TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) VỀ THIẾT BỊ GIẢI TRÍ PHAO NỔI SỬ DỤNG TRÊN VÀ TRONG NƯỚC – PHẦN 1: PHÂN CẤP, VẬT LIỆU, YÊU CẦU CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13550-1:2022

ISO 25649-1:2017

THIẾT BỊ GIẢI TRÍ PHAO NỔI SỬ DỤNG TRÊN VÀ TRONG NƯỚC – PHẦN 1: PHÂN CẤP, VẬT LIỆU, YÊU CẦU CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Floating leisure articles for use on and in the water- Part 1: Classification, materials, general requirements and test methods

Lời nói đầu

TCVN 13550-1:2022 hoàn toàn tương đương với ISO 25649-1:2017;

TCVN 13550-1:2022 do Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ TCVN 13550 (ISO 25649), Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước, gồm các phần sau đây:

– TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017), Phần 1: Phân cấp, vật liệu, yêu cầu chung và phương pháp thử;

– TCVN 13550-2:2022 (ISO 25649-2:2017), Phần 2: Thông tin cho người tiêu dùng;

– TCVN 13550-3:2022 (ISO 25649-3:2017), Phần 3: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp A;

– TCVN 13550-4:2022 (ISO 25649-4:2017), Phần 4: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp B;

– TCVN 13550-5:2022 (ISO 25649-5:2017), Phần 5: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp C;

– TCVN 13550-6:2022 (ISO 25649-6:2017), Phần 6: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp D;

– TCVN 13550-7:2022 (ISO 25649-7:2017), Phần 7: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp E.

Lời giới thiệu

0.1  Động cơ, vấn đề, đánh giá rủi ro, phương pháp

Việc khảo sát các dữ liệu thống kê liên quan đến tai nạn chết đuối và suýt chết đuối tạo ra nhận thức mới về mức độ tương quan rất lớn về chết đuối ở nhiều quốc gia. Cụ thể là ở trẻ em, chết đuối là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ hai. Các dữ liệu thống kê hiện có còn thiếu chính xác nên chưa cho thấy mối liên hệ giữa tai nạn chết đuối đối với một số sản phẩm nhất định. Mối liên hệ này chỉ được thể hiện trong những phân khúc của một loạt các sản phẩm liên quan đến hoạt động dưới nước. Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng cần dựa trên những kết luận từ phân tích rủi ro, kinh nghiệm và sự tương đồng với các trường hợp đã biết. Cách tiếp cận thứ hai là xem xét dựa trên xác suất và nguyên tắc phòng ngừa. Cách tiếp cận này được áp dụng cụ thể cho nhóm sản phẩm “Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước”, vì hiện nay nhóm này đã tạo nên một phân khúc thị trường cần được tiêu chuẩn hóa bởi lý do an toàn. Ngoài những thiếu sót về mặt thống kê, mối liên hệ giữa các sản phẩm nhất định và rủi ro chết đuối gia tăng là có thật. Phân tích rủi ro được thực hiện bởi Nhóm công tác WG 13 về du lịch bền vững đã chỉ ra bản chất của các rủi ro từng phần và rủi ro cuối cùng.

Cho đến nay, hoạt động tiêu chuẩn hóa đã giải quyết các rủi ro qua việc công bố các bộ tiêu chuẩn nhằm bảo vệ chống chết đuối và bao gồm một số sản phẩm được sử dụng trong các hoạt động giải trí trên và trong nước. Đó là những tiêu chuẩn bao quát các sản phẩm phù hợp cho các hoạt động như trò chơi dưới nước, thể thao dưới nước, chèo thuyền, lặn, học bơi và thậm chí cả các phương tiện khẩn cấp như phương tiện hỗ trợ nổi và áo phao cứu sinh. Ngoài các hoạt động và sản phẩm điển hình và truyền thống này là xu hướng sản xuất và tiếp thị các sản phẩm mới ngày càng nhiều. Tất cả các sản phẩm này đều nhằm mục đích tăng thêm sự sảng khoái và tiêu khiển trên nước, với tốc độ cao hơn, hành động và cảm giác mạnh hơn, cũng như có các hoạt động mạo hiểm mới như “chui ống”, “chèo thuyền vượt thác” v.v… Các sản phẩm mới được cài biến một phần hoặc phát triển thêm các tính mới từ các sản phẩm truyền thống cốt lõi. Thêm vào đó, điều dễ hiểu là có xu hướng đưa ngày càng nhiều thiết bị sân chơi trên cạn lên mặt nước. Thuật ngữ “lưỡng dụng” được sử dụng vì trong nhiều trường hợp, chức năng ban đầu của sản phẩm vẫn còn nguyên vẹn, nghĩa là chúng có thể được sử dụng theo cả hai cách. Ví dụ điển hình cho loại sản phẩm mới được cải biến là cải tiến thuyền bơm hơi thành một chiếc bè tắm với hình dạng khác lạ tùy tưởng tượng hoặc cải tiến thêm vòng bơi thành chiếc ghế nổi. Ví dụ về các sản phẩm lưỡng dụng là bạt nhún bơm hơi, các công trình leo trèo đặt trên mặt nước cho hoạt động vui chơi giải trí. Ghế bành nổi và ghế nằm tắm nắng có cả quầy bar mini và mái che nắng tạo nên sự thoải mái và thư giãn hơn khi tắm. Xu hướng này là dễ hiểu và có vẻ còn tiếp tục.

Có thể thấy rằng, về bản chất các sản phẩm mới này có rủi ro tiềm tàng ngang với hoặc thậm chí cao hơn so với các sản phẩm cốt lõi ban đầu. Đồng thời, số lượng các sản phẩm này lại nhiều hơn số lượng các sản phẩm cốt lõi. Trong trường hợp sử dụng tập thể, tần suất sử dụng tăng lên đáng kể, do đó làm tăng xác suất xảy ra tai nạn – chết đuối. Chết đuối là rủi ro cuối cùng trong số các hoạt động liên quan đến các sản phẩm đã đề cập, và có những hậu quả khác với mức độ nhẹ hơn gọi là rủi ro một phần, có khả năng xảy ra độc lập hoặc kết hợp với rủi ro cuối cùng.

Trong hoạt động tiêu chuẩn hóa liên quan đến an toàn, có sự tương phản rõ rệt. Công tác tiêu chuẩn hóa trước đây chỉ tập trung vào các sản phẩm cốt lõi và đã bỏ qua số lượng lớn các sản phẩm, tạo nên cái gọi là “vùng trống”. Chúng ta đã nhận thức được thực tế này, nhưng “vùng trống” phức tạp đến mức đáng lo ngại và chưa bao giờ thực sự được xem xét và khảo sát. Sự cố kích hoạt cho sự thay đổi này là trường hợp ghế bơi, sự tương tác của nó với đồ chơi dưới nước và nhiều sản phẩm liên quan đã đề cập ở trên. Trên thực tế, sự cẩu thả đã làm rõ nguyên nhân. Do tính thiếu nhất quán, sự đa dạng và phức tạp này mà các sản phẩm này thường bị loại ra khỏi phạm vi của các tiêu chuẩn liên quan. Do đó, các chuyên gia tham gia vào công việc tiêu chuẩn hóa này đã đặt ra thuật ngữ “sản phẩm vùng trống”. Chưa từng có phân tích hoặc khảo sát một cách hệ thống về tai nạn chết đuối nào được thực hiện. Vấn đề hiện nay không phải là có một khoảng chồng chéo giữa các tiêu chuẩn hiện hành mà là có một số điểm chung:

– nhìn chung các nhóm người dùng chính của các sản phẩm này là trẻ em và thanh thiếu niên, đây cũng là các nhóm đối tượng thường bị chết đuối;

– khu vực thường xảy ra chết đuối cũng là khu vực sử dụng các sản phẩm đó (sông, hồ, bể bơi, bãi tắm);

– các rủi ro có thể dễ dàng nhận diện đã chứng minh phần nào về sự gia tăng số lượng và tần suất của các vấn đề nêu trên.

0.2  Rủi ro tương đương và yêu cầu tương đương

– Tương đương về rủi ro phải dẫn đến sự tương đương về các nguyên tắc kỹ thuật;

– thu hẹp khoảng cách trong tiêu chuẩn hóa, đảm bảo tính đầy đủ;

– thiết lập ranh giới rõ ràng giữa các nhóm sản phẩm để tránh việc chứng nhận sai (ví dụ nhãn hiệu CE phi lý), “lách tiêu chuẩn” bao gồm việc chuyển từ các tiêu chuẩn khó, chặt chẽ hơn sang các tiêu chuẩn dễ hơn, góp phần khắc phục các vấn đề đối với định nghĩa quá rộng và mơ hồ về đồ chơi dưới nước, theo Thông tư 2009/48/EC của châu Âu, và lấy sự khác biệt giữa vùng nước nông và vùng nước sâu làm tiêu chí phân chia;

– tránh các quy trình thử nghiệm được thiết lập riêng bởi các cơ sở thử nghiệm khác nhau mả không có nguyên tắc kỹ thuật thống nhất.

0.3  Rủi ro và nhu cầu ngăn ngừa rủi ro

– Mối liên hệ của chết đuối đã được xác minh (theo nhóm tuổi, địa điểm, phần trách nhiệm của sản phẩm);

– các sản phẩm mới tăng tần suất sử dụng và số lượng sản phẩm có khả năng gây ra tai nạn;

– phân tích rủi ro về mặt lý thuyết cho thấy còn có các rủi ro khác ngoài rủi ro cuối cùng là chết đuối;

– tính hợp lý và khả năng gây hại của các sản phẩm cho người sử dụng là rõ ràng, do vậy xác suất của các tiêu chuẩn an toàn thỏa đáng là để tránh hoặc giảm thiểu rủi ro;

– đóng góp tích cực vào vấn đề cơ bản về sự giám sát cần thiết và được được quyền đòi hỏi của cha mẹ đối với các hoạt động của trẻ em, nhưng trong nhiều trường hợp, việc này chưa hoặc không được thực hiện;

– an toàn đến mức cao nhất dựa trên thiết kế của sản phẩm, thêm vào đó, sự an toàn về mặt kỹ thuật như vậy phải được bổ sung qua sự giám sát được khuyến nghị cho trẻ nhỏ;

– phải nhận ra các xu hướng mới nhằm mang lại ngày càng nhiều sản phẩm dùng trên cạn trước đây để sử dụng trên mặt nước, cũng như xu hướng về các hoạt động mạo hiểm làm gia tăng sự thú vị của các hoạt động vui chơi và giải trí dưới nước;

– nhu cầu phòng ngừa.

0.4  Chỉ số cơ thể theo dân cư Hoa Kỳ

Mắc kẹt cơ thể, đối tượng thử nghiệm là con người và dữ liệu nhân trắc học của Hoa Kỳ: ISO 25649-1 bao gồm các quy trình thử nghiệm dựa trên các đối tượng thử nghiệm là con người. Dữ liệu nhân trắc học cho đối tượng thử nghiệm là con người đối với trường hợp xấu nhất – người nặng nhất và mập nhất đại diện cho phần trăm thứ 95 của dân số – được lấy từ dữ liệu đo cơ thể của châu Âu. Với sự quốc tế hóa tiêu chuẩn châu Âu thành bộ tiêu chuẩn ISO 25649 hiện tại, cần phải điều chỉnh các dữ liệu của châu Âu cho phù hợp với hoàn cảnh quốc tế. Trường hợp “xấu nhất” của thế giới liên quan đến chỉ số cơ thể đã xảy ra ở dân cư Hoa Kỳ. Đối với dân cư Hoa Kỳ, khối lượng cơ thể của phần trăm thứ 95 của dân cư phải điều chỉnh từ 90 kg lên 110 kg và Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) phải được quy định trong khoảng từ 35 đến 40. Sự hiệu chỉnh này tương ứng với chiều cao cơ thể từ 170 cm đến 175 cm. Theo đó, đầu dò cũng phải được điều chỉnh. Sự hiệu chỉnh liên quan đến đối tượng này đang được thực hiện và sẽ được đưa ra ngay sau thủ tục biểu quyết chính thức.

 

THIẾT BỊ GIẢI TRÍ PHAO NỔI SỬ DỤNG TRÊN VÀ TRONG NƯỚC – PHẦN 1: PHÂN CẤP, VẬT LIỆU, YÊU CẦU CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Floating leisure articles for use on and in the water – Part 1: Classification, materials, general requirements and test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn và phương pháp thử liên quan đến vật liệu, độ an toàn, tính năng đối với thiết bị giải trí phao nổi đã được phân cấp sử dụng trên và trong nước theo Điều 4 (xem Bảng 1).

Tiêu chuẩn này áp dụng với TCVN 13550-2 (ISO 25649-2) và các phần cụ thể liên quan [từ TCVN 13550-3 (ISO 25649-3) đến TCVN 13550-7 (ISO 25649-7)].

CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu an toàn cụ thể được nêu trong TCVN 13550-3 (ISO 25649-3) đến TCVN 13550-7 (ISO 25649-7).

CHÚ THÍCH 2: Các tiêu chuẩn cụ thể có thể bao gồm những nội dung loại trừ so với các yêu cầu chung được quy định trong tiêu chuẩn này và/hoặc TCVN 13550-2 (ISO 25649-2).

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:

– Đồ chơi dưới nước (xem Tài liệu tham khảo [14]; sử dụng ở các vùng nước nông/sử dụng dưới sự giám sát);

– Thuyền bơm hơi có lực nổi > 1 800 N (xem Tài liệu tham khảo [15]);

– Dụng cụ hỗ trợ nổi để hướng dẫn bơi (xem Tài liệu tham khảo [16]);

– Đệm hơi không thiết kế dành riêng hoặc nhằm mục đích sử dụng trên mặt nước (ví dụ: giường nhung, đệm tự bơm hơi và đệm hơi bằng bông cao su);

– Ghế phao nổi để câu cá;

– Thiết bị dạng ván trượt thể thao (ví dụ: ván lướt sóng nằm, ván lướt sóng đứng);

– Ván lướt nước, ván trượt nước hoặc ván lướt dùng điều;

– Thiết bị làm từ vật liệu chắc chắn như: gỗ, nhôm, nhựa cứng hoặc nhựa không biến dạng;

– Thiết bị giữ nguyên hình dạng nhờ dòng khí cố định;

– Phao tròn sử dụng trên các cầu trượt nước;

– Thiết bị lội nước.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2752 (ISO 1817), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định sự tác động của chất lỏng

TCVN 4502 (ISO 868), Chất dẻo và ebonit – Xác định độ cứng ấn lõm bằng thiết bị đo độ cứng (Độ cứng Shore)

TCVN 4538 (ISO 105-X12), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần X12: Độ bền màu với ma sát

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

TCVN 5466 (ISO 105-A02), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.

TCVN 5467 (ISO 105-A03), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu

TCVN 7835-E03 (ISO 105-E03), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần E03: Độ bền màu với nước được khử trùng bằng clo (nước bể bơi)

TCVN 7835-E04 (ISO 105-E04), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần E04: Độ bền màu với mồ hôi

TCVN 9550 (ISO 2411), Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Xác định độ kết dính lớp tráng phủ

TCVN 9551 (ISO 4675), Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Phép thử uốn ở nhiệt độ thấp

TCVN 13550-2 (ISO 25649-2), Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước – Phần 2: Thông tin cho người tiêu dùng

EN 71-1:2005 1), Safety of toys – Part 1: Mechanical and physical properties (An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 1: Các tính chất cơ lý)

EN 13138-3:2014, Buoyant aids for swimming instruction – Part 3: Safety requirements and test methods for swim seats to be worn (Dụng cụ hỗ trợ nổi hướng dẫn bơi – Phần 3: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với ghế bơi được mang theo)

EN 16051-1, Inflation devices and accessories for inflatable consumer products – Part 1: Compatibility of valves and valve adapters (Thiết bị và phụ kiện bơm hơi dùng cho các sản phẩm tiêu dùng bơm hơi – Phần 1: Độ tương thích của van và bộ đấu nối chuyển đổi cho van)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong EN 16051-1 cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Lực nổi (buoyancy)

Tổng hợp lực nâng tác động khi toàn bộ người/vật hoàn toàn chìm trong nước với phần cao nhất của thân vừa chạm phía dưới bề mặt nước.

CHÚ THÍCH: Để phục vụ mục đích đo, lực nổi của thuyền [xem TCVN 13550-7 (ISO 25649-7)] được đo bằng thể tích của buồng hơi bất kỳ, tạo thành phần thân có thể bơm hơi bao gồm cả các chi tiết được gắn cố định vĩnh viễn. Lực nổi này được đo bằng cách tính hoặc đổ đầy nước và đo lượng nước.

3.2

Lực nổi dư (residual buoyancy)

Lực nổi còn lại để cung cấp trong trường hợp xảy ra sự cố ở buồng nổi bất kỳ.

3.3

Hệ thống bơm hơi (inflatable system)

Các chi tiết (các bộ phận) của một thiết bị góp phần vào việc duy trì sự ổn định của trạng thái nổi và/hoặc sự an toàn.

3.4

Chi tiết (component)

Nhóm phụ kiện của toàn bộ thiết bị giải trí phao nổi góp phần vào lực nổi, vào chức năng và sự an toàn, được tích hợp hoặc có thể tách rời.

3.5

Sử dụng tĩnh (static use)

Sử dụng khi người sử dụng đang ở trạng thái vận hành nhẹ.

CHÚ THÍCH 1: Sản phẩm chủ yếu được sử dụng để thư giãn, phơi nắng, nằm, ngồi v.v…

CHÚ THÍCH 2: Phù hợp với mục đích sử dụng.

3.6

Sử dụng động (dynamic use)

Sử dụng khi người sử dụng đang ở trạng thái vận hành cao.

CHÚ THÍCH 1: Sản phẩm chủ yếu sử dụng cho các hoạt động như nhảy, leo trèo, vui đùa (chơi đùa, lắc), đu nhún ở trong và ngoài nước hoặc bên trong hoặc bên trên phao bơm v.v…

CHÚ THÍCH 2: Phù hợp với mục đích sử dụng.

3.7

Sử dụng theo vị trí (positional use)

Sản phẩm được sử dụng bên trong một khu vực hạn chế.

CHÚ THÍCH 1: Khu vực này được cho là an toàn gần bờ biển, gần thành bể bơi v.v…

CHÚ THÍCH 2: Phù hợp với mục đích sử dụng.

3.8

Phương tiện đây (means of propulsion)

Thiết bị được dùng để tạo ra các chuyển động cho thiết bị phao nổi điều khiển bằng tay.

VÍ DỤ: Thiết bị phao nổi điều khiển bằng tay có thể được trang bị một bánh chèo, chân chèo lắc, mái chèo một lưỡi chèo hoặc mái chèo hai lưỡi chèo.

3.9

Nhóm thử (test panel)

Nhóm các đối tượng thử.

3.10

Nhóm đánh giá (assessment panel)

Nhóm các chuyên gia độc lập kiểm tra quá trình để thiết lập sự phù hợp các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này.

3.11

Ổn định mẫu (conditioning)

Quá trình trong đó toàn bộ thiết bị mẫu dự kiến để thử được đưa vào trước khi tiến hành phép thử.

3.12

Tải trọng (load)

Các đối tượng là con người hoặc những vật dụng khác được đặt lên trên hoặc đặt vào trong một cấu trúc phao bơm hơi.

3.13

Độ nổi ổn định (floating stability)

Khả năng của một cấu trúc nổi không chuyển động chịu được các lực bên trong và bên ngoài có thể gây lập úp và duy trì vị trí nổi ổn định.

CHÚ THÍCH: Các lực bên trong dẫn đến hiện tượng lật úp phao có thể do sự phân bố tải trọng không đều, các lực bên ngoài dẫn đến hiện tượng lật úp có thể do gió hoặc sóng.

3.14

Vị trí nổi ổn định (stable floating position)

Vị trí ở trong nước của một cấu trúc nổi bảo vệ vị trí nổi thẳng đứng và tất cả các hành khách ở trên đó đang trong tư thế ngồi nhưng ở vị trí dễ gây lật úp nhất.

3.15

Khả năng chịu tải (load capacity)

Giá trị được quy định bởi nhà sản xuất biểu thị mức chịu tải cực đại trên một cấu trúc nổi sao cho dưới giá trị đó bảo đảm vị trí nổi an toàn.

3.16

Phao nổi được hàn kín vĩnh viễn (permanent sealed buoyancy)

Buồng nổi luôn được bịt kín bơm đầy không khí, khí hoặc vật liệu có sẵn tính nổi.

3.17

Vật liệu gia cường (reinforced material)

Vật liệu gồm một lớp vải cơ bản và được bọc hoặc được dàn thành lớp mỏng bảo đảm độ kín khí.

3.18

Áp suất làm việc cực đại cho phép (permissible maximum working pressure)

Áp suất cao ở mức cực đại cho phép do nhà sản xuất chỉ định, đo được bằng thiết bị đo xác định, ngay sau lần bơm thuyền đầu tiên.

CHÚ THÍCH: Khi áp suất làm việc cực đại cho phép là dải giá trị thì lấy giá trị giới hạn trên.

4  Phân cấp và tiêu chí để phân biệt giữa thiết bị giải trí phao nổi với đồ chơi dưới nước

Thiết bị giải trí phao nổi phải được phân cấp dựa trên mục đích sử dụng, phương tiện đẩy và thiết kế như trình bày trong Bảng 1.

Bảng 1 – Phân cấp và tiêu chí để phản biệt thiết bị giải trí phao nổi với đồ chơi dưới nước

Cấp

Mô tả/chỉ tiêu thiết kế theo cấu trúc

Không phải đồ chơi dưới nước vì:

Ab

Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng theo vị trí tĩnh trên nước và vị trí của người sử dụng phía trên cấu trúc nổi. Sử dụng cho một người hoặc tập thể, chủ yếu thụ động. Thường không có phương tiện đầy cơ học, nhưng cũng có thể có. Thiết bị được thiết kế cung cấp sự nổi ổn định mà các thiết bị khác không có, và cần người dùng giữ thăng bằng.

– tuổi người sử dụng tối thiểu trên 36 tháng

– sản phẩm có thể sử dụng ở vùng nước sâu

– khi sử dụng trong vùng nước sâu; và/hoặc do kích thước của sản phẩm dẫn đến rủi ro bị cuốn vào những vùng nước mở; và/ hoặc:

– ghi nhãn bao gồm việc sử cho người lớn; và/hoặc

– sản phẩm được ghi nhãn không phải là đồ chơi; và/hoặc

– sản phẩm có một khoảng hở, rộng bằng thân người bên trong hệ thống nổi bao quanh cơ thể người sử dụng, và vì vậy gây ra rủi ro bị mắc kẹt nghiêm trọng.

Bb

Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng tĩnh, nhưng vị trí của người sử dụng nằm bên trong một cấu trúc nổi bao quanh cơ thể người (tương đối vừa khít). Cấu trúc nổi kín hoàn toàn hoặc có các khoảng hở. Thiết bị có thể cung cấp một hệ thống giữ cơ thể, hoặc người sử dụng được cho là sẽ tự giữ bằng cánh tay và bàn tay. Hệ thống giữ thân người có thể là một ghế được tích hợp, đai đeo hoặc các dụng cụ khác để giữ, không phụ thuộc vào tư thế cơ thể (đang ngồi, đứng, nằm, quỳ…). Cơ thể người sử dụng đang ngập trong nước nhiều hay ít. Thường thì phần trên (từ ngực trở lên) ở trên mặt nước. Sử dụng đơn lẻ/cùng nhiều người, chủ động hoặc bị động. Thường không có nhưng cũng có thể có phương tiện đẩy cơ học.

– B1: sử dụng ở độ sâu vượt quá chiều cao người sử dụng đang đứng.

– tuổi người sử dụng/cân nặng tối thiểu: rất khác nhau nhưng đều trên 36 tháng/18 kg.

– sản phẩm có một khoảng hở, rộng bằng thân người bên trong hệ thống nổi bao quanh cơ thể người sử dụng, và vì vậy gây rủi ro bị mắc kẹt nghiêm trọng; và/hoặc

– sản phẩm cần sử dụng ở vùng nước thích hợp có độ sâu vượt quá độ sâu thân người sử dụng đang đứng; và/hoặc

– sản phẩm được ghi nhãn không phải là đồ chơi; và/hoặc

– ghi nhãn bao gồm việc sử cho người lớn; và/hoặc

– việc sử dụng sản phẩm phụ thuộc vào độ sâu của nước hoặc sử dụng trong vùng nước sâu có thể đoán được.

Cb

Thiết bị giải trí phao nổi dùng động, nghĩa là: sử dụng ở tốc độ cao. Vị trí của người sử dụng ở trên hoặc ở trong cấu trúc nổi. Có thể có buồng lái hoặc chỗ ngồi hoặc dụng cụ khác để giữ người sử dụng. Thiết bị được kéo phía sau thiết bị có phương tiện đẩy bên ngoài. Dây kéo được cố định vào thiết bị hoặc do người sử dụng giữ. Người sử dụng được yêu cầu giữ độ ổn định nổi và trạng thái an toàn phía sau các thiết bị kéo.

– C1: sử dụng tĩnh có thiết bị kéo, người sử dụng đứng yên.

– C2: sử dụng khi vận động có thiết bị kéo, người sử dụng vận động, dùng trong thể thao.

– C3: vận động mạnh sử dụng thiết bị kéo, người sử dụng vận động, dùng trong thể thao mạo hiểm.

– sử dụng ở độ sâu vượt quá chiều cao người sử dụng đang đứng.

– tuổi tối thiểu khác nhau nhưng phải trên 6 tuổi.

– sản phẩm được kéo bằng phương tiện không dùng tay; và/hoặc

– sản phẩm sử dụng vượt quá tốc độ giới hạn 3 km/h;

– ghi nhãn bao gồm việc sử cho người lớn; và/hoặc;

– sản phẩm được ghi nhãn không phải là đồ chơi và/hoặc;

– việc sử dụng sản phẩm phụ thuộc vào độ sâu của nước hoặc sử dụng trong vùng nước sâu có thể đoán được.

Db

Thiết bị giải trí phao nổi thụ động (nghỉ ngơi, thư giãn trên bề mặt bằng phẳng), nhưng chủ yếu sử dụng khi vận động, như: leo trèo, nhảy (cao hơn 1 m), đu, xoay và hoạt động liên quan bất kỳ. Không có vị trí riêng dành cho người sử dụng. Sử dụng một mình hoặc theo nhóm. Không có phương tiện đẩy cơ học. Phải được neo lại.

– tuổi tối thiểu khác nhau nhưng phải trên 36 tháng.

– sản phẩm sử dụng được trong vùng nước sâu.

– sản phẩm có thể sử dụng để nhảy và leo trèo trên hoặc đến độ cao hơn 1,0 m; và/hoặc

– ghi nhãn không bao gồm cảnh báo được nêu trong EN 71 chỉ liên quan đến việc giám sát và sử dụng trong vùng nước nông; và/hoặc

– ghi nhãn bao gồm việc sử cho người lớn.

Eb

Thuyền bơm hơi có lực nổi nhỏ hơn 1 800 N và tổng chiều dài hơn 1,2 m. Sử dụng một mình hoặc theo nhóm. Vị trí của người sử dụng bên trong cấu trúc nổi (buồng lái rộng). Lực đẩy: bằng tay, mô-tơ, buồm.

– độ dài tổng thể cực tiểu (không bơm hơi, xẹp) = 1,2 m.

– tuổi tối thiểu khác nhau nhưng phải trên 36 tháng.

– kích thước không bơm hơi lớn nhất a vượt quá 1,2 m; và/hoặc

– sản phẩm được trang bị hoặc được thiết kế để đẩy cơ học; và/hoặc

– ghi nhãn không bao gồm cảnh báo được nêu trong EN 71 liên quan đến việc giám sát và sử dụng chỉ trong vùng nước nông; và/hoặc

– ghi nhãn bao gồm việc sử cho người lớn; và/hoặc

– việc sử dụng sản phẩm tùy thuộc vào vùng nước sâu hoặc sử dụng trong vùng nước sâu có thể dự đoán được.

a trừ những phần nhô ra mỏng và dài, ví dụ: cổ của phao có hình chim thiên nga.

b đối với những sản phẩm đặc biệt, xem phân tích rủi ro (như được mô tả trong phần giới thiệu).

5  Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử

5.1  Yêu cầu chung

Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước phải được thiết kế sao cho an toàn và dễ sử dụng đối với người ở độ tuổi tối thiểu từ 36 tháng trở lên, cũng như trong vùng nước sâu vượt quá chiều cao người sử dụng đang đứng.

Thông qua việc ghi nhãn đầy đủ, người tiêu dùng và người sử dụng phải hiểu rằng các thiết bị này chỉ dành cho người bơi lội, không có chức năng bảo vệ chống đuối nước và không phải là thiết bị bảo vệ cá nhân.

Các yêu cầu cơ bản này được coi là đáp ứng nếu sản phẩm tuân theo các tiêu chuẩn cụ thể của bộ tiêu chuẩn này.

TCVN 13550-3 (ISO 25649-3) đến TCVN 13550-7 (ISO 25649-7) có thể có độ lệch và các trường hợp loại trừ so với các yêu cầu trên.

5.2  Mắc kẹt cơ thể

5.2.1  Yêu cầu chung

5.2.1.1  Giới thiệu

Thiết bị giải trí phao nổi không được có đặc điểm dễ gây ra mắc kẹt cơ thể. Điều này dễ dàng thực hiện được nếu các yêu cầu sau được tuân thủ và các quy trình kiểm tra cụ thể chứng minh không xảy ra mắc kẹt cơ thể.

Các đặc điểm thiết kế như khe hở, khoảng hở, các rãnh v.v… được phân cấp theo thiết kế từ cấp A đến cấp E được nêu trong Phụ lục A và Phụ lục B. Các đặc điểm này cung cấp các khoảng trống bên trong cố định và các khoảng trống/chi tiết bên trong linh hoạt và do đó kích thước có thể thay đổi. Đặc điểm thiết kế gây mắc kẹt có thể được thể hiện trong mặt phẳng nhưng có thể được thể hiện trong các cấu trúc ba chiều cho thấy sự liên quan đến chiều cao ví dụ: cấu trúc bậc thang, cấu trúc dạng xoắn, hoặc cấu trúc bao khít người. Thử nghiệm phải được thực hiện theo các hướng dẫn nêu trong tiêu chuẩn này.

5.2.1.2  Khả năng tiếp cận

Các đặc điểm thiết kế mà người tham gia thử nghiệm có thể tiếp cận ở vị trí nổi ổn định bất kỳ trên mặt nước của sản phẩm.

5.2.1.3  Phân cấp sản phẩm liên quan đến nhóm tuổi và cân nặng của người sử dụng/người tham gia thử nghiệm/ đầu dò kiểu mô hình thân người

Sản phẩm phải được ghi nhãn liên quan đến nhóm người sử dụng dự kiến theo TCVN 13550-2 (ISO 25649-2). Thiết bị giải trí phao nổi được quy định chỉ theo hai cỡ trẻ em và người lớn liên quan đến việc cơ thể có thể bị mắc kẹt: Cỡ dùng cho trẻ em thuộc nhóm từ 3 tuổi đến 10 tuổi tương ứng với cân nặng từ 18 kg đến 45 kg.

Sản phẩm dùng cho cả trẻ em và người lớn hoặc chỉ dùng cho người lớn bao gồm tất cả các nhóm người sử dụng khác. Theo các nhóm người sử dụng này, phải thử nghiệm đầu dò kiểu bàn chân và đầu dò kiểu mô hình thân người hoặc người thử nghiệm liên quan.

5.2.1.4  Đầu dò

5.2.1.4.1  Đầu dò kiều bàn chân trẻ em

Đầu dò (xem Hình 1), trẻ 3 tuổi, phân vị thứ 5 (kích thước bàn chân nhỏ nhất).

Kích thước tính bằng milimét

Hình 1 – Đầu dò kiểu bàn chân

5.2.1.4.2  Đầu dò kiều mô hình thân người lớn và trẻ em

Vật liệu của đầu dò tại Hình 2 và Hình 3 phải là vật liệu cứng.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 2  Đầu dò kiểu mô hình thân người lớn

Kích thước tính bằng milimét

Hình 3 – Đầu dò kiểu mô hình thân trẻ em 10 tuổi

5.2.1.4.3  Đối tượng thử

Đối tượng thử đại diện cho nhóm trẻ em 10 tuổi: đối tượng thử số 4 theo Bảng 2.

Đối tượng thử đại diện cho nhóm người lớn: đối tượng thử số 1 theo Bảng 2.

5.2.2  Yêu cầu về mắc kẹt cơ thể

Khi thử theo 5.2.3, tất cả các đặc điểm thiết kế của thiết bị giải trí phao nổi như: khe hở, khoảng hở, rãnh v.v… cho phép đầu dò kiểu bàn chân theo 5.2.1.4.1 lọt qua thì phải chứng minh được rằng sau đó các đặc điểm trên cho phép bất kỳ đầu dò (kiểu mô hình người lớn/trẻ em) (xem 5.2.1.3) phù hợp the 5.2.1.4.2 hoặc đối tượng thử liên quan theo 5.2.1.4.3 có thể lọt qua tự do.

Đối với các đặc điểm thiết kế có thể gây mắc kẹt cơ thể, xem phân cấp các dạng khoảng hở tại Phụ lục B.

5.2.3  Quy trình thử

Thông thường, phép thử phải được thực hiện cùng với các đầu dò (mô hình trẻ em/người lớn) nêu tại 5.2.1.4 trong đó các trường hợp mà đặc điểm thiết kế có thể gây mắc kẹt cần phải được kiểm tra kích thước tổng quát, nghĩa là đánh giá xem đầu dò có lọt qua hay không lọt qua. Đầu dò phù hợp phải được đưa vào theo chiều thẳng đứng và đầy vào các khoảng hở v.v… với lực là 100 N.

Trong trường hợp đặc biệt, khi việc mắc kẹt cơ thể phụ thuộc vào độ đàn hồi của các chi tiết bao khít cơ thể hoặc khi bố trí các đặc điểm thiết kế nguy hiểm quá phức tạp đối với phép kiểm tra kích thước tổng quát thì phải thực hiện với đối tượng thử thích hợp. Quy trình phải tiến hành trong nước và phải tiếp cận được các nguy cơ tại vị trí nổi ổn định bất kỳ của sản phẩm. Các phép thử phải được thực hiện theo các trình tự sau:

a) người tham gia thử thích hợp sẽ tiếp cận đặc điểm thiết kế có khả năng gây mắc kẹt bằng cách luồn qua.

b) tiếp cận phần đầu trước thi tiếp cận phần bàn chân trước;

c) phải tiến hành kiểm tra xem khi cố tiếp cận đặc điểm gây mắc kẹt cơ thể có tự mở và giải thoát người tham gia thử nghiệm hay không (xem Phụ lục B).

5.2.4  Độ sâu của các khe hở và khoảng hở

Các khoảng hở, khe hở, rãnh v.v… được coi là không gây mắc kẹt nếu có độ sâu hạn chế ngăn người sử dụng không thể lún quá sâu vào bên trong. Độ sâu này không cho phép đầu dò kiểu bàn chân theo 5.2.1.4 lọt vào sâu hơn 30 cm đối với sản phẩm dành cho người lớn và không được quá 20 cm đối với sản phẩm dành cho trẻ em hoặc sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.

5.2.5  Phương pháp thử

a) đặt đầu dò kiểu bàn chân vào bên trong đặc điểm thiết kế có khả năng gây mắc kẹt ở hướng bất kỳ nhưng không lớn hơn 45° so với phương thẳng đứng. Lực tác động lên đầu dò kiểu bàn chân lớn nhất là 100 N.

b) khi đầu dò bị giữ lại thì đo độ sâu đi vào từ điểm tiếp xúc đầu tiên đến độ sâu đạt được sau khi đặt 100 N dọc theo đường vào hiệu dụng.

5.3  Mắc kẹt thân trên dây an toàn đối với trẻ em

5.3.1  Các yêu cầu

Đầu dò kiểu mô hình thân trẻ em nêu trong Hình 4 phải lọt qua khoảng hở giữa dây an toàn và thân thiết bị tại vị trí bất kỳ dưới tác dụng của khối lượng đầu dò.

5.3.2  Phương pháp thử

Đặt đầu dò vào khe hở giữa dây an toàn và thân của cấu trúc được bơm hơi sao cho thân bị mắc kẹt theo phương nằm ngang. Kiểm tra xem đầu dò có bị mắc kẹt hay không.

Đầu dò kiểu mô hình thân trẻ em 3 tuổi, phân vị thứ 95 (đường kính thân lớn nhất, vật liệu: gỗ thông hoặc vật liệu tương tự).

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1  đầu dò kiểu mô hình thân trẻ em, 3 tuổi

Hình 4 – Đầu dò kiểu mô hình thân trẻ em

5.4  Các bộ phận nhô ra gây vướng

5.4.1  Các yêu cầu

Để tránh người sử dụng bị mắc kẹt khi cố ý trượt ra ngoài hoặc ra khỏi thiết bị, thì thiết bị không được có các bộ phận nhô ra gây nguy hiểm. Dây thử phải trượt trên phần bất kỳ của thiết bị nhô ra trong khu vực người dùng cố ý hoặc thấy trước sẽ tiếp xúc với sản phẩm.

5.4.2  Phương pháp thử

Đặt một vòng dây thử đường kính 8 mm được tết bằng sợi polyester như trong Hình 5 quanh bộ phận nhô ra. Hướng kéo liên quan đến phần nhô ra phải vuông góc với đường thẳng đi qua tâm của bộ phận này. Với sản phẩm ở vị trí mô phỏng vị trí sử dụng, tác dụng lực kéo 180 N theo phương thẳng đứng hướng xuống dưới hoặc hướng xuống dễ xảy ra sự cố nhất, cần kiểm tra xem dây thử có thể bị tuột trong các tình huống như: lật úp, trượt, bộ phận nhô ra bị đứt v.v…

a) dây thử: dây tết bằng sợi polyester, đường kính 8 mm, độ dài nhỏ nhất 600 mm b) dây thử đặt xung quanh phần nhô ra (nhìn từ trên xuống) c) dây thử đặt xung quanh phần nhô ra (nhìn từ bên cạnh), kéo thẳng đứng d) dây thử được đặt trên phần nhô ra cản trở lực kéo theo phương thẳng đứng. Hướng kéo dễ xảy ra sự cố nhất (nhìn từ bên cạnh)

Hình 5 – Dây thử và cách đặt

5.5  Thử nghiệm đối tượng là người

5.5.1  Yêu cầu chung

Tiến hành phép thử trong tất cả các tiêu chuẩn cụ thể của bộ TCVN 13550 (ISO 25649) phụ thuộc chủ yếu vào phép thử với đối tượng thử là người. Do tính chất, tính đa dạng và sự khác biệt của các sản phẩm, không khuyến khích thử nghiệm các công cụ liên quan bằng các máy móc, thiết bị v.v… Ngoài ra, việc sử dụng các tải trọng cứng và các điểm áp dụng tải trọng riêng biệt cần được thay thế bằng việc bố trí các đối tượng thử là người. Cách tiếp cận này là phù hợp với độ đàn hồi và độ không đồng đều của sản phẩm. Do đó việc xác định và lựa chọn một nhóm thử thích hợp là rất quan trọng. Tương tự như vậy, áp dụng cho nhóm đánh giá. Sơ đồ mô hình chuẩn nêu cách xác định và lựa chọn nhóm thử hiện có và có thể điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của kế hoạch này.

5.5.2  Nhóm thử

Đối tượng thử 1 phải luôn tham dự 1 lần trong tổng số các đối tượng thử là nam giới trường thành. Nếu có nhiều đối tượng thử tham gia, thì các đối tượng thử còn lại phải thử cùng với giới tính nêu trong Bảng 2.

Bảng 2 – Nhóm thử

Đối tượng thử

Giới tính

Năm tuổi

Khối lượng cơ thể

kg

Kích thước cơ thể

cm

Số lượng đối tượng

Cùng thửb

Mức độ tương đương trẻ em/ người lớn

Đối tượng 1

Nam

>18

 90

≥180

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất

1 lần

2 trẻ em =
1 người lớn

Đối tượng 2

Nam

>18

70-80

≥170

50/50

Đối tượng 3

Nữ

>18

65-70

≥160

50/50

Đối tượng 4a

Nữ

>18

40-45

<150

a đối tượng 4 đại diện cho 1 tr em. Để tránh trẻ em tham gia thử nghiệm, đối tượng trẻ em được thay bằng nữ giới trưởng thành nhỏ nhất về mặt thống kê (phân vị thứ 5).

b nếu thiết bị được phân cấp dành cho số lượng người dùng trưởng thành khác nhau, thì đối tượng 1 phải chiếm đa số.

Các đối tượng thử phải hoàn toàn khỏe mạnh và bơi giỏi. Tất cả phải làm quen với các đặc tính của sản phẩm và đặc tính của các quy trình thử trong nước.

5.5.3  Nhóm đánh giá

Các phép thử trong nước phải được tiến hành và đánh giá bởi nhóm đánh giá gồm tối thiểu ba chuyên gia kỹ thuật độc lập có kinh nghiệm trong việc đánh giá thiết bị giải trí phao nổi. Nhóm đánh giá hướng dẫn các đối tượng thử vào vị trí và thực hiện theo các yêu cầu kỹ thuật thử chuẩn, các tiêu chí đạt/không đạt. Nhân viên đơn vị thử nghiệm có trách nhiệm đưa ra các biện pháp để tránh xảy ra tai nạn trong quá trình thử.

5.5.4  Vị trí và tư thế của các đối tượng thử đối với phép thử độ nổi ổn định (nếu phù hợp)

Mỗi đối tượng thử phải được bố trí:

– trên một vị trí dự kiến nếu có chỗ ngồi riêng biệt, khu vực ngồi hoặc nằm hoặc các vị trí khác cho người sử dụng;

– trên một vị trí dễ xảy ra sự cố nhất nếu người sử dụng có thể di chuyển tự do;

– với phần lưng dựa vào vách ngăn phía ngoài nếu thiết bị có một khu vực trống bên trong được bao quanh bởi một vách ngăn.

Tư thế được chấp nhận phải được chọn từ các tư thế thử chuẩn nêu trong 5.5.5 và quy định chi tiết trong TCVN 13550-3 (ISO 25649-3) đến TCVN 13550-7 (ISO 25649-7). Nếu có nhiều tư thế khác nhau có thể được áp dụng trong sử dụng thực tế, thì tư thế có thể xảy ra lỗi phải được chọn từ các tư thế thử (xem 5.5.5) và được áp dụng để thử.

5.5.5  Các tư thế thử cơ bản

CHÚ THÍCH 1: Tư thế 1: đứng thẳng, hai tay duỗi thẳng đ hai bên, đường trung tâm cơ thể thẳng đứng, đầu giữ thẳng.

Tư thế 1.1: đứng thẳng, cánh tay/bàn tay cầm tay vịn, đường trung tâm cơ thể hơi ngả về sau (7°), hai chân để trên mặt phẳng hoặc tư thế leo phù hợp.

Tư thế 2: quỳ gối, thân người nghỉ trên cẳng chân, cánh tay/bàn tay đặt trên đùi, đường trung tâm cơ thể thẳng đứng, đầu giữ thẳng.

Tư thế 3: nằm, toàn bộ cơ thể duỗi thẳng theo chiều ngang, bàn chân, chân, thân, đầu cánh tay đặt trên mặt phẳng.

Tư thế 4: ngồi, hai chân duỗi thẳng hoặc gập, hai bàn tay để lên đầu gối, đường trung tâm của thân thẳng đứng, đầu giữ thẳng.

CHÚ THÍCH 2: Đối với các vị trí thử và các tư thế thử biến thể của các tư thế cơ bản này theo thiết kế của sản phẩm, xem TCVN 13550-3 (ISO 25649-3) đến TCVN 13550-7 (ISO 25649-7), phân cấp từ A đến D.

Hình 6 – Các tư thế thử cơ bản của người thử

5.6  Thiết kế áp suất làm việc

5.6.1  Các yêu cầu

Các áp suất làm việc khuyến nghị (nếu phù hợp) phải được nhà sản xuất quy định cho từng buồng nổi chính của thiết bị được bơm căng hơi. Các áp suất này phải được ghi rõ trên thiết bị và trong tài liệu hướng dẫn vận hành [xem TCVN 13550-2 (ISO 25649-2)]. Nếu vì lý do nào đó mà áp suất làm việc không được nêu rõ, thì bơm hơi cho tới khi căng và đạt tới chức năng của thiết bị. Khi cần, thứ tự bơm hơi phải được đánh số tương ứng cạnh các van bơm hơi của buồng nổi.

Để người sử dụng có thể biết chắc đã đạt tới áp suất làm việc quy định, nhà sản xuất phải cung cấp dụng cụ hoặc áp suất kể phù hợp để dùng trong trường hợp này. Ngoài ra, trong tài liệu hướng dẫn vận hành phải có phần hướng dẫn ước tính gần đúng áp suất làm việc. Áp suất làm việc phải được biểu thị nhất quán bằng bar.

5.6.2  Phương pháp thử

Nhóm thử kiểm tra bằng mắt thường.

5.7  Các chi tiết chịu tải

5.7.1  Các yêu cầu

Nếu không có quy định khác trong các tiêu chuẩn liên quan, thì tất cả các đầu ghép nối chịu tải, ví dụ: các tay nâng và tay cầm, các đầu nối của dây an toàn v.v… phải tương thích với vật liệu của phần thân, không được đứt gãy hoặc làm giảm độ kín khí và tính nguyên vẹn trong nước, khi đang chịu tải như mô tả trong 5.7.2.

5.7.2  Phương pháp thử

Dây dùng để thử phải có đường kính là 8 mm.

Lần lượt đặt một tải trọng 500 N lên tất cả các chi tiết chịu tải theo hướng bất kỳ. Duy trì tải trọng trong 1 min.

5.8  Thiết bị kéo

5.8.1  Các yêu cầu

Nếu không có quy định khác trong các tiêu chuẩn liên quan, thì thiết bị phao nổi phải được trang bị phương tiện gắn dây kéo phòng trường hợp khẩn cấp. Phương tiện này phải chịu được lực kéo theo phương nằm ngang mà không gây hư hỏng cho đầu nối và toàn bộ cấu trúc theo 5.8.2.

Không áp dụng nếu thiết bị được đánh dấu biểu tượng thông tin an toàn “chỉ dùng tại bể bơi” theo TCVN 13550-2 (ISO 25649-2).

5.8.2  Phương pháp thử

Dây dùng để thử phải có đường kính là 8 mm.

Lần lượt đặt một tải trọng 1 kN lên tất cả các chi tiết kéo theo hướng bất kỳ. Duy trì tải trọng trong 15 min.

5.9  Van và bộ chuyển đổi van

5.9.1  Các yêu cầu

Các van bơm hơi và/ hoặc van xả hơi phải được làm từ vật liệu chống ăn mòn, phải tương thích với vật liệu của phần thân và không làm hư hỏng thiết bị. EN 16051-1 đưa ra ví dụ về các van tương thích và dạng hình học của thiết bị bơm hơi. Các thiết bị này cần đáp ứng các yêu cầu nêu trong EN 16051-1. Nhìn chung, các van phải:

a) không gây bất tiện cho người đang ở bên trong thiết bị tại các vị trí ngồi đã xác định trước.

b) không ảnh hưởng đến việc vận hành của thiết bị.

c) không bị hỏng hoặc bị rách bởi các chi tiết chuyển động của cấu trúc thiết bị.

Tất cả các van cho phép đóng kín khi bằng tay, độc lập với bộ phận đóng của van hoặc van một chiều. Đối với hệ thống nổi, nên sử dụng các van một chiều theo EN 16051-1.

Mỗi van bơm phải cho phép giảm áp suất có kiểm soát.

5.9.2  Phương pháp thử

Kiểm tra bằng mắt thường và kiểm tra thực tế. Có thể cho phép xác nhận thử trong nhà hoặc ngoài trời để xác minh việc tuân thủ.

5.9.3  Đánh số các buồng khí

Nếu thứ tự bơm buồng khí liên quan đến chức năng hoặc tính an toàn của sản phẩm, thì thứ tự bơm chính xác phải được ghi rõ bằng số gần sát với van.

5.10  Các gờ, góc và điểm

5.10.1  Các yêu cầu

Tất cả các thiết bị phải tuân theo một thiết kế sao cho không gây hại cho người sử dụng. Các gờ và góc của những vật liệu cứng phải vát cạnh hoặc làm tròn.

Các gờ hoặc góc tròn phải có bán kính tối thiểu là 1 mm và nếu vát cạnh là một phần của thiết kế, thì phải là góc (45° ± 5) mm và có chiều rộng ít nhất là 1 mm. Không được có các ba via hoặc các đầu nhọn hoặc phần nhô ra khác.

5.10.2  Phương pháp thử

Phép thử phải được thực hiện dưới dạng phép đo và đánh giá bằng xúc giác.

5.11  Điểm cắt và điểm kẹp

5.11.1  Các yêu cầu

Thiết bị phao nổi không nêu rõ yêu cầu không sử dụng cho trẻ em phải đáp ứng các yêu cầu về các bộ phận chuyển động ngược nhau nêu trong 4.10.1 d) và 4.10.2, của EN 71-1:2005. Thiết bị phao nổi, chỉ dành cho người lớn, không được có các điểm cắt và điểm kẹp. Các điểm cắt và điểm kẹp tồn tại nếu khoảng cách giữa hai bộ phận chuyển động làm bằng vật liệu cứng nhỏ hơn 25 mm.

Nếu có phần bao ngoài để tránh tiếp cận các điểm cắt và điểm kẹp, thì không có khe hở còn lại nào cho phép đầu dò hình trụ đường kính 5 mm được lọt qua.

Không áp dụng cho mái chèo hoặc cọc chèo.

5.11.2  Phương pháp thử

Phép thử phải tiến hành dưới dạng phép đo và đánh giá bằng xúc giác.

5.12  Độ bền của thân và các điều kiện thử

5.12.1  Các yêu cầu

Nếu có thể, thiết bị phải kín khí sau mỗi lần kiểm tra (xem 5.12.2 đến 5.12.5).

Trừ khi có quy định khác, tất cả các phép thử phải được thực hiện ở nhiệt độ (20 ± 3) °C.

5.12.2  Phép thử áp suất

5.12.2.1  Phép thử áp suất tải trọng tĩnh chu trình kết hợp đối với thiết bị sản xuất từ vật liệu không được gia cường

Bơm hơi tất cả các buồng của thiết bị đến áp suất làm việc được thiết kế theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên sản phẩm hoặc trong sách hướng dẫn sử dụng nhưng không được nhỏ hơn 0,03 bar hoặc nếu không quy định mức áp suất làm việc dùng để thử thì mức áp suất phù hợp là 0,06 bar và giữ cho thiết bị căng hơi trong 12 h.

Quy trình thử này phải được áp dụng lần lượt cho tối thiểu hai buồng bơm hơi cạnh nhau (buồng 1 và buồng 2) theo yêu cầu trong Hình 7 và phải gồm 50 chu trình bơm hơi/xả hơi.

a) bơm hơi vào buồng 1 đến áp suất gấp 1,1 lần áp suất làm việc được thiết kế và giữ trong thời gian quy định.

b) xả hơi buồng 1 về áp suất bằng 0 và bơm hơi vào buồng 2 đến áp suất gấp 1,1 lần áp suất làm việc được thiết kế và giữ trong khoảng thời gian quy định.

c) lặp lại quy trình này 75 lần (dung sai áp suất: + 10 % tới – 0 % áp suất thử được áp dụng)

Thử độ kín khí của tất cả các buồng khí được bơm hơi theo phép thử dải giấy trong 5.12.4.

CHÚ DẪN

X  thời gian, min

 áp suất, bar

 

 buồng 1

2  buồng 2

3  áp suất làm việc theo thiết kế

Hình 7 – Phép thử áp suất theo chu trình đối với các buồng nổi (vật liệu không được gia cường)

Các khoảng thời gian thử đối với chu trình bơm hơi phải tuân thủ như sau:

– thời gian bơm hơi đến áp suất gấp 1,1 lần áp suất làm việc: 2,0 min;

– duy trì tại áp suất gấp 1,1 lần áp suất làm việc: 0,5 min;

– thời gian xả hơi về áp suất bằng 0: 0,5 min;

– duy trì áp suất bằng 0: 0,5 min.

Các buồng sát nhau không được thử đồng thời.

Trước khi thực hiện phép thử áp suất theo chu trình này, sản phẩm phải được đặt trên mặt sàn cứng và chịu tải trọng tĩnh khối lượng của người sử dụng được chỉ định trong 20 min. Người sử dụng phải được đại diện bằng các đối tượng thử được nêu trong 5.5.2 và Bảng 2. Phép thử đối với người lớn phải luôn có một lần thử đối tượng 1, trẻ em phải được đại diện bằng đối tượng thử 4.

Có thể áp dụng các tải trọng chết tương ứng hoặc các lực tác dụng qua một bề mặt tải hình tròn có kích thước phù hợp.

Nếu sử dụng tải trọng chết, thì áp dụng trên khu vực sản phẩm được dự kiến/thiết kế để chở người/trẻ em trong quá trình sử dụng.

Nếu sản phẩm được thiết kế cho nhiều người sử dụng, thì tải trọng chết phải được áp dụng trên các bề mặt chịu tải thích hợp được quy định cho người sử dụng và cho vị trí sử dụng và được áp dụng trên các bề mặt của sản phẩm được dự kiến/thiết kế để chở người lớn/trẻ em trong quá trình sử dụng.

Đối với những thiết bị mà các chi tiết bơm hơi không chở người sử dụng mà chỉ đóng vai trò là các bộ phận cung cấp lực nổi, thì khối lượng chết phải được áp dụng trên các khu vực sản phẩm không được bơm hơi được dự kiến/thiết kế để chở người/trẻ em trong môi trường nước và các chi tiết bơm hơi cung cấp lực nổi này không được tách ra khỏi bộ phận ch người sử dụng hoặc không bị nổ hoặc hỏng dưới sức kéo của khối lượng.

5.12.2.2  Phép thử quá áp đối với các phao bơm hơi làm bằng vật liệu đã gia cường hoặc được bọc vải

Bơm hơi vào từng khoang của thiết bị đến áp suất gấp 1,5 lần áp suất làm việc theo thiết kế của nhà sản xuất trong 30 min. Nếu không đưa ra áp suất làm việc theo thiết kế thì áp suất cho phép là 0,06 bar. Đối với các thiết bị cấp D, chỉ áp dụng áp suất gấp 1,2 lần áp suất thiết kế. Không được xảy ra hư hỏng hoặc vỡ nổ và thiết bị phải được thử độ kín khí như mô tả trong 5.1.2.5.

CHÚ THÍCH: Vật liệu màng xếp lớp không thuộc loại “được gia cường’’.

5.12.3  Phép thử nhiệt (không áp dụng cho các thiết bị cấp D)

Lắp thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất và bơm hơi đến áp suất gấp 1,1 lần áp suất làm việc theo thiết kế. Nếu không đưa ra áp suất làm việc theo thiết kế thì áp dụng áp suất là 0,06 bar. Khi đã lắp xong, đặt thiết bị vào buồng nhiệt, cài đặt ở nhiệt độ (60 ± 2) °C trong 6 h. Khi kết thúc thời gian thử, lấy thiết bị ra khỏi buồng nhiệt và để nguội đến nhiệt độ phòng. Kiểm tra độ kín khí của thiết bị theo phép thử thích hợp được nêu trong 5.1.2.5 đối với các thiết bị được chế tạo từ vật liệu được gia cường hoặc trong 5.1.2.4 đối với các thiết bị được chế tạo từ vật liệu không được gia cường.

5.12.4  Phép thử độ kín khí đối với các phao bơm hơi làm bằng vật liệu không được gia cường

Độ kín khí được đo gián tiếp bằng độ co của vật liệu. Thử lực nổi riêng của tất cả các buồng với các buồng bên cạnh bị xả hơi.

Để thử lực nổi, bơm hơi vào buồng đến áp suất gấp 1,1 lần áp suất làm việc theo thiết kế của nhà sản xuất. Nếu không đưa ra áp suất làm việc theo thiết kế thì áp dụng áp suất là 0,06 bar. Dán ngay hai đầu của dải giấy dài khoảng 100 mm lên bề mặt bên ngoài của buồng khí theo chu vi. Cắt đôi dải giấy theo chiều ngang. Theo dõi phép thử trong 2 h, hai đầu cắt không được chồng lên nhau.

5.12.5  Phép thử độ kín khí đối với các phao bơm hơi làm bằng vật liệu được gia cường hoặc vật liệu phủ vải

Làm giá đỡ hoặc nâng thiết bị cách với mặt sàn và không để thiết bị tiếp xúc trực tiếp với không khí hoặc ánh nắng. Bơm hơi vào thiết bị (tất cả các buồng khí) trong 30 min đến áp suất vượt 20 % áp suất làm việc theo thiết kế của nhà sản xuất nếu được chỉ rõ để làm căng trước thiết bị. Sau đó, đặt lại áp suất về áp suất làm việc theo thiết kế trong 30 min để ổn định các điều kiện. Đặt lại áp suất về áp suất làm việc theo thiết kế, ghi lại nhiệt độ môi trường và áp suất khí quyển. Theo dõi phép thử trong 24 h, áp suất trong tất cả các buồng khí không được giảm quá 20 %. Ghi lại nhiệt độ môi trường và áp suất khí quyển cuối cùng.

Chênh lệch nhiệt độ giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc phép thử không được vượt quá ± 3 °C.

Chênh lệch áp suất khí quyển giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc phép thử không được vượt quá ± 1 %.

Đối với mỗi lần nhiệt độ môi trường tăng hoặc giảm 1 °C, cho phép trừ đi hoặc cộng thêm 0,004 bar vào áp suất được thiết bị ghi lại.

5.13  Khóa hoặc các đầu kẹp cố định khác

5.13.1  Các yêu cầu

Nếu khóa hoặc các thiết bị kẹp tháo lắp khác được sử dụng như các bộ phận của cả thiết bị để gắn hoặc nối các chi tiết hoặc bộ phận chức năng, thì yêu cầu phải có tối thiểu hai thao tác đồng thời tháo hoặc mở để ngăn việc mở không chủ ý. Khi một trong hai thao tác mở khóa liên tiếp phụ thuộc vào áp suất, thì cần sử dụng một lực tối thiểu 50 N lên cơ chế mở này.

5.13.2  Phương pháp thử

Việc kiểm tra xác nhận phải do nhóm thử thực hiện. Trường hợp hệ thống khóa dựa trên áp suất, thì tiến hành phép thử theo Phụ lục E, EN 13138-3:2014.

6  Yêu cầu về vật liệu và phương pháp thử

6.1  Yêu cầu chung

6.1.1  Các yêu cầu

Tất cả các vật liệu sử dụng để chế tạo thiết bị phao nổi giải trí phải sạch và không bị nhiễm bẩn. Các vật liệu này phải được nhà sản xuất chọn theo các mức căng của trạng thái sử dụng và những yêu cầu về hình dáng, kích thước và mức tải tối đa v.v… Việc sử dụng ở điều kiện thông thường phải không làm giảm nghiêm trọng tính năng của vật liệu và phải đáp ứng được tất cả những yêu cầu được nêu trong Điều 6 và Điều 7. Để tránh mục nát, tất cả các vật liệu sợi phải không được làm từ sợi tự nhiên như sợi bông.

Để ổn định mẫu, cần tiến hành quy trình thử liên quan đến việc ngâm trong nước muối khử trùng bằng clo (xem 6.2.2) và lưu trong điều kiện lạnh và nóng (xem 6.3) trước khi tiến hành tất cả các phép thử khác.

6.1.2  Phương pháp thử

Yêu cầu kiểm tra bằng mắt thường và theo chứng nhận của nhà sản xuất.

6.2  Các yêu cầu hóa học đối với các vật liệu làm vỏ, không được hoặc được gia cường

6.2.1  Yêu cầu chung

Có thể cho phép xác nhận thử trong nhà hoặc ngoài trời để kiểm tra sự tuân thủ.

6.2.2  Độ kháng dầu khoáng

6.2.2.1  Các yêu cầu

Sau khi tiếp xúc trong khoảng thời gian (22 ± 0,25) h, thay đổi về khối lượng trên từng đơn vị diện tích không được vượt quá 100 g/m2.

6.2.2.2  Phương pháp thử

Tiến hành thử trên mặt ngoài của vật liệu tiếp xúc với môi trường xung quanh nêu trong TCVN 2752 (ISO 1817), với mẫu thử có kích thước 100 mm x 100 mm hoặc một đĩa có đường kính 100 mm, sử dụng dầu khoáng 15W40HD đối với máy chạy dầu diesel ở nhiệt độ (40 ± 1) °C.

6.2.3  Độ kháng nước muối clo hóa

6.2.3.1  Độ thấm nước

Sau khi tiếp xúc trong khoảng thời gian tối thiểu 36 h, thay đổi về khối lượng trên từng đơn vị diện tích không được vượt quá 100 g/m2.

6.2.3.2  Phương pháp thử

Tiến hành thử trên mặt ngoài của vật liệu tiếp xúc với môi trường xung quanh như nêu trong TCVN 2752 (ISO 1817) bằng cách sử dụng nước muối được chuẩn bị từ nước cất và 30 g natri clorua trên lít ở nhiệt độ (40 ± 1) °C.

6.3  Yêu cầu vật lý

6.3.1  Độ kháng lạnh

6.3.1.1  Các yêu cầu

Sau quá trình tiếp xúc 4 h và xử lý theo quy trình dưới đây, không được có dấu hiệu nứt vỡ khi mẫu thử được kiểm tra với độ phóng đại 10 lần.

6.3.1.2  Phương pháp thử

Theo TCVN 9551 (ISO 4675), mẫu có kích thước (100 x 250) mm phải được giữ trong buồng lạnh phù hợp ở nhiệt độ -5 °C. Sau đó mẫu phải được gấp thành góc 180° và giữ dưới khối lượng 5 kg thêm 10 min trong buồng lạnh. Sau khi lấy mẫu ra khỏi buồng lạnh, kiểm tra độ nứt gãy.

6.3.2  Độ bền nhiệt

6.3.2.1  Các yêu cầu

Mẫu thử không đưa ra bằng chứng về sự tạo khối kết dính cũng như không cho thấy những hư hỏng trên bề mặt lúc trải mẫu ra khi mẫu được kiểm tra ở kích thước được phóng đại lên 5 lần.

6.3.2.2  Phương pháp thử

Mẫu thử kích thước (100 x 250) mm được gấp ở đường trung tâm với các mặt trong đặt cạnh nhau và để trong 2 h trong buồng nhiệt ở nhiệt độ (60 ± 2) °C dưới tải trọng 50 N/50 cm2. Sau khi lấy mẫu ra khỏi buồng nhiệt, để nguội mẫu trong 2 h ở môi trường chuẩn, sau đó trải mẫu ra và kiểm tra sự tạo khối kết dính hoặc hư hỏng bề mặt.

6.4  Yêu cầu cơ học của vật liệu bề mặt/vỏ không được gia cường

6.4.1  Yêu cầu chung

Trừ khi có quy định khác, các điều kiện môi trường chuẩn để tiến hành thử phải ở nhiệt độ (20 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (65 ± 5) %.

CHÚ THÍCH  Xem các yêu cầu cụ thể tại TCVN 13550-3 (ISO 25649-3) đến TCVN 13550-7 (ISO 25649-7).

6.4.2  Độ bền dâm xuyên

6.4.2.1  Các yêu cầu

Các buồng nổi đầy không khí phải duy trì độ kín khí khi được thử theo quy trình nêu trong 6.4.2.2.

6.4.2.2  Phương pháp thử

Tác dụng một lực 5 N qua một đầu kim bằng thép đường kính 0,5 mm lên phần bất kỳ của bề mặt ngoài thiết bị khi được bơm hơi tới mức áp suất làm việc theo thiết kế hoặc tới khi căng hơi và đầy đủ chức năng nếu không đưa ra áp suất làm việc. Từ từ tác dụng lực trong vòng 5 s. Duy trì lực trong 5 s. Sau khi kết thúc quy trình, ngâm thiết bị hoặc phần được thử nào bể nước lạnh và kiểm tra độ rò khí.

6.5  Yêu cầu cơ học đối với vật liệu bề mặt/vỏ được gia cường

6.5.1  Yêu cầu chung

Áp dụng các yêu cầu cụ thể theo TCVN 13550-3 (ISO 25649-3) đến TCVN 13550-7 (ISO 25649-7).

6.5.2  Độ bám của lớp phủ (nếu có thể áp dụng)

6.5.2.1  Các yêu cầu

Khi thân của thiết bị giải trí phao nổi gồm các vật liệu gia cường được phủ (ví dụ: vải), thì độ bám giữa lớp phủ và lớp nền (vải nền) phải đủ bền để loại bỏ mọi sự phân tách không chủ ý của lớp phủ ra khỏi lớp nền trong quá trình sử dụng thiết bị giải trí phao nổi.

Lực phân tách giữa lớp phủ và vật liệu gia cường phải đạt tối thiểu 20 N/cm2.

6.5.2.2  Phương pháp thử

Tiến hành thử theo TCVN 9550 (ISO 2411).

6.6  Các vật liệu khác

6.6.1  Gỗ

6.6.1.1  Các yêu cầu

Các loại gỗ xẻ và gỗ ép được sử dụng ngoài trời phải phù hợp với việc sử dụng, môi trường nước biển và phải chịu được mưa nắng, được phù bằng sơn, véc-ni hoặc chất bảo quản khi tiếp xúc với mỏi trường nước biển. Tất cả các loại gỗ ép được sử dụng phải gắn với các phần gỗ cứng ở cả mặt trong và mặt ngoài lớp ép và chất kết dính phải không thấm nước và không thấm nước sôi. Gỗ xẻ được sử dụng phải dầy và không có dác gỗ, mục, bị côn trùng phá hoại, bị nứt và những điểm không lành lặn khác làm ảnh hưởng xấu đến tính năng của vật liệu. Gỗ xẻ thường không được có các mấu nhưng có thể chấp nhận mắt gỗ nhỏ (mắt gỗ của mầm ngủ). Các mộng ghép và/hoặc các bề mặt, gồm mặt của các đầu mút phải được phủ kín.

Việc áp dụng quy định luật pháp của quốc gia hoặc khu vực phải được tuân thủ.

VÍ DỤ: Đối với khu vực châu Âu, cần tính đến các quy định về lựa chọn bảo tồn, và các quy định liên quan. Những hạn chế về hoạt động tiếp thị và sử dụng các chất nguy hiểm cũng như các hoạt động sơ chế được đề cập trong Chỉ thị châu Âu 76/769/EEC cùng các phần sửa đổi, ví dụ: hạn chế các hợp chất thiếc hữu cơ trong sản xuất hàng thủ công.

6.6.1.2  Phương pháp thử

Nhóm thử nghiệm kiểm tra xác nhận bằng mắt thường.

6.6.2  Các bộ phận làm bằng kim loại và vật liệu tổng hợp

6.6.2.1  Các yêu cầu

Vật liệu được sử dụng phải cùng một loại, có độ bền và độ nhẵn phù hợp với các mục đích sử dụng của các chi tiết và phù hợp với môi trường nước biển.

6.6.2.2  Thử nghiệm

Có thể cho phép xác nhận thử trong nhà hoặc ngoài trời để kiểm tra độ tuân thủ.

6.7  Chỉ

6.7.1  Các yêu cầu

Để khâu các chi tiết chịu tải, chỉ sử dụng chỉ được sản xuất từ vật liệu tổng hợp có đặc tính tương ứng với các sợi polyester hoặc polyamide.

6.7.1  Phương pháp thử

Kiểm tra bằng mắt thường và/hoặc theo yêu cầu chứng nhận của nhà sản xuất.

7  Cảnh báo về độ bền và ghi nhãn

7.1  Bền với mồ hôi

7.1.1  Các yêu cầu

Khi tiến hành thử theo quy trình trong 7.1.2, sự thay đổi màu của các cảnh báo và nhãn phải bằng mức 3 hoặc lớn hơn trên thang màu xám.

7.1.2  Phương pháp thử

Tiến hành thử theo các quy trình trong TCVN 7835-E04 (ISO 105-E04) và đánh giá theo TCVN 5466 (ISO 105-A02).

7.2  Độ kháng nước muối khử trùng bằng clo

7.2.1  Độ bền màu

Khi thử theo phương pháp thử trong 7.2.4, sự thay đổi màu của các cảnh báo và nhãn phải bằng mức 3 hoặc lớn hơn trên thang màu xám theo TCVN 5467 (ISO 105-A03).

7.2.2  Dung dịch thử

Nước muối clo hóa được chuẩn bị bằng cách hòa tan 30 g muối NaCI với 1 L dung dịch dạng nước natri hypoclorua (NaOCI) có chứa 50 mg clo hoạt hóa ở độ pH (7,5 ± 0,05). Dung dịch chứa nước NaOCI được chuẩn bị theo 5.2 của TCVN 7835-E03 (ISO 105-E03). Dung dịch phải được chuẩn bị ngay trước khi sử dụng, dùng nước tinh khiết loại 3 nêu trong Điều 3 của TCVN 4851 (ISO 3696).

7.2.3  Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị, dụng cụ phù hợp cho quy trình ổn định mẫu phải bao gồm một bình chứa bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ kích thước đủ lớn để chứa thể tích nước muối clo hóa cần thiết với tỷ lệ dung dịch 100:1 và một tay khuấy gắn mô tơ quay ở tần số 40 min-1. Để giữ toàn bộ dụng cụ thử ở nhiệt độ phòng, thì cần tiến hành quy trình trong phòng có kiểm soát nhiệt độ môi trường. Tham khảo 2.1 của ISO 554:1976 (ký hiệu 20/65) về môi trường.

7.2.4  Phương pháp thử

Các mẫu vật liệu in cảnh báo/nhãn phải được ngâm 12 h trong nước muối được khử trùng bằng clo đã khuấy đều, trong bóng tối, ở nhiệt độ phòng (20 ± 2) °C. Bảo đảm mẫu thử hoàn toàn ướt. Sau khi lấy mẫu thử ra khỏi nước muối được khử trùng bằng clo, rửa sạch bằng nước cất và làm khô trong không khí ở nhiệt độ phòng.

7.3  Độ bám dính của nhãn

7.3.1  Các yêu cầu

Khi tiến hành thử theo các quy trình trong 7.3.2, các nhãn phải không bị hư hỏng và tất cả các chi tiết phải rõ ràng khi được đánh giá. Các yêu cầu không được áp dụng khi các cảnh báo hoặc nhãn được dập nổi trên bề mặt hoặc đúc vào thiết bị.

7.3.2  Phương pháp thử

Sản phẩm phải được thử theo các quy trình nêu trong TCVN 4538 (ISO 105-X12) (ướt và khô) và cho 100 chu trình.

7.4  Bộ dụng cụ sửa chữa dự phòng

Mỗi thiết bị giải trí phao nổi phải được cung cấp một bộ dụng cụ sửa chữa cùng hướng dẫn sử dụng, phù hợp cho việc sửa các lỗ thủng nhỏ trong phạm vi giới hạn.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Mô hình

A.1  Khoảng trống cho người, các mô hình nằm/ngồi; người lớn/trẻ em

A.1.1  Tư thế nằm

Kích thước tính bằng centimét

CHÚ THÍCH: Vùng bóng mờ = độ nhô ra được phép

Hình A.1 – Mô hình chiều dài cơ thể/chiều rộng vai trung bình của người lớn, phân vị thứ 95, nam giới

CHÚ THÍCH: Vùng bóng mờ = độ nhô ra được phép

Hình A.2 – Mô hình chiều dài cơ thể/chiều rộng vai trung bình của trẻ em 6 tuổi, phân vị thứ 95, nam giới

A.1.2  Tư thế ngồi

Kích thước tính bằng centimét

CHÚ DN:

Z: Điểm tham chiếu để áp dụng/bố trí các vách ngăn/chi tiết phía dưới nhô ra

Hình A.3 – Chiều dài ngồi (chân duỗi thẳng)/chiều rộng vai trung bình mô hình người lớn, phân vị thứ 95, nam giới

CHÚ DẪN:

Z: Điểm tham chiếu để áp dụng/bố trí các vách ngăn/chi tiết phía dưới nhô ra

Hình A.4- Chiều dài ngồi (chân duỗi thẳng)/chiều rộng vai mẫu trẻ em 6 tuổi, phân vị thứ 95, nam giới

Kích thước tính bằng centimét

CHÚ DẪN:

Z: Điểm tham chiếu đ áp dụng/bố trí các vách ngăn/chi tiết phía dưới nhô ra

Hình A.5 – Chiều dài ngồi (chân gập lại)/chiều ngang vai mô hình trẻ em 6 tuổi, phân vị thứ 95, nam giới

A.1.3  Áp dụng mô hình và độ nhô ra

Xem Hình A.6.

a mức nhô ra cực đại 15%

Hình 6 – Áp dụng mô hình và phần nhô ra

A.2  Vật liệu của mô hình

Các mô hình phải được làm từ tấm xốp (ví dụ: polychloropren) với độ cứng shore A (80 ± 10) và độ dày là 15 mm.

Độ cứng shore A phải được xác định theo TCVN 4502 (ISO 868).

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Ví dụ về các khoảng hở

B.1  Lý giải nguyên nhân

Hiện tượng mắc kẹt có liên quan đến việc thu thập và phân loại các đặc điểm thiết kế điển hình và đã biết cho phép thực hiện khảo sát đánh giá các mối nguy mắc kẹt nhằm phòng tránh hoặc thiết kế đảm bảo các đặc điểm này trở nên an toàn.

Tính an toàn của sản phẩm phải đạt được thông qua thiết kế. Người sử dụng không gặp áp lực để đối phó với những mối nguy như việc bảo dưỡng liên tục nhằm tránh hoặc không bị mắc kẹt nếu xảy ra sự cố. Điều này càng đặc biệt quan trọng cho những mối nguy – ở những tình huống được đưa ra đối với cấu trúc phao nổi – có thể dẫn đến tai nạn đuối nước, ví dụ: mắc kẹt kèm theo bị lập úp.

Do đó, các thiết bị phao nổi không được phép có những vị trí dễ tiếp cận gây mắc kẹt hoặc vướng.

Trong một số trường hợp, đối với các khe hở, khoảng hở v.v… không thể hoàn toàn tránh khỏi, thì phải đáp ứng yêu cầu an toàn tương ứng được quy định trong tiêu chuẩn này.

Tính an toàn có thể đạt được khi không xuất hiện những điểm có mối nguy (mắc kẹt/vướng) bằng cách không để những điểm này có thể tiếp xúc hoặc – như một ngoại lệ – thông qua cảnh báo.

Các sai khác trong việc đánh giá mối nguy mắc kẹt đối với các cấu trúc cứng, cách tiếp cận của tiêu chuẩn này tính đến đặc điểm áp suất thấp của các cấu trúc bơm hơi cung cấp hoặc tạo ra các lỗ mở, khoảng hở linh hoạt, có độ lún và hình dạng thay đổi v.v… Cũng cần xem xét tùy theo áp suất bơm hơi hoặc sự thay đổi vật liệu có ảnh hưởng đến các vật liệu cứng hơn thì cấu trúc được đánh giá vận hành sẽ càng giống một cấu trúc bền vững.

Để làm rõ và đơn giản hóa những yêu cầu về mắc kẹt liên quan đến phần nhỏ nhất tương ứng của cơ thể con người (bàn chân) và/hoặc toàn bộ cơ thể mà phần nhỏ nhất không được lọt qua hoặc toàn bộ cơ thể của người dùng có kích thước cơ thể lớn nhất phải lọt qua.

B.2  Những dạng phổ biến của đặc điểm thiết kế được kiểm tra xác nhận hiện tượng mắc kẹt

B.2.1  Các khoảng hở và khe hở

B.2.1.1  Cấp A, các khoảng hở đóng và cố định về kích thước

Các khoảng hở cấp A được đặc trưng bởi độ dài cố định của chu vi.

CHÚ DẪN

1 điểm tiếp cận (vào và/hoặc ra)

Hình B.1 – Cấp A, các khoảng hở đóng và cố định về kích thước

B.2.1.2  Cấp A1, các khoảng hở đóng nhưng các vách chắn lại có độ lún

Khoảng hở cấp A1 lún dưới tải trọng ở mức độ nhất định. Độ đàn hồi phụ thuộc vào áp suất và/hoặc độ cứng của vật liệu.

CHÚ DN

1 điểm tiếp xúc (vào và/hoặc ra)

Hình B.2 – Cấp A1, các khoảng hở đóng nhưng các vách ngăn lại có độ lún

B.2.1.3  Cấp B, các khe hở đóng cố định về kích thước

Các khe hở của cấp B gồm các chi tiết có thể dịch chuyển biến đổi khoảng không bên trong phụ thuộc vào vị trí của các chi tiết đó.

CHÚ DN

1 điểm tiếp cận (vào và/hoặc ra)

Hình B.3 – Cấp B, các khe hở đóng cố định về kích thước

B.2.1.4  Cấp B1, các khe hở đóng nhưng vách ngăn hoặc chi tiết có độ lún

Các khoảng hở cấp B1 lún do các chi tiết có rãnh hoặc do độ đàn hồi của chính các chi tiết đó.

CHÚ DN

1 điểm tiếp xúc (vào và/hoặc ra)

Hình B.4 – Cấp B1, các khe hở đóng nhưng các vách ngăn hoặc các chi tiết có độ lún

B.2.1.5  Cấp B2, khe hở mở

Các khe hở cấp B2 được đặc trưng bởi khe hở mở rộng tương đối giữa các chi tiết bao quanh.

CHÚ DẪN

1 điểm tiếp xúc (vào và/hoặc ra)

Hình B.5 – Cấp B2, khe hở mở

B.2.2  Rãnh

B.2.2.1  Cấp C, các rãnh đóng

Các khoảng hở của các rãnh cấp A được đặc trưng bởi các vị trí ban đầu gần như hoàn toàn không có khoảng hở chỉ mở ra dưới tác dụng của lực.

CHÚ DẪN

1 điểm tiếp xúc (vào và/hoặc ra)

Hình B.6 – Cấp C, các rãnh đóng

B.2.2.2  Cấp C1, các rãnh đóng, nhưng các vách ngăn hoặc các chi tiết có độ lún

Các khoảng hở cấp C1 được đặc trưng bởi mặt vách lún hoặc các thành phần cấu thành các vách bên lún thẳng xuống khi chịu tải.

CHÚ DẪN

1 điểm tiếp xúc (vào và/hoặc ra)

Hình B.7 – Cấp C1, các rãnh đóng, nhưng các vách ngăn hoặc các chi tiết có độ lún

B.2.3  Cấp D, các khoảng hở, khe hở v.v…

Các khoảng hở được đặc trưng bởi đặc điểm bố trí vòng quanh một chi tiết cố định hoặc chuyển động khác để tạo khoảng trống và hỗ trợ.

a) Khe hở được thu nhỏ tối đa bao quanh bánh guồng

b) Khe hở đ rộng cho phép lọt thân người, cho phép người sử dụng được chỉ định có thân người lớn nhất lọt qua

c) tấm chắn phẳng ở phía trên hoặc phía dưới cấu trúc phao nổi nhằm giảm tối đa khe hở xung quanh bộ phận di chuyển hoặc bộ phận tm che phía trên bộ phận di chuyển và khe hở để không thể tiếp cận được tới điểm rủi ro

CHÚ DN

1 điểm tiếp xúc (vào và/hoặc ra)

Hình B.8 – Cấp D, chức năng của các khoảng hở, khe hở v.v…

B.2.4  Cấp E, các bố cục ba chiều

Được đặc trưng bởi các khoảng hở được bố trí theo mặt phẳng và chiều cao. Đường đi thông qua một khoảng hở và kết thúc trong nước.

CHÚ DN

1 điểm tiếp xúc (vào và/hoặc ra)

Hình B.9 – Cấp E, các bố cục ba chiều

B.2.5  Cấp E, dạng mê cung

Được đặc trưng bởi các khoảng hở được bố trí theo mặt phẳng và chiều cao. Đường đi thông qua một khoảng hở và dẫn đến một khoảng hở khác. Cách bố trí các khoảng hở tạo thành những đường thông zic zắc theo chiều ngang/chiều dọc.

CHÚ DẪN

1 điểm tiếp xúc (vào và/hoặc ra)

Hình B.10 – Cấp E, mê cung

B.2.6  Cấp E, khoảng trống liền kề (các lỗ rỗng được bơm hơi)

Các khoảng trống liền kề được đặc trưng bởi đặc điểm cung cấp đường tiếp cận toàn bộ cơ thể con người. Lối vào lớn, các lối ra nhỏ.

CHÚ DẪN

1 điểm tiếp xúc (vào và/hoặc ra)

Hình B.11 – Cấp E, khoảng trống liền kề (các khoang rỗng được bơm hơi)

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 554:1976, Standard atmospheres for conditioning and/or testing – Specifications (Không khí tiêu chuẩn đối với việc bảo quản và/hoặc thử nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật)

[2] TCVN 10500 (ISO 3011), Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Xác định độ bền rạn nứt trong môi trường có ozon ở điều kiện tĩnh)

[3] ISO 6185-1:2001, Inflatable boats – Part 1: Boats with maximum motor power rating of 4,5kW (Thuyền cao su – Phần 1: Thuyền có công suất động cơ tối đa 4,5kN)

[4] ISO 6185-2:2001, Inflatable boats – Part 2: Boats with maximum motor power rating of 4,5kW to 15 kW and greater (Thuyền cao su – Phần 2: Thuyền có công suất động cơ tối đa 4,5kN đến 15kN)

[5] TCVN 1595-1 (ISO 7619-1), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định độ cứng ấn lõm – Phần 1: Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ cứng (Độ cứng Shore)

[6] EN 12402, Lead and lead alloys – Methods of sampling for analysis (Chì và các hợp kim của chì – Phương pháp lấy mẫu phân tích)

[7] EN 13138-1, Buoyant aids for swimming instruction – Part 1: Safety requirements and test methods for bouyant aids to be worn (Áo phao cứu hộ dành cho dạy bơi – Phần 1: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử dành cho áo phao cứu hộ để mặc được)

[8] EN 13138-2, Buoyant aids for swimming instruction – Part 1: Safety requirements and test methods for bouyant aids to be hold (Áo phao cứu hộ dành cho dạy bơi – Phần 1: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử áo phao cứu hộ để giữ/cầm được)

[9] EN 14960, Inflatable play equipment – Safety requirements and test methods (Dụng cụ chơi bơm hơi – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

[10] EN 16051-2, Inflation devices and accessories for inflatable consumer products – Part 2: Safety requirements, durability, performance, compatibility and test methods of inflators (Dụng cụ bơm hơi và phụ kiện dành cho sản phẩm tiêu dùng bơm hơi – Phần 2: Yêu cầu an toàn, độ bền, hiệu năng, khả năng tương thích và phương pháp thử dụng cụ bơm)

[11] European Directive 76/769/EEC, Restrictions on the marketing use of certain dangerous substances and preparations (Chỉ thị Châu Âu 76/769/EEC, Những hạn chế trong tiếp thị sử dụng các chất liệu có độ nguy hiểm nhất định và hoạt động chuẩn bị)

[12] European Directive 2009/48/EC on safety of toys (Chỉ thị Châu Âu 2009/48/EC về an toàn đồ chơi trẻ em)

[13] Directive 2013/53/EU of the European Parliament and of the Council of 20 November 2013 on recreational craft and personal watercraft and repealing Directive 94/25/EC (Chỉ thị 2013/53/EU của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 20 tháng 11 năm 2013 về thuyền giải trí và thuyền nước cá nhân, thay thế Chỉ thị 94/25/EC)

[14] Regulation (EU) 2016/425 of the European Parliament and of the Council of 9 March 2016 on personal protective equipment and repealing Council Directive 89/686/EEC (Nghị định (EU) 2016/425 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về phương tiện bảo vệ cá nhân, thay thế Chỉ thị 89/686/EEC)

 

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Phân cấp và tiêu chí để phân biệt giữa thiết bị giải trí phao nổi với đồ chơi dưới nước

 Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử

5.1  Yêu cầu chung

5.2  Mắc kẹt cơ thể

5.3  Mắc kẹt thân trên dây an toàn đối với tr em

5.4  Các phần nhô ra gây vướng

5.5  Thử nghiệm đối tượng là người

5.6  Thiết kế áp suất làm việc

5.7  Các chi tiết chịu ti

5.8  Thiết bị kéo

5.9  Van và bộ chuyển đổi van

5.10  Các gờ, góc và điểm

5.11  Điểm cắt và điểm kẹp

5.12  Độ bền của thân và các điều kiện thử

5.13  Khóa hoặc các đầu kẹp cố định khác

 Yêu cầu về vật liệu và phương pháp thử

6.1  Yêu cầu chung

6.2  Các yêu cầu hóa học đối với các vật liệu làm vỏ, không được hoặc được gia cường

6.3  Yêu cầu vật lý

6.4  Yêu cầu cơ học của vật liệu bề mặt/vỏ không được gia cường

6.5  Yêu cầu cơ học đối với vật liệu bề mặt/vỏ được gia cường

6.6  Các vật liệu khác

6.7  Chỉ

7  Cảnh báo về độ bền và ghi nhãn

7.1  Bền với mồ hôi

7.2  Độ kháng nước muối khử trùng bằng clo

7.3  Độ bám dính của nhãn

7.4  Bộ dụng cụ sửa chữa dự phòng

Phụ lục A (Quy định) Mô hình

Phụ lục B (Tham khảo) Ví dụ về các khoảng h

Thư mục tài liệu tham khảo



1) EN 71-1:2005 được sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng ISO 8124-1:2009; ISO 8124-1:2009 đã được chấp nhận thành TCVN 6238-1:2011, phiên bản hiện hành là TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014) An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) VỀ THIẾT BỊ GIẢI TRÍ PHAO NỔI SỬ DỤNG TRÊN VÀ TRONG NƯỚC – PHẦN 1: PHÂN CẤP, VẬT LIỆU, YÊU CẦU CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Số, ký hiệu văn bản TCVN13550-1:2022 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản