TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 495:2002 VỀ CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC NHỎ – PHẦN 4: TIÊU CHUẨN KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC NHỎ. PHẦN 4: TIÊU CHUẨN KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU
Small Size Biogas Plant – Part 4: Standard for Check and Acceptance
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 21/2002/QĐ/BNN ngày 21 tháng 3 năm 2002)
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các công trình khí sinh học nhỏ, đơn giản (thể tích phân huỷ [ 10 m3) dùng để xử lý chất thải, sản xuất khí sinh học và phân hữu cơ với nguyên liệu là các loại phân người, phân động vật và thực vật.
2.1 Khả năng chịu tải của đất ở đáy bể phân huỷ phải ³ 5000 kg/m2 .
Phương pháp kiểm tra: Quan sát và kiểm tra chất lượng của đất và kiểm tra lại hồ sơ thiết kế.
2.2 Đất để lấp phải được đầm chặt theo từng lớp. Khối lượng thể tích của đất khô phải bằng 1800 kg/m3 với sai số không vượt quá 0,03 kg/m3.
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ xây dựng và mẫu đất để xác định. Mỗi thiết bị khí sinh học cần có 2 mẫu đất.
2.3 Độ nghiêng, đường kính và độ cao của hố đào cần theo những qui định sau
2.3.1. Độ nghiêng cần tuân thủ theo qui định ở bảng 1.
Bảng 1
Loại đất |
Độ nghiêng |
Loại đất |
Độ nghiêng |
Đất cát |
1:1 |
Đất thịt |
1:0,5 |
Đất thịt pha cát |
1:0,78 |
Đất hoàng thổ |
1:0,25 |
Đất sét |
1:0,33 |
Đất đá sỏi hay đá cuội |
1:0,67 |
Chú thích – Độ nghiêng là tỷ số giữa độ cao của thành hố và khoảng cách giữa chân và đỉnh của thành hố tính theo phương nằm ngang.
2.3.2. Đường kính hố đào cần phải phù hợp với các kích thước theo yêu cầu của quá trình xây dựng.
2.3.3. Các sai số cho phép về đường kính, độ cao, độ thẳng đứng và độ nhẵn bề mặt của thành hố đào được qui định ở bảng 2.
Bảng 2
Hạng mục |
Sai số cho phép (mm) |
Phương pháp kiểm tra |
Số điểm kiểm tra |
Đường kính |
± 5 |
Đo bằng thước |
4 |
Độ cao |
+ 15 – 5 |
Kéo căng ngang một sợi dây định mức rồi đo bằng thước |
4 |
Độ thẳng đứng |
± 5 |
Đo bằng dây dọi và thước |
4 |
Độ nhẵn bề mặt |
± 5 |
Kiểm tra bằng thước |
4 |
3.1 Vữa xây phải đầy mạch và được miết chặt. Độ lấp đầy của vữa ở các mạch theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang không được dưới 95%. Không được để có những khe trống nối thông hai phía của khối xây.
Phương pháp kiểm tra: Nhấc ra ba viên gạch ở những vị trí khác nhau lần lượt ở thành và ở vòm bể phân huỷ rồi đo diện tích tiếp xúc của vữa với các bề mặt của gạch bằng một lưới 50 ô vuông. Kết quả đo là giá trị trung bình của 3 vị trí kiểm tra.
3.2 Cường độ của vữa
Cường độ trung bình của vữa không được dưới mác 75.
3.3 Phương pháp đặt gạch
Không được để trùng mạch đứng. Mạch vữa ngang phải ngang thẳng và đều với sai số về độ bằng phẳng phải nhỏ hơn 10 mm.
Phương pháp kiểm tra: Quan sát và đo bằng thước.
3.4 Sai số cho phép và phương pháp kiểm tra trong công tác xây gạch được qui định ở bảng 3.
Bảng 3
Hạng mục |
Sai số cho phép (mm) |
Phương pháp kiểm tra |
Số điểm kiểm tra |
Đường kính |
± 5 |
Đo bằng thước |
2 |
Độ cao |
+ 5 – 15 |
Kéo căng ngang một sợi dây định mức rồi đo bằng thước |
4 |
Độ thẳng đứng |
± 5 |
Đo bằng dây dọi và thước |
4 |
Độ nhẵn bề mặt |
± 5 |
Kiểm tra bằng thước |
4 |
4.1 Công tác làm khuôn
4.1.1. Các khuôn gạch, khuôn gỗ, khuôn thép và các bộ phận đỡ có liên quan cần phải có đủ sức bền, độ cứng và độ ổn định, dễ lắp ráp và tháo ra. Phương pháp kiểm tra: lắc bằng tay và kiểm tra bằng cách quan sát.
4.1.2. Yêu cầu khuôn phải kín khít, vữa không được rò rỉ ra ở những khe nối giữa các bộ phận của khuôn. Kiểm tra bằng cách quan sát.
4.1.3. Khuôn đổ bê tông phần vòm của bể phân huỷ và bể điều áp phải đảm bảo các sai số cho phép như qui định ở bảng 4.
Bảng 4 – Sai số cho phép và phương pháp kiểm tra đối với khuôn
bê tông nắp vòm
Hạng mục |
Loại |
Sai số cho phép (mm) |
Phương pháp kiểm tra |
Số điểm kiểm tra |
Độ nhô cao | Khuôn gỗ |
± 10 |
Dùng thước hay thước chuẩn phẳng |
3 |
Khuôn thép |
± 5 |
3 |
||
Kích thước mặt cắt |
+ 5 |
Dùng thước |
3 |
|
– 3 |
||||
Khuôn cho nắp vòm | Bán kính cong |
± 10 |
Dùng thước đo iát |
3 |
4.2 Cường độ bê tông
Giá trị trung bình của cường độ bê tông của những chi tiết như nắp cửa thăm của bể phân huỷ, nắp bể điều áp không được nhỏ hơn mác 150.
Phương pháp kiểm tra: Dùng búa thử cường độ bê tông.
4.3 Thao tác đổ bê tông
Khi đổ bê tông cần phải rung và nén chặt. Không được để xuất hiện các lỗ rỗ tổ ong, các vết xù xì vẩy cá cũng như những vết nứt.
Phương pháp kiểm tra: Quan sát. Các sai số cho phép và phương pháp kiểm tra tuân theo bảng 5.
Bảng 5
Hạng mục |
Sai số cho phép (mm) |
Phương pháp kiểm tra |
Số điểm kiểm tra |
Đường kính |
+5 -3 |
Kiểm tra bằng thước |
4 |
Độ dầy |
+5 -3 |
Kiểm tra bằng thước |
4 |
Độ nhẵn bề mặt |
± 4 |
Kiểm tra bằng thước |
4 |
5 Công tác trát các lớp vữa chống thấm
5.1 Các lớp vữa chống thấm phải đầy vữa và nén chặt bằng cách xoa và miết. Không được để có những vết lộ cát, vết nứt, vết rỗ, chỗ nhô lên hoặc chỗ bong tróc. Bề mặt lớp trát phải nhẵn sáng. Các lớp phải gắn kết chặt chẽ với nhau.
Phương pháp kiểm tra: Quan sát hoặc kiểm tra bằng cách gõ búa gỗ.
5.2 Tỷ lệ của vữa phải theo đúng yêu cầu như qui định ở điều 8 của tiêu chuẩn “10 TCN ….: 2001. Công trình khí sinh học cỡ nhỏ – Phần 2: Yêu cầu về xây dựng”.
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ xây dựng.
5.3 Tỷ lệ nước và xi măng của hồ xi măng nguyên chất không được vượt quá 0,4. Việc quét lớp hồ phải đồng đều. Quá trình và số lần quét đều phải theo yêu cầu như qui định ở điều 8 của tiêu chuẩn “10 TCN : 2001. Công trình khí sinh học cỡ nhỏ – Phần 2: Yêu cầu về xây dựng”. Không được phép có chỗ bỏ sót không quét lớp hồ xi măng.
Phương pháp kiểm tra: Quan sát và kiểm tra hồ sơ xây dựng.
5.4 Lớp hồ xi măng chống thấm khí ngoài cùng phải đảm bảo tỷ lệ nước và xi măng không được vượt quá 0,4, tỷ lệ xi măng và phụ gia chống thấm cũng như thủ tục quét tuân theo đúng yêu cầu như qui định ở điều 8 của tiêu chuẩn “10 TCN : 2001. Công trình khí sinh học cỡ nhỏ – Phần 2: Yêu cầu về xây dựng”.
Phương pháp kiểm tra: Quan sát và kiểm tra hồ sơ xây dựng.
5.5 Chiều dầy các lớp phải đồng đều và theo đúng yêu cầu như qui định ở điều 8 của tiêu chuẩn “10 TCN : 2001. Công trình khí sinh học cỡ nhỏ – Phần 2: Yêu cầu về xây dựng”. Tổng chiều dầy của các lớp không được vượt quá sai số ± 5mm.
Phương pháp kiểm tra: Đo bằng thước.
6 Phương pháp kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ thiết bị khí sinh học
6.1 Kiểm tra bằng quan sát trực tiếp
Trước khi nghiệm thu và đưa thiết bị vào hoạt động, phải kiểm tra xem công trình có tuân theo đúng các yêu cầu thiết kế qui định trong tiêu chuẩn “10 TCN : 2001. Công trình khí sinh học cỡ nhỏ – Phần 2: Yêu cầu về xây dựng” hay không.
Phương pháp kiểm tra: Xem lại hồ sơ xây dựng, đo lại các kích thước của từng phần và đối chiếu với thiết kế. Mặt trong của công trình không được có các vết rỗ tổ ong, vết nứt, chỗ phồng rộp, vẩy cá, vết lộ cát, vết rò rỉ nước và những khuyết tật khác có thể nhìn thấy bằng mắt và kiểm tra bằng cách gõ búa gỗ.
6.2 Kiểm tra độ kín nước
Việc kiểm tra độ kín nước của thiết bị khí sinh học được bắt đầu bằng kiểm tra độ kín đối với nước. Việc kiểm tra chỉ được tiến hành khi đã lấp đất phần hố đào bên ngoài công trình và khối xây đã được dưỡng hộ ít nhất là 8 – 10 ngày.
Phương pháp kiểm tra: Từ từ đổ nước vào bể phân huỷ cho tới khi mực nước dâng lên tới cốt tràn. Đợi 30 phút cho nước ngấm hết vào các bộ phận của công trình. Đánh dấu mực nước và theo dõi trong 12 giờ. Nếu mực nước rút khoảng 2 – 3 cm là công trình đảm bảo kín nước.
6.3 Kiểm tra độ kín khí
Kiểm tra kín khí chỉ tiến hành khi đã kiểm tra kín nước và tin chắc công trình đảm bảo kín nước.
6.3.1 Kiểm tra đường ống dẫn khí
Sau khi hệ thống đường ống dẫn khí từ bộ tích khí tới nơi sử dụng đã được lắp ráp hoàn chỉnh với các phụ kiện gồm van tổng ngay đầu đường ống, áp kế chữ “U” và bếp ở 2 nhánh cuối đường ống, phải kiểm tra độ kín của đường ống.
Phương pháp kiểm tra: Đóng van tổng để bịt kín đầu đường ống. Đổ nước vào áp kế tới mức theo thiết kế. Tháo bếp khỏi đường ống để có một đầu ống hở. Thổi vào ống từ đầu hở để nâng áp suất trong ống lên khoảng 20 cm cột nước (thể hiện ở độ chênh mực nước ở 2 nhánh của áp kế). Bịt đầu ống hở lại và theo dõi trong khoảng 30 phút. Nếu độ chênh của áp kế không giảm thì đường ống đảm bảo độ kín. Ngược lại thì đường ống đã bị rò rỉ. Giữ khí trong ống ở áp suất cao và dùng nước xà phòng để tìm chỗ hở. Xử lý chỗ bị rò rỉ rồi kiểm tra lại như trên.
6.3.2 Kiểm tra phần tích khí
Sau khi đã kiểm tra độ kín nước của thiết bị khí sinh học, độ kín khí của đường ống và tin chắc chúng đã đảm bảo kín nước và kín khí, phải tiến hành kiểm tra độ kín khí của bộ phận tích khí.
Phương pháp kiểm tra:
– Với thiết bị nắp nổi: Giữ nguyên nước đã đổ đầy hệ thống khi thử kín nước, kể cả nước trong “gioăng” nước. Đóng van tổng ở nắp chứa khí lại và úp nắp chứa khí vào gioăng nước. Lúc này nắp sẽ ở trạng thái nổi cao trong gioăng nước. Đánh dấu mức nổi của nắp và theo dõi. Nếu sau 24 giờ, nắp không chìm xuống là đảm bảo độ kín. Ngược lại, cần dùng nước xà phòng tìm chỗ rò khí và xử lý.
– Với thiết bị nắp cố định: Bơm lấy bớt nước đã đổ đầy khi thử kín nước, sao cho mực nước rút xuống dưới mức số không (xem bản vẽ thiết kế) khoảng 50 cm. Đậy nắp cửa thăm (đã nối với van tổng) và dùng đất sét để bịt kín lại. Đóng kín đầu ống dẫn khí để hở khi kiểm tra độ kín của đường ống. Mở van tổng cho phần chứa khí của thiết bị khí sinh học thông với áp kế. Bơm nước vào bể phân huỷ để nén khí, nâng áp suất khí lên dần. Khi áp suất đạt tới giá trị tối đa theo thiết kế thì ngừng bơm. Đánh dấu độ chênh của áp kế và theo dõi trong 24 giờ. Nếu áp suất giảm không quá 3% thì thiết bị khí sinh học đảm bảo độ kín khí đạt yêu cầu.
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 495:2002 VỀ CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC NHỎ – PHẦN 4: TIÊU CHUẨN KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 10TCN495:2002 | Ngày hiệu lực | 05/04/2002 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Tài nguyên - môi trường |
Ngày ban hành | 21/03/2002 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Không xác định |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |