TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5234:2002 (ISO 105-E03:1994) VỀ VẬT LIỆU DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU – PHẦN E03:ĐỘ BỀN MÀU VỚI NƯỚC ĐƯỢC KHỬ TRÙNG BẰNG CLO (NƯỚC BỂ BƠI) DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
VẬT LIỆU DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU – PHẦN E03: ĐỘ BỀN MÀU VỚI NƯỚC ĐƯỢC KHỬ TRÙNG BẰNG CLO (NƯỚC BỂ BƠI)
Textiles – Test for colour fastness
Part E03: Colour fastness to chlorinated water (swimming – pool water)
Lời nói đầu
TCVN 5234:2002 thay thế cho TCVN 5234-90
TCVN 5234:2002 hoàn toàn tương đương với ISO 105-E03:1994
TCVN 5234:2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
VẬT LIỆU DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU – PHẦN E03: ĐỘ BỀN MÀU VỚI NƯỚC ĐƯỢC KHỬ TRÙNG BẰNG CLO (NƯỚC BỂ BƠI)
Textiles – Test for colour fastness
Part E03: Colour fastness to chlorinated water (swimming – pool water)
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền màu của tất cả vật liệu dệt dưới tác dụng của clo hoạt tính, có nồng độ tương đương với nồng độ clo hoạt tính được sử dụng để xử lý khử trùng nước bể bơi (clo hóa điểm lắng trong).
Có 3 điều kiện thử khác nhau được chỉ định. Sử dụng nồng độ 50 mg/l và 100 mg/l clo hoạt tính cho quần áo bơi. Sử dụng nồng độ 20 mg/l clo hoạt tính cho vật dụng khác như áo choàng tắm, khăn tắm.
TCVN 4536:2002 (ISO 105 – A01:1994), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu. Phần A01: Quy định chung.
TCVN 5466:2002 (ISO 105 – A02:1993), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu. Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.
Xử lý mẫu trong dung dịch clo loãng với nồng độ quy định rồi làm khô mẫu. Sử dụng thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu của mẫu. Có 3 điều kiện thử khác nhau được chỉ định.
4.1. Thiết bị cơ học phù hợp, gồm một thùng nước có một trục quay mang các cốc bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ đường kính 75 mm ± 5 mm, chiều cao 125 mm ± 10 mm), dung tích xấp xỉ 550 ml ± 50 ml, đáy cốc ở khoảng cách 45 mm ± 10 mm tính từ tâm trục. Tổ hợp trục/cốc quay với tốc độ 40 vòng/phút ± 2 vòng/phút. Thùng nước được kiểm soát nhiệt để duy trì nhiệt độ của dung dịch thử ở ± 20C.
Chú thích 1 – Có thể sử dụng thiết bị cơ học khác nếu cho kết quả tương đương
4.2. Natri hypoclorit (NaOCl), dung dịch thử có thành phần sau:
– clo hoạt tính: 40 g/l đến 160 g/l;
– natri clorua (Nacl): 120 g/l đến 170 g/l;
– natri hydroxit (NaOH): tối đa 20 g/l;
– natri cacbonat (Na2CO3): tối đa 20 g/l;
– sắt (Fe): tối đa 0,01 g/l;
Tất cả các dung dịch natri hypoclorit phải được chuẩn bị ngay trước khi sử dụng.
4.3. Natri hypoclorit (NaOCl), dung dịch nước chứa 100 mg/l clo hoạt tính, độ pH = 7,50 ± 0,05.
Tất cả các dung dịch natri hypoclorit phải được chuẩn bị ngay trước khi sử dụng. Sử dụng nước loại 3 để chuẩn bị các dung dịch như sau:
Dung dịch 1: pha loãng 20,0 ml dung dịch natri hypoclorit (4.2) đến 1 lít.
Dung dịch 2: 14,35 g KH2PO4 (4.6) trong 1 lít
Dung dịch 3: 20,05 g Na2HPO4.2H2O (4.7) trong 1 lít, hoặc 40,35 g Na2HPO4.12H2O (4.7) trong 1 lít.
Bổ sung một lượng dư kali idodua (KI) và axit clohydric (HCl) vào 25,0 ml dung dịch 1 rồi chuẩn độ iot đã giải phóng bằng dung dịch natri thiosulphat, c (Na2S2O3) = 0,1 mol/l, sử dụng tinh bột làm chất chỉ thị
Gọi thể tích dung dịch natri thiosulphat đã sử dụng để chuẩn độ là V ml.
Để chuẩn bị mỗi lít dung dịch làm việc có pH = 7,50 ± 0,05 sử dụng;
ml dung dịch 1
100,0ml dung dịch 2
500,0 ml dung dịch 3
Pha loãng đến 1 lít.
Trước khi sử dụng, kiểm tra độ pH của dung dịch bằng máy đo pH đã được hiệu chuẩn (4.8)
Nếu cần thiết, sử dụng natri hydroxit c(NaOH) = 0,1 mol/l hoặc axit axetic (CH3COOH) = 0,1 mol/l để điều chỉnh độ pH.
4.4. Natri hypoclorit (NaOCl), dung dịch chứa 50 mg/l clo hoạt tính có pH = 7,50 ± 0,05.
Tiến hành theo quy trình như đã mô tả ở 4.3, nhưng bổ sung ml dung dịch 1 vào mỗi lít dung dịch làm việc có pH = 7,50 ± 0,05.
4.5. Natri hypoclorit (NaOCl), dung dịch chứa 20 mg/l clo hoạt tính có pH = 7,50 ± 0,05.
Tiến hành theo quy trình như đã mô tả ở 4.3, nhưng bổ sung ml dung dịch 1 vào mỗi lít dung dịch làm việc có pH = 7,50 ± 0,05.
4.6. Kali dihydrophosphat (KH2PO4)
4.7. Dinatri hydrophosphat dihydrat (Na2HPO4.2H2O), hoặc dinatri hydrophosphat dodecahydrat (Na2HPO4.12H2O)
4.8. Máy đo pH, có độ chính xác 0,02 đơn vị
4.9. Nước loại 3 (xem TCVN 4536:2002, điều 8.1)
4.10. Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu, phù hợp TCVN 5466:2002
5.1. Nếu mẫu thử là vải, sử dụng mẫu có kích thước 40 mm x 100 mm.
5.2. Nếu mẫu thử là sợi, đan thành vải rồi sử dụng mẫu có kích thước 40 mm x 100 mm hoặc chuẩn bị con sợi dài 100 mm, đường kính khoảng 5 mm, buộc chặt hai đầu con sợi.
5.3. Nếu mẫu thử là xơ, chải thẳng rối ép thành miếng 40 mm x 100 mm. Xác định khối lượng xơ rồi khâu để gắn xơ trên một miếng vải polyester hay polypropylen. Tính toán tỷ lệ dung dịch (xem 6.1), chỉ dựa trên khối lượng xơ.
6.1. Phải thử riêng từng mẫu trong mỗi cốc thử đặt trong thiết bị cơ học (4.1). Làm ngấm mẫu trong dung dịch natri hypoclorit (4.3, 4.4 hay 4.5); tỷ lệ dung dịch 1:100 sao cho mẫu thử được ngấm hoàn toàn. Đậy nắp cốc rồi khuấy trộn mẫu ở nhiệt độ 270C ± 20C trong 1 h trong bóng tối.
6.2. Lấy mẫu thử ra, vắt ép nước hoặc quay li tâm. Làm khô mẫu bằng cách treo và để trong nhiệt độ phòng, dưới ánh sáng nhẹ.
6.3. Dùng thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu của mẫu thử.
Báo cáo thử nghiệm phải gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) các chi tiết cần thiết để nhận biết mẫu thử;
c) sự thay đổi màu của mẫu thử được đánh giá bằng số của cấp màu trên thang màu xám;
d) nồng độ clo hoạt tính được sử dụng (xem 4.3, 4.4 hay 4.5).
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5234:2002 (ISO 105-E03:1994) VỀ VẬT LIỆU DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU – PHẦN E03:ĐỘ BỀN MÀU VỚI NƯỚC ĐƯỢC KHỬ TRÙNG BẰNG CLO (NƯỚC BỂ BƠI) DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN5234:2002 | Ngày hiệu lực | 15/03/2002 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 31/12/2002 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |