TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM TCXDVN 340:2005 VỀ LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT – TỪ VỰNG – PHẦN 1: THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BẢN VẼ KỸ THUẬT – THUẬT NGỮ CHUNG VÀ CÁC DẠNG BẢN VẼ DO BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 08/09/2005

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 340:2005

LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT – TỪ VỰNG – PHẦN 1. THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BẢN VẼ KỸ THUẬT – THUẬT NGỮ CHUNG VÀ CÁC DẠNG BẢN VẼ

LỜI NÓI ĐẦU

TCXDVN 340:2005 (ISO 10209-1) – “Lập hồ sơ kỹ thuật – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật – Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ” quy định các định nghĩa và thuật ngữ được sử dụng khi lập hồ sơ kỹ thuật.

TCXDVN 340:2005 (ISO 10209-1) – “Lập hồ sơ kỹ thuật – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật – Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ” được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BXD ngày 08 tháng 08 năm 2005.

 

LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT – TỪ VỰNG

Phần 1: THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BẢN VẼ KỸ THUẬT – THUẬT NGỮ CHUNG VÀ CÁC LOẠI BẢN VẼ

Technical product documentation – Vocabulary – Part 1 –Terms relating to technical drawings – General and types of drawings.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định và định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng trong việc lập hồ sơ kỹ thuật bao gồm các bản vẽ kỹ thuật trong mọi lĩnh vực sử dụng.

Ghi chú: Các thuật ngữ được định nghĩa trong tiêu chuẩn này được in nghiêng

2. Thuật ngữ chung

2.1. Biểu đồ; giản đồ (chart; graph): Hình thể hiện bằng đồ thị, thường nằm trong một hệ toạ độ, thể hiện mối quan hệ giữa hai hệ thống biến số hoặc hơn.

2.2. Mặt cắt (cut; sectional view): Tiết diện được thể hiện phần bị cắt có đường bao quanh

2.3. Chi tiết (detail): Thể hiện dưới dạng bản vẽ một chi tiết cấu tạo hoặc một phần của chi tiết cấu tạo hoặc một tổ hợp, thường được vẽ với tỷ lệ lớn để cung cấp các thông tin cần thiết.

2.4. Sơ đồ (diagram): Bản vẽ trong đó có các kí hiệu đồ hoạ được sử dụng để chỉ rõ các chức năng của các thành phần trong một hệ thống và mối quan hệ giữa chúng.

2.5. Mặt đứng (elevation): Mặt nhìn trên mặt phẳng thẳng đứng.

2.6. Chi tiết cấu tạo (item):  Cấu kiện, thành phần, bộ phận hoặc đặc trưng vật chất của một vật thể được thể hiện trên một bản vẽ.

2.7. Toán đồ (nomogram): Biểu đồ từ đó có thể xác định các giá trị gần đúng của một hoặc nhiều thông số mà không cần phải tính toán.

2.8. Mặt bằng (plan): Mặt nhìn hoặc mặt cắt, trong mặt phẳng nằm ngang, được nhìn từ trên xuống.

2.9. Tiết diện (section): Thể hiện các dường viền của vật thể nằm trong một hoặc nhiều mặt phẳng cắt.

2.10. Phác thảo (sketch): Bản vẽ được sơ phác bằng tay mà không cần có tỷ lệ.

2.11. Bản vẽ kỹ thuật (technical drawing; drawing): Thông tin kỹ thuật được chứa đựng trong một vật mang tin được thể hiện ở dạng hình vẽ tuân thủ các quy tắc đã thoả thuận và thường phải theo tỷ lệ.

2.12. Mặt nhìn (view): Phép chiếu thẳng góc thể hiện phần nhìn thấy được của vật thể và nếu cần có thể cả các nét khuất của vật thể đó.

3. Các loại bản vẽ

3.1. Bản vẽ hoàn công, bản vẽ ghi lại (as – built drawing; record drawing): Bản vẽ dùng để ghi chép các chi tiết của một công trình xây dựng sau khi dẫ hoàn thành.

3.2. Bản vẽ lắp ráp (assembly drawing): Bản vẽ thể hiện các vị trí rương quan và/ hoặc hình dạng của một cụm đã tổ hợp ở mức cao các bộ phận được lắp ráp.

Ghi chú: Đối với các nhóm tổ hợp ở mức thấp hơn, xem điều 3.22.

3.3. Mặt bằng khối nhà (block plan): Bản vẽ xác định khu đất xây dựng và định vị các đường viền của công trình xây dựng trong mối tương quan với quy hoạch đô thị hoặc các tài liệu tương tự.

3.4. Bản vẽ thành phần (component drawing): Bản vẽ mô tả một thành phần, bao gồm tất cả các thông tin  cần thiết để xác định thành phần đó.

3.5. Bản vẽ nhóm thành phần (component range drawing): Bản vẽ trình bày các kích thước, hệ thống tài liệu tham chiếu (loại thành phần và mã số nhận biết) và các số liệu về tính năng của nhóm các thành phần thuộc một loại nào đó.

3.6. Bản vẽ chi tiết (detail drawing): Bản vẽ trình bày các phần của công trình hoặc một bộ phận, thường được phóng to ra và gồm có các thông tin đặc trưng về hình dạng, cấu tạo hoặc cách lắp ráp và các mối nối.

3.7. Bản vẽ phác thảo, bản vẽ sơ bộ (draft drawing; preliminary drawing): Bản vẽ là cơ sở cho sự lựa chọn một giải pháp  cuối cùng và/hoặc để thảo luận giữa các bên liên quan.

3.8. Bản vẽ bố trí chung (general arrangement drawing): Bản vẽ thể hiện bố cục của công trình xây dựng, bao gồm vị trí công trình, các hệ tham chiếu cho các hạng mục và kích thước.

3.9. Bản vẽ tổ hợp chung (general assembly drawing): Bản vẽ lắp ráp thể hiện tất cả các nhóm và các phần của sản phẩm đã hoàn chỉnh.

3.10. Bản vẽ lắp đặt (installation drawing): Bản vẽ thể hiện hình dạng chung của một chi tiết cấu tạo và các thông tin cần thiết để lắp đặt chi tiết cấu tạo đó vào các kết cấu lắp ghép và các chi tiết cấu tạo liên quan.

3.11. Bản vẽ giao diện (interface drawing): Bản vẽ thể hiện thông tin cho việc lắp ráp và ghép đôi hai bộ phận liên quan tới kích thước, giới hạn hình học, tính năng và yêu cầu thử nghiệm.

3.12. Danh mục chi tiết cấu tạo (item list): Bản liệt kê đầy đủ của các chi tiết cấu tạo của một tổ hợp (hoặc tổ hợp con) hoặc của các phần được chi tiết hơn thể hiện trong một bản vẽ.

3.13. Tổng mặt bằng, bản vẽ vị trí (layout drawing): Bản vẽ thể hiện vị trí của các khu đất xây dựng, kết cấu, công trình, không gian chi tiết, các bộ phận và thành phần.

3.14. Bản vẽ gốc (original drawing): Bản vẽ thể hiện các số liệu hiện hành hoặc thông tin được duyệt, trong đó có ghi lại các sửa đổi mới nhất.

3.15. Bản vẽ đường bao (outline drawing): Bản vẽ thể hiện đường bao ngoài, các kích thước tổng và hình khối chung của một vật thể, được dùng để xác định các yêu cầu khi đóng gói, vận chuyển và lắp đặt.

3.16. Bản vẽ từng bộ phận (part drawing): Bản vẽ thể hiện một bộ phận rời (không thể tháo nhỏ hơn nữa) và bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để xác định bộ phận tháo rời đó.

3.17. Bản vẽ bố trí bộ phận (partial arrangement drawing): Bản vẽ thể hiện một phần được giới hạn trong bản vẽ bố trí chung, thường được phóng to và đưa ra các thông tin bổ sung.

3.18. Bản vẽ khuôn mẫu (pattern drawing): Bản vẽ thể hiện một mẫu làm bằng gỗ, kim loại hoặc các chất liệu khác, được nhồi bởi vật liệu tạo khuôn để làm thành khuôn để đúc.

3.19. Bản vẽ chế tạo (production drawing): Bản vẽ thường được lập dựa trên các số liệu thiết kế, thể hiện tất cả các thông tin cần thiết để chế tạo.

3.20. Bản vẽ tương đồng (tabular drawing): Bản vẽ thể hiện các bộ phận có hình dạng giống nhau nhưng có các đặc trưng khác nhau.

3.21. Mặt bằng khu đất xây dựng (site plan): Bản vẽ thể hiện vị trí của các công trình xây dựng trong mối liên quan với các điểm định vị, các lối vào, và bố trí mặt bằng tổng thể khu đất xây dựng. Bản vẽ cũng bao gồm thông tin về hệ thống kỹ thuật, hệ thống đường  xá và cảnh quan.

3.22. Bản vẽ lắp ráp bổ sung (subassembly drawing): Bản vẽ tổ hợp ở mức thấp hơn, chỉ thể hiện một số nhóm hoặc một số phần.

 

PHỤ LỤC A
(Tham khảo)

CÁC THUẬT NGỮ TƯƠNG ĐƯƠNG

 

Tiếng việt

Tiếng Anh

Tiếng Pháp

Tiếng Đức

Tiếng Italia

Tiếng

Thụy Điển

English Anglais

French Francais

German Allemand

Italian

Italien

Swedish

Suédois

2.1 Biểu đồ, giản đồ chart; graph Diagramme Diagramm Diagramma diagram
2.2 Mặt cắt cut; sectional view Coupe Schnitt Taglio snitt; snittvy
2.3 Chi tiết detail Dðtail Einzelheit Dettagilo detalj
2.4 Sơ đồ diagram Schéma Schema- Zeichnung Schema schema
2.5 Mặt đứng elevation élévation Vertikalansicht Elevazione vertikalprojektion; elevation
2.6 Chi tiết cấu tạo item article repéré Gegenstand particolare artikel; objekt
2.7 Toán đồ nomogram Abaque Nomogramm nomogramma; abaco nomogram
2.8 Mặt bằng plan vue en plan Horizontalansicht pianta plan
2.9 Tiết diện section Section Schnitt sezione sektion; snitt
2.10 Phác thảo sketch Croquis Skizze schizzo skiss
2.11 Bản vẽ kỹ thuật technical drawing; drawing dessin technique; dessin technische Zeichnung; Zeichnung disegno; disegnotecnico ritning
2.12 Mặt  nhìn view Vue Ansicht vista vy
3.1 Bản vẽ hoàn công, bản vẽ ghi lại as-built drawing; record drawing dessin de récoleme-nt Baufortschritts- Zeichnung disegno come costruito relationsritning
3.2 Bản vẽ lắp ráp assembly drawing dessin d’ensemble Gruppen – Zeichnung disegno d’nsieme sammanstallningstiting
3.3 Mặ bằng khối nhà block plan plan de masse Lageplan pianta a biocchi blockritning; oversiktsplan
3.4 Bản vẽ thành phần component drawing dessin de composant Einzelteil – Zeichnung disegno ddi componente komponentritning
3.5 Bản vẽ nhóm thành phần component range drawing dessin de série de composants Sammel – Zeichnung disegno di gruppo di componenti utsalg; utslagsritning; forteckningsritning
3.6 Bản vẽ chi tiết detail drawing dessin de détail Detail – Zeichnung disegno di dettaglio dataliritning
3.7 Bản vẽ phác thảo, bản vẽ sơ bộ draft drawing; preliminary drawing dessin de projet; dessin d’avant – projet Entwurfs – Zeichnung disegno preliminare forslagsritning
3.8 Bản vẽ bố trí chung general arrangement drawing dessin de disposition générale Anordnungsplan disegno di disposizione generale anlaggningsritning sammanstallningsritnin; huvudritning
3.9 Bản vẽ tổ hợp chung general assembly drawing dessin d’assemblage Zusammenbau – Zeichnung disegno di insieme generale huvudsammanstallning – ritning
3.10 Bản vẽ lắp đặt installation drawing dessin d’installation Einbau – Zeichnung disegno di installazione installationsritning; uppstallningsritning;
3.11 Bản vẽ giao diện interface drawing dessin d’interface Schnittstellen – Zeichnung disegno di interfaccia sampassningsritning
3.12 Danh mục các chi tiết cấu tạo item list Nomenclature Stuckliste distinta pezzi stycklista; detaljlista; gruppspecifikation
3.13 Tổng mặt bằng, bản vẽ vị trí layout drawing; location drawing Dessin de disposition; dessin d;implantation Ausfuhrungszeic hnung; Lageplan disegno di disposizione planritning; oversiktsritning
3.14 Bản vẽ gốc original drawing dessin original Original – Zeichnung disegno originale originalritning
3.15 Bản vẽ đường bao outline drawing dessin d’expédition MaBbild disegno di ingombro konturritning
3.16 Bản vẽ từng bộ phận part drawing Dessin de pièce Teil-Zeichnung disegno di particolare detaljritning
3.17 Bản vẽ bố trí bộ phận Partial arrrangement drawing Dessin de disposition partielle Erganzungs – Zeichnung disegno di disposizione parziale delanlaggningsritning; del sammangstallningsritning
3.18 Bản vẽ khuôn mẫu pattern drawing Dessin de modèle Modellzeichnung disegno di modello modellritning
3.19 Bản vẽ chế tạo

 

production drawing dessin d’exécution Fertigungs – Zeichnung disegno di produzione tillverkningsritning; atbets – ritning
3.20 Bản vẽ tương đồng tabular drawing dessin commun Vordruck – Zeichnung disegno prestampato tabellritning
3.21 Mặt bằng khu đất xây dựng site plan plande situation Baustellenpian piano di disposizione situationsplan
3.22 Bản vẽ lắp ráp bổ sung sub-assembly drawing Dessin de sous ensemble Untergruppen – Zeichnung disegno di sottoinsieme grupritning

 

 

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM TCXDVN 340:2005 VỀ LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT – TỪ VỰNG – PHẦN 1: THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BẢN VẼ KỸ THUẬT – THUẬT NGỮ CHUNG VÀ CÁC DẠNG BẢN VẼ DO BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCXDVN340:2005 Ngày hiệu lực 08/09/2005
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo 24/08/2005
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành 08/08/2005
Cơ quan ban hành Bộ xây dựng
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản