TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 513:2002 VỀ NGÔ HẠT – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
NGÔ HẠT – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Tiêu chuẩn này thay thế cho 10 TCN 149-91 và quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho ngô hạt thương phẩm.
TCVN 5451-1991 (ISO 950:1979) Ngũ cốc – Lấy mẫu (dạng hạt)
TCVN 4846 – 89 (ISO 6540:1980) Ngô – Phương pháp xác định độ ẩm (ngô bột và ngô hạt)
TCVN 4996 – 89 (ISO7971:1980) Ngũ cốc – Phương pháp xác định dung trọng “khối lượng của 100 lít”. Phương pháp chuẩn.
TCVN 5258 – 90 (CODEX STAN 153 – 1985). Ngô hạt
TCVN 4994 – 89 (ISO 5223:1983). Sàng thí nghiệm dùng cho ngũ cốc
TCVN 5617 – 1991 Ngũ cốc – Phương pháp xác định hàm lượng Aflatoxin
Theo mục đích của tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa sau:
3.1. Ngô hạt: Bao gồm các hạt ngô đã được tách khỏi lõi ngô.
3.2. Ngô vỡ và ngô non.
3.2.1. Ngô vỡ: Tất cả những phần lọt qua sàng có đường kính lỗ 4,8mm và nằm lại trên sàng có đường kính lỗ 2,4mm sau khi đã loại bỏ tạp chất khỏi mẫu ngô.
3.2.2. Hạt ngô non: Hạt chưa chín hoặc chưa phát triển hoàn toàn. Hạt ngô non cũng có thể lọt qua sàng 4.8mm.
3.3. Hạt hư hỏng hoàn toàn: Hạt ngô và mảnh ngô bị biến chất rõ rệt do thời tiết, sâu bệnh, nhiệt, côn trùng, nấm mốc, nảy mầm hoặc do các nguyên nhân khác.
3.3.1. Hạt hư hỏng do nhiệt: Hạt ngô và mảnh ngô bị biến đổi màu sắc tự nhiên do nhiệt phá huỷ.
3.3.2. Hạt sâu bệnh: Hạt bị hư hỏng nhìn được bằng mắt thường do sâu bệnh, côn trùng và các vi sinh vật khác tấn công.
3.4. Hạt khác màu: Hạt ngô có màu khác với màu đặc trưng của hạt ngô đã được quy định.
3.5. Tạp chất: Toàn bộ phần lọt qua sàng có đường kính lỗ 2,4mm và những phần không phải là ngô còn lại trên sàng này và những hạt ngô bị hư hỏng hoàn toàn.
3.5.1. Tạp chất hữu cơ: Bao gồm các hạt ngũ cốc khác, các hạt lạ, rơm rác, xác côn trùng và mảnh xác côn trùng.
3.5.2. Tạp chất vô cơ: Mảnh đá, đất cát, sỏi sạn, mảnh kim loại lẫn trong ngô.
4.1. Trong buôn bán ngô hạt thường được chia làm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô hỗn hợp.
4.1.1. Ngô vàng: Ngô có hạt màu vàng và chứa không nhiều hơn 5% hạt ngô có màu khác. Hạt ngô vàng có lẫn vết đỏ nhạt cũng có thể coi là ngô vàng.
4.1.2. Ngô trắng: Ngô có hạt màu trắng và chứa không nhiều hơn 2% hạt ngô khác màu. Hạt ngô màu trắng có lẫn vết màu vàng nhạt hoặc hồng nhạt cũng có thể coi là ngô trắng.
4.1.3. Ngô hỗn hợp: Ngô không có mầu sắc đáp ứng được quy định đối với các nhóm ngô vàng, ngô trắng ở các điều từ 4.1.1 đến 4.1.2.
4.2. Cũng có thể phân loại ngô hạt theo ngô đá, ngô răng ngựa, hỗn hợp ngô đá và răng ngựa và ngô nếp.
4.2.1. Ngô đá: Ngô có bất kỳ màu sắc gì, bao gồm không ít hơn 95% là hạt ngô đá.
4.2.2. Ngô răng ngựa (ngô vết lõm): Ngô có bất kỳ màu sắc gì, bao gồm không ít hơn 95% là hạt ngô răng ngựa.
4.2.3. Hỗn hợp ngô đá và ngô răng ngựa: Ngô có bất cứ màu sắc gì, bao gồm trên 5% nhưng ít hơn 95% là hạt ngô đá.
4.2.4. Ngô nếp: Bao gồm hơn 95% là hạt ngô nếp.
5.1. Chỉ tiêu cảm quan
Hạt ngô phải có màu sắc đặc trưng cho từng loại, từng giống ngô. Hạt ngô phải sạch, không có mùi lạ hay bất cứ mùi nào chứng tỏ bị hư hỏng ( mùi mốc, thối, cháy…).
5.2. Yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm
Dư lượng chất bảo vệ thực vật, hàm lượng aflatoxin và các chất nhiễm bẩn khác không được vượt quá mức tối đa theo QĐ 867 – QĐ – BYT của Bộ Y tế về việc ban hành “ Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”
Ngô không được có côn trùng sống có thể quan sát bằng mắt thường.
5.3. Chỉ tiêu hoá lý
Theo mức chất lượng ngô hạt được chia làm ba hạng: 1, 2 và 3.
Yêu cầu chất lượng của ngô hạt thương phẩm được quy định trong bảng 1.
Bảng 1: Chỉ tiêu hoá lý đối với ngô hạt thương phẩm
Chỉ tiêu |
Mức chất lượng |
||
Hạng 1 |
Hạng 2 |
Hạng 3 |
|
1. Độ ẩm (tính theo % khối lượng) không lớn hơn |
14,0 |
14,5 |
15,5 |
2. Dung trọng (tính theo g/l) không nhỏ hơn |
720 |
700 |
680 |
3. Hạt hư hỏng tổng số (tính theo % khối lượng) không lớn hơn
– Hạt hư hỏng bởi nhiệt (Tính theo % khối lượng) không lớn hơn |
4,0 0,1 |
6,0 0,2 |
7,0 0,5 |
4. Hạt khác màu (tính theo % khối lượng) không lớn hơn |
2,0 |
3,0 |
5,0 |
5. Hạt sâu bệnh (tính theo % khối lượng) không lớn hơn |
2,0 |
3,0 |
4,0 |
6. Ngô vỡ và ngô non (tính theo % khối lượng) không lớn hơn |
2,0 |
3,0 |
4,0 |
7. Tạp chất (tính theo % khối lượng) không lớn hơn |
1,0 |
2,0 |
3,0 |
Lấy mẫu. Theo TCVN 5451-1991.
Trình tự thành lập mẫu, chia mẫu và thứ tự phân tích mẫu được tiến hành theo sơ đồ 1
8.1. Chuẩn bị mẫu
Trộn cẩn thận mẫu thí nghiệm tới khi đồng nhất rồi giảm khối lượng mẫu nếu thấy cần bằng dụng cụ chia mẫu cho đến khi khối lượng mẫu còn khoảng 2kg. Chuyển mẫu thử vào các hộp đựng mẫu kín. Trong thời gian chuẩn bị mẫu cần lưu ý, phát hiện xem có mùi lạ hay mùi đặc biệt trong khối hạt ngô hoặc có côn trùng sống hay không. Ghi chép tất cả những nhận xét ban đầu đó.
8.2. Phương pháp thử
8.2.1. Xác định độ ẩm
Độ ẩm của mẫu ngô được xác định theo TCVN 4846-98.
8.2.2. Xác định dung trọng
Dung trọng của ngô hạt được xác định bằng dụng cụ chia độ theo TCVN 4996-89 (ISO 7971:1980).
8.2.3. Xác định tạp chất
Cân 400g mẫu thử với độ chính xác 0,01g cho lên sàng kim loại lỗ tròn có đường kính lỗ mắt sàng 2,4mm, dưới sàng có đáy thu nhận và trên sàng có nắp đậy. Tiến hành sàng bằng tay liên tục trong 2 phút. Nhặt toàn bộ những vật chất không phải là ngô nằm phía trên sàng, gộp với phần vật chất lọt qua sàng đem cân với độ chính xác 0,01g. Khối lượng cân được (m1) là lượng tạp chất có trong mẫu.
Hàm lượng tạp chất tính bằng % khối lượng mẫu thử (X1) theo công thức:
Trong đó:
m1 là khối lượng tạp chất có trong mẫu thử, tính bằng gam.
m là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam.
Kết quả phép thử là trị số trung bình cộng của hai lần phân tích và được biểu thị tới số lẻ thứ hai sau dấu phẩy. Sai số giữa 2 lần phân tích song song không vượt quá 0,5%.
8.2.4. Xác định hạt khác màu, hạt hư hỏng, hạt sâu bệnh
Mẫu sau khi đã tách loại tạp chất được đổ lên khay men trắng. Dùng kẹp nhặt riêng từng loại: hạt khác màu (m2), hạt hư hỏng do nhiệt (m3), hạt hư hỏng khác (m4) và hạt sâu bệnh (m5) bỏ riêng vào từng cốc thuỷ tinh khô, sạch, đã biết trước khối lượng. Cân riêng từng cốc với độ chính xác 0,01g để xác định khối lượng từng loại hạt.
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 513:2002 VỀ NGÔ HẠT – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 10TCN513:2002 | Ngày hiệu lực | 30/04/2002 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 15/04/2002 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Không xác định |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |