TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13538:2022 (BS EN 564:2014) VỀ THIẾT BỊ LEO NÚI – DÂY PHỤ KIỆN – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13538:2022

BS EN 564:2014

THIẾT BỊ LEO NÚI – DÂY PHỤ KIỆN – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Mountaineering equipment – Accessory cord  Safety requirements and test methods

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu an toàn

4.1  Cấu trúc

4.2  Đường kính

4.3  Độ bền kéo

4.4  Khối lượng trên đơn vị độ dài

5  Phương pháp thử

5.1  Mẫu thử

5.2  Ổn định mẫu

5.3  Đường kính

5.4  Xác định độ bền kéo

5.5  Xác định khối lượng trên đơn vị độ dài

 Ghi nhãn

 Thông tin do nhà sản xuất cung cấp

8  Bao gói                                                           

Phụ lục A (tham khảo) Các tiêu chuẩn về thiết bị leo núi

Phụ lục ZA (tham khảo) Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn này và các yêu cầu cơ bản tại Nghị định (EU) 2016/425 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 9/3/2016 về phương tiện bảo vệ cá nhân

 

Lời nói đầu

TCVN 13538:2022 hoàn toàn tương đương với BS EN 564:2014;

TCVN 13538:2022 do Viện Khoa học thể dục thể thao biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THIẾT BỊ LEO NÚI – DÂY PHỤ KIỆN – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Mountaineering equipment – Accessory cord  Safety requirements and test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn và phương pháp thử đối với dây phụ kiện, được cung cấp dưới dạng cuộn vào ru lô hoặc các đoạn dây với độ dài khác nhau, sử dụng cho hoạt động leo núi bao gồm cả trèo núi.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 2307:2010 1)Fibre ropes – Determination of certain physical and mechanical properties (Dây xơ- Xác định một số tính chất vật lý và cơ học)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Dây phụ kiện (accessory cord)

Dây dự kiến được sử dụng để chịu lực, không dự kiến sử dụng cho việc hấp thu năng lượng

4  Yêu cầu an toàn

4.1  Cấu trúc

Dây phụ kiện phải được làm theo cấu trúc kernmantel (gồm phần lõi và vò được tết bằng sợi) có đường kính danh nghĩa từ 4 mm đến 8 mm.

4.2  Đường kính

Đường kính danh nghĩa dnom phải là một trong những giá trị tại Bảng 1.

Sai lệch giới hạn giữa giá trị thực deff và đường kính danh nghĩa cho trước không được lớn hơn 

Đường kính thực phải được xác định theo 5.3.

Bảng 1 – Đường kính danh nghĩa và độ bền kéo tối thiểu

Đường kính danh nghĩa

dnom

mm

Độ bền kéo tối thiểu

FBmin

kN

4

3,2

5

5,0

6

7,2

7

9,8

8

12,8

4.3  Độ bền kéo

4.3.1  Độ bền kéo của dây phụ kiện không được nhỏ hơn giá trị FBmin (xem Bảng 1) được tính toán theo Công thức (1):

FBmin = dnom2 x f

(1)

Trong đó

dnom là đường kính danh nghĩa, tính bằng milimét (mm);

f bằng 200 MPa 2).

4.3.2  Độ bền kéo phải được xác định theo 5.4.

4.4  Khối lượng trên đơn vị độ dài

Khối lượng trên đơn vị độ dài phải được xác định theo 5.5 và phải cung cấp thông tin theo Điều 7d).

5  Phương pháp thử

5.1  Mẫu thử

5.1.1  Tiến hành phép thử như mô tả tại 5.4 trên một mẫu thử.

5.1.2  Tiến hành phép thử như mô tả tại 5.5 trên một mẫu thử.

5.2  Ổn định mẫu

Làm khô các mẫu thử ít nhất 24 h trong môi trường khí quyển có nhiệt độ (50 ± 5) °C và độ ẩm tương đối nhỏ hơn 20 %. Ổn định các mẫu này ở môi trường khí quyển có nhiệt độ (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (50 ± 2) % trong ít nhất 72 h. Sau đó tiến hành thử nghiệm các mẫu này ở nhiệt độ (23 ± 5) °C trong vòng 10 min.

5.3  Đường kính

Đo đường kính thực deff dưới tải trọng (4 ± 0,05) kg sau khi duy trì (60 ± 15) s.

Bảo đảm tiết diện của dây phụ kiện không bị biến dạng trong quá trình tiến hành đo.

Tiến hành đo theo hai hướng quanh đường kính, bắt đầu ở các điểm tạo thành góc 90°, ở ba vị trí cách nhau xấp xỉ 300 mm. Chiều dài các khu vực tiếp xúc của thiết bị đo là (50 ± 1) mm.

Báo cáo giá trị trung bình của sáu lần đo, chính xác đến 0,1 mm.

5.4  Xác định độ bền kéo

Tiến hành xác định độ bền kéo bằng cách sử dụng máy thử kéo và các dụng cụ cố định phù hợp với 5.1 của ISO 2307:2010.

Độ dài tự do tối thiểu giữa các điểm nối là 200 mm.

Xác định tốc độ gia tải, ν, dưới dạng hàm số của độ dài tự do của mẫu thử, sử dụng Công thức (2):

v = (0,5 ± 0,1) l

(2)

Trong đó:

v là tốc độ gia tải, tính bằng milimét trên phút (mm/min);

l là độ dài tự do giữa các điểm nối, tính bằng milimét (mm).

5.5  Xác định khối lượng trên đơn vị độ dài

Tiến hành thử với độ dài tự do tối thiểu giữa các điểm nối là 1 200 mm.

CHÚ THÍCH: Không yêu cầu cụ thể về loại dụng cụ cố định.

Đặt một tải lực không gây tác động đột ngột lên mẫu thử bằng tải lượng thử (4 ± 0,05) kg.

Duy trì tải trong (60 ± 15) s và đánh dấu độ dài tham chiếu là (1 000 ± 1) mm, với khoảng cách giữa các chỗ đánh dấu và các điểm nối ít nhất là 100 mm.

Dỡ bỏ tải, cắt phần đã đánh dấu khỏi mẫu thử và xác định khối lượng phần cắt, chính xác đến 0,1 g.

Ghi chép khối lượng trên đơn vị chiều dài bằng gam trên mét, ít nhất đến hai chữ số có nghĩa.

Không có yêu cầu đặc biệt nào đối với khối lượng trên đơn vị độ dài, nhưng có thể ghi trên ru lô hoặc trên bao bì của dây phụ kiện (xem Điều 6).

6  Ghi nhãn

Ru lô hoặc bao bì dây phụ kiện đóng gói theo dây chuyền phải được ghi nhãn với ít nhất các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) tên của nhà sản xuất hoặc đại diện được ủy quyền của nhà sản xuất;

c) đường kính danh nghĩa của dây phụ kiện;

d) độ bền kéo được nhà sản xuất đảm bảo tại thời điểm sản xuất;

e) nếu dây phụ kiện được cuộn vào ru lô và bao gồm nhiều đoạn thì trên ru lô phải ghi rõ số lượng các đoạn dây.

f) năm sản xuất;

g) tùy chọn: khối lượng trên đơn vị độ dài.

7  Thông tin do nhà sản xuất cung cấp

Dây phụ kiện phải được cung cấp cùng tờ hướng dẫn trong đó sử dụng ít nhất là ngôn ngữ chính thức của quốc gia sử dụng sản phẩm, với ít nhất các thông tin sau đây:

a) tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc đại diện được ủy quyền của nhà sản xuất;

b) viện dẫn tiêu chuẩn này;

c) đường kính danh nghĩa của dây phụ kiện như quy định tại 4.2;

d) khối lượng trên đơn vị độ dài của của dây phụ kiện như quy định tại 5.5;

e) độ bền kéo được nhà sản xuất đảm bảo tại thời điểm sản xuất;

f) việc sử dụng sản phẩm;

g) cách chọn các thành phần khác để sử dụng trong hệ thống;

h) cách bảo trì/bảo dưỡng sản phẩm, dưới tác động của các tác nhân hóa học, và cách khử trùng sản phẩm mà không gây tác dụng phụ;

i) tuổi thọ của sản phẩm và cách đánh giá tuổi thọ sản phẩm;

j) phải loại bỏ không sử dụng dây phụ kiện sau khi rơi mạnh;

k) ảnh hưởng của điều kiện ẩm ướt và băng giá;

l) mối nguy của cạnh sắc;

m) ảnh hưởng của việc bảo quản và lão hóa do sử dụng;

n) ảnh hưởng của các nút thắt đến độ bền;

o) ý nghĩa của việc ghi nhãn trên sản phẩm.

8  Bao gói

Nếu dây phụ kiện được cuộn vào ru lô và bao gồm nhiều đoạn dây thì đầu của các đoạn phải được nhìn thấy rõ và không nối liền nhau.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Các tiêu chuẩn về thiết bị leo núi

Bảng A.1 – Danh mục các tiêu chuẩn về thiết bị leo núi

TT

S hiệu tiêu chuẩn

Tên tiêu chuẩn

1

TCVN 13323:2021
(BS EN 12270:2013)

Thiết bị leo núi – Phanh chống – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

2

TCVN 13324:2021
(BS EN 12275:2013)

Thiết bị leo núi – Đầu nối – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

3

TCVN 13325:2021
(BS EN 12276:2013)

Thiết bị leo núi – Neo ma sát – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

4

TCVN 13326:2021
(BS EN 12277:2015)

Thiết bị leo núi – Dây treo – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

5

TCVN 13327:2021
(BS EN 12278:2007)

Thiết bị leo núi – Ròng rọc – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

6

TCVN 13328:2021
(BS EN 12492:2012)

Thiết bị leo núi – Mũ bảo hiểm cho người leo núi – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

7

TCVN 13538:2022
(BS EN 564:2014)

Thiết bị leo núi – Dây phụ kiện – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

8

TCVN 13539:2022
(BS EN 566:2017)

Thiết bị leo núi – Dây cáp đeo – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

9

TCVN 13540:2022
(BS EN 567:2013)

Thiết bị leo núi – Kẹp dây – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

10

TCVN 13541:2022
(BS EN 892:2012
with Amendment 1:2016 and Amendment 2:2021)

Thiết bị leo núi – Dây leo núi cơ động – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

11

TCVN 13542:2022
(BS EN 893:2019)

Thiết bị leo núi – Đế đinh – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

12

TCVN 13543-1:2022
(BS EN 15151-1:2012)

Thiết bị leo núi – Thiết bị phanh hãm – Phần 1: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với thiết bị phanh hãm có khóa phanh bằng tay.

13

TCVN 13543-2:2022
(BS EN 15151-2:2012)

Thiết bị leo núi – Thiết bị phanh hãm – Phần 2: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với thiết bị hãm phanh bằng tay

14

BS EN 565:2017

Mountaineering equipment – Tape – Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi – Băng (tải) – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

15

BS EN 568:2015

Mountaineering equipment – Ice anchors – Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi – Neo leo băng – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

16

BS EN 569:2007

Mountaineering equipment – Pitons – Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi – Piton – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

17

BS EN 958:2017

Mountaineering equipment – Energy absorbing systems for use in klettersteig (via ferrata) climbing – Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi – Hệ thống hấp thụ năng lượng sử dụng trong leo núi – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

18

BS EN 959:2018

Mountaineering equipment – Rock anchors – Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi – Neo leo núi trong nhà – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

19

BS EN 13089:2011 + A1:2015

Mountaineering equipment – Ice-tools – Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi – Dụng cụ leo trên băng – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

20

BS EN 16716:2017

Mountaineering equipment – Avalanche airbag systems – Safety requirement and test methods (Thiết bị leo núi – Hệ thống túi khí đề phòng tuyết lở – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

21

BS EN 16869:2017+ AC:2018

Design/construction of Via Ferrata (Thiết kế/ cấu tạo của loại hình leo núi Via Ferrata)

22

BS EN 17109:2020

Mountaineering equipment – Individual safety systems for rope courses – Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi  Hệ thống an toàn cá nhân – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

 

Phụ lục ZA

(tham khảo)

Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn này và các yêu cầu cơ bản tại Nghị định (EU) 2016/425 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 9/3/2016 về phương tiện bảo vệ cá nhân

Tiêu chuẩn EN 564:2014 được biên soạn theo yêu cầu tiêu chuẩn hóa của Ủy ban châu Âu (M/031) nhằm cung cấp biện pháp tự nguyện phù hợp với các yêu cầu cơ bản tại Nghị định (EU) 2016/425 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 9/3/2016 về phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE).

Khi tiêu chuẩn này được trích dẫn trong Công báo của Liên minh châu Âu theo quy định của Nghị định (EU) 2016/425, thì trong phạm vi của tiêu chuẩn này, việc tuân thủ các điều khoản được nêu ở Bảng ZA.1 được giả định là phù hợp với các yêu cầu cơ bản tương ứng tại Nghị định (EU) 2016/425 và các quy định của Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (EFTA) có liên quan.

Bảng ZA.1 – Sự tương ứng giữa tiêu chuẩn này và Nghị định (EU) 2016/425

Các yêu cầu cơ bản tại Nghị định (EU) 2016/425

Các điều của tiêu chuẩn này

Ghi chú

1.2.1

Không có rủi ro và các yếu tố nội tại khác gây khó chịu

4.1, 4.2

 

1.3.2

Tính nhẹ và độ bền

4.3

 

2.12

Phương tiện bảo vệ cá nhân có một hoặc nhiều mã định danh hoặc dấu công nhận liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới sức khỏe và an toàn

Điều 6

 

1.4

Hướng dẫn và thông tin của nhà sản xuất

Điều 7

 

CẢNH BÁO 1: Giả định về sự phù hợp chỉ đúng đến khi việc viện dẫn đến tiêu chuẩn này được duy trì trong danh mục được xuất bản trên Công báo của Liên minh châu Âu. Người sử dụng tiêu chuẩn này cần thường xuyên tham khảo danh mục mới nhất được xuất bản trên Công báo của Liên minh châu Âu.

CẢNH BÁO 2: Các quy định khác có thể áp dụng cho sản phẩm thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.



1) ISO 2307:2010 đã được thay thế bởi ISO 2307:2019.

2) 1 MPa = 1 N/mm2.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13538:2022 (BS EN 564:2014) VỀ THIẾT BỊ LEO NÚI – DÂY PHỤ KIỆN – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Số, ký hiệu văn bản TCVN13538:2022 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản