TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7519:2005 VỀ HẠT CACAO DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
TCVN 7519 : 2005
HẠT CACAO
Cocoa beans
Lời nói đầu
TCVN 7519 : 2005 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F16/SC2 Cacao biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
TCVN 7519 : 2005
HẠT CACAO
Cocoa beans
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho hạt cacao đã lên men.
2. Tài liệu viện dẫn
TCVN 7518 : 2005, Hạt cacao – Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 7520 : 2005 (ISO 2291 : 1980), Hạt cacao – Xác định độ ẩm (phương pháp thông dụng).
TCVN 7521 : 2005 (ISO 2292 : 1973), Hạt cacao – Lấy mẫu.
TCVN 7522 : 2005 (ISO 1114 : 1977), Hạt cacao – Xác định các dạng khuyết tật sau khi cắt.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 7518 : 2005.
4. Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Yêu cầu chung
Lô hàng hạt cacao phải:
– không được có tạp chất lạ;
– không được có mùi khói, không có mùi hoặc vị lạ;
– không được chứa côn trùng sống;
– đồng đều về kích cỡ hạt;
– không có các hạt dính đôi, dính ba;
– khô đều;
– được lên men hoàn toàn.
4.2 Yêu cầu cụ thể
Hạt cacao được phân thành 03 loại: 1A, 1B, 1C và được qui định trong bảng 1.
Bảng 1 – Yêu cầu đối với hạt cacao
Loại Chỉ tiêu |
1A |
1B |
1C |
1. Số hạt có trong 100 g (số đếm hạt), không lớn hơn |
100 |
110 |
120 |
2. Độ ẩm, %, không lớn hơn |
7,5 |
7,5 |
7,5 |
3. Hạt chai xám, %, không lớn hơn |
3,0 |
3,0 |
3,0 |
4. Hạt mốc, %, không lớn hơn |
3,0 |
3,0 |
3,0 |
5. Hạt bị hư hại do côn trùng, hạt nảy mầm, %, không lớn hơn |
2,5 |
2,5 |
2,5 |
6. Tạp chất (rác thải cacao), %, không lớn hơn |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
Khi một hạt có nhiều hơn một loại khuyết tật, thì chỉ tính loại khuyết tật nặng nhất theo thứ tự giảm dần như sau:
– Hạt mốc;
– Hạt chai xám;
– Hạt bị hư hại/bị nhiễm côn trùng và hạt nẩy mầm.
5. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Theo qui định hiện hành.
6. Phương pháp thử
6.1 Lấy mẫu, theo TCVN 7521 : 2005 (ISO 2292 : 1973).
6.2 Xác định độ ẩm, theo TCVN 7520 : 2005 (ISO 2291 : 1980).
6.3 Xác định các dạng khuyết tật sau khi cắt, theo TCVN 7522 : 2005 (ISO 1114 : 1977).
6.4 Xác định số lượng hạt trong 100 g mẫu
Từ mẫu đã được lấy theo TCVN 7521 : 2005 (ISO 2292 : 1973), trộn kỹ và chia bốn, lấy hai phần chéo góc hoặc bằng dụng cụ chia mẫu thích hợp, sao cho một phần chỉ vừa khoảng 300 hạt. Đếm số hạt nguyên thực tế sau khi đã loại bỏ các hạt lép và hạt vỡ.
Cân số hạt nguyên chính xác đến 0,05 g. Số hạt có trong 100 g được tính như sau:
Kết quả được lấy đến số nguyên theo qui tắc làm tròn số.
6.5 Xác định tạp chất
Từ mẫu đã được lấy theo TCVN 7521 : 2005 (ISO 2292 : 1973), trộn kỹ và chia bốn hoặc sử dụng dụng cụ chia mẫu thích hợp.
Cân phần mẫu đã chia bốn.
Tách riêng phần tạp chất và cân. Lượng tạp chất được tính như sau:
7. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
7.1 Bao gói
Bao bì phải sạch, nguyên vẹn, chắc chắn và khâu đúng cách.
Bao bì và lớp lót, nếu sử dụng, phải được làm bằng vật liệu an toàn cho thực phẩm.
7.2 Ghi nhãn
Mỗi bao gói đựng hạt cacao phải được niêm phong chắc chắn. Trên bao bì hoặc dấu niêm phong ít nhất có các thông tin sau:
a) Cấp loại;
b) Tên nhà sản xuất/xuất khẩu và giấy phép có liên quan (nếu cần);
c) Tên nước xuất xứ và địa danh;
d) Chuyến hàng hoặc lô hàng hoặc số hợp đồng nếu thích hợp (nếu cần);
e) Khối lượng tịnh, tính bằng kilogam.
Chỉ được sử dụng mực in hoặc sơn không độc để ghi nhãn và không được để tiếp xúc với hạt cacao.
7.3 Bảo quản
a) Lô hàng hạt cacao được để trong các kho được xây và sử dụng sao cho giữ được độ ẩm đủ thấp.
Bao gói hạt cacao phải được bảo quản trên các bục hoặc kệ cách sàn ít nhất là 7 cm để lưu thông không khí.
Phải có biện pháp bảo vệ sản phẩm khỏi côn trùng gây hại, loài gặm nhấm và các động vật gây hại khác.
b) Các bao gói đựng hạt cacao phải được sắp xếp theo cách sau:
– các cấp loại phải để riêng biệt, giữa có lối đi rộng ít nhất là 60 cm và các bao sản phẩm cũng cách tường của kho ít nhất là 60 cm.
– có thể tiến hành khử trùng bằng phương pháp xông hơi và/hoặc phun bằng thuốc diệt côn trùng thích hợp, nếu cần.
– không để sản phẩm bị nhiễm bẩn mùi hoặc hương, hoặc bụi từ các sản phẩm khác, ví dụ như các loại thực phẩm khác, dầu, xi măng, nhựa đường,…
c) Độ ẩm của mỗi lô phải được kiểm tra định kỳ trong suốt quá trình bảo quản và ngay trước khi chuyển lên tàu.
7.4 Vận chuyển
Hạt cacao được vận chuyển bằng phương tiện khô ráo, sạch, bảo vệ được sản phẩm.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7519:2005 VỀ HẠT CACAO DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7519:2005 | Ngày hiệu lực | 25/01/2006 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Khoa học - Công nghệ An toàn thực phẩm |
Ngày ban hành | 25/01/2006 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |