TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 494:2002 VỀ CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC NHỎ – YÊU CẦU VỀ PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG KHÍ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC NHỎ-YÊU CẦU VỀ PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG KHÍ.
Small Size Biogas Plant – Part 3: Requirements for Distribution and Utilization of Gas
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 21/2002/QĐ/BNN ngày 21 tháng 3 năm 2002)
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các công trình khí sinh học nhỏ, đơn giản (thể tích phân huỷ [ 10 m3) dùng để xử lý chất thải, sản xuất khí sinh học và phân hữu cơ với nguyên liệu là các loại phân người, phân động vật và thực vật.
2. Yêu cầu về hệ thống đường ống dẫn khí
2.1 Các loại ống sau đây có thể dùng để dẫn khí
2.1.1 Ống nhựa PVC.
2.1.2 Ống thép tráng kẽm.
2.1.3 Ống nhựa mềm.
2.2 Kích thước ống cần được lựa chọn căn cứ theo độ dài của ống và lưu lượng khí cần chuyển tải tới dụng cụ sử dụng sao cho đảm bảo được áp suất khí cung cấp cho dụng cụ sử dụng nằm trong giới hạn tối ưu. Thông thường để cung cấp đủ khí cho 2 bếp đun, đường kính ống có thể được xác định như sau
2.2.1 Với chiều dài dưới 30 m, đường kính ống là 12 mm.
2.2.2 Với chiều dài dưới 50 m, đường kính ống là 19 mm.
2.2.3 Với chiều dài dưới 100 m, đường kính ống là 25 mm.
2.3 Việc lắp đặt ống cần tuân theo những yêu cầu sau
2.3.1 Hạn chế tối đa những chỗ gấp khúc để tránh tổn thất áp suất khí.
2.3.2 Phải đảm bảo kín khí, đặc biệt là ở những chỗ nối.
2.3.3 Phải bố trí sao cho nước đọng trong đường ống được tự động thu và xả đi. Nếu đường ống được lắp phía trên ống lấy khí ra khỏi bể phân huỷ thì nơi thu nước đọng có thể là chính bể phân huỷ. Trường hợp khác thì phải lắp bẫy thu nước đọng.
2.3.4 Phải tạo một độ dốc tối thiểu là 2% để nước đọng trong đường ống tự động chảy được về nơi thu nước đọng.
2.3.5 Phải bảo vệ ống tránh khỏi các tác động cơ học làm hỏng ống.
2.3.6 Phải tránh lắp đường ống đi qua những nơi dễ cháy nổ để đề phòng hoả hoạn.
3.1 Van khoá phải đảm bảo kín khí cả khi mở cho khí lưu thông qua đường ống. Các loại van cầu hoặc van côn là loại thích hợp.
3.2 Cần kiểm tra độ kín khí của van trước khi lắp vào đường ống.
4.1 Yêu cầu về chất lượng bếp
Bếp khí sinh học dùng để đun nấu phục vụ sinh hoạt gia đình phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây.
4.1.1 Yêu cầu chung
4.1.1.1 Đơn giản và dễ thao tác.
4.1.1.2 Đa dụng, nghĩa là có thể dùng cho nhiều cỡ nồi.
4.1.1.3 Dễ làm vệ sinh.
4.1.1.4 Dễ thay thế, sửa chữa.
4.1.1.5 Giá thành hợp lý.
4.1.1.6 Hình dáng hấp dẫn.
4.1.1.7 Chất lượng kỹ thuật cao như qui định chi tiết ở điều 4.2.
4.1.2 Yêu cầu về kỹ thuật
4.1.2.1 Hoạt động được trong phạm vi thay đổi áp suất và lưu lượng rộng.
4.1.2.2 Hiệu suất cao: ở chế độ định mức phải đạt từ 50% trở lên.
4.1.2.3 Cung cấp nhiệt đồng đều trên toàn diện tích được đốt nóng.
4.1.2.4 Ngọn lửa không bị bay khỏi các lỗ đốt.
4.1.2.5 Dễ bắt cháy, ngọn lửa nhanh chóng và dề dàng lan chuyền sang toàn thể các lỗ đốt của bộ đốt.
4.1.2.6 Khi hoạt động không gây tiếng ồn.
4.1.2.7 Tuổi thọ lâu bền.
4.2 Yêu cầu về sử dụng bếp
4.2.1 Lắp đặt: Phải lắp đặt bếp ở nơi thích hợp dễ thao tác, không bị gió lùa.
4.2.2 Châm lửa: Khi châm lửa, cần đưa mồi lửa tới gần lỗ đốt rồi mới mở khoá cho khí thoát ra và bắt cháy.
4.2.3 Điều chỉnh: Cần điều chỉnh bếp trước khi tiến hành đun nấu sao cho đạt chế độ cháy tốt nhất
4.2.3.1 Ngọn lửa gọn và xanh.
4.2.3.2 Ngọn lửa tập trung ở đáy nồi, không chùm ra ngoài đáy nồi.
4.2.3.3 Ngọn lửa cháy ổn định.
4.2.4 Bảo dưỡng: Phải thường xuyên làm vệ sinh bếp, đặc biệt là giữ cho các lỗ đốt không bị bịt tắc và van khoá không bị hở khí.
Đèn khí sinh học dùng để thắp sáng phục vụ sinh hoạt là loại đèn mạng. Đèn cần tuân theo những yêu cầu sau.
5.1 Yêu cầu về chất lượng đèn
5.1.1 Yêu cầu chung
Như đối với bếp.
5.1.2 Yêu cầu về kỹ thuật
5.1.2.1 Hoạt động được trong phạm vi thay đổi áp suất rộng.
5.1.2.2 Hiệu suất phát quang phải đạt 1,2 ¸ 2,0 lm/W (lumen/oát).
5.1.2.3 Đảm bảo mạng sáng đều trên toàn bề mặt.
5.1.2.4 Đèn cháy ổn định.
5.1.2.5 Khi hoạt động không gây tiếng ồn.
5.1.2.6 Tuổi thọ lâu bền.
5.2 Yêu cầu về sử dụng đèn
5.2.1 Lắp đặt: Phải lắp đặt đèn ở nơi thích hợp để chiếu sáng tốt, dễ thao tác, không bị gió lùa và không bị lay động dễ làm rụng mạng, xa những vật dễ bắt lửa.
5.2.2 Châm lửa: Khi châm lửa, cần đưa mồi lửa tới gần mạng rồi mới mở khoá cho khí thoát ra và bắt cháy.
5.2.3 Điều chỉnh: Cần điều chỉnh đèn sao cho đạt chế độ cháy tốt nhất
5.2.3.1 Mạng cháy sáng nhất.
5.2.3.2 Đèn sáng ổn định.
5.2.4 Tất đèn: Chỉ được tắt đèn bằng cách đóng van khoá khí lại.
5.2.5 Lắp và thay mạng
5.2.5.1 Lắp mạng mới:
– Nong mạng ra và nắn sao cho mạng phồng đều như một quả cầu rỗng rồi buộc mạng chặt vào tổ ong.
– Đưa mồi lửa lại gần mạng rồi từ từ mở van khí cho mạng bắt cháy.
– Điều chỉnh đèn cho tới khi các vùng tối của mạng không còn nữa.
– Tắt đèn nếu không cần sử dụng.
5.2.5.2 Thay mạng:
– Dùng bao bảo vệ tay rồi cẩn thận tháo bỏ mạng rách và chôn lấp ở nơi xa, tránh hít phải bụi của mạng vì có phóng xạ.
– Tháo tổ ong ra dể làm sạch rồi lắp lại.
– Lắp mạng mới như điều 5.2.5.1.
5.2.6 Bảo dưỡng
5.2.6.1 Mạng đã được đốt trở nên dễ vỡ. Do đó cần tránh cho đèn không bị trấn động mạnh hoặc chạm vật cứng vào mạng vì dễ làm mạng bị rách hoặc rụng.
5.2.6.2 Phải thường xuyên làm vệ sinh đèn, đặc biệt là giữ cho các lỗ vòi phun không bị tắc và van khoá không bị hở khí.
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 494:2002 VỀ CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC NHỎ – YÊU CẦU VỀ PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG KHÍ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 10TCN494:2002 | Ngày hiệu lực | 05/04/2002 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Tài nguyên - môi trường |
Ngày ban hành | 21/03/2002 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Không xác định |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |