TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6415-6:2005 (ISO 10545-6:1995) VỀ GẠCH GỐM ỐP LÁT – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 6: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀI MÒN SÂU ĐỐI VỚI GẠCH KHÔNG PHỦ MEN DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 09/02/2006

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6415-6 : 2005

GẠCH GỐM ỐP LÁT – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 6: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀI MÒN SÂU ĐỐI VỚI GẠCH KHÔNG PHỦ MEN

Ceramic floor and wall tiles – Test methods – Part 6: Determination of resistance to deep abrasion for unglazed tiles

1. Phạm vi áp dụng

Phần này của TCVN 6415 : 2005 quy định phương pháp xác định độ chịu mài mòn sâu áp dụng cho các loại gạch gốm lát nến không phủ men.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

ISO 630-1 structural steels – Part 1: Plates, wide flats, bars, sections and profiles (Thép kết cấu – Phần 1: Thép tầm, thép dải rộng, thép thanh, thép định hình và thép hình).

ISO 8486-1 Bonded abrasives – Grain size analysis – Designation and determination of grain size distribution – Part 1: Macrogrits F 4 to F 220 (Vật liệu mài mòn – Phân tích cỡ hạt – Phương pháp phân loại và xác định sự phân bố cỡ hạt – Phần 1: Cỡ hạt từ F 4 đến F 220).

3. Nguyên tắc

Độ chịu mài mòn của gạch gốm không phủ men được xác định bằng cách đo chiều dài rãnh tạo ra trên bề mặt của sản phẩm do quá trình mài của một đĩa quay dưới các điều kiện xác định có sử dụng vật liệu mài.

4. Thiết bị

4.1. Thiết bị mài

Thiết bị mài (xem Hình 1) gồm chủ yếu một đĩa quay, một phễu chứa vật liệu mài có lỗ xả, một giá đỡ mẫu và một đối trọng.

Đĩa quay được chế tạo từ thép E235A (Fe 360A) (ISO 630-1) có đưòng kính (200 + 0,2) mm, chiều dày vành ngoài (10 ± 0,1) mm và tốc độ quay là 75 vòng/phút.

Áp lực của đĩa quay lên mẫu thử được xác định bằng cách hiệu chuẩn thiết bị theo miếng chuẩn silic dioxit đã nung chảy. Áp lực này điều chỉnh sao cho sau 150 vòng quay sử dụng vật liệu mài F 80 (ISO 8486-1), độ dài của rãnh tạo ra là (25 ± 0,5) mm. Silic dioxit nung chảy được dùng làm chuẩn đầu. Có thể dùng thuỷ tinh nổi hoặc các sản phẩm khác làm chuẩn thứ.

Khi đường kính đĩa quay bị mòn đi 0,5 % so với đường kính ban đầu, phải thay đĩa quay mới.

4.2. Dụng cụ đo, chính xác đến 0,1 mm.

4.3. Vật liệu mài, Nhôm oxit trắng cỡ hạt F 80 nung chảy, theo ISO 8486-1.

5. Mẫu thử

5.1. Loại mẫu thử

Tiến hành phép thử trên viên mẫu nguyên hoặc các miếng mẫu nhỏ kích thước phù hợp. Trước khi thử, các miếng mẫu nhỏ phải được gắn khít với nhau trên một nền phẳng lớn hơn.

5.2. Chuẩn bị mẫu thử

Sử dụng các mẫu thử sạch, khô.

5.3. Số lượng mẫu thử

Tiến hành thử ít nhất là 5 mẫu.

6. Cách tiến hành

Đặt mẫu thử lên thiết bị thử (4.1) sao cho mặt mẫu thử tiếp tuyến với đĩa quay. Phải đảm bảo cấp đều vật liệu mài (4.3) vào vùng mài với lưu lượng (100 ± 10) g/100 vòng quay.

Cho đĩa quay 150 vòng. Lấy mẫu ra khỏi thiết bị và đo chiều dài rãnh L, chính xác đến 0,5 mm. Trên mỗi mặt chính của mẫu, tiến hành thử ít nhất tại hai vị trí vuông góc với nhau..

Đối với sản phẩm có bề mặt lồi lõm phần lồi lên phải được mài phẳng trước khi thử, các kết quả thử này sẽ không giống các kết quả thử các mẫu tương tự có bề mặt phẳng.

Không dùng lại vật liệu mài.

7. Tính kết quả

Độ chịu mài mòn sâu, biểu thị bằng thể tích (V) của vật liệu mất đi, tính bằng milimét khối, trên cơ sở chiều dài rãnh L, theo công thức sau:

Với: sin (0,5a) = 

trong đó:

a là góc ở tâm đĩa quay xác định theo chiều dài rãnh (Hình 2). tính bằng độ;

h là chiều dày của đĩa quay, tính bằng mm;

d là đường kính của đĩa quay, tính bằng mm;

L là chiều dài của rãnh, tính bằng mm.

Bảng 1 nêu một số giá trị tương đương của L và V.

8. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm gồm các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) mô tả viên mẫu;

c) chiều dày L của từng rãnh, chính xác đến 0,5 mm;

d) thể tích từng rãnh V, tính theo milimét khối;

e) thể tích trung binh Vm tính theo milimét khối.

Hình 1 – Sơ đồ thiết bị thử độ chịu mài mòn sâu

Hình 2 – Xác định rãnh mòn

Bảng 1 – Các giá trị tương ứng

l

mm

V

mm3

l

mm

V

mm3

l

mm

V

mm3

l

mm

V

mm3

l

mm

V

mm3

20

67

30

227

40

540

50

1062

60

1851

20,5

72

30,5

238

40,5

561

50,5

1094

60,5

1899

21

77

31

250

41

582

51

1128

61

1947

21,5

83

31,5

262

41,5

603

51,5

1162

61,5

1996

22

89

32

275

42

626

52

1196

62

2046

22,5

95

32,5

288

42,5

649

52,5

1232

62,5

2097

23

102

33

302

43

672

53

1268

63

2149

23,5

109

33,5

316

43,5

696

53,5

1305

63,5

2202

24

116

34

330

44

720

54

1342

64

2256

24,5

123

34,5

345

44,5

746

54,5

1380

64,5

2310

25

131

35

361

45

771

55

1419

65

2365

25,5

139

35,5

376

45,5

798

55,5

1459

65,5

2422

26

147

36

393

46

824

56

1499

66

2479

26,5

156

36,5

409

46,5

852

56,5

1541

66,5

2537

27

165

37

427

47

880

57

1583

67

2596

27,5

174

37,5

444

47,5

909

57,5

1625

67,5

2656

28

184

38

462

48

938

58

1689

68

2717

28,5

194

38,5

481

48,5

968

58,5

1713

68,5

2779

29

205

39

500

49

999

59

1758

69

2842

29,5

215

39,5

520

49,5

1030

59,5

1804

69,5

2906

 

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6415-6:2005 (ISO 10545-6:1995) VỀ GẠCH GỐM ỐP LÁT – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 6: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀI MÒN SÂU ĐỐI VỚI GẠCH KHÔNG PHỦ MEN DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN6415-6:2005 Ngày hiệu lực 09/02/2006
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 09/02/2006
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản