TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7141:2002 (ISO 13496 : 2000) VỀ THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT – XÁC ĐỊNH PHOSPHO TỔNG SỐ – PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT – XÁC ĐỊNH PHOSPHO TỔNG SỐ – PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ
Meat and meat products – Determination of total phosphorus content – Spectrometric method
Lời nói đầu
TCVN 7141 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 13730 : 1996;
TCVN 7141 : 2002 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F 8 Thịt và sản phẩm thịt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng phospho tổng số trong tất cả các loại thịt và sản phẩm thịt, kể cả thịt gia cầm. Các kết quả chính xác được trích dẫn trong phương pháp này chỉ liên quan đến xúc xích chế biến.
TCVN 7142 : 2002 (ISO 936), Thịt và sản phẩm thịt – Phương pháp xác định tro tổng số.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau:
3.1. Hàm lượng phospho tổng số của thịt và sản phẩm thịt (total phosphorus content of meat products): Phần khối lượng của phospho pentoxit xác định được theo quy trình quy định trong tiêu chuẩn này, biểu thị bằng phần trăm khối lượng mẫu thử.
Sấy khô phần mẫu thử và nung phần chất khô còn lại. Sau khi làm nguội, thủy phân tro bằng axit nitric. Lọc và pha loãng bằng hỗn hợp amoni monovanadat và amoni heptamolidat để tạo thành một hợp chất có màu vàng. Đo bằng phương pháp so màu ở bước sóng 430 nm.
Chỉ sử dụng các thuốc thử cấp tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước loại khoáng hoặc ít nhất là nước có độ tinh khiết tương đương.
5.1. Axit nitric, pha loãng 1+2 (V/V)
Trộn 1 thể tích axit nitric [65% (m/m), P20 = 1,40 g/ml] với 2 thể tích nước.
5.2. Dung dịch amoni monovanadat (NH4VCO3), 2,5 g/l.
Hòa tan 2,5 g amoni monovanadat vào trong 500 ml nước sôi. Làm nguội và chuyển từng lượng vào bình định mức 1 000 ml (6.7). Thêm 20 ml axit nitric (5.1). Pha loãng bằng nước đến vạch và lắc đều.
5.3. Dung dịch amoni heptamolybdat [(NH4)6 Mo7O24. 4H2O], 50 g/l.
Hòa tan 50 g amoni heptamolybdat ngậm 4 phân tử nước vào khoảng 800 ml nước ấm (khoảng 500C). Làm nguội và chuyển từng lượng vào bình định mức 1 000 ml. Pha loãng bằng nước đến vạch và lắc đều.
5.4. Thuốc thử hiện mầu
Trộn một thể tích axit nitric (5.1) với một thể tích dung dịch amoni monovanadat (5.2).
Sau đó thêm một thể dung dịch amoni heptamolybdat (5.3) vào hỗn hợp trên và lắc đều. Thuốc thử hiện màu cần phải chuyển từ màu vàng nhạt đến không màu hoàn toàn.
5.5. Dung dịch phosphat gốc, c(P) = 218 mg/l, c(P2O5) = 500 mg/l.
Hòa tan trong nước 958,8 mg kali dihydro phosphat (KH2PO4) đã được sấy khô trong 3 giờ ở nhiệt độ 1030C ± 20C và để nguội trong bình hút ẩm.
Chuyển từng lượng vào bình định mức 1 000 ml (6.7). Pha loãng bằng nước đến vạch và lắc đều.
5.6. Dung dịch phosphat tiêu chuẩn, có nồng độ từ 0,05 mg đến 0,30 mg P2O5 trên mililit.
Dùng pipet hoặc buret để lấy vào các bình định mức 100 ml (6.7) các thể tích dung dịch phosphat gốc (5.5) lần lượt là 10 ml, 20 ml, 30 ml, 40 ml, 50 ml và 60 ml. Thêm vào mỗi bình 10 ml axit nitric (5.1). Pha loãng bằng nước đến vạch và lắc đều.
5.7. Dung dịch thử mẫu trắng
Dùng pipet lấy 2 ml axit nitric (5.1) và 30ml thuốc thử hiện màu (5.4) cho vào bình định mức 100 ml (6.7). Pha loãng bằng nước cất đến vạch và lắc đều.
Chú thích – Tất cả các dụng cụ thủy tinh phải được làm sạch kỹ bằng thuốc tẩy có khả năng loại bỏ hoàn toàn các hợp chất phophat, sau đó được tráng rửa lại bằng nước cất.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và đặc biệt sau:
6.1. Thiết bị đồng hóa mẫu dùng điện hoặc cơ, có thể đồng hóa mẫu phòng thử nghiệm. Thiết bị này gồm máy cắt quay tốc độ cao, hoặc máy xay gắn một tấm đục lỗ với đường kính lỗ không quá 4,5 mm (xem thêm điều 8).
6.2. Nồi cách thủy, có khả năng duy trì nhiệt độ ở 1000C.
6.3. Giấy lọc gấp nếp, đường kính 15 cm, không chứa phosphat.
6.4. Phổ kế, có khả năng làm việc ở bước sóng 430 nm ± 2 nm hoặc máy so màu quang điện với bộ lọc giao thoa có độ hấp thụ cực đại ở bước sóng 430 nm ± 2 nm.
6.5. Cuvet thủy tinh, độ dài đường quang là 10 mm.
6.6. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến ± 0,001 g.
6.7. Bình định mức một vạch, dung tích 100 ml và 1000 ml.
6.8. Lò múp
Các quy định chi tiết về lò múp và các dụng cụ, thiết bị khác để thực hiện quy trình nung xem TCVN 7142 : 2002 (ISO 936).
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 4833 – 1: 2002 (ISO 3100 – 1)
Điều quan trọng là phòng thử nghiệm phải nhận được đúng mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc bị biến đổi chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển và bảo quản.
Mẫu đại diện phải có khối lượng ít nhất là 200 g.
Bảo quản mẫu sao cho tránh làm giảm chất lượng và thay đổi thành phần của mẫu.
Đồng hóa mẫu phòng thử nghiệm bằng thiết bị thích hợp (6.1). Phải khống chế để nhiệt độ của mẫu thử không vượt quá 250C. Nếu dùng máy xay, thì phải thực hiện quá trình xay ít nhất hai lần.
Cho mẫu thử đã được chuẩn bị vào một vật chứa kín khí phù hợp, đậy nắp và bảo quản trong các điều kiện thích hợp để không làm hỏng mẫu hoặc làm biến đổi thành phần mẫu thử. Tiến hành phân tích mẫu thử càng sớm càng tốt, nhưng thông thường là trong vòng 24 giờ sau khi đồng hóa.
Chú thích – Nếu phải kiểm tra sự thỏa mãn của độ lặp lại (11.1), thì thực hiện hai phép xác định độc lập theo 9.1 đến 9.3.
9.1. Phần mẫu thử
Cân khoảng 5 g mẫu thử đã chuẩn bị chính xác ± 0,001 g
9.2. Tiến hành xác định
9.2.1. Hóa tro phần mẫu thử (9.1) bằng lò múp (6.8) và sử dụng phương pháp mô tả trong TCVN 7142 : 2002 (ISO 936).
9.2.2. Cho 10 ml dung dịch axit nitric (5.1) vào phần tro thu được, dùng que khuấy để khuấy.
9.2.3. Đậy đĩa bằng mặt kính đồng hồ và đun nóng 30 phút trong nồi cách thủy đun sôi (6.2). Sau đó để nguội và chuyển lượng chất lỏng sang bình định mức 100 ml (6.7). Pha loãng bằng nước đến vạch, lắc đều và lọc dung dịch qua giấy lọc (6.3), loại bỏ từ 5 ml đến 10 ml dịch lọc đầu tiên.
9.2.4. Dùng pipet lấy 20 ml dịch lọc trong và không màu cho vào bình định mức 100 ml (6.7), dùng pipet hoặc buret thêm vào 30 ml thuốc thử hiện mầu (5.4). Pha loãng bằng nước đến vạch và lắc đều, sau đó để yên ít nhất 15 phút.
9.2.5. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 430 nm ± 2 nm trong cuvet thủy tinh (6.5) so sánh với dung dịch mẫu thử trắng (5.7), sử dụng phổ kế hoặc máy so màu quang điện có bộ lọc giao thoa (6.4).
9.2.6. Đọc nồng độ phospho của dung dịch mẫu thu được từ đường chuẩn như mô tả trong (9.3) tương ứng với độ hấp thụ ánh sáng đo được.
9.3. Đường chuẩn
9.3.1. Dùng pipet lấy từng dung dịch phosphat tiêu chuẩn (5.6), cho vào các bình định mức 100 ml (6.7) mỗi bình 20 ml dung dịch. Thêm tiếp vào mỗi bình 30 ml thuốc thử màu (5.4). Pha loãng bằng nước đến vạch để thu được các nồng độ P2O5 tương ứng trong một mililit là 10 mg/ml, 20 mg/ml, 30 mg/ml, 40 mg/ml, 50 mg/ml và 60 mg/ml. Lắc đều và để yên ít nhất 15 phút.
9.3.2. Thực hiện các thao tác đo đúng trình tự tiến hành theo quy trình mô tả trong 9.2.5.
9.3.3. Dựng đồ thị các giá trị hấp thụ đo được, đã được hiệu chỉnh đối với giá trị thử mẫu trắng so với các nồng độ các dung dịch tiêu chuẩn phosphat đã pha loãng (9.1.3). Dựng đường thẳng đi qua gốc tọa độ và sát nhất với tất cả các điểm thu được.
Đối với mỗi loạt mẫu phân tích phải dựng một đường chuẩn mới.
Tính hàm lượng phospho tổng số, tính theo phospho pentoxit, biểu thị bằng phần trăm khối lượng mẫu thử, được tính theo công thức sau:
Trong đó:
c là nồng độ phospho pentoxit của dung dịch mẫu (9.2.4), được đọc từ đường chuẩn, tính bằng microgam trên mililit;
m là khối lượng của phần mẫu thử (9.1), tính bằng gam.
Lấy kết quả làm tròn đến 3 chữ số sau dấu phẩy.
Độ chụm của phương pháp thu được từ kết quả thử liên phòng thử nghiệm (xem tài liệu tham khảo [3.4]), chỉ áp dụng cho xúc xích chế biến, được tiến hành theo ISO 5725 (tài liệu tham khảo [2]).
11.1. Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm đơn độc lập thu được khi sử dụng cùng phương pháp, tiến hành trên vật liệu thử giống hệt nhau trong một phòng thử nghiệm, do một người thực hiện sử dụng cùng thiết bị, trong khoảng một thời gian ngắn không lớn hơn 0,0070% (m/m).
11.2. Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm đơn độc lập thu được khi sử dụng cùng phương pháp, tiến hành trên vật liệu thử giống hệt nhau trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do các nhà phân tích khác nhau sử dụng các thiết bị khác nhau không lớn hơn 0,0117% (m/m).
Báo cáo thử nghiệm phải nêu rõ:
– phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
– phương pháp đã sử dụng;
– kết quả thu được; và
– nếu kiểm tra độ lặp lại, nêu kết quả cuối cùng thu được;
– tất cả các chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, cùng với các chi tiết bất thường khác có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử.
(tham khảo)
[1] TCVN 4833 – 1 : 2002 (ISO 3100 – 1: 1991), Thịt và sản phẩm thịt – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử. Phần 1 – Lấy mẫu.
[2] ISO 5725 : 1986, Precision of test methods – Determination of repeatability and reproducibility for a standard test method by inter-laboratory test.
[3] Bundesverband der Deutschen Feinkostindustrie eV. Untersuchungsmethoden fur die Feinkostindustrie. Bonn, Germany, 1978.
[4] Bestimmung des Gesamtphosphorgehaltes in Fleisch und Fleischerzeugnissen. Amtliche Sammlung von Untersuchungverfahren nach § 35 LMGB, Method 06.00-9, Beuth Verlag, Berlin, December.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7141:2002 (ISO 13496 : 2000) VỀ THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT – XÁC ĐỊNH PHOSPHO TỔNG SỐ – PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7141:2002 | Ngày hiệu lực | 07/12/2002 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | 20/12/2002 |
Lĩnh vực |
Khoa học - Công nghệ |
Ngày ban hành | 22/11/2002 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |