TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13548:2022 (BS EN 1271:2014) VỀ THIẾT BỊ SÂN THỂ THAO – THIẾT BỊ BÓNG CHUYỀN – YÊU CẦU CHỨC NĂNG, AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
TCVN 13548:2022
BS EN 1271:2014
THIẾT BỊ SÂN THỂ THAO – THIẾT BỊ BÓNG CHUYỀN – YÊU CẦU CHỨC NĂNG, AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Playing field equipment- Volleyball equipment – Functional and safety requirements, test methods
Lời nói đầu
TCVN 13548:2022 hoàn toàn tương đương với BS EN 1271:2014.
TCVN 13548:2022 do Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THIẾT BỊ SÂN THỂ THAO – THIẾT BỊ BÓNG CHUYỀN – YÊU CẦU CHỨC NĂNG, AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Playing field equipment- Volleyball equipment – Functional and safety requirements, test methods
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chức năng (xem Điều 3) và các yêu cầu an toàn (xem Điều 4) đối với thiết bị bóng chuyền.
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho 2 loại và 5 cấp thiết bị bóng chuyền (xem 3.2) được sử dụng trong nhà và ngoài trời.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho bóng chuyền bãi biển.
Tiêu chuẩn này không bao gồm vị trí trọng tài (đối với trọng tài chính thức số 1).
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 13318:2021 (EN 913:2008), Thiết bị thể dục – Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử
ISO 1806, Fishing nets – Determination of mesh breaking force of netting (Lưới đánh cá – Xác định lực kéo đứt mắt lưới)
ISO 2307, Fibre ropes – Determination of certain physical and mechanical properties (Dây xơ – Xác định một số tính chất cơ lý)
ISO 3108, Steel wire ropes for general purposes – Determination of actual breaking load (Dây thép cho các mục đích chung – Xác định tải trọng kéo đứt thực tế)
3 Yêu cầu
3.1 Dung sai
Nếu không có quy định khác trong tiêu chuẩn này, áp dụng dung sai 2 %.
3.2 Phân loại
Thiết bị bóng chuyền phải được phân loại theo thiết kế (các loại) và cấp độ dự định sử dụng của môn thể thao (các cấp) như trong Bảng 1 và Bảng 2.
Bảng 1 – Các loại
Loại |
Mô tả |
Ví dụ |
1 |
Có lỗ cắm/gắn cố định mặt sân |
Hình 1 |
2 |
Gắn cố định mặt sàn |
Hình 2 |
Bảng 2 – Các cấp
Cấp |
Mô tả |
A |
thi đấu cấp cao nhất a |
B |
thi đấu cấp câu lạc bộ b |
C |
luyện tập và thể thao ở trường |
D |
thi đấu cấp cao bóng chuyền ngồi a |
E |
luyện tập và thi đấu bóng chuyên ngồi trong trường học |
a Nếu các cuộc thi cấp cao nhất được chơi theo Luật của FIVB, tham khảo Luật của FIVB. | |
b Nếu các cuộc thi cấp câu lạc bộ được chơi theo Luật của liên đoàn quốc gia, tham khảo Luật của liên đoàn quốc gia |
3.3 Kích thước
Thiết bị bóng chuyền phải đáp ứng các kích thước nêu trong Hình 1 và Bảng 3.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1 cột lưới
2 lưới 3 băng viền trên 4 băng viền dưới 5 cáp lưới trên cùng 6 dây căng 7 dây căng (tùy chọn) |
8 gia cố cạnh
9 băng viền bên 10 lỗ cột ăngten giới hạn (thay thế cho 9) 11 ăngten giới hạn 12 mặt sân thể thao 13 đường biên 14 lỗ cắm mặt sân |
Ví dụ về nền sân, xem Phụ lục A.
CHÚ THÍCH: Chiều cao của lưới (cáp lưới trên cùng) được quy định bởi Liên đoàn quốc tế và/hoặc quốc gia
Hình 1 – Thiết bị bóng chuyền Loại 1
Bảng 3 – Kích thước của thiết bị bóng chuyền Loại 1
Kích thước tính bằng milimét
|
Cấp A |
Cấp B |
Cấp C |
Cấp D |
Cấp E |
a |
9 000 ± 30 |
6 000 ± 30 |
|||
B |
|
||||
c a |
500 đến 1 000 |
||||
d a |
tối đa là 11 000 |
từ 8 000 đến 11 000 |
|||
e |
1 000 ± 30 |
800 ± 30 |
|||
f |
từ 9 500 đến 10 000 |
từ 6 500 đến 7 000 |
|||
g |
1 800 ± 20 |
||||
h |
100 ± 1 |
||||
i |
10 ± 1 |
||||
a Các giá trị phải được đo ở mức sân hoàn thành.
b Các cột lưới dạng ống lồng có thể điều chỉnh đến độ cao nhất định. |
Một thiết bị bóng chuyền hoàn chỉnh Loại 1 sẽ có các bộ phận sau:
a) 2 cột lưới (1 có thiết bị căng và 1 có gắn dây cột);
b) 2 đệm bọc cột lưới;
c) 2 lỗ cắm mặt sân;
d) 1 lưới bóng chuyền;
e) 2 cột ăngten giới hạn (Cấp A, B và D);
f) 2 băng viền bên (Cấp A, B và D).
CHÚ DẪN:
1 cột lưới
2 bộ phận đế
3 thiết bị gắn cố định mặt sàn
Kích thước và thông số kỹ thuật khác giống loại 1.
Hình 2 – Thiết bị bóng chuyền loại 2
Một thiết bị bóng chuyền hoàn chỉnh loại 2 phải có các chi tiết sau:
g) 2 cột lưới (1 có thiết bị căng và 1 có gắn dây);
h) 2 đệm bọc cột lưới;
i) 2 đế với thiết bị gắn cố định mặt sàn;
j) 1 lưới;
k) 2 cột ăngten giới hạn (đối với cấp B và D);
l) 2 băng viền bên (đối với cấp B và D).
3.4 Vật liệu
3.4.1 Cột lưới
Vật liệu phải được chọn để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Kim loại phải không bị ăn mòn và thép được bảo vệ chống ăn mòn (ví dụ: mạ kẽm nóng, sơn phủ hoặc sơn tĩnh điện).
3.4.2 Lưới
Lưới phải được làm từ các loại sợi phù hợp.
Cáp lưới trên cùng phải được làm từ vật liệu tổng hợp, dây thép mạ kẽm, chống ăn mòn hoặc vật liệu tương đương.
CHÚ THÍCH: Vỏ nhựa cho dây thép cũng được chấp nhận.
Tất cả các băng viền lưới phải được làm từ vật liệu tổng hợp.
3.4.3 Ăngten giới hạn
Ăngten giới hạn phải được làm bằng nhựa gia cường sợi thủy tinh hoặc vật liệu phù hợp khác.
3.5 Thiết kế
3.5.1 Cột lưới
Ở vị trí được lắp ráp, phải điều chỉnh được chiều cao của lưới giữa các cột lưới trong khoảng ít nhất từ 2 000 mm đến 2 500 mm đối với các cấp A, B và C và ít nhất 1 000 mm đến 1 200 mm đối với các cấp D và E tính từ mặt sân.
3.5.2 Lưới
Lưới của các cấp A, B và D phải có màu đen, băng viền trên, băng viền dưới và băng viền bên phải có màu trắng.
Mắt lưới của các cấp A, B và D phải là hình vuông 100 mm x 100 mm.
Cáp lưới trên cùng phải được luồn vào băng viền trên.
Lưới phải được kéo căng theo chiều ngang ở góc trên và dưới bằng các dây căng. Đối với các cấp A, B và D, khoảng cách giữa cáp lưới trên cùng và cáp lưới dưới cùng giữa các đường biên phải theo quy định trong Bảng 3.
Về lực kéo đứt lưới và các chi tiết của lưới, các cấp của Bảng 4, Bảng 5, Bảng 6 và Bảng 7 phải được lựa chọn khi thích hợp.
Bảng 4 – Độ bền đứt của mắt lưới
Cấp |
Độ bền đứt tối thiểu N |
Phương pháp thử |
A |
1 080 (900) a |
ISO 1806 |
B |
1 080 (900) a |
|
C |
792 (660) a |
|
D |
1 080 (900) a |
|
E |
792 (660) a |
|
a Giá trị trong ngoặc đơn tương ứng với độ bền đứt của sợi lưới khi được thử nghiệm theo ISO 2062. |
Bảng 5-Độ bền đứt của lưới/đường lưới
Cấp |
Độ bền đứt tối thiểu N |
Phương pháp thử |
A |
3 400 |
ISO 2307 |
B |
3 400 |
|
C |
1 100 |
|
D |
3 400 |
|
E |
1 100 |
Bảng 6 – Độ bền đứt của cáp lưới trên cùng
Cấp |
Độ bền đứt tối thiểu N |
Phương pháp thử |
A |
6 000 |
ISO 2307 (đối với cáp được làm bằng vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu tương đương) ISO 3108 (đối với cáp thép) |
B |
6 000 |
|
C |
3 000 |
|
D |
6 000 |
|
E |
3 000 |
3.5.3 Ăng ten giới hạn
Đối với các cấp A, B và D phải có ăngten giới hạn. Mỗi ăngten giới hạn phải được đánh dấu bằng các sọc tương phản 100 mm, tốt nhất là đỏ và trắng.
Các ăngten giới hạn có thể tháo rời phải được gắn vào cả hai bên của lưới theo chiều dọc phía trên giao điểm giữa đường bên và đường giữa sân chơi.
3.5.4 Lỗ cắm mặt sân
Đối với thiết bị bóng chuyền ngoài trời, các lỗ cắm mặt sân phải có khả năng chống ăn mòn và có lỗ thoát nước (xem Phụ lục A).
4 Yêu cầu an toàn
4.1 Yêu cầu chung
Các góc và cạnh phải được làm tròn với bán kính tối thiểu là 3 mm.
4.2 Cột lưới, thiết bị căng, dây buộc và dây
Khi được thử theo 5.2, mỗi cột lưới phải không sập đổ cũng không xuất hiện:
a) các dấu hiệu nứt/gãy có thể nhìn thấy và/hoặc
b) biến dạng cột lưới vĩnh viễn d lớn hơn 10 mm.
Khi được thử theo 5.2, cơ cấu khóa của thiết bị căng, dây và bất kỳ phụ kiện dây nào không được nhả ra ngoài ý muốn.
Nếu có tay quay, ví dụ: đối với một tời, chúng phải có thể tháo rời, có thể thu vào hoặc nằm bên trong cột lưới.
Các thiết bị căng và dây buộc của các cấp A, B và D phải ở bên ngoài cột lưới, tức là cách xa sân, hoặc được trang bị bên trong đường bao cột lưới.
Ở các cấp C và E, các thiết bị căng và dây buộc có thể được lắp ở phía bên mặt lưới của cột lưới với độ nhô tối đa theo quy định tại 5.1, TCVN 13318 (BS EN 913).
4.3 Đệm bọc cột lưới
Đệm phải được cung cấp và lắp từ mặt đất đến độ cao 2 000 mm. Nếu chiều cao của cột lưới nhỏ hơn 2 000 mm so với sân hoàn thiện, phần đệm phải lên đến đầu trên của cột lưới.
Đệm phải che hoàn toàn các cột lưới và thiết bị căng và các bộ phận nhô ra.
Đệm phải được thiết kế đảm bảo không bị bong ra trong quá trình sử dụng bình thường.
Khi được thử theo Phụ lục C, TCVN 13318 (EN 913), với chiều cao rơi hiệu quả là 200 mm, giá trị giảm chấn của đệm phải dưới 50 g.
4.4 Bộ phận đế
Bộ phận đế của thiết bị bóng chuyền loại 2 phải nằm ở bên ngoài sân (xem Hình 2) và được bảo vệ trước rủi ro về các mối nguy trong trận đấu, ví dụ bằng cách đệm với các đặc tính giảm chấn nêu tại 4.3.
5 Phương pháp thử
5.1 Yêu cầu chung
Các yêu cầu của Điều 3 và Điều 4, trong đó không có thử nghiệm cụ thể nào được chỉ ra trong các điều sau đây, phải được kiểm tra xác nhận một cách thích hợp, ví dụ: bằng cách đo lường, kiểm tra bằng mắt thường, kiểm tra bằng xúc giác hoặc thử nghiệm chức năng.
5.2 Thử nghiệm đối với cột lưới, thiết bị căng, phụ kiện dây và dây
a) lắp ráp toàn bộ thiết bị bóng chuyền (cột lưới và lưới) bằng cách đặt các cột lưới vào lỗ cắm (Loại 1) hoặc để (Loại 2) và lắp lưới như dự tính để sử dụng bình thường.
b) chèn một thiết bị đo lực, có khả năng đo ± 10 N, vào đường lưới trên cùng giữa lưới và trụ.
c) lấy mốc chuẩn tham chiếu phù hợp, cao hơn trục của cáp lưới trên cùng cùng < 100 mm bên ngoài một cột lưới. Giữ nguyên vị trí này trong suốt thử nghiệm.
CHÚ THÍCH: Mốc tham chiếu phù hợp sẽ là một đường thẳng góc được cố định cách chân cột lưới dưới 50 mm (xem Hình 3) hoặc một đường thẳng đứng lơ lửng bên ngoài cột lưới.
CHÚ DẪN:
1 chiều cao thử nghiệm theo Bảng 7
2 dải băng cách mặt sân trong vòng 5 cm (thước thẳng đứng được đặt cách chân cột lưới 5 cm)
3 vít cố định
4 cột lưới gắn mặt sân
5 đường thẳng đứng trên trục của lưới
6 cột lưới có lỗ cắm
d1 khoảng cách ban đầu trước khi tác động lực thử
d2 khoảng cách sau khi bỏ lực thử
Hình 3 – Phép thử độ lệch vĩnh viễn của cột lưới
d) tăng độ căng ở cáp lưới trên cùng cho đến khi đạt được lực ban đầu thích hợp F1 (xem Bảng 7).
e) đo khoảng cách tối đa d1 giữa cột lưới và mốc tham chiếu dọc.
f) tăng độ căng ở cáp lưới trên cùng trong khoảng thời gian không quá 60 s (ví dụ: bằng cách treo một vật nặng từ tâm của cáp lưới trên cùng) cho đến khi đạt được lực thích hợp F2 (xem Bảng 7). Duy trì lực bổ sung trong 10 min ± 1 min.
g) giảm lực trong cáp lưới trên cùng xuống lực ban đầu F1 và đo lại khoảng cách tối đa d2 giữa cột lưới và mốc chuẩn.
h) tính độ lệch vĩnh viễn dư d là d = d2 – d1
Bảng 7 – Lực thử nghiệm F và chiều cao thử nghiệm h
|
Cấp A |
Cấp B |
Cấp C |
Cấp D |
Cấp E |
Lực thử nghiệm F1, N |
1450 |
1200 |
1000 |
1200 |
1000 |
Lực thử nghiệm F2 (= f1 x 1,2 hệ số an toàn), N |
1740 |
1440 |
1200 |
1440 |
1200 |
Độ cao thử nghiệm h, mm |
2430a |
1150 |
|||
a Chiều cao thử nghiệm liên quan tới chiều cao thi đấu tối đa xác định bởi quy định của FIVB (ấn bản 2013-2016) |
6 Hướng dẫn sử dụng
Mỗi thiết bị bóng chuyền phải được kèm theo hướng dẫn sử dụng bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) nhận dạng:
1) loại thiết bị bóng chuyền (xem Bảng phân loại 1);
2) chỉ được sử dụng cho các cấp … (xem Bảng phân loại 2) và không dùng cho mục đích khác;
b) cảnh báo: Trước khi sử dụng sản phẩm này, hãy kiểm tra xem tất cả các phụ kiện và dây buộc có an toàn và được buộc chặt đúng cách chữa;
c) lắp cột lưới chính xác ở vị trí sử dụng;
d) cách buộc chặt lưới;
e) lắp chính xác của các miếng đệm bọc cột lưới;
f) điều chỉnh thiết bị căng;
g) bảo quản và vận chuyển;
h) thải bỏ;
i) thông tin chi tiết về sự phù hợp của lưới và các chi tiết của lưới số được sử dụng (ăngtren giới hạn, cáp lưới trên cùng, …) cho mỗi cấp;
j) bảo trì.
7 Ghi nhãn
Thiết bị bóng chuyền, phù hợp với tiêu chuẩn này, phải được ghi nhãn bằng các thông tin sau:
a) cột lưới:
1) viện dẫn tiêu chuẩn này;
2) loại và cáp của thiết bị bóng chuyền;
3) cảnh báo: “Không được leo trèo, treo hoặc đu trên thiết bị bóng chuyền”.
4) tên, nhãn hiệu hoặc phương tiện nhận dạng khác của nhà sản xuất, nhà bán lẻ hoặc nhà nhập khẩu và năm sản xuất.
b) lưới:
1) tên, nhãn hiệu hoặc cách thức khác để nhận biết nhà sản xuất, nhà bán lẻ hoặc nhà nhập khẩu và năm sản xuất.
Phụ lục A
(tham khảo)
Ví dụ về nền sàn
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1 cột lưới
2 mặt sân thể thao
3 khối bê tông
4 lỗ cắm mặt sân
5 lỗ thoát nước (sử dụng ngoài trời)
Hình A.1 – Nền sân
Bảng A.1 – Chiều cao
Kích thước tính bằng milimét
Chiều cao |
Cột lưới tối thiểu |
h1 |
40 |
h2 |
350 |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 2062, Textiles – Yarns from packages – Determination of single-end breaking force and elongation at break using constant rate of extension (CRE) tester
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Yêu cầu
3.1 Dung sai
3.2 Phân loại
3.3 Kích thước
3.4 Vật liệu
3.5 Thiết kế
4 Yêu cầu an toàn
4.1 Yêu cầu chung
4.2 Cột lưới, thiết bị căng, dây buộc và dây
4.3 Đệm bọc cột lưới
4.4 Bộ phận đế
5 Phương pháp thử
5.1 Yêu cầu chung
5.2 Kiểm tra cột lưới, thiết bị căng, phụ kiện dây và dây
6 Hướng dẫn sử dụng
7 Ghi nhãn
Phụ lục A (tham khảo) Ví dụ về nền sân
Thư mục tài liệu tham khảo
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13548:2022 (BS EN 1271:2014) VỀ THIẾT BỊ SÂN THỂ THAO – THIẾT BỊ BÓNG CHUYỀN – YÊU CẦU CHỨC NĂNG, AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN13548:2022 | Ngày hiệu lực | 12/07/2022 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | 12/07/2022 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |