TIÊU CHUẨN NGÀNH 28 TCN 182:2003 VỀ SULFIT TRONG SẢN PHẨM THỦY SẢN – PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG BỘ THUỶ SẢN BAN HÀNH
28 TCN 182:2003
SULFIT TRONG SẢN PHẨM THỦY SẢN – PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG
Sulphite in fishery products – Method for quantitative analysis
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng sulfit trong thủy sản và sản phẩm thủy sản. Giới hạn phát hiện của phương pháp là 10 mg/g.
2. Phương pháp tham chiếu
Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa theo phương pháp của Ủy ban Phân tích thực phẩm khối Bắc Âu NMKL số 132 – 1989 (NODISK METODIKKOMMITTE FOR LIVSMEDEL Nordic committee on food analysis – Sulphite Spectrophotometric determination in foods).
3. Nguyên tắc
Mẫu sản phẩm được axit hóa bằng axit sulfuric H2SO4 và chưng cất trong thiết bị Kjeldahl bán vi lượng. Hơi SO2 tạo thành phản ứng với 2,2′- đinitro-5,5′-đithiobenzoic axit (DTNB) trong cốc nhận để hình thành phức axit 5-mercapto-2- nitrobenzoic có mầu vàng chanh đậm. Cường độ mầu của phức axit được đọc trên máy quang phổ tại bước sóng l là 412 nm. Nồng độ của SO2 trong mẫu được tính toán theo cường độ mầu của phức axit theo phương pháp ngoại chuẩn.
4. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất, dung dịch
4.1. Thiết bị, dụng cụ
4.1.1. Máy xay thịt có đường kính lỗ đĩa 2 -3 mm.
4.1.2. Cân phân tích, độ chính xác 0,1 mg.
4.1.3. Máy nghiền đồng thể.
4.1.4. Bộ chưng cất Kjeldahl bán vi lượng, dung tích 100 ml.
4.1.5. Máy quang phổ UV-VIS.
4.1.6. Bình tam giác dung tích 100 ml.
4.1.7. Máy đo pH.
4.1.8. Pipet thể tích 5 ml.
4.1.9. Bình định mức dung tích 50 ml.
4.1.10. Bình định mức dung tích 100 ml.
4.1.11. Bình tam giác dung tích 250 ml.
4.2. Hóa chất
Hóa chất phải là loại tinh khiết được sử dụng để phân tích, gồm:
4.2.1. Axit sulfuric (H2SO4) đậm đặc.
4.2.2. Đikali hyđrophosphat (K2HPO4 3H2O).MW = 228,23 g/mol.
4.2.3. Kali hyđrophosphat (KH2PO4)
4.2.4. Axit chlohyđric (HCl) 0,1M dùng để chuẩn độ
4.2.5. Natri hyđroxit (NaOH), 0,1M dùng để chuẩn độ.
4.2.6. Axit 2,2′-đinitro-5,5′-đithiobenzoic (DTNB) (C14H8N2O8S2).
4.2.7. Hồ tinh bột.
4.2.8. Etanol 96%.
4.2.9. Muối đinatri etylenđiamin tetraaxetat (C10H14N2NA2O8ư.2H2o)(EDTA).MW = 372,24g/mol.
4.2.10. Natri đisulfit (Na2S2O5). MW = 190,10 g/mol.
4.2.11. Khí ni tơ (N2).
4.3. Dung dịch chuẩn và dung dịch thử
4.3.1. Dung dịch chuẩn gốc iot 0,05 M: sử dụng ống chuẩn iot (Iodine titrisol) N/10, pha trong 1000 ml. Dung dịch có thể sử dụng trong vòng 1 tháng.
4.3.2. Dung dịch chuẩn iot 0,005M: pha loãng dung dịch (4.3.1) ra 10 lần. Dung dịch có thể sử dụng trong vòng 1 tháng.
4.3.3. Axit sulfuric 10N: đổ từ từ 272 ml axit sulfuric đậm đặc (4.2.1) vào 700 ml nước cất và định mức đến 1000 ml. Dung dịch có thể sử dụng trong vòng 1 năm.
4.3.4. Dung dịch đệm phosphat pH=8: hòa tan 3,65hg đikali hyđrophosphat K2HPO4.3H2O (4.2.2) và 0,25 g Kali hyđrophosphat (4.2.3) với 900 ml nước cất. Chỉnh pH = 8,0 với axit chlohyđric HCl 0,1M (4.2.4) hoặc natri hyđroxit NaOH O,1M (4.2.5). Định mức đến 1000 ml. Dung dịch có thể sử dụng trong vòng 1 tháng.
4.3.5. Dung dịch thuốc thử 2,2′-đinitro-5,5′-đithiobenzoic axit (DTNB): hòa tan 1g DTNB trong 100 ml etanol (4.2.8) và định mức đến 1000 ml với dung dịch đệm (4.3.4). Dung dịch có thể sử dụng trong vòng 1 tháng.
4.3.6. Dung dịch hồ tinh bột: trộn 1 g hồ tinh bột (4.2.7) với 100 ml nước cất rồi đun sôi và làm nguội. Dung dịch có thể sử dụng trong vòng 1 tuần.
4.3.7. Dung dịch gốc đisufit (0,05M): hòa tan 2,3763 g natri đisufit (4.2.10) và 0,0093 g EDTA (4.2.9) trong nước và định mức đến 250 ml. Dung dịch có thể sử dụng trong vòng 1 tháng. Định phân lại nồng độ ở mỗi lần khi sử dụng.
4.3.8. Dung dịch đisulfit (0,0005 M) (0,064mg SO2/ml): dùng pipet hút 10 ml dung dịch gốc đisulfit (4.3.7), thêm 0,037 g EDTA (4.2.9), hòa tan rồi định mức đến 1000 ml. Dung dịch có thể sử dụng trong vòng 1 tháng. Định phân lại nồng độ ở mỗi lần khi sử dụng.
5. Phương pháp tiến hành
5.1. Chuẩn bị mẫu
5.1.1. Chuẩn bị mẫu thử: đồng nhất mẫu thử bằng máy nghiền đồng thể (4.1.3). Cân 2 mẫu, mỗi mẫu 5,00 g trong cốc có mỏ 100 ml. Trộn đều mẫu đã cân với 15 ml nước cất.
5.1.2. Chuẩn bị mẫu trắng: mẫu trắng là mẫu được xác định trước không chứa sulfit. Chuẩn bị mẫu trắng giống như đối với chuẩn bị mẫu thử quy định tại Điều 5.1.1..
5.2. Lập đường chuẩn
5.2.1. Cho vào 2 bình tam giác dung tích 250 ml (4.1.11) , mỗi bình 5 ml dung dịch chuẩn iot (4.3.2).
5.2.2. Chuẩn độ với dung dịch chuẩn đisulfit (4.3.8) đến mầu vàng nhạt.
5.2.3. Thêm dung dịch hồ tinh bột (4.3.6) và tiếp tục chuẩn độ cho đến khi dung dịch đổi mầu.
5.2.4. Dùng pipette nhỏ lần lượt 0,1, 2, 3, 4, và 5 ml dung dịch đisufit (4.3.8) đã được chuẩn độ tại Điều 5.2.3 vào trong các bình định mức 50 ml có chứa 25 ml dung dịch thuốc thử (4.3.5). Sau đó, pha loãng đến vạch với dung dịch đệm phosphat (4.3.4) rồi để yên trong 10 phút.
5.2.5. Hiệu chỉnh máy quang phổ (4.1.5) với nước cất ở 412 nm (độ hấp thu là 0 đối với nước cất). Xác định lần lượt độ hấp thụ của các dung dịch (5.2.4) bằng máy quang phổ.
5.2.6. Thành lập đồ thị theo các giá trị của độ hấp thu và nồng độ sulfit của dãy chuẩn theo mg/ml. Hàm lượng SO2 trong dịch mẫu được tính theo đường hồi quy tuyến tính của đồ thị thu được sau khi hiệu chỉnh với giá trị hấp thu của mẫu trắng.
5.3. Tiến hành thực nghiệm
5.3.1. Chuyển mẫu trắng và các mẫu thử đã chuẩn bị theo Điều 5.1 lần lượt vào các bình chưng cất. Tráng rửa các cốc đựng mẫu với 10 ml nước cất rồi cho hết vào bình chưng cất. Lắp đặt bình vào bộ chưng cất Kjeldahl (4.1.4).
5.3.2. Đặt bình tam giác thu hồi chứa 50 ml DTNB (4.3.5) ở đầu ra của ống ngưng tụ. Nối các đường dẫn khí nitơ và nước làm nguội vào thiết bị chưng cất.
5.3.3. Cho vào bình chưng cất 20 ml axit sulfuric 10 N (4.3.3) qua chiếc phễu gắn ở phía trên bộ chưng cất và nhanh chóng đóng kín hệ thống lại.
Chưng cất trong vòng 4 phút.
5.3.4. Lấy bình hứng ra khỏi bộ chưng cất. Rửa bình ngưng và ống nối với dung dịch đệm phosphat (4.3.4), chuyển dịch rửa vào bình thu hồi.
5.3.5. Chuyển toàn bộ dịch cất vào bình định mức (4.1.9) rồi rửa bình thu hồi với dung dịch đệm phosphat (4.3.4). Chuyển dịch rửa vào bình định mức rồi định mức với dung dịch đệm (4.3.4).
5.3.6. Đọc chỉ số ABS sau 10 phút với bước sóng 412 nm và dùng nước cất là dung dịch so sánh. Nếu trị số ABS > 1,5, phải pha loãng dung dịch với hỗn hợp với tỷ lệ 1:1 của dung dịch đệm phosphat (4.3.4) và dung dịch thuốc thử (4.3.5) rồi tiến hành đọc lại.
6. Tính kết quả
6.1. Tính nồng độ dung dịch gốc đisulfua theo công thức sau:
Cso2 (mg/ml) = |
Vo x Co x MV |
x 1000 |
Vso2 |
Trong đó:
V0 là số ml dung dịch iot (4.3.1) được sử dụng tại Điều 5.2.1.
VSO2 là số ml dung dịch gốc đisulfit (4.3.7) dùng cho chuẩn độ,
C0 là nồng độ của dung dịch iot (4.831), tính theo mol/1,
MV là phân tử gam của SO2 (64,06 g/mol).
6.2. Tính hàm lượng SO2 trong mẫu
6.2.1. Tính lượng SO2 trong dung dịch mẫu từ đường chuẩn theo Điều 5.2.6.
6.2.2. Tính nồng độ SO2 trong mẫu theo công thức sau:
Cso2 (mg/kg) = |
A x V x g |
x 1000 |
m |
Trong đó:
A là nồng độ SO2 tìm thấy từ đường chuẩn, tính theo mg/ml,
V là thể tích của dịch cất (5.3.5), tính theo ml,
g là hệ số pha loãng tại Điều 5.3.6, g = 1 nếu không pha loãng,
m là khối lượng mẫu cân, tính theo g
6.3. Báo cáo kết quả
Hàm lượng của sufit là giá trị trung bình của 2 lần thử song song tính theo mg/kg.
TIÊU CHUẨN NGÀNH 28 TCN 182:2003 VỀ SULFIT TRONG SẢN PHẨM THỦY SẢN – PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG BỘ THUỶ SẢN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 28TCN182:2003 | Ngày hiệu lực | 13/07/2003 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | 28/06/2003 |
Lĩnh vực |
Khoa học - Công nghệ An toàn thực phẩm |
Ngày ban hành | 30/05/2003 |
Cơ quan ban hành |
Bộ Thủy sản |
Tình trạng | Không xác định |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |