, lập trình và trình bày phù hợp với ISO 10374 và thông tin này được đưa vào vùng hoạt động (dò tìm) của nhãn trong điều kiện môi trường quy định.

CHÚ THÍCH: AEI là chữ viết tắt của “automatio electronic” nhận dạng tự động bằng điện tử.

8.3.9. Độ chính xác của hệ thống nhận dạng tự động bằng điện tử (AEI system accuracy)

Khả năng của hệ thống nhận dạng bằng điện tử (AEI) để phát hiện ra sự diễn dịch sai của thông tin bắt buộc, bao gồm cả các sai số bịt.

CHÚ THÍCH: Giả thiết rằng các điều kiện xác định đối với độ tin cậy của hệ thống đã được đáp ứng.

Bảng 1 – Bản tóm tắt các kiểu công tenơ

Kiểu

Tham khảo điều

Công te nơ cho vận chuyển trên bề mặt trái đất

a) Công te nơ vận chuyển hàng hóa thông thường

1) Công te nơ thông dụng

2) Công te nơ chuyên dùng

– công te nơ kín được thông gió

– công te nơ mở nắp

– công te nơ sàn

– công te nơ kiểu sàn

+ có cấu trúc phần trên không đầy đủ và hai đầu cố định

+ có cấu trúc phần trên không đầy đủ và hai đầu gập lại được

+ Có cấu trúc phần trên đầy đủ

b) Công te nơ vận chuyển hàng chuyên dùng

1) Công te nơ cách nhiệt

2) Công te nơ thùng chứa

3) Công te nơ chứa hàng rời, khô (không chịu áp)

4) Công te nơ được đặt tên theo hàng hóa

4.2.1

4.2.1.1

4.2.1.2

4.2.1..2.1

4.2.1.2.2

4.2.1.2.3

4.2.1.2.4

4.2.1.2.4.1

4.2.1.2.4.2

4.2.1.2.4.3

4.2.2

4.2.2.1

4.2.2.2

4.2.2.3

4.2.2.4

 

Bảng 2 – Phân loại và ký hiệu

Ký hiệu của công te nơ vận tải

Chiều dài danh nghĩa a), b), c)

m

ft

1 AAA

1 AA

1 A

12

40

1 BBB

1 BB

1 B

1 BX

9

30

1 CC

1 C

1 CX

6

20

1 D

1 DX

3

10

a) Trong một số quốc gia có những giới hạn theo luật pháp đối với chiều dài toàn bộ của phương tiện giao thông (xe) và tải.

b) Các công te nơ vận chuyển loạt 1 có chiều rộng không thay đổi là 2 438 (8 ft).

c) các công te nơ có chiều cao 2 896 mm (9 ft 6 in) được ký hiệu 1 AAA và 1 BBB.

Các công te nơ có chiều cao 2 591 mm (8 ft 6 in) được ký hiệu 1 AA, 1 BB, và 1 CC.

Các công te nơ có chiều cao 2 438 mm (8 ft) được ký hiệu 1 A, 1 B, 1 C và 1 D.

Các công te nơ có chiều cao nhỏ hơn 2 438 mm (ft) được ký hiệu 1A X, 1 BX, 1 CX và 1 DX.

CHÚ THÍCH: Chữ “X” dùng trong ký hiệu không có nghĩa nào khác ngoài việc chỉ thị rằng chiều cao của công te nơ ở trong khoảng từ 0 đến 2438 mm (8 ft).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7555:2005 (ISO 830:1999) VỀ CÔNG TENƠ VẬN CHUYỂN – TỪ VỰNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN7555:2005 Ngày hiệu lực 17/02/2006
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Ngày ban hành 17/02/2006
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản