TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7003:2002 VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – THIẾT BỊ BẢO VỆ CHỐNG SỬ DỤNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP MÔ TÔ, XE MÁY HAI BÁNH HOẶC BA BÁNH – YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
TCVN 7003:2002
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – THIẾT BỊ BẢO VỆ CHỐNG VIỆC SỬ DỤNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP MÔ TÔ, XE MÁY HAI BÁNH VÀ BA BÁNH- YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU
Road vehicles – Protective device against unauthorized use of two or three-wheel Motorcycles and Mopeds – Requirements and test methods in type approval
HÀ NỘI – 2002
Lời nói đầu
TCVN 7003 : 2002 được biên sọan trên cơ sở Quy định ECE 62-00/S1.
TCVN 7003 : 2002 do Ban kỹ thuật TCVN/TC 22 Phương tiện giao thong đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu(1) các thiết bị bảo vệ chống sử dụng không được phép mô tô, xe máy hai bánh hoặc ba bánh được định nghĩa trong TCVN 6211:1996 (sau đây gọi chung là xe).
Chú thích – (1) Thuật ngữ “Phê duyệt kiểu” thay thế thuật ngữ “Công nhận kiểu” trong các tiêu chuẩn Việt Nam về công nhận kiểu phương tiện giao thông đường bộ đã được ban hành trước tiêu chuẩn này. Hai thuật ngữ này được hiểu như nhau.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 6211:1996 (ISO 3833: 1997): Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu, thuật ngữ và định nghĩa
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây được áp dụng trong tiêu chuẩn này:
3.1. Phê duyệt xe (approval of a vehicle): Việc phê duyệt một kiểu xe có lắp thiết bị bảo vệ chống sử dụng không được phép (dưới đây gọi là thiết bị bảo vệ)
3.2. Kiểu xe (Vehicle type): Các xe không có sự khác biệt cơ bản về:
3.2.1 Các ký hiệu kiểu xe của nhà sản xuất;
3.2.2 Bố trí và kết cấu của một hay nhiều bộ phận cấu thành xe chịu tác động của thiết bị bảo vệ;
3.2.3 Loại thiết bị bảo vệ.
3.3 Thiết bị bảo vệ (Protective device): Một hệ thống được thiết kế nhằm chống sử dụng không được phép xe bằng cách cho phép khoá an toàn hệ thống lái hoặc bộ phận truyền lực. Thiết bị này có thể bao gồm các loại sau:
3.3.1 Loại 1: Hoạt động một cách độc lập và chủ động trên riêng hệ thống lái.
3.3.2 Loại 2: Hoạt động một cách chủ động trên hệ thống lái phối hợp với cơ cấu ngắt động cơ của xe.
3.3.3. Loại 3: Được đặt tải trọng trước, hoạt động trên hệ thống lái phối hợp với cơ cấu ngắt động cơ của xe.
3.3.4 Loại 4: Hoạt động chủ động trên hệ thống truyền lực.
3.4. Hệ thống lái (Steering): Bộ phận điều khiển lái, cụm tay lái và các phụ tùng của nó, trục tay lái và tất cả các phần cấu thành khác có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của thiết bị bảo vệ.
3.5. Khoá mã (Combination):Một trong số các biến tố (khoá chữ hoặc khoá số) được dự tính và chế tạo riêng biệt thuộc về một hệ thống khoá mà khi thao tác hợp lý sẽ cho phép vận hành hệ thống khoá.
3.6. Chìa khoá (Key):Chi tiết được thiết kế và chế tạo để vận hành hệ thống khoá – một hệ thống được thiết kế và chế tạo chỉ hoạt động khi sử dụng chi tiết này.
4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu cho phê duyệt kiểu
4.1 Tài liệu kỹ thuật
4.1.1 Bản mô tả chi tiết kiểu xe liên quan đến sự bố trí và kết cấu của một bộ phận hoặc các bộ phận cấu thành xe chịu tác động của thiết bị bảo vệ.
4.1.2. Bản vẽ với tỷ lệ hợp lý và đủ chi tiết về thiết bị bảo vệ và việc lắp đặt thiết bị này trên xe.
4.1.3. Bản mô tả kỹ thuật về thiết bị bảo vệ.
4.2 Mẫu
4.2.1 Số lượng mẫu thử do phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền công nhận yêu cầu, và
4.2.2. Các bộ phận của xe mà phòng thử nghiệm cho là quan trọng để tiến hành các kiểm tra thử nghiệm như được miêu tả trong điều 5 và 6.
5. Yêu cầu kỹ thuật chung
5.1 Thiết bị bảo vệ phải được thiết kế sao cho:
5.1.1 Khi cần thiết có thể khoá hệ thống lái hoặc chỉ cho phép di chuyển về phía trước theo một đường thẳng.
5.1.2. Đối với thiết bị bảo vệ loại 4, thiết bị này được thiết kế sao cho khi cần thiết có thể ngắt hệ thống truyền lực. Nếu thiết bị này bị kích hoạt do việc điều khiển thiết bị dừng xe, nó phải hoạt động phối hợp với cơ cấu ngắt động cơ của xe.
5.1.3. Chỉ có thể rút được chìa khoá khi chốt khoá ở vị trí gài hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn. Phải loại trừ mọi vị trí trung gian của chìa khoá có thể làm cho chốt khóa bị gài lại, thậm chí khi chìa khoá của thiết bị bảo vệ đã được ấn vào.
5.2 Các yêu cầu tại 5.1 sẽ được thoả mãn bằng việc sử dụng riêng một chìa khoá.
5.3 Thiết bị bảo vệ nêu trong 5.1 và các bộ phận cấu thành xe chịu tác động của thiết bị bảo vệ, phải được thiết kế sao cho nó không thể bị mở hoặc bị phá hỏng một cách dễ dàng mà không gây sự chú ý đặc biệt bằng các dụng cụ thông dụng, rẻ tiền, dễ cất dấu.
5.4 Thiết bị bảo vệ phải được lắp trên xe như một thiết bị tiêu chuẩn. Khoá phải được lắp một cách an toàn trong thiết bị bảo vệ (nếu khoá có khả năng bị rút ra khi sử dụng chìa khoá và sau khi nắp hoặc bất cứ bộ phận hãm nào khác đã bị tháo rời, thì điều này không có gì mâu thuẫn với yêu cầu).
5.5 Hệ thống khoá bằng chìa phải cung cấp ít nhất 1000 khoá mã khác nhau hoặc một số lượng tương đương với số lượng xe được chế tạo hàng năm nếu dưới 1000 chiếc. Trong các xe của cùng một loại, tần số xuất hiện của mỗi khoá mã số phải là khoảng 1/1000.
5.6 Phải đảm bảo không thể nhìn thấy khoá mã của chìa khoá và khoá.
5.7 Khoá phải được thiết kế, chế tạo và lắp ráp sao cho không thể vặn ổ khoá khi ở vị trí khoá với một mô men nhỏ hơn 0,245 mdaN bằng bất cứ vật gì khác ngoài chìa khoá; và
5.7.1 Đối với các ổ khoá có các lẫy khoá dạng chốt, phải không được có quá 2 lẫy giống hệt nhau hoạt động cùng chiều được định vị sát nhau và trong một khoá không được có quá 60% lẫy khoá giống nhau.
5.7.2. Đối với các ổ khoá có các lẫy khoá dạng đĩa tròn, phải không được có quá 2 lẫy giống hệt nhau hoạt động cùng chiều được định vị sát nhau và trong một khoá không được có quá 50% lẫy khoá giống nhau.
5.8 Trong khi xe đang chạy với động cơ đang hoạt động, các thiết bị bảo vệ phải loại trừ mọi rủi ro do bị khóa lại bất ngờ gây ra.
5.9. Thiết bị bảo vệ, bất kể loại 1, 2 hay 3, khi ở vị trí hoạt động phải đủ khoẻ để chịu được tác dụng của một mô men quay 20 mdaN vào trục lái ở cả hai chiều trong các điều kiện tĩnh mà không làm hư hỏng cơ cấu lái.
5.10 Thiết bị bảo vệ, bất kể loại 1, 2 hay 3 phải được thiết kế sao cho bộ phận lái chỉ có thể bị khoá ở một góc tối thiểu là 200 về bên trái hoặc bên phải so với vị trí thẳng phía trước.
6. Yêu cầu kỹ thuật riêng
6.1. Ngoài các yêu cầu kỹ thuật chung nêu tại điều 5, thiết bị bảo vệ phải đảm bảo các yêu cầu riêng biệt sau đây:
6.1.1. Trường hợp các thiết bị bảo vệ loại 1 và 2, chỉ có thể gài chốt bằng cách vặn chìa khoá, khi tay lái đang ở vị trí phù hợp cho việc gài chốt vào một rãnh tương ứng.
6.1.2. Trường hợp thiết bị bảo vệ loại 3, chỉ có thể đặt trước một chốt bằng một tác động riêng của người sử dụng xe, được kết hợp hoặc thêm vào việc vặn chìa khoá. Không thể rút chìa khoá ra khi một chốt đã được đặt trước, ngoại trừ trường hợp theo quy định tại 5.1.2.
6.2 Đối với các thiết bị bảo vệ loại 2 và 3, không thể gài được chốt khoá khi thiết bị chưa được đặt ở vị trí cho phép động cơ xe khởi động.
6.3 Trường hợp các thiết bị bảo vệ loại 3, khi thiết bị được đặt ở chế độ hoạt động, không thể ngăn cản thiết bị thực hiện chức năng của nó.
6.4 Trong trường hợp các thiết bị bảo vệ loại 3, thiết bị bảo vệ phải duy trì được tình trạng hoạt động tốt và đặc biệt phải tiếp tục đáp ứng được các yêu cầu tại 5.7, 5.8, 5.9 và 6.3 sau khi đã qua thử nghiệm 2500 lượt khoá mỗi chiều như quy định ở phụ lục C.
7. Sửa đổi kiểu xe hoặc thiết bị bảo vệ của xe
Trong bất kỳ trường hợp sửa đổi nào, xe vẫn phải tuân theo các yêu cầu đã nêu ở trên và phải có thêm báo cáo thử nghiệm của phòng thử nghiệm chịu trách nhiệm thử nghiệm.
8. Sự phù hợp của sản xuất
8.1. Tất cả các xe mang dấu phê duyệt theo qui định của tiêu chuẩn này về kiểu thiết bị bảo vệ phải phù hợp với kiểu thiết bị và việc lắp đặt kiểu thiết bị này lên xe, các bộ phận chịu tác động của thiết bị bảo vệ và kiểu xe được phê duyệt. Ví dụ tham khảo về thông báo và bố trí dấu phê duyệt được trình bày trong các phụ lục tham khảo A và B.
8.2 Để kiểm tra sự phù hợp theo quy định trong 8.1, phải thực hiện đủ số lần kiểm tra ngẫu nhiên trên các xe được sản xuất hàng loạt mang dấu phê duyệt theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.
PHỤ LỤC A
(tham khảo)
(Ví dụ tham khảo về thông báo phê duyệt kiểucủa các nước tham gia Hiệp định 1958, EEC, Liên hiệp quốc. Chữ E trong vòng tròn tượng trưng cho phê duyệt kiểu của các nước này)
Thông báo
Khổ lớn nhất: A4 (210 x 297mm)
Về:(1) Cấp phê duyệt
Không cấp phê duyệt Thu hồi phê duyệt Chấm dứt sản xuất
Kiểu xe có tay lái lắp thiết bị bảo vệ ……………………………………………theo qui định ECE62
Phê duyệt số:…………………………………………………
A.1. Tên thương mại hoặc nhãn hiệu của xe………………………………………………………………………………
A.2. Kiểu xe……………………………………………………………………………………………………………………………
A.3. Tên, địa chỉ của nhà sản xuất…………………………………………………………………………………………….
A.4. Tên, địa chỉ của đại diện nhà sản xuất (nếu có)……………………………………………………………………
A.5. Mô tả tóm tắt về thiết bị bảo vệ, sự lắp đặt của thiết bị, chức năng và về hệ thống lái của xe
…………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………….
A.6. Xe được nộp để phê duyệt về:……………………………………………………………………………….
A.7. Phòng thử nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện các thử nghiệm phê duyệt…………………………………..
A.8. Ngày phòng thử nghiệm lập biên bản ………………………………………………………………………………..
A.9. Số biên bản thử nghiệm: …………………………………………………………………………………………………..
A.10. Được cấp/ không được cấp(1) phê duyệt……………………………………………………………………………….
A.11. Vị trí dấu phê duyệt trên xe:………………………………………………………………………………………………
A.12. Nơi cấp:……………………………………………………………………………………………………………………….
A.13. Ngày cấp:…………………………………………………………………………………………………………………….
A.14. Chữ ký:………………………………………………………………………………………………………………………..
A.15. Các tài liệu sau đây, mang số phê duyệt nói trên, được gửi kèm theo thông báo này:
……………….bản vẽ, biểu đồ, sơ đồ của thiết bị bảo vệ, lắp đặt thiết bị bảo vệ và của các bộ phận chịu tác động của thiết bị bảo vệ.
……………….ảnh của thiết bị bảo vệ.
Chú thích: (1) Gạch phần không áp dụng
PHỤ LỤC B
(tham khảo)
(Ví dụ tham khảo về bố trí dấu phê duyệt của các nước tham gia Hiệp định 1958, EEC, Liên hiệp quốc. Chữ E trong vòng tròn tượng trưng cho phê duyệt kiểu của các nước này)
Mẫu A
Dấu phê duyệt trên đây được gắn vào một xe thể hiện loại xe có lắp thiết bị vệ, đã được phê duyệt ở Hà
Lan (E4) theo quy định ECE 62 với số phê duyệt là 002439. Số phê duyệt cho thấy phê duyệt được cấp phù hợp với các yêu cầu của quy định ECE 62 bản ban hành đầu tiên.
Dấu phê duyệt trên đây được gắn vào một xe thể hiện loại xe có lắp thiết bị vệ, đã được phê duyệt ở Hà Lan (E4) theo quy định ECE 62 và 10(1). Các số phê duyệt cho thấy vào ngày phê duyệt được cấp, quy định ECE 62 chưa được sửa đổi và quy định ECE10 đã bao gồm bản sửa đổi lần 1.
.Chú thích – (1) Số này được nêu chỉ để làm ví dụ.
PHỤ LỤC C
(qui định)
Thử độ mài mòn trong các thiết bị bảo vệ loại 3
C.1. Thiết bị thử
C.1.1 Thiết bị thử phải bao gồm:
C.1.1.1 Một bộ đồ gá thích hợp cho việc lắp ráp bộ tay lái mẫu có thiết bị bảo vệ như nêu tại 3.3.
C.1.1.2 Một dụng cụ để làm cho thiết bị bảo vệ hoạt động và ngừng hoạt động, thiết bị này phải bao gồm việc sử dụng chìa khoá.
C.1.1.3 Một dụng cụ để quay trục lái so với thiết bị bảo vệ.
C.2. Phương pháp thử
C.2.1 Một bộ tay lái mẫu có thiết bị bảo vệ được gắn vào đồ gá như nêu tại C.1.1.1.
C.2.2 Chu trình thử phải bao gồm các việc sau đây:
C.2.2.1 Vị trí bắt đầu:
Thiết bị bảo vệ phải được đặt ở chế độ ngừng hoạt động và trục lái phải được quay đến vị trí ngăn chặn việc gài khớp của thiết bị bảo vệ.
C.2.2.2 Đặt để hoạt động
Thiết bị bảo vệ phải được chuyển từ vị trí ngừng hoạt động đến vị trí hoạt động bằng sử dụng chìa khoá.
C.2.2.3. Cho hoạt động
Trục lái phải được quay sao cho mô-men quay trên nó phải bằng 5,88 Nm 0,25 Nm, với việc gài khớp của thiết bị bảo vệ.
C.2.2.4 Ngừng hoạt động
Thiết bị bảo vệ phải được ngừng hoạt động bằng cách thông thường, mô men quay giảm tới 0 để tạo thuận lợi cho việc tách ra.
C.2.2.5 Quay trả lại
Trục lái sẽ được quay tới vị trí ngăn cản việc gài khớp của thiết bị bảo vệ.
C.2.2.6 Quay theo chiều ngược lại
Lặp lại việc kiểm tra như mô tả tại C.2.2.2, C.2.2.3, C.2.2.4 và C.2.2.5 nhưng theo hướng quay trục lái ngược chiều.
C.2.2.7 Khoảng thời gian giữa hai lần gài khớp liên tiếp của thiết bị ít nhất phải là 10 giây.
C.3 Chu kỳ thử
Chu kỳ thử độ mài mòn phải được lặp lại với số lần được quy định tại 6.4 của tiêu chuẩn này.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7003:2002 VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – THIẾT BỊ BẢO VỆ CHỐNG SỬ DỤNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP MÔ TÔ, XE MÁY HAI BÁNH HOẶC BA BÁNH – YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7003:2002 | Ngày hiệu lực | 05/07/2002 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Giao thông - vận tải |
Ngày ban hành | 05/07/2002 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |