TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7471:2005 VỀ CÁC SẢN PHẨM KIM LOẠI TẤM ĐÃ HOÀN THIỆN/PHỦ SƠN, SỬ DỤNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
CÁC SẢN PHẨM KIM LOẠI TẤM ĐÃ HOÀN THIỆN/PHỦ SƠN, SỬ DỤNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Prefinished/prepainted sheet metal products for interior/exterior building applications
Lời nói đầu
TCVN 7471 : 2005 được biên soạn trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn quốc gia của Úc và New Zealand AS/NZS 2728 : 1997.
TCVN 7471 : 2005 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 17 “Thép” và Viện Khoa học Vật liệu – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
CÁC SẢN PHẨM KIM LOẠI TẤM ĐÃ HOÀN THIỆN/PHỦ SƠN, SỬ DỤNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Prefinished/prepainted sheet metal products for interior/exterior building applications
1 Phạm vi áp dụng và qui định chung
1.1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính kỹ thuật cho các sản phẩm kim loại, dạng tấm hoặc băng, được phủ sơn và phủ màng hữu cơ/lớp mạ kim loại trên một hoặc cả hai mặt, dùng để chế tạo các sản phẩm dùng trong xây dựng hoặc để hoàn thiện các công trình.
Tiêu chuẩn này chia các sản phẩm kim loại đã hoàn thiện/phủ sơn thành 6 loại theo đặc tính kỹ thuật và tính thẩm mỹ, trong các môi trường có độ khắc nghiệt khác nhau. Tiêu chuẩn còn quy định 3 mức hoàn thiện bề mặt lớp phủ.
CHÚ THÍCH:
1 Các thông tin liên quan sẽ được cung cấp nếu người đặt hàng có yêu cầu; mẫu hướng dẫn đặt hàng được giới thiệu trong Phụ lục A.
2 Tính năng của một lớp phủ phụ thuộc vào độ bền ăn mòn của kim loại nền trong môi trường sử dụng tương ứng và vào tác động của khí hậu trực tiếp lên lớp phủ, trong đó có bức xạ mặt trời và hơi nước (xem Phụ lục B).
1.2 Tài liệu viện dẫn
Tiêu chuẩn này viện dẫn các tài liệu sau đây:
AS 1397. Steel sheet and strip – Hot-dipped-zinc coated or aluminum/zinc – coated (Thép tấm và thép băng – mạ kẽm hoặc nhôm kẽm nhúng nóng).
AS 1580. Paints and related materials – Methods of tests (Sơn và vật liệu liên quan – Các phương pháp thử).
AS 1580.403.1. Method 403.1: Scratch resistance (Phương pháp 403.1: Độ bền rạch).
AS 1580.408.4 Method 408.4: Adhesion (cross-cut) (Phương pháp 408.4: Độ bám dính (cắt ngang).
AS 1580.481.1.1. Method 481.1: Coatings – Exposed to weathering – General appearance (Phương pháp 481.1: Các lớp phủ – Thử khí hậu – Hình thức chung bên ngoài).
AS 1580.481.1.2. Method 481.1.2: Coatings – Exposed to weathering – Discolouration (insluding bronzing) (Phương pháp 481.1.2: Các lớp phủ – Thử khí hậu – Độ phai màu (kể cả hóa màu đồng thiếc).
AS 1580.481.1.5 Method 481.1.5: Coatings – Exposed to weathering – Change in gloss (Phương pháp 481.1.5: Các lớp phủ – Thử khí hậu – Độ thay đổi độ bóng).
AS 1580.481.1.7 Method 481.1.7: Coatings – Exposed to weathering – Degree of checking (Phương pháp 481.7: Các lớp phủ – Thử khí hậu – Độ rạn).
AS 1580.481.1.8 Method 481.1.8: Coatings – Exposed to weathering – Degree of cracking (Phương pháp 481.8: Các lớp phủ – Thử khí hậu – Độ nứt).
AS 1580.481.1.9 Method 481.1.9: Coatings – Exposed to weathering – Degree of blistering (Phương pháp 481.9: Các lớp phủ – Thử khí hậu – Độ phồng rộp).
AS 1580.481.1.10 Method 481.1.10: Coatings – Exposed to weathering – Degree of flaking and peeling (Phương pháp 481.10: Các lớp phủ – Thử khí hậu – Độ bong tróc).
AS 1580.481.1.11 Method 481.1.11: Coatings – Exposed to weathering – Degree of chalking (Phương pháp 481.11: Các lớp phủ – Thử khí hậu – Độ phấn hóa).
AS 1580.481.1.12 Method 481.1.12: Coatings – Exposed to weathering – Degree of colour change (Phương pháp 481.1: Các lớp phủ – Thử khí hậu – Độ thay đổi màu sắc).
AS 1580.481.3. Method 481.3: Coatings – Exposed to weathering – Degree of corrosion of coated metal substrates (Phương pháp 481.3: Các lớp phủ – Thử khí hậu – Độ ăn mòn của kim loại nền đã phủ sơn).
AS 1635.3.1. Method 1635.3.1: Adhesion strength (Phương pháp 1635.3.1: Độ bền bám dính).
AS 2331 Methods of test for metallic and related coatings (Các phương pháp thử các lớp phủ kim loại và các lớp phủ liên quan).
AS 2331.3.1 Method 1.3: Corrosion and related property tests – Neutral salt spray (NSS) test (Phương pháp 1.3: Thử tính chất ăn mòn và tính chất liên quan – Thử nghiệm phun muối ăn trong dung dịch trung tính).
AS 2331.3.2. Method 3.2: Corrosion and related property tests – Acetic acid salt spray (ASS) test (Phương pháp 3.2: Thử tính chất ăn mòn và các tính chất liên quan – Phương pháp thử phun axit acetic).
AS/NZS Paints and related materials – Methods of tests (Sơn và vật liệu liên quan – Các phương pháp thử).
AS 1580.108.1. Method 108.1 Determination of dry film thickness on metallic substrates – Non destructive methods (Phương pháp 108.1: Xác định chiều dày màng khô trên nền kim loại – Phương pháp không phá hủy).
AS 1580.405.1 Method 405.1: Determination of pencil hardness of paint film (Phương pháp 405.1: Xác định độ cứng bút chì của màng sơn).
AS 1580.457.1 Method 457.1: Resistance to natural weathering (Phương pháp 457.1: Độ bền khí hậu tự nhiên).
AS 1580.601.1 Method 601.1: Colour – Visual comparision (Phương pháp 601.1: Màu sắc – So sánh bằng mắt).
AS 1580.602.2 Method 602.2: Measurement of specular gloss of non metallic paint film at 20°, 60°, and 85° (Phương pháp 602.2: Đo độ bóng của màng sơn phi kim loại ở 20°, 60°, và 85°).
AS 2310 Glossary of paint and painting terms (Tự điển về sơn và các thuật ngữ ngành sơn).
AS 2312 Guide to the protection of iron and steel against exterior atmospheric corrosion (Chỉ dẫn bảo vệ sắt thép chống ăn mòn khí quyển ngoài trời).
ISO 9223 Corrosion of metals and alloys – Corrosivity of atmosphere – Classification (Ăn mòn kim loại và hợp kim – Độ ăn mòn của khí quyển – Phân loại).
ASTM D 2247 Practice for testing water resistance of coatings in 100% relative humidity (Tiêu chuẩn về thử độ bền nước ở độ ẩm tương đối 100 %).
ASTM D 5796 Test method for measurement of dry film thickness of thin film coil-coated systems by destructive means using a boring device (Phương pháp đo chiều dày màng khô của các hệ thống sơn phủ-cuộn màng mỏng dùng phương pháp phá hủy bằng máy khoan).
ASTM G 53 Practice for operating light-and water exposure apparatus (fluorescent UV condenzation type) for exposure of nonmetallic materials (Tiêu chuẩn về hoạt động của thiết bị thử ánh sáng và nước (dạng ngưng tụ và huỳnh quang UV).
BS 3900 Methods of test for paints (Phương pháp thử các loại sơn).
BS 3900.C5: Part C5 ISO 2808: Determination of film thickness (ISO 2808) (Phần C5: Xác định chiều dày màng).
CHÚ THÍCH: Một số ký hiệu được hiểu như sau:
• AS – Tiêu chuẩn quốc gia Úc.
• AS/NZS – Tiêu chuẩn quốc gia Úc/New Zealand.
1.3
Thuật ngữ
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ sau đây:
1.3.1
Sản phẩm kim loại (metal product)
Thép đã phủ nhôm kẽm nhúng nóng ở dạng tấm, cuộn, hoặc băng.
1.3.2
Lớp phủ hữu cơ (organic coating)
Lớp sơn hoặc màng hữu cơ trên các sản phẩm kim loại.
1.3.3
Sản phẩm có phủ màng hữu cơ/lớp mạ kim loại (organic film/metal laminate product)
Sản phẩm kim loại được phủ màng hữu cơ trên một hoặc hai mặt, trước khi gia công thành các sản phẩm dùng trong ngành xây dựng hoặc để hoàn thiện các công trình.
1.3.4
Sản phẩm kim loại đã hoàn thiện (prefinished metal product)
Sản phẩm kim loại đã phủ sơn hoặc sản phẩm có phủ màng hữu cơ/lớp mạ kim loại.
CHÚ THÍCH: Sự hoàn thiện sản phẩm bao gồm bất kỳ một quá trình bề mặt nào như phủ một lớp sơn lót, một màng chất dẻo hoặc một lớp sơn ngoài nào đó.
1.3.5
Sản phẩm kim loại đã phủ sơn (prepainted metal product)
Sản phẩm mà kim loại nền đã được sơn phủ trước khi chế tạo thành các sản phẩm dùng trong ngành xây dựng hoặc để hoàn thiện các công trình.
1.4
Các loại sản phẩm (product types)
Tiêu chuẩn này phân các sản phẩm kim loại đã phủ sơn và các sản phẩm kim loại đã hoàn thiện thành các loại sau đây, tương ứng với mức độ khắc nghiệt của môi trường sử dụng:
a) Loại 1: Sản phẩm đã sơn phủ, nhưng cần có lớp phủ bổ sung sau khi chế tạo, sử dụng thích hợp cho môi trường bên trong công trình.
CHÚ THÍCH: Chất lượng lớp sơn bổ sung phụ thuộc vào mục đích sử dụng của sản phẩm.
b) Loại 2: Sản phẩm đã sơn phủ hoặc đã hoàn thiện, sử dụng thích hợp cho môi trường bên trong công trình, gồm:
– loại 2 (a): khu vực khô;
– loại 2 (b): khu vực ẩm ướt gây ăn mòn.
c) Loại 3: Sản phẩm đã sơn phủ – sử dụng thích hợp trong các môi trường có độ xâm thực ăn mòn thấp đến trung bình ở vùng nông thôn, thành phố, nhiệt đới và công nghiệp.
d) Loại 4: Sản phẩm đã sơn phủ – sử dụng thích hợp cho các môi trường biển và công nghiệp.
e) Loại 5: Sản phẩm đã sơn phủ – sử dụng thích hợp cho các môi trường:
– loại 5 (a): môi trường biển khắc nghiệt.
– loại 5 (b): môi trường công nghiệp ô nhiễm nặng và môi trường công nghiệp biển.
f) Loại 6: Sản phẩm đã sơn phủ – sử dụng thích hợp cho các môi trường:
– loại 6 (a): môi trường biển cực kỳ khắc nghiệt.
– loại 6 (b): môi trường công nghiệp cực kỳ khắc nghiệt, môi trường địa nhiệt.
CHÚ THÍCH: Môi trường công nghiệp khắc nghiệt là do ô nhiễm bởi các chất gây ăn mòn như hóa chất và dung môi từ nhà máy thải vào khí quyển chung quanh. Sự lựa chọn sản phẩm loại 5 (b) quyết định bởi các hóa chất và dung môi chính tạo ra sự ô nhiễm và cần được xem xét cho từng trường hợp.
Việc chọn lựa một loại sản phẩm thích hợp cho một môi trường nào đó không hạn chế sử dụng sản phẩm có chất lượng cao hơn loại sản phẩm đã được lựa chọn.
1.5
Hoàn thiện sản phẩm (product finishes)
Tiêu chuẩn này đưa ra ba cấp hoàn thiện sản phẩm như sau:
a) hoàn thiện bình thường: Hoàn thiện bình thường đảm bảo mức độ tối ưu về trang trí và độ bền khai thác của lớp phủ khi dùng ngoài trời cho hầu hết các loại công trình nhà ở và thương mại.
b) hoàn thiện nâng cao: Hoàn thiện nâng cao đảm bảo độ bền cao nhất về màu sắc, độ bóng, độ bền phấn hóa khi sản phẩm được dùng ngoài trời.
c) hoàn thiện công nghiệp: Hoàn thiện công nghiệp đảm bảo tuổi thọ bền lâu cho lớp phủ trong điều kiện ngoài trời. Tính năng trang trí chỉ là yếu tố thứ cấp.
2 Các đặc tính kỹ thuật đối với các sản phẩm kim loại đã hoàn thiện
2.1 Phạm vi áp dụng: Trong phần này đưa ra các đặc tính kỹ thuật cho các phép thử sau đây, áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm kim loại đã hoàn thiện:
a) hình thức bên ngoài (màu sắc);
b) độ bóng:
c) chiều dày màng khô;
d) độ bền va đập;
e) độ bám dính;
f) độ bền rạch;
g) độ cứng (phương pháp chì than).
Ngoài ra, cũng định rõ các yêu cầu cho các phép thử sau, là những khâu cần phải giám sát trong sản xuất:
– tuổi thọ (độ bền lâu) của màng sơn hữu cơ;
– độ chịu ẩm;
– độ bền muối.
CHÚ THÍCH: Có thể tiến hành các phép thử khác trên các sản phẩm kim loại đã phủ sơn, nếu có quy định trong các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.
Các tấm mẫu thử, nếu không có quy định nào khác, phải được chọn và chuẩn bị cho thử nghiệm như quy định trong Phụ lục C.
2.2.1 Yêu cầu chung: Sản phẩm kim loại đã hoàn thiện, khi giao hàng, phải có hình thức bên ngoài, màu sắc, hình thái bề mặt đồng nhất, không có các khuyết tật như vệt chảy, vết xước, phồng rộp hoặc các khuyết tật bề mặt khác.
2.2.2 Màu sắc: Màu sắc theo tiêu chuẩn phải ứng với màu sắc quy định của sản phẩm. Khi đánh giá trực giác theo AS/NZS 1580.601.1, màu của màng sơn phải đạt cấp 2 hoặc cao hơn.
Khi đo theo AS/NZS 1580.602.2, và sử dụng đầu 60°, độ bóng của lớp phủ hữu cơ phải phù hợp một trong các cấp sau đây:
a) phẳng/độ bóng thấp: ≤ 20 đơn vị độ bóng;
b) độ bóng vừa: > 20 ≤ 50 đơn vị độ bóng.
Sự sai khác về độ bóng giữa các mẻ so với giá trị quy định của nhà sản xuất không được vượt quá ± 3 đơn vị độ bóng đối với các sản phẩm phẳng độ bóng thấp, và ±10 đơn vị độ bóng đối với các sản phẩm khác.
CHÚ THÍCH: Không nên đo độ bóng khi sản phẩm có bề mặt ráp.
Khi đo theo AS/NZS 1580.108.1, hoặc BS 3900.C5 (ISO 2808) hoặc ASTM D5796, chiều dày màng khô của lớp phủ hữu cơ phải phù hợp với các yêu cầu về quy định kỹ thuật đối với loại sản phẩm tương ứng, trừ các lớp phủ sơn nhăn, sơn nổi.
CHÚ THÍCH: Chiều dày màng khô của các lớp phủ nổi thường được xác định bằng phương pháp trọng lượng và có sự thỏa thuận trước giữa các bên liên quan.
Trong mọi trường hợp, chiều dày lớp phủ hữu cơ xác định bằng phép đo ba điểm, tức là giá trị trung bình cộng của ba lần đo, không được thấp hơn 80 % giá trị danh nghĩa được quy định trong đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Chiều dày theo phép đo một điểm, tức là giá trị thấp nhất của ba lần xác định, không được nhỏ hơn 90 % chiều dày theo phép đo ba điểm.
Để xác định chiều dày tổng màng khô của một lớp phủ hữu cơ hoặc lớp mạ đảm bảo bảo vệ ăn mòn tối ưu, cần xem xét đồng thời các nội dung sau đây:
a) loại vật liệu nền, tức là thép phủ hợp kim nhôm/kẽm (lưu ý khối lượng lớp phủ yêu cầu).
CHÚ THÍCH:
1) Các yêu cầu về khối lượng lớp phủ cho loại thép tấm hoặc thép băng đã phủ hợp kim nhôm/kẽm nhúng nóng được cho trong TCVN 7470 : 2005. Đại diện cho các lớp phủ trên nền này là AZ150.
2) Các yêu cầu về điều kiện bề mặt của kim loại để đảm bảo chất lượng lớp phủ được cho trong Phụ lục D.
b) loại và chiều dày của lớp sơn lót;
c) loại và chiều dày của lớp sơn ngoài.
Hướng dẫn lựa chọn chiều dày lớp phủ được đưa ra trong Bảng 2.1. Tuy nhiên, việc lựa chọn cuối cùng phải căn cứ vào yêu cầu làm việc ngoài trời (xem Bảng 2.4.).
Bảng 2.1 – Hướng dẫn lựa chọn sản phẩm đã hoàn thiện
Loại sản phẩm |
Mô tả khí quyển |
Kim loại nền *) |
Chiều dày tổng màng hữu cơ, μm *) |
1 | Nông thôn (trong nhà) | Thép có xử lý bề mặt |
5 (lớp lót) |
2 a) | Xâm thực thấp (trong nhà, khô) | Thép phủ kim loại |
15 |
2 b) | Xâm thực thấp (trong nhà, ướt) | Thép phủ kim loại |
25 |
3 | Xâm thực từ thấp đến trung bình, nhiệt đới và vùng công nghiệp (ngoài trời) | Thép phủ nhôm/kẽm (5 và 55 %) |
25 |
4 | Môi trường biển/công nghiệp | Thép phủ nhôm/kẽm (5 và 55 %) |
25 |
5 | Môi trường biển khắc nghiệt, vùng công nghiệp ô nhiễm nặng và công nghiệp biển | Thép phủ nhôm/kẽm (5 và 55 %) |
45 |
6 | Môi trường biển, công nghiệp rất khắc nghiệt và địa nhiệt | Các loại thép có lớp phủ kim loại thích hợp**) |
25 **) Lớp phủ dày >100 Lớp polivinylflorua (PVF) độ bền cao, > 35 |
*) Yêu cầu về chiều dày theo phép đo ba điểm và một điểm, xem 2.4.
*) Lớp phủ hữu cơ thường được dùng để tăng thẩm mỹ.
**) Toàn bộ các mép mẫu phải được phủ một lớp dày để ngăn cản tác động ăn mòn của môi trường.
CHÚ THÍCH: Phân loại khí quyển được đưa ra trong Phụ lục B.
2.5 Độ bền va đập của sản phẩm sơn phủ
Khi mẫu lấy từ các sản phẩm kim loại đã sơn phủ được thử nghiệm độ bền va đập theo Phụ lục E, sử dụng các mức năng lượng va đập nêu trong Bảng 2.2, độ bám dính của lớp sơn phải được bảo toàn. Đối với thép, thử nghiệm này áp dụng cho chiều dày kim loại nền trong khoảng 0,4 mm đến 1,2 mm.
Nếu mẫu thử bị đứt trước khi đạt tới một mức năng lượng nào đó, độ bám dính của lớp sơn phải được đánh giá ngay khi mẫu bị đứt.
CHÚ THÍCH: Nếu màng sơn khi thử nghiệm bị rạn nứt hoặc hóa bột sơn trên sản phẩm loại 1, cũng không cần thiết loại bỏ sản phẩm.
Bảng 2.2 – Các mức năng lượng va đập áp dụng cho thử nghiệm va đập
Loại sản phẩm |
Kim loại nền |
Thép (J) |
|
1 |
7 |
2 |
10 |
3 |
10 |
4 |
10 |
5 |
10 |
6 |
5 |
2.6.1 Thử uốn chữ T cho các tấm và băng kim loại đã phủ sơn
Khi thử theo hướng dẫn trong Phụ lục F, độ bám dính của màng sơn phải đủ đảm bảo để màng sơn không bị tróc khỏi bề mặt kim loại.
2.6.2 Thử nghiệm viên bi cho các tấm và băng kim loại đã phủ màng hữu cơ/ lớp mạ kim loại
Khi thử nghiệm theo Phụ lục G, độ bám dính của màng hữu cơ phải không thấp hơn cấp D đối với các sản phẩm sử dụng trong nhà và cấp B đối với các sản phẩm sử dụng ngoài trời. Yêu cầu này áp dụng cho cả mẫu vừa xuất xưởng và mẫu để lâu.
2.7 Độ bền rạch (áp dụng cho các sản phẩm loại 2, 3, 4, 5, và 6). Khi đo theo AS 1580 403.1, độ bền rạch phải không được nhỏ hơn 1,5 kg.
2.8 Tuổi thọ (độ bền lâu) của màng hữu cơ (áp dụng cho sản phẩm loại 3, 4, 5 và 6). Khi thử trên các trạm, theo các yêu cầu trong Phụ lục H, tuổi thọ của hệ lớp phủ hữu cơ phải được bảo toàn nguyên vẹn và phải phù hợp với các mức nêu trong Bảng 2.3 cho các trạm thử bức xạ mặt trời và với mức phồng rộp nêu trong Bảng 2.4 cho các trạm thử ăn mòn. Ngoài ra, các mẫu thử ăn mòn sau khi thử trên trạm phải đảm bảo cấp 0 về độ rạn nứt, xem AS 1580.481.1.8, cũng như cấp 0 về độ bong tróc, xem AS 1580.481.1.10.
Tiêu chuẩn này không qui định tuổi thọ của màng hữu cơ khi thử uốn các tấm thử tạo hình, kết quả thử chỉ là để nhà sản xuất tham khảo.
CHÚ THÍCH: Tác động của khí hậu lên các sản phẩm đã phủ sơn và phủ màng hữu cơ/lớp mạ kim loại được đưa ra trong Phụ lục I.
Bảng 2.3 – Yêu cầu tuổi thọ 4 năm đối với hệ lớp phủ hữu cơ thử nghiệm tại các trạm thử bức xạ mặt trời *)
Dạng suy giảm |
Phương pháp thử |
Mức cao nhất cho phép |
|||||
Trắng |
Màu |
||||||
S |
E |
I |
S |
E |
I |
||
Độ phai màu |
AS 1580.481.1.2 |
1 |
0 |
2 |
2 |
0 |
3 |
Thay đổi độ bóng |
AS 1580.481.1.5 |
4 |
2 |
5 |
4 |
2 |
5 |
Độ rạn ** |
AS 1580.481.1.7 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Độ hóa phấn |
AS 1580.481.1.11 |
1 |
0 |
2 |
1 |
0 |
2 |
Độ thay đổi màu sắc |
AS 1580.481.1.12 |
1 |
0 |
2 |
2 |
0 |
3 |
Độ nứt |
AS 1580.481.1.8 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Độ phồng rộp |
AS 1580.481.1.10 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Độ bong tróc |
AS 1580.481.1.9 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Hình thức bên ngoài |
AS 1580.481.1.1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
*) Trạm thử nghiệm bức xạ mặt trời có thời gian chiếu sáng trung bình > 8 giờ/ngày và bức xạ mặt trời > 550 mWh/cm2.
**) Độ rạn nứt tế vi (rạn chỉ thấy được dưới kính lúp phóng đại 10 lần) có thể được chấp nhận đối với các sản phẩm có phủ màng hữu cơ/ lớp mạ kim loại.
Ký hiệu: S- Hoàn thiện bình thường; E- Hoàn thiện nâng cao; I- Hoàn thiện công nghiệp.
Bảng 2.4 – Yêu cầu tuổi thọ 4 năm (liên quan đến sự bong tróc trên mặt phẳng) đối với hệ lớp phủ hữu cơ thử trên các trạm thử ăn mòn
Loại sản phẩm |
Kim loại nền |
Độ bong tróc cực đại cho phép, (AS 1580.481.1.9) |
|
Cấp C4 *) |
Cấp C5 *) |
||
4 |
Nhôm-kẽm (5 và 55 % nhôm) |
1 – S2 |
2 – S2 |
5 |
Nhôm-kẽm (5 và 55 % nhôm) |
1 – S2 |
1 – S2 |
6 |
Bất kỳ một lớp phủ kim loại nào có thêm lớp phủ che chắn thích hợp |
0 |
0 |
*) Cấp độ ăn mòn năm đầu tiên của kẽm phù hợp với ISO 9223.
2.9 Độ chịu ẩm. Mẫu sau khi chuẩn bị thích hợp (có rạch hoặc không rạch) được thử 500 h theo phương pháp ASTM D 2247 và đánh giá theo tiêu chuẩn AS 1580, các phương pháp 408.4, 481.1.9 và 481.3, các sản phẩm kim loại đã hoàn thiện phải thỏa mãn các yêu cầu nêu ra ở Bảng 2.5.
Bảng 2.5 – Yêu cầu về độ chịu ẩm
Dạng suy giảm |
AS 1580, Phương pháp |
Yêu cầu |
Đáy vết rạch |
481.3 |
Với độ rộng lớn nhất là 2 mm, kim loại nền không bị ăn mòn. |
Giảm độ bám dính |
408.4 |
Cấp 0 |
Độ bong tróc |
481.9 |
Không lớn hơn cấp 2 – S2 |
Ăn mòn kim loại nền |
481.3 |
Cấp 0 |
2.10 Độ bền muối (áp dụng cho sản phẩm loại 2 (b), 3, 4, 5 và 6). Sau khi chuẩn bị (rạch hoặc không rạch), mẫu được thử nghiệm phun muối theo Phụ lục H và đánh giá theo AS 1580, phương pháp 408.4, 481.1.9, và 481.3, sản phẩm đã hoàn thiện phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Bảng 2.6.
Bảng 2.6 – Yêu cầu về độ bền muối
Dạng hư hỏng |
AS 1580, Phương pháp |
Yêu cầu |
Đáy vết rạch |
481.3 |
Cực đại 2 mm, kim loại nền không bị ăn mòn; không xuất hiện gỉ đỏ trên thép. |
Giảm độ bám dính |
408.4 |
Cấp 0 |
Độ bong tróc |
481.1.9 |
Không thấp hơn cấp 2 – S3 |
Độ ăn mòn KL nền |
481.3 |
Cấp 0 |
2.11 Độ cứng chì than (áp dụng cho mọi loại sản phẩm đã phủ sơn). Khi xác định theo AS/NZS 1580.405.1, độ cứng chì than của màng sơn phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Bảng 2.7.
Bảng 2.7 – Yêu cầu về độ cứng chì than
Loại sản phẩm |
Độ cứng chì than nhỏ nhất |
1 |
HB |
2(a), (b) |
HB |
3 |
HB |
4 |
HB |
5 |
– |
6 |
– |
A.1 Phạm vi áp dụng
Các tiêu chuẩn AS và NZS đã đề cập đến các yêu cầu kỹ thuật cho các loại sản phẩm có liên quan, tuy nhiên, không thể bao quát tất cả những điều khoản cần phải có trong hợp đồng. Phụ lục này đưa ra các yêu cầu thông tin cần được người đặt hàng cung cấp khi họ có nhu cầu hoặc khi đặt hàng.
A.2 Thông tin được cung cấp bởi người đặt hàng
Người đặt hàng cần cung cấp các thông tin sau đây khi có nhu cầu hoặc khi đặt hàng sau khi tham khảo các hướng dẫn nêu trong Phụ lục này.
a) phân loại sản phẩm kim loại và lớp phủ hữu cơ, bao gồm cả chiều dày danh nghĩa;
b) loại sản phẩm;
c) màu sắc lớp phủ;
CHÚ THÍCH: Đối với một dự án, cần sử dụng cùng một mẻ sản phẩm để đảm bảo sự đồng nhất về màu sắc và sự hợp màu thỏa đáng.
d) độ bóng của lớp phủ;
e) mức độ hoàn thiện của lớp phủ, nếu áp dụng, tức là hoàn thiện bình thường, hoàn thiện nâng cao hay hoàn thiện công nghiệp;
f) yêu cầu ngoại lệ không có trong tiêu chuẩn này;
g) các yêu cầu riêng, ví dụ; các phép thử tùy chọn.
CHÚ THÍCH: Có rất nhiều loại hệ sơn và lớp màng hữu cơ áp dụng trên nền kim loại và bởi vì tính chất vận hành vốn đã có phạm vi rất rộng, nên có thể cần phải bổ sung các thử nghiệm như nêu trong phần 2 của tiêu chuẩn này nhằm dự báo tính năng để đáp ứng các yêu cầu sử dụng cuối cùng.
Các thử nghiệm nêu trong ASTM G 53 được sử dụng khi cần có những dự báo định lượng hơn về các thử nghiệm khí hậu gia tốc. Tương quan giữa kết quả thử gia tốc và kết quả thử trong điều kiện tự nhiên không được đảm bảo.
Khi sản phẩm được sử dụng trong điều kiện ẩm ướt có thể gây ngưng tụ ẩm, như khi vận chuyển, bảo quản hoặc sau khi lắp ráp, cần thiết phải thử theo thông báo kỹ thuật về phương pháp thử NCCA số 111-6, có sử dụng hơi nước ít nhất là ở 60°.
h) yêu cầu số lượng;
i) thông tin về giao hàng;
j) yêu cầu về lưu kho và bảo quản;
CHÚ THÍCH: Chỉ dẫn về lưu kho và bảo quản của các sản phẩm đã hoàn thiện được đưa ra trong Phụ lục K.
k) viện dẫn của tiêu chuẩn này.
Theo ISO 9223, độ xâm thực ăn mòn của khí quyển được phân thành các cấp như sau:
a) Nhẹ (Cấp 1-2). Khí quyển có độ xâm thực ăn mòn nhẹ là khí quyển của những vùng ở xa bờ biển, xa vùng công nghiệp và không phải vùng nhiệt đới. Ví dụ như vùng lục địa, rừng núi nằm giữa lục địa Australia. Việc bảo vệ chống ăn mòn trong vùng này là tối thiểu. Tốc độ ăn mòn thép cácbon trong khoảng 10 μm/năm.
b) Trung bình (Cấp 2). Khí quyển có độ xâm thực ăn mòn trung bình, chịu ảnh hưởng không lớn của khí hậu biển hoặc nhiệt đới hoặc cả hai. Ví dụ: vùng vịnh kín ở Melbourne hoặc cao nguyên miền trung Việt Nam. Tốc độ ăn mòn thép cácbon trong vùng này trong năm đầu là 10 – 25 μm/năm.
c) Nhiệt đới (Cấp 2). Khí hậu nhiệt đới bị ảnh hưởng nhiều của biển như vùng Queensland (Australia) hoặc vùng duyên hải Việt Nam. Loại khí hậu này không thể phân định bằng tốc độ ăn mòn, mặc dù số liệu thu thập được có thể xếp vùng này vào cấp 2. Tuy độ xâm thực ăn mòn trong vùng khí hậu nhiệt đới, nói chung, là thấp, nhưng tác động phá hủy của môi trường lên lớp phủ hữu cơ đòi hỏi phải có biện pháp bảo vệ đặc biệt.
a) Công nghiệp (Cấp 3-4). Thường khí hậu công nghiệp thuộc loại 3, đôi khi đạt loại 4. Loại 4 là khí hậu chung quang các khu công nghiệp liên hợp, gần bờ biển. Có rất ít vùng công nghiệp vĩ mô, tuy nhiên khu công nghiệp vi mô (vi khí hậu) cũng là rất quan trọng, môi trường trong vùng công nghiệp ô nhiễm trung bình đến công nghiệp ô nhiễm nặng đều thuộc loại này. Do sự có mặt các chất ô nhiễm, đòi hỏi các lớp phủ hữu cơ phải chịu được môi trường axit nhẹ. Tốc độ ăn mòn thép cácbon trong năm đầu lớn hơn 25 μm/năm.
b) Biển (Cấp 3). Môi trường biển bao gồm những vùng bị ảnh hưởng của muối biển ở mức độ trung bình. Phạm vi vùng này bị chi phối bởi gió, địa hình và thảm thực vật. Các vùng được che chắn thường có khoảng cách khoảng nửa kilomet từ bờ biển. Đa số lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng này. Ở Australia, đó là vùng bờ biển Qeensland và New South Wales. Tốc độ ăn mòn thép cácbon trong năm đầu là 25-50 μm/năm.
c) Biển khắc nghiệt (Cấp 4). Môi trường biển khắc nghiệt có độ xâm thực ăn mòn cao. Phạm vi của vùng này cũng phụ thuộc vào hướng gió thịnh hành và địa hình, ở Australia, vùng này thường kéo dài từ hàng trăm đến hàng nghìn mét tính từ bờ biển. Ở Việt Nam, vùng này chỉ có ranh giới khoảng dăm chục mét tính từ bờ biển. Tốc độ ăn mòn thép cácbon trong năm đầu lớn hơn 50 μm/năm.
d) Rất khắc nghiệt (Cấp 5).
Cấp này gồm có môi trường biển, công nghiệp và địa nhiệt và được phân làm hai nhóm:
– môi trường biển rất khắc nghiệt có tốc độ ăn mòn cực kỳ cao. Phải sử dụng những hệ lớp phủ có độ bền sử dụng đặc biệt.
– khí hậu công nghiệp khắc nghiệt. Đây là vùng có tốc độ ăn mòn từ cao đến rất cao, dưới đất, trong nước, ở vùng triều lên xuống, trong các nhà máy hóa chất (và vùng địa nhiệt).
Đối với khí hậu vùng này, phải áp dụng những lớp phủ đặc biệt, việc lựa chọn các lớp phủ đó không nằm trong phạm vi của tiêu chuẩn này.
C.1 Mẫu thử để đánh giá tuổi thọ (độ bền lâu) và thử độ bền muối
Nếu không có những yêu cầu riêng trong tiêu chuẩn sản phẩm, tấm mẫu thử phải được cắt từ sản phẩm kim loại đã hoàn thiện và phải có cỡ kích thước thích hợp.
Kích thước mẫu thử phải thích hợp cho việc thử được quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng. Kích thước và cấu hình của mẫu thử ăn mòn trên các trạm ăn mòn có thể là tấm phẳng hoặc tấm có cấu hình đặc biệt như nêu trên Hình C.1. Tấm mẫu thử bức xạ mặt trời trên các trạm là những tấm phẳng và không rạch. Nếu là tấm phẳng, kích thước tối thiểu là 100 mm x 150 mm.
C.2 Mẫu đo chiều dày
Khi thử theo phép đo ba điểm, phải chọn đồng thời ba mẫu từ một mảnh có đủ chiều rộng theo trình tự sau:
a) cắt một mẫu ở giữa của mảnh kim loại;
b) hai mẫu còn lại được lấy ở các vị trí bất kỳ ngoài phần giữa và cách mép 25 mm.
CHÚ DẪN:
1- T = chiều dày của kim loại
2- Kích thước danh nghĩa của phôi mẫu là 120 mm x 270 mm.
3- Chiều dày của kim loại ≤ 1,2 mm
4- Khi cần bảo vệ mép cạnh, phải sử dụng những vật liệu đặc biệt hoàn toàn bền với tác động của môi trường thử nghiệm.
5- Tấm mẫu thử phải được đánh số thứ tự, trong trường hợp màng sơn, các đường rạch được xiết vào đến kim loại nền bằng dao cạo, dao y tế hoặc một dụng cụ tương tự. Đối với các sản phẩm loại 6, có phủ màng hữu cơ dạng che chắn/lớp mạ kim loại, không cần phải rạch mẫu.
Hình C.1 – Profin và kích thước của tấm mẫu từ các sản phẩm tấm và băng dùng để thử tuổi thọ (độ bền lâu) ngoài trời (kích thước: mm)
Yêu cầu về điều kiện bề mặt của kim loại nền để sử dụng tối ưu lớp phủ hữu cơ
D.1 Quy định chung
Trạng thái và kết cấu bề mặt kim loại nền là rất quan trọng đối với đặc tính tối ưu của sản phẩm được sơn và có màng hữu cơ/lớp mạ kim loại.
Các yêu cầu quan trọng nhất của kim loại nền là:
1) Bề mặt phải có cấu trúc không có lỗ rỗ, không phân lớp và không có các vết kim loại lạ, vì chúng làm giảm hiệu quả của quá trình xử lý bề mặt (khi làm sạch và áp dụng lớp biến tính), ảnh hưởng xấu đến tính chất của lớp phủ hữu cơ trong quá trình phủ và khi bị tác động của khí hậu (phong hóa).
2) Bề mặt phải được làm sạch hoàn toàn khỏi các chất đã dùng để xử lý bề mặt trong nhà máy, vì các hóa chất còn lưu lại có thể làm giảm độ bám dính cũng như khả năng bảo vệ chống ăn mòn của lớp phủ hữu cơ.
3) Bề mặt phải được làm sạch hoàn toàn khỏi các bụi cơ học như phôi bào, hạt mài, các vết ố oxit hoặc dầu trong quá trình gia công cũng như do nước trong quá trình lưu kho và vận chuyển.
D.2 Thép
Bề mặt và cấu trúc tối ưu của thép để mạ nhôm kẽm đạt được bằng cán là và khi lớp phủ có độ tạo vân hoa nhỏ nhất.
Lớp phủ điển hình được phân loại theo ký hiệu của thép nền như nêu trong tiêu chuẩn này.
E.1 Phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra phương pháp đánh giá độ bền va đập ngược của sản phẩm kim loại đã sơn phủ và dự báo độ bám dính của lớp phủ trên kim loại nền. Đối với thép, thử nghiệm này chỉ áp dụng cho độ dày của kim loại nền từ 0,4 mm đến 1,2 mm.
E.2 Nguyên lý
Mẫu thử từ sản phẩm kim loại đã phủ sơn được đập từ mặt sau bằng một viên bi có đường kính quy định, với một lực quy định. Độ bám dính của lớp phủ sau khi chịu va đập được đánh giá thông qua kiểm tra mức độ bong của màng sơn bằng cách dán băng dính vào bề mặt kiểm tra rồi bóc ra nhanh.
E.3 Thiết bị
Cần phải có các thiết bị sau đây:
a) máy thử va đập được trang bị chày và cối có đường kính 19 mm, hoặc có bán kính khác theo quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng thiết bị thử độ bám dính thay đổi Gardner.
b) băng dính có chiều rộng từ 20 mm đến 25 mm, gần như trong suốt và nhạy áp suất, có lực bám dính nhỏ nhất 5 N và lớn nhất 15 N trên chiều rộng là 24 mm, khi thử theo AS 1635.3.1.
CHÚ THÍCH: Ví dụ các loại băng dính Scotch 600 và Bear 503.
E.4 Chuẩn bị mẫu thử
Mẫu thử có chiều rộng là 50 mm và chiều dài khoảng 50 mm. Nhiệt độ của mẫu thử khi bắt đầu thử là 25 ± 5 °C.
E.5 Quy trình thử
a) đặt mẫu thử vào máy thử sao cho mặt đã sơn đối diện với búa đập;
b) điều chỉnh búa đập ở lực đập quy định;
c) khởi động máy, và cho búa đập tác động lên mẫu thử;
d) lấy mẫu thử ra khỏi máy, dán băng dính vào vùng bị biến dạng của mặt có sơn phủ. Ép chặt băng dính để loại hết bọt khí;
e) bóc nhanh băng dính ra bằng cách kéo băng dính vuông góc với bề mặt không bị biến dạng;
f) kiểm tra mẫu thử và băng dính về sự bong tróc của lớp sơn.
E.6 Phiếu thử
Phiếu thử cần có các thông tin sau:
a) tên người và cơ quan chịu trách nhiệm thử;
b) số phiếu thử và ngày lập;
c) chi tiết về máy thử;
d) chi tiết về mẫu thử và hệ lớp phủ đem thử;
e) mức năng lượng va đập dùng khi thử;
f) kết quả thử và xác định tính hợp chuẩn hoặc không phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
g) viện dẫn phương pháp thử này, tức là Phụ lục E của tiêu chuẩn này.
Thử độ bám dính bằng phương pháp uốn chữ “T”
F.1 Phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra phương pháp đánh giá độ bám dính của lớp phủ sơn bằng thử uốn chữ “T“. Phương pháp này thích hợp cho các sản phẩm tấm và băng kim loại đã hoàn thiện có độ dày đến 1,2 mm.
F.2 Nguyên lý
Sản phẩm kim loại đã hoàn thiện được uốn quanh một trục có đường kính quy định. Độ bám dính của lớp phủ sơn phía ngoài nơi uốn được đánh giá bằng cách dán băng dính vào bề mặt cần kiểm tra, rồi bóc ra nhanh.
F.3 Thiết bị
Cần phải có các cơ cấu sau đây:
a) một êtô (mỏ cặp) để uốn có chiều rộng khoảng 150 mm, hoặc một máy uốn thay đổi chiều.
b) băng dính có chiều rộng từ 20 mm đến 25 mm, gần trong suốt, nhạy áp suất, có lực bám dính nhỏ nhất 5 N và lớn nhất 15 N trên chiều rộng 24 mm, khi thử theo AS 1635.3.1.
CHÚ THÍCH: Ví dụ loại băng dính Scotch 600 hoặc Bear 503.
F.4 Chuẩn bị mẫu thử
Mẫu thử có chiều rộng là 50 mm và phải có đủ chiều dài phù hợp với các yêu cầu thử. Nhiệt độ của mẫu thử khi bắt đầu thử nghiệm là 25 °C ± 5 °C.
CHÚ THÍCH: Mẫu thử có chiều dài 200 mm là phù hợp.
F.5 Quy trình thử
a) kẹp một đầu (khoảng 25 mm) của mẫu thử vào etô;
b) uốn mẫu thử 90°, lớp phủ cần đánh giá nằm phía mặt lồi của chỗ uốn;
c) tháo mẫu thử ra khỏi êtô và uốn tiếp 180° bằng tay;
d) kẹp lại mẫu thử vào êtô và ép đến phẳng. Ép đủ mạnh để loại trừ bất kỳ khe hở nào. Đó là góc uốn Zero (0) hoặc là điểm khởi đầu để uốn tiếp;
e) uốn một lần nữa quanh điểm khởi đầu này để có hình chữ “T” và ép chặt (bán kính bên trong của chỗ uốn gập này là 1 T) và cứ thế tiếp tục cho đến khi đạt yêu cầu (xem Hình F.1 và Bảng F.1);
CHÚ THÍCH: Yêu cầu về bán kính uốn cho sản phẩm thép đã phủ sơn có tính đến kim loại nén và loại sản phẩm (xem Bảng F.1).
f) dán băng dính toàn bộ chiều dài bên ngoài của chỗ uốn gập, và ép mạnh;
g) bóc nhanh băng dính bằng cách kéo vuông góc với chỗ uốn gập;
h) kiểm tra mẫu thử về khả năng bóc tách lớp sơn;
i) đưa ra kết luận rằng sơn không bị bong tróc tại vùng uốn gập.
F.6 Phiếu thử
Phiếu thử cần có các thông tin sau:
a) tên người và cơ quan chịu trách nhiệm thử;
b) số phiếu thử và ngày lập;
c) chi tiết về mẫu thử và hệ lớp phủ đem thử;
d) kết quả thử và xác định tính hợp chuẩn hoặc không phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
e) viện dẫn phương pháp thử, tức là Phụ lục F của tiêu chuẩn này.
Hình F.1 – Minh họa cách gập mẫu để có được các đường kính bên trong khác nhau tại chỗ uốn gập (biểu thị theo chiều dày, 0T)
Bảng F.1 – Mức độ bám dính cực đại khi uốn chữ “T” đối với thép đã hoàn thiện
Kim loại nền |
Loại sản phẩm |
Bán kính bên trong của vị trí uốn |
Thép mạ nhôm kẽm nhúng nóng |
1 |
2 T |
2 |
5 T |
|
3 |
5 T |
|
4 |
5 T |
|
5 |
4 T |
Ký hiệu T – chiều dày tấm hoặc băng thép.
Thử độ bám dính bằng viên bi cho các màng hữu cơ/lớp mạ kim loại
G.1 Phạm vi áp dụng
Phụ lục này áp dụng cho các sản phẩm có phủ màng hữu cơ/lớp mạ kim loại và đưa ra phương pháp đánh giá độ bám dính của màng hữu cơ.
G.2 Nguyên lý
Một viên bi có đường kính quy định được ép vào màng hữu cơ/lớp mạ kim loại để làm lồi lớp phủ. Sau đó dùng một dao mổ hoặc dụng cụ tương tự để bóc lớp phủ ra khỏi kim loại nền. Kết quả được so sánh với ảnh chuẩn để định ra cấp độ bám dính.
G.3 Thiết bị
Cần có các cơ cấu sau đây:
a) một khối thép 75 mm x 75 mm x 25 mm có một lỗ đường kính 27 mm ở giữa. Mép của lỗ được vê tròn với bán kính không nhỏ hơn 1,5 mm;
b) một viên bi có đường kính danh nghĩa là 25 mm;
c) một miếng đệm cao su có lỗ đường kính 25 mm ở giữa để giữ viên bi;
d) kích thủy lực để tác dụng lực lên viên bi.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng máy thử Erichsen.
G.4 Chuẩn bị mẫu thử
Cắt ít nhất hai mẫu, kích thước 75 mm x 75 mm từ sản phẩm trong quá trình sản xuất, rồi chuẩn bị như sau:
a) mỗi mẫu được rạch hai đường cắt xuống màng hữu cơ, không rạch vào nền kim loại, cách đều tâm. Vết rạch dài 50 mm, song song và cách nhau 6 mm;
b) rạch hai đường nữa, cách đều tâm, song song nhau, vuông góc với hai đường ban đầu tạo ra ô vuông ở giữa có cạnh 6 mm;
c) lão hóa một trong hai mẫu đã rạch ở nhiệt độ 80 °C ± 2 °C trong 3 tháng rồi để nguội đến nhiệt độ phòng;
d) mẫu thứ hai đã rạch được giữ lại để thử trong điều kiện tương tự sản xuất.
G.5 Quy trình thử
Tiến hành thử độ bám dính trên cả mẫu đã lão hóa và mẫu không lão hóa theo quy trình sau:
a) đặt mẫu thử vào máy, với mặt được rạch đối diện với hướng nén của hòn bi. Định vị viên bi sao cho nó vừa chạm vào bề mặt mẫu. Nhiệt độ của mẫu thử khi bắt đầu thử nghiệm là 25 °C ± 5 °C.
b) viên bi tác dụng lực vào mẫu thử với khoảng chuyển động là 9,5 mm ± 0,1 mm, tạo ra một hố lõm trên màng hữu cơ.
CHÚ THÍCH: Nếu mẫu thử có lớp phủ trên hai mặt thì lặp lại phép thử cho cả hai mặt.
c) tháo mẫu thử ra khỏi máy, dùng dao mổ tách lớp phủ khỏi kim loại nền;
d) so sánh mẫu thử với mẫu tiêu chuẩn trong ảnh để định ra mức độ bám dính (xem hình G.1);
e) ghi mức độ bám dính.
G.6 Báo cáo kết quả thử
Báo cáo kết quả thử cần có các thông tin sau:
a) tên người và cơ quan chịu trách nhiệm thử;
b) số phiếu thử và ngày lập;
c) chi tiết về máy thử;
d) kết quả thử cho mẫu mới sản xuất cũng như mẫu đã lâu;
e) viện dẫn phương pháp thử, tức là Phụ lục G của tiêu chuẩn này.
Hình G.1 – Bộ ảnh chuẩn về mức độ bám dính của màng hữu cơ trên nền kim loại
Quy trình thử tuổi thọ và độ bền muối
H.1 Phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra quy trình thử để xác định tuổi thọ và độ bền muối của sản phẩm đã sơn và sản phẩm đã phủ màng hữu cơ/lớp mạ kim loại.
H.2 Quy trình thử tuổi thọ
a) gắn lên giá phơi các mẫu thử lấy từ các sản phẩm kim loại đã hoàn thiện, được chuẩn bị theo Phụ lục C, ở hai hoặc nhiều trạm thử nghiệm, sao cho ít nhất 1 mẫu sản phẩm loại 3, 4, 5 và 6 phải được thử bức xạ mặt trời, ít nhất một mẫu thử của sản phẩm loại 4, 5 và 6 phải được thử trên trạm ăn mòn.
b) gá mẫu lên giá theo góc nghiêng 45° theo AS/NZS 1580.457.1.
c) sau 48 tháng phơi liên tục, quan sát và đánh giá chất lượng mẫu theo yêu cầu kỹ thuật nêu trong 2.8.
H.3 Thử phun muối
Quy trình thử này tiến hành trên các mẫu phẳng, theo mô tả sau đây:
a) rạch một đường rạch trên mỗi tấm mẫu thử bằng một mũi dao sắc, nhọn, cứng (mũi cacbit wonfram) như dao mổ hoặc dụng cụ tương tự để tạo ra một đường xước ranh giới giữa màng sơn và nền kim loại.
CHÚ THÍCH: Không cần rạch trên sản phẩm có phủ màng hữu cơ/lớp mạ kim loại.
b) bảo vệ các mép cạnh bằng một loại sơn ngăn nước thích ứng, chất bọc bịt đóng rắn trung tính hoặc băng nhựa đủ ổn định trong điều kiện thử. Đối với sản phẩm có mạ, các mép, cạnh cần được bảo vệ cẩn thận hơn.
c) thử mẫu trong tủ thử theo AS 2331.3.1 hoặc AS 2331.3.2 và theo yêu cầu kỹ thuật trong Bảng H.1 với phần rạch được treo gần thẳng đứng, và dự báo kết quả.
d) khi kết thúc thử, lấy mẫu và kiểm tra:
– nền kim loại dưới vết rạch theo AS 1580.481.3;
– độ giảm độ bám dính theo AS 1580.408.4;
– độ bong tróc theo AS 1580.481.1.9;
– độ ăn mòn theo AS 1580.481.3.
Bảng H.1 – Thời gian yêu cầu cho thử phun muối đối với lớp phủ trên nền thép
Loại sản phẩm |
Thời gian thử (h) |
2 (b) |
100 |
3 |
500 |
4 |
1000 |
5 |
2000 |
6 |
2000 |
H.4 Phiếu thử
Phiếu thử cần có các nội dung sau:
a) tên người và cơ quan chịu trách nhiệm thử;
b) số phiếu thử và ngày lập;
c) đối với thử nghiệm độ bền lâu, cần nêu rõ loại sản phẩm, trạm phơi mẫu và kết quả đánh giá mẫu thử;
d) đối với thử nghiệm phun muối, cần nêu rõ dạng sản phẩm và kết quả đánh giá tấm mẫu thử;
e) viện dẫn phương pháp thử, tức là Phụ lục H của tiêu chuẩn này.
Tác động của khí hậu lên các sản phẩm đã phủ sơn và phủ màng hữu cơ/lớp mạ kim loại
I.1 Quy định chung
Tất cả các lớp phủ hữu cơ đều dần dần thay đổi bề ngoài do tác động của khí hậu. Sự thay đổi diễn ra ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào độ xâm thực của môi trường và độ bền của lớp phủ.
Sự thay đổi bề ngoài của lớp phủ hữu cơ không hoàn toàn có nghĩa là lớp phủ đã mất khả năng bảo vệ kim loại nền.
Những thay đổi có thể xảy ra và ảnh hưởng của chúng đến tính năng của sản phẩm kim loại đã hoàn thiện được giới thiệu từ I.2 đến I.6:
I.2 Mất độ bóng
Độ bóng ban đầu giảm dần do sự già hóa bởi tác động của tia cực tím, nhất là khi bề mặt bóng hướng về phía mặt trời. Các chất ô nhiễm khí quyển, như khói khí sunfurơ, amoniac, bụi tích tụ có thể làm mất độ bóng của màng sơn.
Tốc độ giảm độ bóng do bụi tích tụ ở bề mặt thẳng đứng thấp hơn so với bề mặt nằm ngang, sản phẩm kim loại được sơn phủ trước trong nhà máy thường giữ được độ bóng lâu hơn so với sản phẩm được thi công ở hiện trường trong cùng một điều kiện sử dụng.
Sự mất độ bóng thường kèm theo sự hóa phấn.
I.3 Sự hóa phấn
Hóa phấn là sự tách một hoặc một vài thành phần của màng sơn hữu cơ ở dạng bột mịn, bám dính không chặt vào bề mặt. Hóa phấn xảy ra chậm trên các sản phẩm được phủ sơn trong nhà máy và thường không phải là khuyết tật nghiêm trọng, trừ khi nó xảy ra ngay khi bắt đầu sử dụng sản phẩm.
I.4 Sự rạn
Rạn là sự gãy nứt trên bề mặt của lớp phủ hữu cơ, nhưng chưa để lộ ra kim loại nền. Mặc dù rạn có thể có nhiều dạng, nhưng nó không làm ảnh hưởng nhiều đến hình thức bên ngoài của lớp phủ, trừ khi các vỡ rạn có thể nhìn thấy được rõ ràng. Sự rạn nứt không có ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của sản phẩm kim loại đã hoàn thiện.
Thường hay gặp rạn nứt nhẹ trong hoặc sau mùa lạnh, nó không gây tác hại đến chất lượng sản phẩm, được xem là sự xuất hiện theo thời gian của ứng suất bên trong.
I.5 Sự xạm màu (colour fading)
Mặc dù sự xạm màu dẫn đến hiện tượng mất màu của lớp phủ, nhưng là thuật ngữ bao quát chung cho mọi sự thay đổi màu, kể cả khi màng sơn bị xám lại. Mức độ và tốc độ phai màu tăng khi thời gian phơi dưới tia cực tím tăng. Sự phai màu cũng có liên quan đến bản chất của chất độn trong lớp phủ và điều kiện môi trường.
Sự bạc màu do tích tụ bụi bẩn, hóa phấn và sự hấp thu các chất lạ thường ít được quan tâm và cũng có khi hiểu nhầm là sự thay đổi màu. Khi lau sạch, màu sắc ban đầu thường được phục hồi lại. Tuy nhiên khi có sự hóa phấn đồng thời với sự phai màu, thì màu sắc ban đầu khó được phục hồi lại.
I.6 Sự mài mòn của lớp phủ hữu cơ
Sự mòn của lớp phủ hữu cơ do khí hậu tự nhiên phụ thuộc nhiều vào điều kiện phơi sáng. Lớp phủ bị mài mòn ít hoặc không bị mài mòn khi sản phẩm được sử dụng trong nhà.
Bề mặt sản phẩm hướng về phía mặt trời, hoặc tạo ra một góc nghiêng, thường bị suy giảm với tốc độ 2 lần cao hơn so với sản phẩm định hướng thẳng đứng, quay mặt ngược hướng mặt trời, hoặc dưới mái che.
Nói chung, sản phẩm lắp đặt theo một góc nghiêng thường bị mài mòn nhiều hơn so với sản phẩm thẳng đứng.
Tác động của bụi bẩn hoặc chất thải công nghiệp có thể giảm đáng kể nhờ nước mưa hoặc phun nước. Sản phẩm nằm dưới mái che, và sản phẩm bị khuất cần được rửa nước định kỳ.
Lưu kho và bảo quản các sản phẩm
Các sản phẩm đã hoàn thiện cần thiết phải được giữ khô trong quá trình vận chuyển và lưu kho bằng các bao bọc cách ly khỏi mặt đất. Nếu như các kiện hàng hoặc cuộn sản phẩm bị ướt, cần phải tách ra từng lớp, lau khô bằng vải sạch và được xếp lại sao cho sự lưu thông không khí tạo điều kiện cho quá trình hong khô. Sử dụng các quy trình đó tránh được sự suy giảm của các lớp phủ để không làm suy giảm tuổi thọ thiết kế cũng như làm xấu hình thức bên ngoài của sản phẩm.
Sản phẩm đã hoàn thiện được nâng xếp trực tiếp, không được kéo qua các bề mặt ráp, gồ ghề hoặc kéo lên nhau. Cần phải thận trọng tránh kéo các thiết bị cắt hoặc gia công trên bề mặt sản phẩm đã hoàn thiện.
Kho chứa các sản phẩm đã hoàn thiện cần được đảo thường xuyên bởi vì một số tính chất cơ học của lớp phủ có thể có thay đổi phần nào trong quá trình lưu kho lâu, ví dụ thời hạn trên 6 tháng. Những thay đổi đó thường rất nhỏ và không có ý nghĩa đối với hầu hết các quá trình sản xuất. Tuy nhiên, chúng có thể sẽ gây khó khăn cho quá trình sản xuất khi phải gia công tạo hình phức tạp.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7471:2005 VỀ CÁC SẢN PHẨM KIM LOẠI TẤM ĐÃ HOÀN THIỆN/PHỦ SƠN, SỬ DỤNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7471:2005 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |