TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7401:2004 VỀ TIÊU CHUẨN CHUNG ĐỐI VỚI PHOMAT DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7401 : 2004

TIÊU CHUẨN CHUNG ĐỐl VỚI PHOMAT

General Standard for cheese

Lời nói đầu

TCVN 7401 : 2004 do Ban kỹ thuật TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, trên cơ sở dự thảo đ nghị của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, có tham khảo CODEX STAND A-6-1978, Rev.1-1999, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

TCVN 7401 : 2004

TIÊU CHUẨN CHUNG Đl VỚI PHOMAT

General Standard for cheese

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại phomat để tiêu thụ trực tiếp hoặc chế biến tiếp theo, phù hợp với mô tả trong điều 2 của tiêu chuẩn này.

Đối vi các loại phomat hoặc các nhóm phomat khác nhau đã có các tiêu chuẩn qui định riêng, có thể chứa các điu khoản cụ thể hơn so với tiêu chuẩn này thì cần phải tuân theo các điều khoản cụ thể đó.

2. Mô tả sản phẩm

2.1. Phomat là sản phẩm có dạng rất cứng, cứng, nửa cứng hoặc mềm đã được ủ chín hoặc không qua giai đoạn ủ chín, trong đó tỷ lệ giữa whey protein/casein không vượt quá mức có trong sữa, thu được bằng cách:

a) Làm đông tụ toàn phần hoặc một phn các nguyên liệu sau đây: sữa và/hoặc các sản phẩm từ sữa, dưới tác dụng của men hoặc các tác nhân làm đông tụ thích hợp khác và sau quá trình đông tụ tách phwhey và/hoặc

b) Các kỹ thuật chế biến gồm quá trình đông tụ sữa và/hoặc các sản phẩm từ sữa để tạo sản phẩm cuối cùng có các đặc tính cảm quan và hóa, lý giống như phần định nghĩa sản phẩm ở (a).

2.2. Phomat ủ chín là phomat ngay sau khi sản xuất phải qua công đoạn lên men trong một khoảng thời gian  nhiệt độ nhất định và dưới các điều kiện nhất định khác sao cho tạo được các đặc tính lý, hóa đặc trưng cho phomat theo yêu cầu.

2.3. Phomat mốc là loại phomat ủ mốc trong đó quá trình ủ mốc đã được kết thúc khi nấm mốc đặc trưng mọc khắp bên trong và/hoặc trên bề mặt của phomat.

2.4. Phomat không ủ chín là phomat tươi có thể tiêu th ngay sau khi sản xuất.

3. Thành phần cơ bản và chỉ tiêu chất lượng

3.1. Nguyên liệu

Sữa và/hoc các sản phẩm từ sữa.

3.2. Các thành phần cho phép

– Vi khuẩn tạo axit lactic và/hoặc tạo hương vị và các chủng vi sinh vật có ích khác.

– Các enzym thích hợp và an toàn.

– Muối ăn: theo TCVN 3974 – 84 Muối ăn – Yêu cầu kỹ thuật.

– Nước uống, theo qui định hiện hành [1].

4. Phụ gia thực phẩm

Sử dụng các loại phụ gia thực phẩm được liệt kê sau đây và chỉ trong các giới hạn qui định.

Đối với phomat không ủ chín : sử dụng các loại phụ gia được liệt kê trong tiêu chuẩn đối với phomat không ủ bao gm c phomat tươi.

Phomat trong muối: sử dụng các loại phụ gia được liệt kê trong tiêu chuẩn đối với phomat trong muối [2].

Đối với phomat  chín, bao gồm cả phomat mốc : các phụ gia không được liệt kê dưới đây mà được qui định trong các tiêu chuẩn riêng cho các loại phomat ủ chín khác nhau cũng có thể được sử dụng cho các loại phomat tương tự trong các giới hạn qui định của tiêu chuẩn đó.

Số INS

Tên gọi

Mức tối đa

100

Curcumin (đối với cùi phomat thực phẩm)

Giới hạn bởi GMP

101

Riboflavin

120

Carmin (chỉ dùng cho phomat béo đỏ)

140

Clorophyl (chỉ dùng cho phomat béo xanh)

141

Clorophyl phức đng

15 mg/kg

160a(i)

b-caroten (tổng hợp)

25 mg/kg

160a(ii)

Caroten (các chiết xuất tự nhiên)

600 mg/kg

160b

Chiết xuất annatto

 

 

– màu bình thường

10 mg/kg (theo bixin/norbixin)

 

– màu da cam

25 mg/kg (theo bixin/norbixin)

 

– màu da cam sẫm

50 mg/kg (theo bixin/norbixin)

160c

Dầu ớt

Giới hạn bởi GMP

160e

b-apo-Carotenal

35 mg/kg

160f

Axit b-apo-8’-carotenoic, este metyl hoặc este etyl

35 mg/kg

162

Đỏ củ cải

Giới hạn bi GMP

171

Titan dioxit
Chất điu chỉnh độ axit

170

Canxi cacbonat

Giới hạn bởi GMP

504

Magie cacbonat

575

Glucono delta-lacton
Chất bảo quản

200

Axit sorbic

3000 mg/kg tính theo axit sorbic

201

Natri sorbat

202

Kali sorbat

203

Canxi sorbat

234

Nisin

12,5 mg/kg

239

Hexametylen tetramin (ch có Provolon)

25 mg/kg, biểu thị theo formaldehyt

251

Natri nitrat

50 mg/kg, biểu thị theo NaNO3

252

Kali nitrat

280

Axit propionic

3 000 mg/kg tính theo axit propionic

281

Natri propionat

282

Canxi propionat

1105

Lysozym

Giới hạn bởi GMP

Chỉ dùng để xử lý b mặt/vỏ

200

Axit sorbic

1 g/kg đơn lẻ hay kết hợp, tính theo axit sorbic

202

Kali sorbat

203

Canxi sorbat

235

Pimarixin (natamyxin)

2 mg/dm3 bề mặt. Không sâu quá 5 mm

Phụ gia hỗn hợp

508

Kali clorua

Giới hạn bởi GMP

Phomat cắt miếng, thái lát, vụn hoặc mài

Tác nhân chống vón

460

Xenluloza

Giới hạn bởi GMP

551

Silicon dioxit không kết tinh

10 g/kg đơn lẻ hay kết hợp. Silicat được tính theo Silicon dioxit

552

Canxi silicat

553

Magie silicat

554

Natri aluminosilicat

555

Kali aluminosilicat

556

Canxi nhôm silicat

559

Nhôm silicat

560

Kali silicat
Chất bảo quản

200

Axit sorbic

1 g/kg đơn lẻ hay kết hợp được tính theo axit sorbic

202

Kali sorbat

203

Canxi sorbat

5. Các chất nhiễm bẩn

5.1. Hàm lượng kim loại nặng trong phomat được qui định trong bảng 1.

Bảng 1 – Hàm lượng kim loại nặng trong phomat

Tên chỉ tiêu

Mức tối đa (mg/kg)

1. Hàm lượng chì (Pb)

0,05

2. Hàm lượng asen (As)

0,5

3. Hàm lượng thủy ngân (Hg)

0,05

4. Hàm lượng cadimi (Cd)

1,0

5.2. Độc tố vi nấm trong phomat: Hàm lượng aflatoxin M, không lớn hơn 0,5 mg/kg.

5.3. Yêu cầu vệ sinh đi với phomat

5.3.1. Khuyến nghị các sản phẩm là đối tượng của tiêu chuẩn này phải được chế biến và xử lý theo Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm [3].

5.3.2. Sn phẩm là đối tượng của tiêu chuẩn này phải tuân thủ các biện pháp kiểm soát từ giai đoạn sản xuất nguyên liệu thô đến khi tiêu thụ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

5.3.3. Sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu v vi sinh vật trong bảng 2.

Bảng 2 – Chỉ tiêu vi sinh vật trong phomat

Tên chỉ tiêu

Mức ti đa

1. Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1 g sản phẩm

104

2. Số Coliforms trong 1 g sản phẩm

10

3. Số E.Coli trong 1 g sản phẩm

0

4. Số Salmonella trong 25 g sản phẩm

0

5. Số Staphylococcus areus trong 1 g sản phẩm

0

6. Ghi nhãn, bao gói, bảo quản, vận chuyển

6.1. Ghi nhãn

Ghi nhãn theo TCVN 7087 : 2002 [CODEX STAN 1 – 1985 (Rev. 1-1991, Amd. 1999 & 2001)] Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn. Ngoài ra cần bổ sung các nội dung sau đây:

 Tên sản phẩm: Tên gọi của sản phẩm phải là “phomat. Tuy nhiên chữ “phomat” có thể được bỏ qua khi tên của loại phomat riêng được xác định trong tiêu chuẩn cụ thể.

– Trong trường hợp sản phẩm không được định rõ bằng tên loại cụ thể mà bằng một từ “phomat” thì việc định tên có thể kèm theo các thuật ngữ mô tả thích hợp khác dưới đây:

Định rõ theo độ cứng và đặc trưng của quá trình ủ chín

Theo độ cứng: Thuật ngữ 1

Theo nguyên lý ủ chín: Thuật ngữ 2

MFFB %

Tên gọi

< 51

Rất cứng

ủ chín

49  56

Cứng

ủ mốc

54  69

Cứng/Nửa cứng

Không  chín/tươi

> 67

Mềm

Trong muối

MFFB là phn trăm lượng ẩm theo cơ bản không béo:

Lượng ẩm của phomat

x 100

Khối lượng tổng số của phomat – khối lượng chất béo trong phomat

– Ghi hàm lượng chất béo sữa: Hàm lượng chất béo sữa phải được công bố bằng phần trăm khối lượng hoặc bằng phần trăm chất béo theo chất khô hoặc bằng gam trên khẩu phần.

Ngoài ra, có thể sử dụng các thuật ngữ sau đây:

Chứa hàm lượng chất béo cao (nếu hàm lượng cht béo tính theo chất khô lớn hơn hoặc bằng 60 %);

Cha chất béo (nếu hàm lượng chất béo tính theo chất khô lớn hơn hoặc bằng 45 % và nhỏ hơn 60 %);

Chứa hàm lượng chất béo trung bình (nếu hàm lượng chất béo tính theo chất khô lớn hơn hoc bằng 25 % và nhỏ hơn 45 %);

Tách một phần cht béo (nếu hàm lượng chất béo tính theo chất khô lớn hơn hoặc bằng 10 % và nhỏ hơn 25 %);

Tách hoàn toàn chất béo (nếu hàm lượng chất béo tính theo chất khô lớn nhỏ hơn 10 %);

– Điền ngày : Thời hạn dùng tối thiểu không cần phải ghi trên nhãn đối với phomat rất cứng, phomat cứng và phomat nửa cứng không ủ mốc/ủ chín – mềm và không dùng để bán cho người tiêu dùng trực tiếp, khi đó cần phải ghi ngày sản xuất.

6.2. Bao gói

Sản phẩm phomat được đựng trong bao bì chuyên dùng cho thực phẩm.

6.3. Bảo quản

Điều kiện bảo quản cho từng loại phomat theo qui định của nhà sản xuất.

6.4. Vận chuyển

Phương tiện vận chuyển phomat phải khô, sạch, có mui che, không có mùi lạ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] “Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống”, ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ.

[2] CODEX STAN 208 – 1999, Phomat trong muối.

[3] TCVN 5603 : 1998 (CAC/RCP 1-1969; Rev. 3-1997), Quy phạm thực hành v những nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7401:2004 VỀ TIÊU CHUẨN CHUNG ĐỐI VỚI PHOMAT DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN7401:2004 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực An toàn thực phẩm
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản