TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 585:2003 VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÔN TRÙNG HẠI NÔNG SẢN ĐÓNG BAO BẢO QUẢN TRONG KHO TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM VIỆT NAM DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Không xác định Ngày có hiệu lực: 15/11/2003

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 585:2003

QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÔN TRÙNG HẠI NÔNG SẢN ĐÓNG BAO BẢO QUẢN TRONG KHO TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM VIỆT NAM

 

Hà nội – 2003

Integrated Stored Insect Management for Bagged Commodities in the South of Vietnam

1.  Phạm vi và đối tượng áp dụng

Quy trình này áp dụng cho việc quản lý tổng hợp côn trùng hại trên hàng nông sản dạng hạt và bột, nguyên liệu thuốc lá, dược liệu và thức ăn gia súc, trong các dạng kho dùng để bảo quản hàng đóng bao trên phạm vi các tỉnh phía Nam từ Ninh thuận trở vào. 

2.  Mục tiêu

Giảm tổn thất nông sản bảo quản trong kho do côn trùng gây ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường và xã hội.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong quy trình này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1. Quản lý dịch hại tổng hợp là kiểm sóat và duy trì số lượng dịch hại dưới ngưỡng bằng việc áp dụng tổng hợp các biện pháp như sinh học, kỹ thuật canh tác, cơ giới, vật lý và hóa học.

3.2. Côn trùng hại kho chủ yếu: là những loài sâu kho, có mật độ và tần suất xuất hiện cao, gây hại có ý nghĩa kinh tế (xem phụ lục 1).

3.3. Côn trùng hại kho thứ yếu: là loại sâu kho gây hại không đáng kể trong điều kiện bảo quản bình thường, thường xuất hiện trên nhiều loại hàng hóa với mật độ thấp hoặc chỉ xuất hiện với mật độ cao trong một giai đoạn nhất định trong năm (xem phụ lục 1).

3.4. Khử trùng xông hơi: là phương pháp diệt trừ các côn trùng gây hại bằng hóa chất độc tồn tại ở dạng hơi trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thông thường trong một không gian kín.

3.5. Liều lượng thuốc khử trùng: là lượng thuốc khử trùng tính bằng khối lượng (gam) họat chất, dùng cho 1 đơn vị khối lượng (tấn) hoặc một đơn vị thể tích (m3) vật thể hoặc không gian khử trùng.

3.6. Kiểm tra tổng quát: là hình thức kiểm tra thường xuyên và định kỳ hàng tuần nhằm đánh giá thực trạng kho, phẩm chất hàng hóa và côn trùng trong kho.

3.7. Kiểm tra chi tiết: là hình thức kiểm tra định kỳ hàng tháng về tình trạng côn trùng hại kho bằng cách lấy mẫu để xác định thành phần, mật độ sâu hại.

 

4. Nội dung quy trình

4.1. Tập huấn

4.1.1. Đối tượng:

–   Cán bộ quản lý nhà nước về kiểm dịch và bảo vệ thực vật

–   Cán bộ quản lý kho

–   Công nhân trực tiếp làm công tác bảo quản trong kho.

4.1.2. Nội dung

–   Tập huấn tiêu chuẩn và quy trình phòng trừ côn trùng trong kho.

–   Sâu hại kho và sự thiệt hại của chúng.

–   Lợi ích của việc quản lý phòng trừ tổng hợp côn trùng hại kho.

–   Các phương pháp điều tra, theo dõi số liệu và phân tích, lưu trữ số liệu điều tra về sự phát sinh phát triển của côn trùng.

4.2. Các biện pháp phòng ngừa

4.2.1. Điều kiện kho

–   Đảm bảo cách ẩm, cách nhiệt tốt, ngăn chặn đường xâm nhập của côn trùng và các sinh vật khác vào kho.

–   Vệ sinh kho thường xuyên

–   Thiết kế, bố trí trang thiết bị trong kho hợp lý để dễ kiểm tra và vệ sinh kho.

4.2.2. Vệ snh kho

–   Thường xuyên sát trùng kho trước khi bảo quản nông sản: gồm nền, tường, mái trần và vật dụng trước khi chứa hàng.

–   Hàng tuần vệ sinh các máy móc, trang thiết bị trong kho.

–   Loại bỏ ra khỏi kho những vật liệu không còn dùng đến hoặc lây nhiễm dịch hại.

–   Trong quá trình kiểm tra nếu có vấn đề đột xuất kịp thời báo cáo người quản lý kho và đề xuất các biện pháp xử lý.

4.2.3. Đảm bảo thủy phần nông sản theo tiêu chuẩn nhằm hạn chế sự xâm nhập của côn trùng hại nông sản.

Kiểm tra thủy phần nông sản trước khi nhập kho để quyết định thời gian và hình thức bảo quản.

Trong quá trình bảo quản cần đảm bảo nhiệt độ, ẩm độ thích hợp nhằm hạn chế sự phát sinh, phát triển của côn trùng hại kho.

4.2.4. Bao bì phải nguyên vẹn, không bị nhiễm côn trùng gây hại. Bao bì sử dụng lại phải được khử trùng.

4.2.5. Sắp xếp cây hàng (theo phụ lục 2) đảm bảo an toàn, thông thoáng, dễ làm vệ sinh, dễ phun thuốc, dễ khử trùng và dễ đạt hiệu suất dử dụng của kho cao.

4.3. Kiểm tra

4.3.1. Kiểm tra tổng quát

4.3.1.1. Kiểm tra vệ sinh kho

Việc kiểm tra vệ sinh nhằm mục đích hạn chế sự phát triển của côn trùng. Việc kiểm tra phải đạt được các yêu cầu sau đây:

–   Đánh giá được chế độ vệ sinh kho hiện hành.

–   Phát hiện kịp thời tình trạng dịch hại.

–   Xác định được nguyên nhân xâm nhập của côn trùng.

–   Xác nhận đánh giá hiệu quả của bất cứ biện pháp phòng trừ dịch hại đã được áp dụng (xem mẫu biên bản kiểm tra vệ sinh tại phụ lục 3)

4.3.1.2. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật kho

– Phát hiện khe hở ở sàn, tường trần nơi côn trùng có thể thâm nhập và ẩn nấp.

–   Kiểm tra mái kho nhằm tránh dột

–   Kiểm tra cửa xuất nhập, cửa thông gió để đảm bảo ngăn ngừa chuột, chim xâm nhập vào kho.

4.3.1.3. Kiểm tra thủy phần nông sản

Định kỳ hàng tuần thủy phần nông sản định kỳ bằng máy đo độ ẩm nhanh và đối chiếu với mức thủy phần an toàn để bảo quản từng loại nông sản(xem phụ lục 4)

4.3.1.4. Kiểm tra nhiệt độ lô hàng

Hàng tuần cùng với việc kiểm tra thủy phần thì tiến hành kiểm tra nhiệt độ lô hàng. Trường hợp nhiệt độ trung bình cao hơn 45oC phải có biện pháp làm mát (đảo lô hàng, dùng quạt thông gío…)

4.3.1.5. Kiểm tra nồng độ CO2 trong kho

Trong trường hợp cây hàng để trong kho được bảo quản dài hạn bằng CO2 xem sơ đồ tại phụ lục số 10, lịch kiểm tra phải được tuân thủ của quy trình bảo quản nông sản bằng CO2 theo Quyết định số 03/2000/QĐ – DTQG ngày 12/1/2000 của Cục dự trữ quốc gia bằng máy đo nồng độ CO2.

4.3.1.6. Đánh giá tình trạng nhiễm côn trùng gây hại ở mặt ngoài cây hàng

Kiểm tra bằng mắt tại cây hàng và đánh giá theo thang điểm sau:

–   Hàng sạch: không phát hiện sâu mọt.

–   Nhiễm nhẹ: thỉnh thoảng nhìn thấy1-2 con mọt/m2 diện tích bề mặt cây hàng.

–   Nhiễm trung bình: luôn nhìn thấy 3-5 con mọt/m2 diện tích bề mặt cây hàng.

–   Nhiễm nặng: nhìn thấy 10 con mọt/m2 diện tích bề mặt cây hàng.

–   Nhiễm rất nặng: nhìn thấy trên 10 con mọt/m2 diện tích bề mặt cây hàng.

Trường hợp cây hàng bị nhiễm nặng hoặc rất nặng ở phía mặt ngòai thì phải tổ chức kiểm tra lại ngay chỉ tiêu mọt (bằng phương pháp lấy mẫu hàng và phân tích thành phần và mật độ mọt) để có biện pháp xử lý trừ diệt kịp thời.

4.3.2. Kiểm tra chi tiết

Định kỳ hàng tháng kiểm tra côn trùng gây hại bằng biện pháp lấy mẫu để xác định thủy phần mật độ côn trùng.

Thiết bị dùng để kiểm tra: kính lúp, kẹp gắp, cân đồng hồ đến 5 kg, bộ sàng và thiết bị phân chia mẫu. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra và đánh giá theo TCVN 4731-89: kiểm dịch thực vật phương pháp kiểm tra, lấy mẫu.

4.3.3. Lịch kiểm tra, báo cáo và xử lý

Lịch kiểm tra được tiến hành theo quy định tại Phụ lục 5A.

Kết quả kiểm tra phải được báo cáo hàng tháng về thành phần, mật độ, tình trạng kho, hàng hóa và những vấn đề có liên quan đến việc bảo quản nông sản (mẫu báo cáo phụ lục 5B).

– Quyết định xử lý, tái chế, phơi sấy hay thay đổi thời gian và hình thức bảo quản, thay đổi mục đích sử dụng hoặc xuất kho đều tùy thuộc vào các kết quả kiểm tra ở trên.

4.5. Đánh giá bột phát dịch hại thứ yếu

Định kỳ hàng năm cơ quan kiểm dịch thực vật phải đánh giá tình hình bột phát của côn trùng thứ yếu ở các kho để kịp thời có biện pháp xử lý.

Phương pháp đánh giá:

–   Tính kháng được thực hiện theo phương pháp FAO số 16 (cho thuốc xông hơi) FAO số 14 (cho thuốc phun).

–   Tính bột phát dịch hại thứ yếu theo phương pháp của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II (trong tài liệu tham khảo số 2).

4.6. Trừ côn trùng hại kho

4.6.1. Khử trùng xông hơi

4.6.1.1. Chọn ngưỡng kinh tế

Để quyết định sử dụng biện pháp khử trùng cho nông sản trong kho phải xác định được ngưỡng kinh tế, khử trùng phải hợp lý căn cứ vào giá trị hàng hóa, chi phí khử trùng, mức thiệt hại do côn trùng gây ra và mục đích sử dụng hàng hóa.

Đối với các kho chưa thể xây dựng ngưỡng kinh tế cho riêng mình có thể tham khảo tại phụ lục 6.

4.6.1.2. Lựa chọn loại khử trùng thích hợp căn cứ vào:

–   Giá thành.

–   Ngưỡng kinh tế.

–   Thời gian xử lý cho phép.

–   Tác động của thuốc đối với dịch hại.

–   Tác động của thuốc đối với vật liệu không là đối tượng xử lý.

–   ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình chế biến của hàng hóa sau xử lý.

Xem thêm hướng dẫn ở phụ lục 7, 8 và 9.

4.6.1.3. Liều lượng thuốc và thời gian khử trùng các loại côn trùng không phải là đối tượng kiểm dịch thực vật, xem phụ lục 10.

4.6.1.4. Thời gian cách ly sau khử trùng:

+ Với Metyl bromide (CH3Br): nếu đề xuất kho thì thời gian cách ly tối thiểu sau khi kết thúc khử trùng (kết thúc giai đoạn thông thóang) phải là 3 ngày, nếu để nhằm mục đích sử dụng cho người và gia súc thì phải là 7 ngày.

+ Với Photphin (PH3): nếu để xuất kho thì thời gian cách ly tối thiểu sau khi kết thúc khử trùng (kết thúc giai đoạn thông thóang) phải 1 ngày, nếu để nhằm mục đích sử dụng cho người và gia súc thì phải 2 ngày.

4.6.2. Phun thuốc hóa học

4.6.2.1. Loại thuốc

Những loại thuốc trừ sâu dạng tiếp xúc, vị độc và xông hơi trong danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam được dùng phối hợp để phun trừ diệt côn trùng trên tường, sàn và trần với mức liều lượng phù hợp, được đề xuất thay thế cho các loại thuốc đang phổ biến sử dụng nhưng nằm trong danh mục thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam có hướng dẫn trong phụ lục 12.

4.6.2.2. Định kỳ phun

Lần đầu tiên xử lý phun là thời điểm trước và ngay sau khi chất xếp cây hàng khi thấy có 5-10 con/m2 thì tiến hành phun thuốc. Lần cuối xử lý là ngay sau khi xuất hàng khỏi kho và làm vệ sinh kho để chờ nhập lô hàng mới tùy từng đối tượng, từng mùa.

4.6.2.3. Thời gian cách ly trước khi sử dụng: 2 tuần.

                                

 

 

 

PHầN PHỤ LC

 

Phụ lục 1

Một số côn trùng chủ yếu và thứ yếu trong kho

ở một số tỉnh  miền Nam.

 

I.                                              Côn trùng chủ yếu:

–                                              Trên lúa: Rhyzopertha dominica, Sitophilus spp., Sitotroga cerealella.

–                                              Trên gạo: Tribolium castaneum, Sitophilus spp., Ephestia spp., Corcyra cephalonica

–                                              Bắp : Sitophilus spp.

–                                              Lúa mì : Rhizopertha dominica, Dinoderus minutus, Sitophilus spp., Sitotroga cerealella.

–                                              Bột mì: : Tribolium castaneum, Ephestia spp.

–                                              Cám, thức ăn gia súc : Tribolium castaneum, Lasioderma serricorne.

–                                              Đậu các loại: Callosobruchus spp., Bruchus spp., Acanthoscelides obtectus.

–                                              Sắn lát: Araecerus fasciculatus, Rhizopertha dominica, Dinoderus minutus.

–                                              Dược liệu : Rhizopertha dominica, Lasioderma serricorne.

–                                              Thuốc lá: Lasioderma serricorne.

 

II.                                            Côn trùng thứ yếu:

Lophocateres pusillus, Palorus spp. , Carpophilus spp., Liposcelis spp., Cryptolestes minutus, Ahasverus advena, Oryzaephilus surinamensis , Typhea stercorea.

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 2

Khuyến cáo cách sắp xếp cây hàng nông sản đóng bao

Tùy thuộc vào kích cở và dạng bao bì, số cây hàng trong kho và mặt bằng sẳn có có thề xếp theo các kiểu sau :

– Không nên xếp cao hơn 20 lớp.

– Thường thì xếp theo tỷ lệ dài / rộng là 2 : 1 , hoặc 3 : 2 và theo kiểu đầu đối đầu , cạnh kề cạnh .

– Nơi phải xếp cao thì xếp theo kiểu bậc thang. 

– Hàng hoá chứa bằng bao đay nên xếp theo kiểu hình sau:

         +  Xếp theo đơn vị 3 bao hoặc 5 bao:

                       

 

đơn vị 3 bao                                         đơn vị 5 bao

 

 

 

 

 

            + Cách sắp xếp lô hàng theo đơn vị 3 bao:

           

Lớp 1                                       Lớp 2                                             Lớp 3

 

 

 

           

           

 

 

 

 

 

            + Cách sắp xếp lô hàng theo đơn vị 5 bao:

                        Lớp 1                                       Lớp 2                                             Lớp 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           

            + Xếp theo đơn vị 3 bao hoặc 5 bao và đầu bao quay vào trong:

             Cách sắp xếp theo đơn vị 3 bao:

 

Lớp 1                                       Lớp 2                                            Lớp 3         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Cách sắp xếp theo đơn vị 5 bao:

 

Lớp 1                                       lớp 2                                        lớp 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vì hiện nay kho ở miền Nam có kích thước rất khác nhau, để bảo quản được an toàn (không bị bốc nóng) và tận dụng được sức chứa của kho nên nên chất xếp cây hàng có:

–                                              Chiều rộng tối đa 4,5 – 5 m.

–                                              Khối lượng tối đa 200 tấn.

–                                              Nên để lỗ thông gió kích thước 1 m x 1 m (cách này đã được áp dụng nhiều năm và vẫn được nhiếu nơi áp dụng tốt).           

 

–   Hàng chứa bằng bao giấy hoặc PP (trơn) nên  xếp theo kiểu hình sau:       

Lớp 1   và lớp 3                      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lớp 2

                                   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 3

Mẫu báo cáo kiểm tra vệ sinh

Tên nhà kho / ô kho:                              Loại hình kho (A1, silô, Tiệp, cuốn…):

Quản lý viên kho:

Địa điểm vị trí kho / ô kho:

Ngày kiểm tra:

1. Khu bên ngoài nhà kho.

Khu này có được bảo quản tốt, sạch sẽ không?

–  Có cỏ dại mọc không?

–  Có tích tụ mảnh vụn, tạp chất không?

–  Có hạt vương vãi không?

–  Có nguồn gốc nhiễm côn trùng không?

–  Có chỗ ẩn nấp và đường lối xâm nhập cho loài gặm nhấm không?

2. Họa đồ

Trên mẫu biên bản được cấp, phác họa sơ đồi nhà kho / ô kho để cho thấy:

–  Nơi trữ hạt đống bao

–  Trang thiết bị, bao đã dùng rồi

–  Nơi bị nhiễm dịch hại

–  Điểm xâm nhập của loài gặm nhấm

–  Nơi rò rỉ trên mái và tường

3. Cấu trúc cơ sở (ví dụ như mái, tường, sàn) có thỏa đáng để tồn trữ hạt không?

–  Có khả năng che chở bảo vệ khỏi ảnh hưởng thời tiết bên ngoài.

–  Có thấy lỗ / vết thủng trên mái.

–  Sàn và tường vách có tốt không? Nếu không cho biết lý do và đánh dấu những nơi đáng lo ngại trên họa đồ.

4. Phòng chống chim chuột

Công tác phòng chống chim chuột có tốt không? Chuột có thể chui vào kho được không?

–  Chui qua khung cửa / lối cửa vào?

–  Chui qua móng, tường và kẽ hở thông thóang không che lưới

–  Từ các tán cây chạm vào mái / tường, từ đường dây điện chui vào.

–  Từ ống nước và ống (máng) xối vào.

–  Chim có bay vào kho được không?

–  Có thể làm gì để tăng cường chống chim chuột.

5. Vệ sinh bên trong

5.1. Các bao có được xếp đúng cách không?

–  Xếp trên ba – let

–  Có đủ khoảng cách giữa các cây hàng và tường để đi vào kiểm tra dễ dàng và an toàn, để dọn dẹp vệ sinh và phòng trừ dịch hại (ví như xông hơi khử trùng)

5.2. Có dọn dẹp vệ sinh trong kho không ?

– Có người phụ trách dọn dẹp vệ sinh đều đặn không ?

– Sàn kho có được quét không ?

– Đồ vun vãi có được thâu gom và đem đi không ?

–  Có đặt thùng đựng rác không ?

– Nếu có thì có đem thùng rác đi đổ không ?

5.3.  Có những nơi đâu trong kho không để ý đến vệ sinh không ?

– Bụi và mảnh vụn có tích tụ ở gờ tường, các vết nứt hay khe hở không ?

– Trang thiết bị không còn dùng nữa để đâu ?

– Có vứt bừa bãi bao và ba-lét đã qua sử dụng không ?

– Sau khi lấy hết hàng ra khỏi bao, bao có được làm sạch và được xông hơi không ?

– Có tiến hành xử lý bao bì không ?

5.4. Phân bón và thuốc trừ dịch hại

– Trong kho có chứa phân bón hay thuốc trừ dịch hại không ?

– Nếu có thì để ở đâu ?

– Có an toàn không ? Có xảy ra rủi ro để nhiễm bẩn vào hạt cất trữ trong kho không?

Ghi tên họa đồ nơi để thuốc trừ dịch hại và phân bón.

5.5. Xử lý vun vãi thế nào ?

– Đồ quét dọn trên sàn kho có bỏ trở lại vào thành phần hàng tồn trữ không ?

– Nếu làm như vậy thì các đồ này có được làm sạch không ?

– Có được tẩy nhiễm / xông hơi khử trùng không ?

– Đồ quét dọn trên sàn kho được xử lý, vứt bỏ bằng cách nào ?

6. Nhiễm côn trùng

6.1. Có chứng cớ gì rõ ràng về hoạt động côn trùng trong kho ?

– Màng tơ do ấu trùng của bướm ?

– Trên bao có sâu chết ?

– Da lột của sâu, nhộng ?

– Có mùi mốc ẩm không ?

– Có nghe thấy tiếng sâu chuyển động trong lô hàng trữ không ?

Ghi trên họa đồ nơi đâu có lô hàng nhiễm côn trùng

6.2. Biện pháp phòng trừ

Có bằng chứng gì là kho có áp dụng các biện pháp phòng trừ

– Sàn, tường vách, các móc giữ mái và khoảng trống trên cao có sạch sẽ không?

– Có sẵn trang thiết bị và bạt để xông hơi không ?

– Hàng trữ trong kho có được xông hơi đều đặn không ?

– Có trang thiết bị phun xịt thuốc trừ sâu không ? bình xịt – máy phun sương mù, phun khói?

– Có áp dụng xử lý thuốc trừ sâu trên bề mặt và cấu trúc kho không ?

– Các hóa chất sử dụng là gì ?

– Tình trạng vệ sinh có thỏa đáng không ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Nhiễm chuột

Có chứng cớ gì là kho có loại gậm nhấm hoạt động không ?

·         Có cứt chuột, các hang đào, vết đường chuột chạy, bao bì gậm nhấm, mùi, tiếng động và vết chân chuột trên cát bụi và hạt vương vãi không ?

·         Có nơi đặt bả gài bẩy không ?

 

 

7. Nhiễm chuột :

Có chứng cứ gì là kho có loại gậm nhấm hoạt động không ?

Có cứt chuột, có hang đào, đường chuột chạy, bao bì bị gậm nhấm, mùi, tiếng

8. Kho có chim:

Có chứng tích gì là có chim trong kho ? Nơi đâu trong kho (đánh dấu vào họa đồ)

9. Hạt đóng bánh và bị nấm mốc:

Có chứng cớ gì từ phiá ngoài bao là hạt bị đóng bánh hay mốc

Nếu có, thì ở nơi đâu (đánh dấu vào họa đồ).

10. Đề nghị:

Bạn có đề nghị gì về chiến lược phòng trừ ?

Bạn đánh giá tình hình vệ sinh tổng quát của nhà kho thế nào ?

– Tuyệt hảo.

– Tốt.

– Vừa phải.

– kém.

Bạn đánh giá tình trạng nhiễm dịch hại tổng quát của hạt tồn trữ trong kho thế nào ?

– Tuyệt hảo.

– Tốt.

– Vừa phải.

– kém.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 4

 

Khuyến cáo về điều kiện và thời gian bảo quản tương ứng với mức thủy phần hàng hóa

 

Loại hàng

Thủy phần (%)

Điều kiện bảo quản

Thời gian bảo quản an toàn (có tác động IPM)

Lúa £ 13 Bảo quản rời

Đóng bao

£ 6 tháng

£ 12 tháng

Trên 13 – 14 Bảo quản rời

Đóng bao

£ 4 tháng

£ 6 tháng

Trên 14 – 15 Đóng bao £ 2 tháng
Trên 15 – 16 Đóng bao £ 15 ngày
Gạo £ 14

Trên 14 – 15

Chỉ được đóng bao

Chỉ được đóng bao

£ 6 tháng

£ 1 tháng

Bắp £ 12,5

Trên 12,5 – 13,5

Đóng bao

Đóng bao

£ 12 tháng

£ 6 tháng

Sắn lát

Cà phê hạt

£ 10

£ 13

Đóng bao, đổ xá

Đóng bao

£ 6 tháng
Tiêu đen £ 13 Đóng bao  
Lúa mì 9 – 9,5

trên 9,5 – 12

> 12

Bảo quản rời

Đóng bao

Xuất kho để xay

Để lâu dài trong silo

Dùng ngay để xay

Bột mì 13 – 13,5

14 – 14,5

Đóng bao

Đóng bao

£ 6 tháng

£ 3 tháng

 

 

 

Phụ lục 5A

Lịch kiểm tra

 

 

Thời gian tồn trữ

Chỉ tiêu kiểm tra

Nhiệt độ

Thủy phần

Côn trùng

Chất lượng

Ngoài bao bì

Lấy mẫu trong cây hàng

10-30 ngày 3 ngày/1 lần Hàng tuần Hàng tuần Hàng tháng Hàng tháng
1-3 tháng

3-6 tháng

Hàng tuần

Hàng tuần

Hàng tuần

Hàng tuần

Hàng tuần

Hàng tuần

Hàng tháng

Hàng tháng

Hàng tháng

Hàng tháng

6-12 tháng Hàng tuần Hàng tuần Hàng tuần Hàng tháng Hàng tháng
Hơn 12 tháng Hàng tuần Hàng tuần Hàng tuần Hàng tháng Hàng tháng

 

Phụ lục 5B:                                           Mẫu báo cáo

 

– Địa điểm kho:

– Loại hình kho:

– Tên hàng nông sản bảo quản:                          Khối lượng:            tấn

– Thời gian nhập hàng nông sản để bảo quản: Ngày            tháng           năm

– Thành phần sâu mọt:

– Mật độ:

– Tình trạng kho:

– Tình trạng hàng nông sản

– Nhiệt độ, ẩm độ kho

– Những vấn đề khác có liên quan đến bảo quản:

– Đề xuất các biện pháp:

 

Người báo cáo

 

Phụ lục 6

Đề xuất ngưỡng khử trùng

            Với thức ăn gia súc :Nếu mật độ côn trùng trong cây hàng là hơn hoặc bằng 5 con mọt gây hại chủ yếu (hay hơn hoặc bằng 50 con mọt thứ yếu- bao gồm cả Liposcelis spp.)  thì phải tiến hành khử trùng ngay trong vòng 1 tuần lễ. Nếu mật độ ít hơn thì được để lại đến lần kiểm tra kế tiếp.

Với lương thực dạng hạt, bột và các sản phẩm còn lại: Nếu mật độ côn trùng trong cây hàng là hơn hoặc bằng 2 con mọt gây hại chủ yếu (hay hơn hoặc bằng 30 con mọt thứ yếu bao gồm cả Liposcelis spp.)  thì phải tiến hành khử trùng ngay trong vòng 1 tuần lễ. Nếu mật độ ít hơn thì được để lại đến lần kiểm tra côn trùng kế tiếp.

Lưu ý: Mức ngưỡng kinh tế trên có thể tăng hoặc giảm sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng kho và đặc biệt là mục đích xử dụng. Nếu gạo bảo quản để xuất khẩu có thể đòi hỏi mức ngưỡng thấp hơn mức đề xuất ở trên cho phù hợp với yêu cầu nước mua hàng hoặc hợp đồng đã ký.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 7:  

PHƯƠNG PHÁP QUYẾT ĐỊNH VIỆC KHỬ TRÙNG XÔNG HƠI

VÀ VIỆC CHỌN THUỐC XÔNG HƠI

 

                CâY Số 1                   CâY  Số 2

Vấn đề dư lượng CH3Br có quan trọng không ?

 

Hàng có cần sử dụng trước 5 ngày

 

 

Hàng có lượng dầu cao ?

 

Yếu tố nẩy mầm có quan trọng không ?

 

Hàng có cần sử dụng trước 24 giờ không?

 

 

Có cần khử trùng xông hơi ?

 

                            không         tiếp tục theo dõi        

            

             có

 

                             Có        

                                           Không thể khử trùng

      

          Không

 

                       

                         Không      Tiếp cây số 3

         Có

 

 Tiếp cây số 2

 

 

 

 

                           Có

 

     

       Không

 

                          Có

 

      Không

                          

                             Có

 

                             

 

           Không

 

  Dùng CH3Br

 

                                     Tiếp cây số 3

 

           

   

 

                                                            CâY Số 3

 

Có sự hiện diện của

Trogoderma granarium không ?

                 Cã 

 

                       

                                                                    Không

Hàng hoá có cần sử dụng trong thời gian 15 ngày tới không ?

 

 

 Thị trường có chấp nhận hàng khử trùng bằng Phosphine không ?

                                                                Kh«ng                           

 

                                                                                                                        Kh«ng

 

                                                                 

                                                                           Cã                                                                                                                           

 Dùng CO2 có lợi về mặt kinh tế không ?

                                                                                                             Có                 

 

                                                                       

                                                                                Kh«ng                                         

Dùng PH3 có lợi về mặt kinh tế không?

 

                         Có

 

                                                                                    không                                                                                                                                                            

 

Dùng PH3                                              Dùng PH3 hoặc CO2                               Dùng CO2                                                                                                                                                                                                                                                             

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 8

KHUYẾN CÁO CÁCH THỨC XỬ LÝ NÔNG SẢN NHẬP VÀ TỒN KHO

 

Hàng nhập kho

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 9

Liều lượng và thời gian khuyến cáo cho việc trừ diệt côn trùng hại kho thông thường

Methyl Bromide 

– Với lúa , gạo xay ,                   = 36 g/m3 với thời gian xử lý là 24 giờ

– lúa mì , lúa mạch , bắp            = 50 g/m3 với thời gian xử lý là 24 giờ

– Hạt kê                         =  50 g/m3 với thời gian xử lý là 48 giờ

– Bột , hạt có dầu , cám gạo    =  70 g/m3 với thời gian xử lý là 48 giờ (tuy nhiên ở mức liều lượng và thời gian xử lý này sẽ để lại nguy cơ có dư lượng cao và hư hại phẩm chất hàng hóa, vì thế không nên dùng methyl bromide trong trường hợp này)

– Bánh cake, thực phẩm =  130 g/m3 với thời gian xử lý là 48 giờ (tuy nhiên ở mức liều lượng và thời gian xử lý này sẽ để lại nguy cơ có dư lượng cao và hư hại phẩm chất hàng hóa, vì thế không nên dùng methyl bromide trong trường hợp này)

      ***Tóm lại không dùng methyl bromide để xử lý cho hạt giống , cao su , lông vũ và các loại hàng hóa có chứa thành phần dầu cao.

 

Phosphine

 

Nhiệt độ hàng hoá          ( C)

Liều lượng            

    ( g a.i /m3 )

Liều lượng tương đương ( g a.i /ton)

Thời gian xử lý (ngày)

Theo dõi nồng độ trong quá trình ủ thuốc 15 –25

2.0

3

7- 10

Trên 25

1.5

2

7- 10

            Đối với các loại hàng có bề mặt tiếp xúc cao và chất béo cao ( hạt nhỏ, dẹp),  như bột, bã dầu, mè … thì khuyến cao  nên nhân đôi liều lượng trên (tức là dùng mức 4 g a.i / m3 / 10 ngày).

Không dùng Phosphine khi nhiệt độ  không gian khử trùng thấp hơn 150C

Ghi nhớ: để khử trùng có hiệu quả bằng Phosphine,  phải giữ hơi độc trong thời gian đủ dài để cho các pha chống chịu thuốc như trứng, nhộng đủ phát triển thành sâu non và trưởng thành và chết vì thuốc.

Carbon dioxide

            Chỉ dùng C02 để xử lý cho lô hàng  hóa dự trữ dài hạn (> 6 tháng), có đặc tính đồng nhất về chất lượng và có  thuỷ phần bảo quản đạt yêu cầu qui định.

            -Với cây hàng đóng bao trùm bạt, sử dụng liều lượng C02 = 2 kg  x ( số tấn hàng ).

            – Với lô hàng đỗ xá hoặc cất trong silo, sử dụng liều lượng C02 =  2,8 kg x (số tấn hàng ).

Thời gian xử lý ít nhất là 15 ngày. Lưu ý C02 không có khả năng diệt Trogoderma granarium

 

Phụ lục 10

 

+ Phun xịt cấu trúc kho (sàn, tường):

 

Thuốc trừ sâu

Nồng độ

 

Fenitrothion (Sumithion )

Cộng với

 Carbaryl (sevin)

10 g cho 1 lít nước

 

10 g cho 1 lít nước

Chlorpyrifos- methyl (lân hữu cơ )

Cộng với Carbaryl

10 g cho 1 lít nước

10 g cho 1 lít nước

Pirimiphos-methyl (Actellic)

Cộng với Carbaryl

10 g cho 1 lít nước

10 g cho 1 lít nước

           

            Dung dịch được phun cứ mội 5 lít xịt cho 100 m2 bề mặt.

           

+ Phun xịt cho kho trống

 

Thuốc trừ sâu

Nồng độ

 

Malathion

 

3,5 g cho 1 lít nước

Pyrethrins

Cộng với Piperonyl butoxide

3 g cho 1 lít nước

 

24 g cho 1 lít nước

 

Dung dịch được phun 1 lít cho 100 m3 không gian.

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 585:2003 VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÔN TRÙNG HẠI NÔNG SẢN ĐÓNG BAO BẢO QUẢN TRONG KHO TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM VIỆT NAM DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 10TCN585:2003 Ngày hiệu lực 15/11/2003
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo 31/10/2003
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 15/10/2003
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản